Chuyển nhượng quyền thương mại

76 934 1
Chuyển nhượng quyền thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Chuyển nhượng quyền thương mại

Chuyển nhượng quyền thương mạiGIảng Viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Chuyển nhượng quyền thương mạiMỤC LỤCPHẦN 1: HIỂU BIẾT CHUNG VỀ CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI1.1. Khái niệm chuyển nhượng quyền thương mại (CNQTM)1.2. Sự giống và khác nhau giữa chuyển nhượng quyền thương mại và các hoạt động thương mại khác1.3. Phân loại CNQTM1.4. Những đặc điểm cơ bảnPHẦN 2: CNQTM TRÊN THẾ GIỚI – NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM2.1. Những quốc gia tiêu biểu về chuyển nhượng quyền TM trên thế giới2.2. Những bài học kinh nghiệm rút raPHẦN 3: QUY TRÌNH VÀ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CNQTM3.1. Quy trình liên quan đến CNQTM3.2. Quy định liên quan đến CNQTMPHẦN 4: CNQTM TẠI VIỆT NAM – NHỮNG MẶT TÍCH CỰC, TIÊU CỰC – NGUYÊN NHÂN THÀNH CÔNG4.1. Tình hình chung CNQTM tại Việt Nam4.2. Những mặt tích cực và tiêu cực4.3. Nguyên nhân thành côngPHẦN 5: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CNQTMPHỤ LỤC: VĂN BẢN PHÁP LUẬT CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CNQTMTÀI LIỆU THAM KHẢOGiảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 2 Chuyển nhượng quyền thương mạiTHÀNH VIÊN NHÓM NGHIÊN CỨUNguyễn Ngọc Minh NT 2 Trưởng nhómThân Tiến Toàn NT 2 Thành viênPhạm Hải Đăng NT 2 Thành viênHoàng Quỳnh Hương NT 2 Thành viênTrần Hoàng Châu NT 3 Thành viênNguyễn Tuấn Hải NT 3 Thành viênGiảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 3 Chuyển nhượng quyền thương mạiNHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪNGiảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 4 Chuyển nhượng quyền thương mạiPHẦN 1:HIỂU BIẾT CHUNG VỀCHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠIGiảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 5 Chuyển nhượng quyền thương mại1.1. Khái niệm về chuyển nhượng quyền thương mại: Nhượng quyền thương mại (franchise) là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:- Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng cáo của bên nhượng quyền.- Bên nhượng quyềnquyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.1.2. Sự giống và khác nhau giữa CNQTM và hoạt động thương mại khác: Khi so sánh nhượng quyền thương mại và một số hình thức kinh doanh khác theo pháp luật hiện hành, chúng ta nhận thấy có những khác biệt cơ bản như sau: 1.2.1. Nhượng quyền thương mạichuyển giao công nghệ:- Về tính chất: Nhượng quyền thương mại là phương thức mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh bằng một thỏa thuận cho phép thương nhân khác được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa, quy trình kinh doanh, công nghệ…của bên nhượng quyền, còn chuyển giao công nghệ là hình thức chuyển giao quyền sử dụng/hoặc quyền sở hữu công nghệ để ứng dụng vào quy trình sản xuất, kinh doanh.- Về phạm vi quyền lợi của Bên nhận quyền đối với đối tượng chuyển giao: Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, bên nhận chuyển giao có quyền ứng dụng công nghệ đó để sản xuất ra sản phẩm dưới bất kỳ nhãn hiệu, kiểu dáng, tên thương mại nào mà họ muốn. Với nhượng quyền thương mại, bên nhận quyền chỉ được sử dụng các công nghệ, quy trình kinh doanh để cung ứng các loại sản phẩm, dịch vụ có cùng chất lượng, mẫu mã và dưới nhãn hiệu hàng hóa do bên nhượng quyền quy định. Bên nhận quyền trở thành thành viên trong mạng lưới kinh doanh của bên nhượng quyền -điều mà trong hoạt động chuyển giao công nghệ không hình thành.- Về phạm vi đối tượng chuyển giao: Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 6 Chuyển nhượng quyền thương mạiĐối tượng của chuyển giao công nghệ là “chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo…kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua”. Đối tượng chuyển giao của nhượng quyền thương mại là “quyền thương mại”, bao gồm các quy trình, cách thức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định, quy trình quản lý, huấn luyện nhân viên, thiết kế địa điểm kinh doanh…- Vấn đề kiểm soát/hỗ trợ: Trong hoạt động chuyển giao công nghệ, về nguyên tắc, sau khi chuyển giao công nghệ xong, bên chuyển giao sẽ không còn nghĩa vụ hỗ trợ/hoặc kiểm soát thêm đối với bên nhận chuyển giao (trừ khi các bên thỏa thuận thêm những điều khoản phụ: thời hạn bảo hành, nhiệm vụ huấn luyện nhân viên sử dụng công nghệ chuyển giao). Trong nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyền vừa có quyền kiểm soát toàn diện&chi tiết, vừa có nghĩa vụ hỗ trợ đối với bên nhận quyền, nhằm đảm bảo tính thống nhất của toàn bộ hệ thống nhượng quyền. 1.2.2. Nhượng quyền thương mại và đại lý thương mạiTrong quan hệ đại lý thương mại, quyền sở hữu đối với hàng hóa hoặc tiền bán hàng thuộc về bên giao đại lý, bên đại lý chỉ bán sản phẩm để hưởng thù lao (làm vai trò trung gian giữa bên giao đại lý và bên thứ ba), tuy hợp đồng cung ứng sản phẩm, dịch vụ được ký kết giữa đại lý và bên thứ ba, nhưng quyền và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này lại ràng buộc bên giao đại lý. Đối với nhượng quyền thương mại, thì tính chất mối quan hệ giữa các chủ thể hoàn toàn khác, quyền sở hữu hàng hóa dịch vụ thuộc bên nhận quyền, bên nhận quyềnquyền nhân danh chính mình cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho bên thứ ba. Bên nhận quyền cũng là người trực tiếp xác lập quan hệ thương mại với khác hàng, chịu trách nhiệm về các vấn đề phát sinh từ sản phẩm, dịch vụ do mình cung cấp.1.2.3. Nhượng quyền thương mại và ủy thác mua bán hàng hóaTrong hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa, bên nhận ủy thác thực hiện việc mua bán hàng hóa với danh nghĩa của mình theo những điều kiện đã thỏa thuận với bên ủy thác và được nhận thù lao ủy thác. Hoạt động ủy thác mua bán hàng hóa không bắt buộc phải chuyển giao các đối tượng sở hữu công nghiệp, quy trình kinh doanh, huấn luyện… cũng Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 7 Chuyển nhượng quyền thương mạinhư không tồn tại nghĩa vụ kiểm soát/hỗ trợ kinh doanh toàn diện, chặt chẽ giữa các bên như nhượng quyền thương mại. Như vậy, hai hoạt động thương mại này hoàn toàn khác biệt nhau về cả đặc điểm, đối tượng, phạm vi và tính chất chuyển giao.1.2.4. Nhượng quyền thương mại và hợp tác kinh doanhSo với nhượng quyền thương mại, hợp tác kinh doanh cũng có một số điểm chung: các bên tham gia không thành lập pháp nhân mới, doanh nghiệp đã kinh doanh thành công trên thị trường phải đóng vai trò hỗ trợ mạnh mẽ hơn cho doanh nghiệp vừa tham gia vào thị trường. Tuy nhiên, hai hình thức kinh doanh này có những điểm khác biệt căn bản: sự kết nối chặt chẽ giữa các chủ thể kinh doanh, vai trò hỗ trợ và kiểm soát của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền, khả năng giảm thiểu rủi ro đến mức tốt nhất trong giai đoạn khởi đầu và giai đoạn phát triển của quá trình kinh doanh đã tạo nên những ưu thế hoàn toàn khác biệt của nhượng quyền thương mại so với hợp tác kinh doanh.1.2.5. Nhượng quyền thương mại và cấp phép kinh doanh: Về đối tượng chuyển giao: nếu hoạt động lisence chỉ dừng lại ở việc chuyển giao quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp, thì trong nhượng quyền thương mại, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp chỉ là một phần của hoạt động chuyển giao, vì bên cạnh đó, bên nhượng quyền còn chuyển giao cách thức, bí quyết tiến hành kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, thiết kế, trang trí địa điểm kinh doanh…nói một cách tổng quát là chuyển giao cả phần nội dung và hình thức của quy trình kinh doanh. Rõ ràng, đối tượng của nhượng quyền thương mại rộng và bao quát hơn so với hoạt động lisence. Thứ hai, về mục đích của quá trình chuyển giao: trong hoạt động lisence, mục đích mà bên nhận lisence hướng tới là nhãn hiệu hàng hóa, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm xác định hình thức, nội dung sản phẩm, còn trong nhượng quyền thương mại, mục tiêu mà bên nhượng quyền và bên nhận quyền hướng tới là phát triển một hệ thống kinh doanh, trong đó nhãn hiệu hàng hóa, các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp chỉ là một bộ phận. Thứ ba, sự hỗ trợ/ kiểm soát giữa các bên trong quá trình chuyển giao: với hoạt động lisence chỉ là sự hỗ trợ ban đầu khi bên chuyển giao chuyển nhượng các đối tượng Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 8 Chuyển nhượng quyền thương mạisở hữu công nghiệp cho bên nhận chuyển giao, còn trong nhượng quyền thương mại, sự hỗ trợ của bên nhượng quyền đối với bên nhận quyền là toàn diện và liên tục. Sự hỗ trợ này được quy định trong nội dung hợp đồng nhượng quyền thương mại. Bên cạnh đó, bên chuyển giao trong hoạt động lisence chỉ có quyền kiểm soát khi cần thiết và trong phạm vi hẹp đối với bên nhận chuyển giao (do đối tượng của hợp đồng lisence hẹp hơn đối tượng của hợp đồng nhượng quyền thương mại). Trong nhượng quyền thương mại, bên nhượng quyềnquyền kiểm tra sâu sát, toàn diện đối với hoạt động của bên nhận quyền (bằng hình thức kiểm tra định kỳ hoặc đột xuất). Và, việc đối xử bình đẳng với các thương nhân nhận quyền trong hệ thống nhượng quyền đã được luật định (đối xử bình đẳng về mức đầu tư ban đầu, mức phí nhượng quyền, phí định kỳ…,nghĩa vụ hỗ trợ các hoạt động quản lý, huấn luyện nhân viên, thiết kế, trang trí các địa điểm kinh doanh….), vấn đề này trong hoạt động lisence không bắt buộc thực hiện1.3. Phân loại CNQTM: Có 4 loại hình nhượng quyền kinh doanh (franchise) cơ bản, phản ánh mức độ hợp tác & cam kết khác nhau giữa bên nhượng quyền (franchisor) và bên nhận quyền (franchisee):1.3.1. Nhượng quyền mô hình kinh doanh toàn diện (full business format franchise):Mô hình franchise này được cấu trúc chặt chẽ & hoàn chỉnh nhất trong các mô hình nhượng quyền, thể hiện mức độ hợp tác và cam kết cao nhất giữa các bên, có thời hạn hợp đồng từ trung hạn (5 năm) đến dài hạn (20 hay 30 năm) như các chuỗi thức ăn nhanh quốc tế như KFC, Subway, McDonald’s, Starbucks, hoặc Phở 24 của Việt Nam. Bên nhượng quyền chia sẻ và chuyển nhượng ít nhất 4 loại “sản phẩm” cơ bản, bao gồm:- Hệ thống (chiến lược, mô hình, quy trình vận hàng được chuẩn hóa, chính sách quản lý, cẩm nang điều hành, huấn lyện, tư vấn & hỗ trợ khai trương, kiểm soát, hỗ trợ tiếp thị, quảng cáo)- Bí quyết công nghệ sản xuất/kinh doanh- Hệ thống thương hiệu- Sản phẩm/dịch vụ.Bên nhận quyền có trách nhiệm thanh toán cho bên nhượng quyền 2 khoản phí cơ bản là phí nhượng quyền ban đầu (up-front fee) và phí hoạt động (royalty fee), thường Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 9 Chuyển nhượng quyền thương mạiđược tính theo doanh số bán định kỳ. Ngoài ta bên nhượng quyền có thể trả thêm các khoản chi phí khác như chi phí thiết kế & trang trí cửa hàng, mua trang thiết bị, chi phí tiếp thị, quảng cáo, các khoản chênh lệch do mua nguyên vật liệu, chi phí tư vấn…1.3.2. Nhượng quyền mô hình kinh doanh không toàn diện (non-business format franchise)Việc chuyển nhượng một số yếu tố nhất định của mô hình nhượng quyền hoàn chỉnh theo nguyên tắc quản lý không chặt chẽ, toàn diện, bao gồm các trường hợp sau:- Nhượng quyền phân phối sản phẩm/dịch vụ (product distribution franchise) như sơ mi cao cấp Pierre Cardin cho An Phước, Foci, chuỗi cà phê Trung Nguyên,- Nhượng quyền công thức sản xuất sản phẩm & tiếp thị (marketing franchise). như cách Coca Cola mở rộng hệ thống ra toàn cầu,- Cấp phép sử dụng thương hiệu (brand franchise/trademark license) như Crysler, Pepsi nhượng quyền sử dụng các thương hiệu Jeep và Pepsi cho sản phẩm thời trang may mặc ở Châu Á; nhượng quyền thương hiệu Hallmark (sản phẩm chính là thiệp) để sản xuất các sản phẩm gia dụng như ra giường, nệm gối; nhượng quyền sử dụng các biểu tượng & hình ảnh của Disney trên các sản phẩm đồ chơi, thực phẩm, đồ da dụng…- Nhượng quyền không chặt chẽ theo kiểu các nhóm dùng chung tên hiệu (banner grouping hoặc voluntary chains), thường hay gặp ở các công cung cấp dịch vụ chuyên nghiệp (professional service) loại tư vấn kinh doanh/tư vấn pháp lý như KPMG, Ernst & Young, Grant Thornton .Nhìn chung đối với mô hình nhượng quyền không toàn diện này, bên nhượng quyền là chủ thể sở hữu thương hiệu/sản phẩm/dịch vụ thường không nỗ lực kiểm soát chặt chẽ hoạt động của bên nhận quyền và thu nhập của bên nhượng quyền chủ yếu từ việc bán sản phẩm hay dịch vụ. Bên nhượng quyền thường có ý định mở rộng nhanh chóng hệ thống phân phối nhằm gia tăng độ bao phủ thị trường, doanh thu & đi trước đối thủ như trường hợp cà phê Trung Nguyên hoặc G7 Mart.Đặc biệt, nhượng quyền thương hiệu (brand licensing) trở thành ngành kinh doanh hấp dẫn và mang lại nhiều lợi nhuận to lớn cho bên nhượng quyền với tư cách là chủ thể sở hữu thương hiệu mạnh (như Pepsi) và bên nhận quyền khi tiếp nhận & kinh doanh sản Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 10 [...]... quyền thương mại cho các Bên nhận quyền thứ cấp Bên nhận quyền thứ cấp không được phép cấp lại quyền thương mại chung đó nữa Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 28 Chuyển nhượng quyền thương mại - ''Hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp” là hợp đồng nhượng quyền thương mại ký giữa Bên nhượng quyền thứ cấp và Bên nhận quyền thứ cấp theo quyền thương mại chung 3.2.2 Đối với Bên chuyển quyền. .. - theo phương thức nhượng quyền thương mại của Bên nhận quyền Nếu Bên chuyển quyền là Bên chuyển quyền thứ cấp: Thông tin về Bên chuyển quyền đã cấp quyền thương mại cho mình Nội dung của hợp đồng chuyển quyền thương mại chung Cách xử lý các hợp đồng nhượng quyền thương mại thứ cấp trong trường hợp chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại chung 3.2.3 Đối với Bên nhận quyền thương mại Giảng viên hướng... được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền sơ cấp quyền thương mại chung; o Quyền được Bên nhượng quyền thứ cấp cấp lại cho Bên nhận quyển thứ cấp theo hợp đồng nhượng quyền thương mại chung o Quyền được Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền thương mại theo hợp đồng phát triển quyền thương mại - ''Kinh doanh theo phương thức nhượng quyền thướng mại là công việc kinh - doanh do Bên nhận quyền. .. theo hợp đồng nhượng quyền thương mại ''Hợp đồng phát triển quyền thương mại là hợp đồng nhượng quyền thương mại theo đó Bên nhượng quyền cấp cho Bên nhận quyền quyền được phép thành lập nhiều hơn một cơ sở của mình để kinh doanh theo phương thức nhượng quyền - thương mại trong phạm vi một khu vực đia lý nhất đinh ' 'Quyền thương mại chung” là quyền do Bên nhượng quyền trao cho Bên nhượng quyền thứ cấp... Trang 13 Chuyển nhượng quyền thương mại PHẦN 2: CHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 14 Chuyển nhượng quyền thương mại Chuyển nhượng quyền thương mại trên thế giới: 2.1.1 Tình hình chung: Hiện nay trên thế giới, tình hình chuyển nhượng quyền thương mại ngày càng sôi nổi, những quốc gia lớn trên thế giới có những thương. .. - Bên nhượng quyềnthương nhân cấp quyền thương mại, bao gồm cả Bên - nhượng quyền thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp ''Bên nhận quyềnthương nhân được nhận quyền thương mại, bao gồm cả Bên nhận quyển thứ cấp trong mối quan hệ với Bên nhượng quyền thứ cấp Giảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 27 Chuyển nhượng quyền thương mại - ''Bên nhượng quyền thứ cấp” là thương. .. có quyền cấp lại quyền thương mại - mà mình đã nhận từ Bên nhượng quyền ban đầu cho Bên nhận quyền thứ cấp ''Bên nhận quyền sơ cấp” là thương nhân nhận quyền thương mại từ Bên nhượng quyền ban đầu Bên nhận quyền sơ cấp là Bên nhượng quyền thứ cấp - theo nghĩa của khoản 3 trên trong mối quan hệ với Bên nhận quyền thứ cấp “Bên nhận quyền thứ cấp” là thương nhân nhận lại quyền thương mại từ Bên - nhượng. .. 287 Luật Thương Mại Nghĩa vụ của bên nhận quyền thương mại: - Bên dự kiến nhận quyền phải cung cấp cho Bên nhượng quyền các thông tin mà Bên nhượng quyền yêu cầu một cách hợp lý để quyết định việc trao quyền thương mại cho Bên dự kiến nhận quyền 3.2.4 Hợp đồng nhượng quyền Nội dung cơ bản: - Nội dung của quyền thương mại - Quyền, nghĩa vụ của Bên nhượng quyền - Quyền, nghĩa vụ của Bên nhận quyền - Giá... Trang 29 Chuyển nhượng quyền thương mại Điều kiện hoạt động: thương nhân được phép nhận quyền thương mại khi có đăng ký kinh doanh nghành nghề phù hợp với đối tượng của quyền thương mại Quyền của bên nhận quyền thương mại: - Được phép chuyển giao quyền thương mại cho người khác theo các quy định tại - khoản 1 Điều 15 Nghị định 35 Có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng trong trường hợp Bên nhượng quyền. .. bên chuyển quyền thương mại: - Cung cấp bản sao hợp đồng nhượng quyền thương mại mẫu và bản giới thiệu về nhượng quyền thương mại của mình cho Bên dự kiến nhận nhượng quyền ít nhất là 15 ngày làm việc trước khi ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại nếu - các bên không có thoả thuận khác; Thông báo ngay cho tất cả các Bên nhận quyền về mọi thay đổi quan trọng trong hệ thống nhượng quyền thương mại . THƯƠNG MẠI1.1. Khái niệm chuyển nhượng quyền thương mại (CNQTM)1.2. Sự giống và khác nhau giữa chuyển nhượng quyền thương mại và các hoạt động thương mại. VỀCHUYỂN NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠIGiảng viên hướng dẫn: GS-TS Võ Thanh Thu Trang 5 Chuyển nhượng quyền thương mại1 .1. Khái niệm về chuyển nhượng quyền thương

Ngày đăng: 24/10/2012, 16:13

Hình ảnh liên quan

2.1.1 Tình hình chung: - Chuyển nhượng quyền thương mại

2.1.1.

Tình hình chung: Xem tại trang 15 của tài liệu.
Sau đây là bảng xếp hạng của những thương hiệu đến từ các quốc gia trên trong Top 100 Franchise: - Chuyển nhượng quyền thương mại

au.

đây là bảng xếp hạng của những thương hiệu đến từ các quốc gia trên trong Top 100 Franchise: Xem tại trang 16 của tài liệu.
35 V. W. F. G., Inc, Mỹ Dịch vụ thể dục thẩm mỹ và thể hình 36 Winn Enterprises, LLC (USA)MỹMôi giới bất động sản - Chuyển nhượng quyền thương mại

35.

V. W. F. G., Inc, Mỹ Dịch vụ thể dục thẩm mỹ và thể hình 36 Winn Enterprises, LLC (USA)MỹMôi giới bất động sản Xem tại trang 37 của tài liệu.
Tính đến nay, chuỗi cửa hàng buncamita được mở rộng với hình thức franchise (nhượng quyền, khoảng 800 triệu đồng/cửa hàng), đến nay đã có ba nhà hàng ở TP.HCM…  Hiện nay, buncamita cũng đã có mặt tại Florida, Mỹ theo hình thức nhượng quyền. - Chuyển nhượng quyền thương mại

nh.

đến nay, chuỗi cửa hàng buncamita được mở rộng với hình thức franchise (nhượng quyền, khoảng 800 triệu đồng/cửa hàng), đến nay đã có ba nhà hàng ở TP.HCM… Hiện nay, buncamita cũng đã có mặt tại Florida, Mỹ theo hình thức nhượng quyền Xem tại trang 41 của tài liệu.
4.4.2. Trung Nguyên Cà phê- Khơi nguồn sáng tạo - Chuyển nhượng quyền thương mại

4.4.2..

Trung Nguyên Cà phê- Khơi nguồn sáng tạo Xem tại trang 41 của tài liệu.
Đi tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả  nước   và   8   quán   ở   nước   ngoài   như:   Mĩ,   Nhật,   Singapore,   Thái   Lan,    - Chuyển nhượng quyền thương mại

i.

tiên phong trong việc áp dụng mô hình kinh doanh nhượng quyền tại Việt Nam, hiện nay, Trung Nguyên đã có một mạng lưới gần 1000 quán cà phê nhượng quyền trên cả nước và 8 quán ở nước ngoài như: Mĩ, Nhật, Singapore, Thái Lan, Xem tại trang 42 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan