THƠ HAIKU-PHAN TÍCH VÀ BÌNH

3 5.5K 34
THƠ HAIKU-PHAN TÍCH VÀ BÌNH

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

THƠ HAIKU-PHÂN TÍCH BÌNH Bài 1: Giới thiệu thơ haiku Như đã trình bày ở bài trước, “linh hồn” thơ haiku là KHOẢNG KHẮC BỪNG NGỘ của tâm hồn. Trong bài này LS xin giới thiệu một số bài thơ haiku nguyên gốc một số bài mới do các bạn thơ của LS mới làm, để bạn đọc hiểu thêm về kiểu thơ đặc sắc này. Bài thứ nhất: Phiên âm Dịch nghĩa Dịch thơ Te ni toraba Cầm trên tay (mớ tóc còn lại của mẹ) Lệ trào nóng hổi kien namida zo atsuki Tan mất, giọt lệ nóng hổi tan trên tóc mẹ aki no shimo Sương mùa thu làn sương thu Đây là bài thơ của Ba-sô khi 40 tuổi (1684), ông về vùng Kan-sai gần quê mình. Về đến nhà thì hay tin mẹ mất, cầm trên tay di vật còn lại của mẹ mình do người anh đưa, ông đau đớn viết ra dòng thơ trên. Nỗi xót xa được thể hiện ở giọt lệ nóng hổi rơi xuống bàn tay đang cầm mớ tóc bạc của người mẹ đã khuất. Quý ngữ của bài là “sương thu”, làn sương thu ở đây là cái gì? Giọt lệ như sương hay tóc bạc của mẹ như sương hay cuộc đời như giọt sương – ngắn ngủi, vô thường? Hình tượng làn sương lơ lửng không biết là gắn kết, liên hệ như thế nào với những hình ảnh trên. Bài thơ mờ ảo đa nghĩa – đó là thơ haiku. Bài thứ hai: Đất khách mười mùa sương về thăm quê ngoảnh lại Ê-đô là cố hương Sau 10 năm ở Ê-đô (nay là Tokyo ), Ba-sô về thăm lại quê hương mình. Trong khoảnh khắc khi vừa khỏi Ê-đô ông mới BỪNG NGỘ, hóa ra Ê-đô cũng thân thiết như quê hương của mình. Các nhà nghiên cứu văn học cho rằng bài thơ này ảnh hưởng của bài Độ Tang Càn của Giả Đảo: Khách xá Tinh Châu dĩ thập phương Quy tâm nhật dạ ức hàm dương Vô đoan cánh độ Tang Càng thủy Khước vọng Tinh Châu thị cố hương (Làm quan ở Tinh Châu – đất khách đã mười năm, Ngày đêm nhớ quê hương Hàm Dương muốn trở về. Không dưng lại vượt qua sông Tang Càn, Ngoảnh lại Tinh Châu thấy đó như quê mình.) Những người yêu quý thơ haiku cho rằng bài thơ của Giả Đảo tuy đã súc tích, nhưng so với thơ haiku của Ba-sô thì vẫn thừa từ. Thơ của Ba-sô thơ haiku không dùng nhiều tính từ, trạng từ để cụ thể hóa sự vật dẫn đến sự hạn chế tưởng tượng của người đọc. Tác giả không bao giờ nói đủ tất cả, nó chỉ gợi chứ không tả nên nó dành để một khoảng không to lớn dành cho trí tưởng tượng của người đọc. Mỗi bài thơ haiku tùy tâm trạng, kinh nghiệm của từng người mà có những cảm nhận khác nhau. Bài thứ ba Thơ haiku không chỉ là những cảm xúc dâng trào mà còn là những khoảng khắc bừng ngộ khi nhìn thấy cái đẹp. Thi sĩ đời nào cũng vậy, họ biết nâng niu cái đẹp vì theo họ cái đẹp vốn mong manh: A, hoa bìm bịp dây gàu vương hoa bên giếng đành xin nước nhà bên Đây là một bài thơ haiku của ni cô – nữ thi sĩ Chiyo-mi (1703-1775). Bài thơ chỉ có vậy, mỗi người có thể hiểu một cách khác nhau LS xin giới thiệu nhận xét của nhà nghiên cứu Nhật Chiêu như sau: “Một buổi sáng, Chiyo-mi định thả gàu lấy nước giếng. Nhưng quanh dây gàu đang vướng một bông hoa xinh. Đó là hoa asagao, một loại hoa đồng cỏ nội, một thứ dây leo có thể gọi là hoa bìm bịp. Asagao (triệu nhan) có nghĩa là “gương mặt của sớm mai”. Không nỡ động chạm đến hoa, nhà thơ đành xin nhờ giếng hàng xóm”. Sau khi LS giới thiệu thơ haiku trên blog của mình, một số thi hữu đã nhiệt tình hưởng ứng gửi đến cho LS một bài thơ, LS xin phép được trình bày góc nhìn về bài thơ này. LS đã trích đăng bình một số bài thơ haiku của thi hữu, nhưng do thể lệ cuộc thi không nhận những bài đã công bố (kể cả trên blog cá nhân) nên buộc lòng LS phải gỡ phần này. Sẽ có bổ sung tới bạn đọc sau. Thành thật xin lỗi. Trong một lần sang thăm nhà anh NĐX, LS có đã đọc bài thơ Chia tay mùa hạ của anh. Bài thơ khá hay, có một cái kết khá … haiku. LS đã biên tập lại cho giống: Em quẩy mùa hạ đi anh ngược chiều nhặt chiếc lá rụng thấy se lòng vu quy . Có thể nói, yêu cầu “khoảng khắc bừng ngộ” của bài này rất rõ ràng. Cũng từ cảnh sinh tình, nhưng cái tình lại được để trong một cái kết khá mở dành cho mọi người đàn ông, từ trẻ, đến già. Nếu còn trẻ thì đó là một tâm trạng của một người nghe tin người yêu đã lấy chồng. Còn nếu người già đó là nỗi hoài niệm về một tình xưa khi mùa vu quy về… Để kết thúc bài này ở đây, LS xin phép được mượn lời thơ của nhà thơ Chế Lan Viên, đây cũng là vấn đề căn bản khi làm đọc haiku: Bài thơ anh chỉ làm một nửa mà thôi Còn một nửa để mùa thu làm lấy. Tài liệu tham khảo: SGK, SGV Ngữ văn 10 - NXB Giáo dục 2006 . người yêu quý thơ haiku cho rằng bài thơ của Giả Đảo tuy đã súc tích, nhưng so với thơ haiku của Ba-sô thì vẫn thừa từ. Thơ của Ba-sô và thơ haiku không. THƠ HAIKU-PHÂN TÍCH VÀ BÌNH Bài 1: Giới thiệu thơ haiku Như đã trình bày ở bài trước, “linh hồn” thơ haiku là KHOẢNG KHẮC BỪNG

Ngày đăng: 16/09/2013, 18:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan