BÁO CÁO NGÀNH MÍA ĐƯỜNG

23 405 1
BÁO CÁO NGÀNH MÍA ĐƯỜNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tác giả: Lý Hoàng Anh Thi BÁO CÁO NGÀNH MÍA ĐƯỜNG Tháng 01/2013 TÓM TẮT Niên vụ 2011/2012 được đánh giá là thành công nhất trong vòng 5 năm gần đây Theo báo cáo của Cục trồng trọt, Bộ NN&P TNT, tổng diện tích trồng mía của nước ta niên vụ 2011/2012 đạt khoảng 283,2 nghìn héc ta, tăng 4,3% so với niên vụ trước đó. Năng suất mía bình quân cả nước đạt 62,4 tấn/ha, sản lượng mía cả nước được 17,5 triệu tấn, tăng so với vụ trước gần 2 tấn/ha. Sản lượng mía ép công nghiệp đạt 14,5 triệu tấn, sản xuất được 1.306.240 tấn đường. So với vụ trước, lượng mía ép công nghiệp tăng gần 2 triệu tấn, sản lượng đường tăng 155.780 tấn. Mối quan hệ giữa vùng trồng và nhà máy đường đóng vai trò then chốt cho sự phát triển của cả ngành Theo các chuyên gia trong ngành, quy mô nhà máy càng lớn thì hoạt động càng hiệu quả. Tuy nhiên, các nhà máy đường không thể tự ý nâng quy mô và công suất nếu vùng trồng tại đó không có tiềm năng mở rộng tương ứng. Do đó, việc cung cấp đủ nguyên liệu mía cho nhà máy và việc phát triển vùng trồng mía phù hợp với công suất thiết kế nhà máy rất quan trọng. Hiện nay, các vùng trồng mía mới chỉ cung cấp được khoảng 3/4 lượng nguyên liệu cần thiết cho các nhà máy đường trên cả nước Theo báo cáo tổng kết ngành mía đường niên vụ 2011/2012, tổng công suất thiết kế của các nhà máy đạt 129.900 tấn mía ép/ngày, tương đương sản lượng mía ép khoảng 19 – 20 triệu tấn/năm. Thực tế cả niên vụ, tổng sản lượng mía mà các nhà máy đã ép đạt 14,5 triệu tấn, như vậy bình quân một nhà máy đường hoạt động với công suất thực bằng 72,5 - 74,4% công suất thiết kế. Nói cách khác, vùng trồng mía mới chỉ cung cấp bình khoảng 3/4 lượng nguyên liệu cần thiết cho các nhà máy đường trên cả nước. Mía đườngngành được nhà nước bảo hộ Hàng năm các doanh nghiệp muốn xuất khẩu hay nhập khẩu đường đều phải được Bộ Công Thương cấp giấy phép xuất khẩu hay hạn ngạch (quota) nhập khẩu. Thuế suất nhập khẩu trong hạn ngạch là 5% trong năm 2012 và sẽ về 0% từ năm 2015, tuy nhiên nếu nhập ngoài hạn ngạch, doanh nghiệp sẽ phải chịu mức thuế suất thấp nhất là 80%. Nước ta chỉ mở cửa hoàn toàn cho việc nhập đường từ 2015 theo cam kết WTO. Giá đường trong nước luôn cao hơn giá đường thế giới Chênh lệch bình quân giữa giá bán lẻ đường ở các thành phố lớn như Hà Nội, Tp.HCM hay Cần Thơ so với giá nhập khẩu đều ở mức rất cao. Điều này giúp cho các công ty đườ ng trong nước, cũng như các doanh nghiệp có quota nhập khẩu được hưởng nhiều lợi ích, tuy nhiên các doanh nghiệp sử dụng đường làm nguyên liệu và người tiêu dùng cuối cùng lại phải chịu thiệt hại. Chênh lệch giá đường là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến tình trạng nhập lậu đường Thái Lan vào miền Tây nước ta. Giá bán đường trong nước đã không còn giữ được mức cao như cuối năm 2011 mà bắt đầu theo chiều hướng giảm. Đến cuối tháng 9 năm nay, giá đường đã giảm từ 5-20% so với thời điểm đầu năm tùy loại đường và vùng miền. Điều này chủ yếu do (i) giá đường thế giới giảm. (ii) sức ép giảm giá từ các công ty công nghiệp thực phẩm. (iii) tình trạng đường nhập lậu và đường thẩm lậu từ tạm nhập tái xuất. Sự sụt giảm giá đường hầu như chỉ diễn ra đối với phương thức bán sỉ tại kho, còn giá bán lẻ vẫn luôn duy trì ở mức cao. Theo báo cáo của Agromonitor, giá bán lẻ bình quân hàng tuần trong 9 tháng đầu năm nay dao động quanh mức 22-26 ngàn đồng/kg, không hề thấp hơn so với giá bán trong năm 2011. NGÀNH MÍA ĐƯỜNG 09/05/2011 09/05/2011 1 Nghị định 60/2012/NĐ-CP được coi là sự hỗ trợ rất lớn đối với các doanh nghiệp trong ngành mía đường. Trong tháng 7/2012, Chính phủ đã ban hành Nghị định 60/2012/NĐ-CP hướng dẫn việc thực hiện Nghị quyết số 29/2012/QH13 của Quốc hội về triển khai một số chính sách thuế nhằm tháo gỡ khó khăn cho tổ chức và cá nhân, theo đó các công ty mía đường có số lao động thường xuyên trong năm hơn 300 người sẽ được giảm 30% thuế TNDN. Trong tháng 8/2012, Văn phòng Chính phủ đã có công văn 6576/VPVP-KTTH theo đó đồng ý với đề nghị của Bộ Tài chính và Bộ Công thương về việc miễn thuế nhập khẩu đối với một số mặt hàng nông sản, trong đó có mía đường do các tổ chức và cá nhân đầu tư, trồng tại Campuchia . Các công ty đang đầu tư trồng mía tại Campuchia như BHS và SBT sẽ được hưởng ưu đãi này kể t ừ vụ 2012/2013. Hiện ngành mía đường đã bắt đầu bước vào vụ thu hoạch vụ 2012/2013 bắt đầu giữa tháng 10/2012 và kết thúc tháng 4/2013. Theo kế hoạch sản xuất của các nhà máy, sản lượng mía ép là 16,7 triệu tấn, tăng 15,1% và sản lượng đường dự kiến đạt 1,59 triệu, tấn, tăng 23% so với vụ trước, trong đó đường luyện RE dự kiến là 450.000 tấn, chiếm 28,3% tổng sản lượng đường sản xuất. Theo kế hoạch, diện tích vùng nguyên liệu sẽ tiếp tục được mở rộng lên gần 270 ngàn ha. Việc gia tăng diện tích vùng trồng, sản lượng mía cũng như sản lượng đường đang làm gia tăng nỗi lo cung vượt cầu bởi trên thị trường vẫn còn hàng trăm ngàn tấn đường tồn kho và đường nhập lậu. Dự báo trong các tháng cuối năm nay, giá đường RS khó có khả năng phục hồi. Đối với đường RE, giá bán được dự báo tăng nhẹ do các công ty trong ngành thực phẩm, đặc biệt là đồ uống bước vào vụ Tết. Hiện nay chỉ có 9/38 nhà máy đường của các công ty SB T, BHS, LSS, NIVL, La Ngà, Việt Đài, Tate & Lyle sản xuất đường RE với sản lượng chiếm khoảng 30% tổng sản lượng đường sản xuất, trong khi nhu cầu lại cao nên đường RE vẫn được tiêu thụ ổn định, ít tồn kho và không phải cạnh tranh với đường nhập lậu RS. Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm nay của các công ty đường kém khả quan hơn nhiều so với kỳ vọng từ đầu năm. Tổng doanh thu của 6 công ty đường chỉ tăng nhẹ 6%, trong khi tổng lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế và lợi nhuận sau thuế giảm lần lượt 38,4%, 46,6% và 44,7% so với cùng kỳ năm trước. Tuy có sự khác biệt về tăng trưởng doanh thu giữa các công ty đường, nhưng cả 6 công ty đường niêm yết đều suy giảm lợi nhuận. Hai yếu tố khiến lợi nhuận giảm là (i) giá vốn hàng bán tăng, (ii) chi phí lãi vay tăng. Giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn doanh thu đã khiến tỷ suất lợi nhuận gộp giảm, thậm chí ngay cả giá trị tuyệt đối của lợi nhuận gộp không tăng mà lại giảm khá mạnh. Giá vốn hàng bán trong 9 tháng đầu năm 2012 của 6 công ty đường niêm yết tăng mạnh 20,6% so với cùng kì năm 2011 cộng với giá bán bình quân giảm từ 5-10% đã khiến tỷ suất lợi nhuận gộp của 6 công ty đường niêm yết giảm chỉ còn 14,4% từ mức 24,8% trong 9 tháng đầu năm 2011. Đối với nhà đầu tư giá trị, điều này rõ ràng làm giảm mức độ hấp dẫn của ngành mía đường so với một số nhóm ngành khác như sữa, cao su, cà phê… ROE 9 tháng đầu năm nay của 6 công ty đường đạt 12,8%, giảm gần 50% so với mức 23,6% của cùng kỳ năm trước. Đáng chú ý là ROE của các công ty lớn lại thấp hơn ROE của các công ty nhỏ. Mặc dù tỷ suất lợi nhuận sau thuế là yếu tố chính khiến ROE sụt giảm, tuy nhiên đòn bẩy tài chính lại là yếu tố làm chậm đà sụt giảm của ROE. Tồn kho gia tăng là tình trạng đang diễn ra đối với các công ty sản xuất đường RS là KTS, NHS và SEC, cũng như chứng minh cho những khó khăn mà ngành mía đường đang đối mặt. Điều bất thường là sự gia tăng hàng tồn kho diễn ra ngay trước khi ngành đường bước vào niên vụ mới, điều này gây thêm áp lực về tiêu thụ cho các công ty đường. NGÀNH MÍA ĐƯỜNG 09/05/2011 09/05/2011 2 Một số công ty đường đang gặp khó khăn trong việc hoàn thành kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm 2012. Dự báo NHS, BHS và SBT có thể hoàn thành kế hoạch doanh thu, tuy nhiên BHS và SBT có thể chỉ đạt khoảng 94% kế hoạch lợi nhuận cả năm nay, NHS dự báo vượt 14,2% kế hoạch lợi nhuận năm nay. Hai công ty KTS và SEC sẽ không hoàn thành cả kế hoạch doanh thu và lợi nhuận năm nay. KHUYẾN NGHỊ Tuy trong 9 tháng đầu năm 2012 có nhiều khó khăn đối với ngành mía đường nói chung và đối với 6 công ty đường niêm yết nói riêng, nhưng nhìn chung ngành mía đường vẫn có nhiều tiềm năng phát triển. Tôi khuyến nghị x em xét đầu tư vào các mã SBT, BHS, NHS, căn cứ vào các tiêu chí về khả năng hoàn thành kế hoạch năm, chỉ số EPS dự phóng 2012 và P/E. Đối với NHS, cho dù gặp nhiều khó khăn nhưng NHS sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm nay. Tôi cũng dự báo BHS sẽ hoàn thành kế hoạch lợi nhuận năm. Riêng đối với SBT, cho dù đánh giá công ty này không đạt kế hoạch lợi nhuận năm, cũng như giá cổ phiếu đang chịu tác động bởi những thông tin tiêu c ực, tuy nhiên với uy tín và những lợi thế mà công ty đạt được ở khu vực miền Nam, tôi dự báo SBT sẽ sớm vượt qua giai đoạn khó khăn. Hiện nay có 7 công ty đường niêm yết trên TTCK Việt Nam bao gồm: Đường Biên Hòa (BHS), Đường Kon Tum (KTS), Đường Lam Sơn (LSS), Đường Ninh Hòa (NHS), Đường Bourbon Tây Ninh (SBT), Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai (SEC) và Đường Sơn La (SLS). Tuy nhiên báo cáo này tôi chỉ tập trung phân tích, đánh giá và khuyến nghị đối với 6 công ty đường niêm yết trừ SLS, do SLS không công bố đủ số liệu 9T/2011 làm căn cứ so sánh và phân tích. NGÀNH MÍA ĐƯỜNG 09/05/2011 09/05/2011 3 I. TỔNG QUAN NGÀNH MÍA ĐƯỜNG VIỆT NAM NIÊN VỤ 2011/2012 1. Vùng nguyên liệu Mở rộng vùng trồng mía là mục tiêu rất quan trọng, bởi vùng trồng mía có mối quan hệ rất chặt chẽ với các nhà máy đường. Quy mô vùng trồng mía càng phù hợp với công suất thiết kế của nhà máy, thì nhà máy càng hoạt động hiệu quả. Theo báo cáo của Cục trồng trọt, Bộ NN&P TNT, diện tích vùng trồng mía của nước ta tăng khá mạnh. Đến cuối vụ 2011/2012 diện tích vùng trồng cả nước đạt khoảng 283,2 nghìn héc ta, tăng 4,3% so với niên vụ trước đó. Năng suất mía bình quân cả nước đạt 62,4 tấn/ha, sản lượng mía cả nước được 17,5 triệu tấn, tăng so với vụ trước gần 2 tấn/ha. Sản lượng mía ép công nghiệp đạt 14,5 triệu tấn, sản xuất được 1.306.240 tấn đường. So với vụ trước, lượng mía ép công nghiệp tăng gần 2 triệu tấn, sản lượng đường tăng 155.780 tấn. Đây là vụ mía thắng lợi nhất về năng suất, sản lượng mía từ trong vòng 5 năm gần đây. Theo số liệu tổng hợp trên 25 tỉnh thành có nhà máy đường, tổng diện tích trồng mía đạt 271 nghìn héc ta (95,7% diện tích cả nước), trong đó diện tích mà các nhà máy đầu tư hoặc ký hợp đồng bao tiêu với người nông dân đạt 234,2 nghìn héc ta (82,7% diện tích cả nước), tăng 7,1% so với niên vụ trước. Sản lượng mía thu hoạch đạt 16,9 triệu tấn, tăng 12,34% và sản lượng đường sản xuất đạt 1.295.878 tấn, tăng 12,26% so với niên vụ trước. Sau năm 2011 được coi là rất thành công trong sản xuất và kinh doanh, nhiều công ty đường đã đầu tư vùng trồng mía, nâng cao công suất nhà máy nên các chỉ tiêu của niên vụ năm nay đều tăng nhanh hơn hẳn năm trước. Tuy nhiên, niên vụ 2011/2012 vẫn tồn tại một số khó khăn: - Tình trạng nhà máy không đủ nguyên liệu dẫn đến mua xô, mua theo hai giá trong vùng và ngoài vùng vẫn tồn tại. Vùng của nhà máy thì mua với giá thấp, ngoài vùng nhà máy thì mua giá cao để có nguyên liệu, gây hệ quả xấu cho việc đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu làm cho nông dân không yên tâm đầu tư phát triển vùng nguyên liệu, từ đó không nâng cao được chất lượng cây mía. - Tình trạng tranh mua nguyên liệu giữa các nhà máy dẫn đến tình trạng chặt ép mía non, mía lẫn tạp chất cao, hoặc một số nơi khác nhà máy ngừng thu mua mía khiến mía nằm phơi nắng tại ruộng cả tháng mới được đưa vào ép . nên chữ đường giảm, tỷ lệ tiêu hao mía đường cao. - Thời tiết một số nơi không thuận lợi dẫn đến cháy mía, khiến người nông dân và nhà máy chịu thiệt hại khá lớn. Theo thông tin từ các nhà máy đường Biên Hòa và Buorbon, năm nay tỷ lệ mía cháy tại ruộng một số nơi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, Long An lên đến hơn 20%. Diện tích vùng trồng mía tại 25 tỉnh thành 293,6 270,7 265,6 266,3 248,8 271,0 220 230 240 250 260 270 280 290 300 2007 2008 2009 2010 2011 2012 nghìn ha -10,00% -8,00% -6,00% -4,00% -2,00% ,00% 2,00% 4,00% 6,00% 8,00% 10,00% Tổng diện tích tăng/giảm Tổng sản lượng mía tại 25 tỉnh thành 17.396,7 16.145,5 15.608,3 15.946,8 15.045,1 16.901,3 0 2.000 4.000 6.000 8.000 10.000 12.000 14.000 16.000 18.000 20.000 2007 2008 2009 2010 2011 2012 nghìn tấn -20,00% -15,00% -10,00% -5,00% ,00% 5,00% 10,00% 15,00% Sản lượng cả nước tăng/giảm NGÀNH MÍA ĐƯỜNG 09/05/2011 09/05/2011 4 2. Tình hình phát triển của các vùng miền trồng mía Mía là cây công nghiệp phù hợp với thời tiết và điều kiện đất đai trải rộng trên cả ba miền Bắc, Trung và Nam bộ. Dưới đây là kết quả niên vụ 2011/2012 chi tiết trên 6 khu vực STT Vùng sản xuất Diện tích (ha) tỷ trọng Năng suất (tấn/ha) Chữ đường Sản lượng mía (tấn) tỷ trọng CẢ NƯỚC 270.961 62,4 9,6 16.901.259 1 Miền Bắc 26.294 9,7% 61,0 10,5 1.528.306 9,0% Miền núi phía Bắc 26.294 9,7% 61,0 10,5 1.528.306 9,0% 2 Miền Trung 151.618 56,0% 53,7 10,5 8.193.936 48,5% Bắc Trung bộ 54.383 20,1% 61,3 10,8 2.962.506 17,5% Duyên hải miền Trung 51.961 19,2% 52,0 10,0 2,601,503 15,4% Tây Nguyên 45.274 16,7% 55,8 10,9 2.630.404 15,6% 3 Miền Nam 93.049 34,3% 79,1 9,3 7.178.990 42,5% Đông Nam Bộ 34.395 12,7% 66,5 9,3 2.329.435 13,8% Đồng bằng sông Cửu Long 58.654 21,6% 87,4 9,4 4.849.555 28,7% Nguồn: Bộ NN & PTNT niên vụ 2011/2012 Ghi chú: chữ đường (commercial cane sugar) là khái niệm chỉ lượng đường thương phẩm có thể được chiết xuất từ cây mía. Cơ cấu diện tích vùng trồng míá và sản lượng đường theo khu vực niên vụ 2011/2012 19,2% 16,7% 21,6% 12,7% 20,1% 9,7% Miền núi phía Bắc Bắc Trung bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam bộ Đồng bằng sông Cửu Long 15,4% 15,6% 28,7% 13,8% 17,5% 9,0% Miền núi phía Bắc Bắc Trung bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam bộ Đồng bằng sông Cửu Long NGÀNH MÍA ĐƯỜNG 09/05/2011 09/05/2011 5 Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long là vùng trồng mía lớn nhất của cả nước, với diện tích chiếm tỷ trọng đến 21,6% diện tích, sản lượng mía thu hoạch chiếm tỷ trọng 28,7% so với cả nước. Đặc biệt, năng suất bình quân nơi đây đạt 87,4 tấn/ha, cao hơn đến 40,1% so với năng suất bình quân cả nước. Năng suất chính là điểm nổi bật nhất của khu vực này trong những năm gần đây. Một số nhà máy còn báo cáo đạt năng suất tới hơn 90 tấn/ha, ví dụ như tại nhà máy Sóc Trăng, Trà Vinh đạt năng suất 95 tấn/ha). Khu vực này có hai mùa trồng mía, mùa vụ chính diễn ra trong giai đoạn trước mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 6), cây mía sau khi trồng khoảng 10-12 tháng là có thể thu hoạch. Ở một số nơi đất thấp còn một vụ phụ là trồng những giống mía có thời gian thu hoạch khoảng 8 tháng, thời gian trồng ngay sau mùa lũ (lũ về khoảng tháng 9, 10), trước lũ năm sau thì thu hoạch mía. Khu vực Bắc Trung Bộ là vùng trồng mía lớn thứ hai cả nước, chủ yếu tập trung ở hai tỉnh Thanh Hóa và Nghệ An với diện tích đạt gần 54,4 ha (tỷ trọng 20,1%), sản lượng mía đạt 2,96 triệu tấn (tỷ trọng 17,5%). Điểm nổi bật của khu vực này là chữ đường luôn đạt khá cao, bình quân khoảng 10,8 ccs, tuy nhiên điểm yếu nhất là năng suất. Niên vụ 2011/2012, cho dù được đầu tư thâm canh tốt nên khu vực này đã tăng được năng suất bình quân lên 54,6 tấn/ha, tuy nhiên so với các vùng khác thì vẫn còn rất thấp. Khu vực Đông Nam Bộ có diện tích 34,4 nghìn héc ta (tỷ trọng 12,7%), tập trung chủ yếu ở tỉnh Tây Ninh (gần 23,9 nghìn héc ta), còn lại là tỉnh Đồng Nai. Tuy nhiên, trong niên vụ năm nay, diện tích lại giảm 1,9% do tình trạng mía cháy tại nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, khiến diện tích nơi đây giảm khoảng 6,1%. Tuy nhiên, năng suất mía ở khu vực này vẫn đạt bình quân 66,5 tấn/ha, do người dân nơi đây được các công ty đường hỗ trợ về kỹ thuật, giống mía, công cụ và vốn nên vùng trồng của họ có năng suất mía cao hơn so với các vùng khác. Khu vực này hiện đang có thêm một lợi thế là mở rộng vùng trồng mía sang Campuchia (dự án của cả 2 công ty đường Biên Hòa và Đường Buorbon Tây Ninh). Khu vực Tây Nguyên là nơi có tốc độ tăng trưởng lớn nhất cả nước về sản lượng mía năm nay. Tuy cây mía gặp phải sự canh tranh lớn từ cây cà phê và sắn lát nhưng diện tích trồng mía nơi đây vẫn đạt hơn 45 nghìn héc ta, tăng 19,1% so với niên vụ trước, sản lượng mía đạt hơn 2 triệu tấn, tăng đến 28,9% so với niên vụ trước. Niên vụ 2011/2012 +/-% Số tỉnh có nhà máy 7 Số nhà máy đường 9 Diện tích (ha) 58.654 6,5% Năng suất (tấn/ha) 87,4 8,8% Chữ đường BQ 9,4 Sản lượng mía (tr.tấn) 4.849.555 9,6% Niên vụ 2011/2012 +/-% Số tỉnh có nhà máy 2 Số nhà máy đường 6 Diện tích (ha) 54.383 9,9% Năng suất (tấn/ha) 54,5 Chữ đường BQ 9,7 Sản lượng mía (tr.tấn) 2.962.506 16.1% Niên vụ 2011/2012 +/-% Số tỉnh có nhà máy 2 Số nhà máy đường 5 Diện tích (ha) 34.395 -1,9% Năng suất (tấn/ha) 66,5 5,1% Chữ đường BQ 9,1 Sản lượng mía (tr.tấn) 2.329.435 1.0% Niên vụ 2011/2012 +/-% Số tỉnh có nhà máy 4 Số nhà máy đường 5 Diện tích (ha) 45.274 19,1% Năng suất (tấn/ha) 58,1 Chữ đường BQ 9,9 Sản lượng mía (tr.tấn) 2.630.404 28,9% NGÀNH MÍA ĐƯỜNG 09/05/2011 09/05/2011 6 Khu vực duyên hải miền Trung: các vùng trồng mía ở khu vực này dọc ven biển trên phạm vi 6 tỉnh từ Quảng Ngãi đến Phan Rang, ngoại trừ công ty đường Quảng Ngãi có một nhà máy đường hoạt động trên địa bàn tỉnh Gia Lai (khu vực Tây Nguyên). Niên vụ 2011/2012, khu vực này không có biến động lớn so với niên vụ trước, diện tích vùng trồng chỉ tăng 1,5% nhưng sản lượng mía lại giảm khoảng 0,5%. Khu vực miền núi phía Bắc là vùng có diện tích trồng mía tăng mạnh nhất, nhưng chủ yếu do một nhà máy của công ty Đường Tuyên Quang hoạt động trở lại sau khi đã ngừng hoạt động trong niên vụ trước (để sáp nhập vào công ty Đường Sơn Dương). Niên vụ 2011/2012, diện tích khu vực này tăng 31,8%, sản lượng mía tăng 28,3%. 3. Các nhà máy đường Theo quy hoạch đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 trong QĐ 124/2012/QĐ-TTg, nhà nước chủ trương không xây dựng thêm nhà máy đường. Hiện nay cả nước có 37 nhà máy đường đang hoạt động, phân bố rộng ở cả 3 miền đất nước, khoảng cách giữa các nhà máy khá lớn, trừ k hu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Các nhà máy đường có thể hoạt động tối đa 6 tháng tùy từng vùng miền, bình quân chỉ khoảng 4 đến 5 tháng từ tháng 11 năm trước đến tháng 4 năm sau, sau đó nhà máy nghỉ bảo dưỡng (trừ một số nơi đất thấp ở đồng bằng sông Cửu Long có thể thu hoạch thêm một vụ mía trong tháng 7 và tháng 8, hoặc 1 số nơi nhà máy hoạt động muộn để tận dụng mía cuối vụ). Sản lượng đường của các nhà máy theo khu vực Số lượng nhà máy Diện tích (ha) Diện tích BQ/nhà máy Tổng công suất (tấn mía /ngày) Sản lượng đường (tấn) Tỷ lệ mía/ đường bq CẢ NƯỚC 37 234.243 6.331 129.900 1.295.878 0,1 Miền núi phía Bắc 4 15.499 3.875 7.000 91.150 9,9 Bắc Trung Bộ 6 51.941 8.657 31.100 260.010 10,7 Duyên hải miền Trung 8 60.767 7.596 28.800 298.790 11,1 Tây Nguyên 5 36.223 7.245 19.400 181.430 10,8 Đông Nam Bộ 5 29.668 5.934 18.000 168.220 11,8 Đồng bằng sông Cửu Long 9 40.145 4.461 25.600 296.278 12,0 Nguồn: Bộ NN & PTNT niên vụ 2011/2012 Niên vụ 2011/2012 +/-% Số tỉnh có nhà máy 6 Số nhà máy đường 8 Diện tích (ha) 51.961 1,5% Năng suất (tấn/ha) 50,1 Chữ đường BQ 9,6 Sản lượng mía (tr.tấn) 2.601.053 -0,5% Niên vụ 2011/2012 +/-% Số tỉnh có nhà máy 4 Số nhà máy đường 4 Diện tích (ha) 26.294 31,8% Năng suất (tấn/ha) 58,2 Chữ đường BQ 10,4 Sản lượng mía (tr.tấn) 1.528.306 28,3% NGÀNH MÍA ĐƯỜNG 09/05/2011 09/05/2011 7 Việc cung cấp đủ nguyên liệu mía cho nhà máy và việc phát triển vùng trồng mía phù hợp với công suất thiết kế nhà máy rất quan trọng. Theo nhiều chuyên gia trong ngành, quy mô nhà máy càng lớn thì hoạt động càng hiệu quả, tuy nhiên, các nhà máy đường không thể tự ý nâng quy mô và công suất nếu vùng trồng tại đó không có tiềm năng mở rộng tương ứng Điểm đáng chú ý nhất trong niên vụ năm nay là rất nhiều nhà máy đã nâng công suất ép mía. Theo số liệu tổng kết niên vụ 2011/2012, có 21/37 nhà máy đã nâng công suất, trong đó có nhiều nhà máy đã nâng lên mức rất cao so với năm trước trước, ví dụ như nhà mấy đường Lam Sơn nâng công suất thêm 50%, nhà máy đường Biên Hòa – Trị An nâng thêm 48%, nhà máy đường Sơn La nâng thêm gần 47%, nhà máy đường AN Khê – Gia Lai (trực thuộc công ty đường Quảng Ngãi) nâng thêm gần 43%. Theo báo cáo tổng kết ngành mía đường niên vụ 2011/2012, tổng công suất thiết kế của các nhà máy đạt 129.900 tấn mía ép/ngày, tương đương sản lượng mía ép khoảng 19 – 20 triệu tấn/năm. Thực tế cả niên vụ, tổng sản lượng mía mà các nhà máy đã ép đạt 14,5 triệu tấn, như vậy bình quân một nhà máy đường hoạt động với công suất thực bằng 72,5 - 74,4% công suất thiết kế. Nói cách khác, vùng trồng mía mới chỉ cung cấp bình khoảng 3/4 lượng nguyên liệu cần thiết cho các nhà máy đường trên cả nước. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long tập trung 9 nhà máy, tổng công suất thiết kế 25.600 tấn mía ép/ngày, nhưng diện tích vùng trồng mía bình quân một nhà máy chỉ hơn 4 nghìn héc ta, thấp hơn rất nhiều so với các vùng khác (trừ miền núi phía Bắc). Sức ép cạnh tranh cũng rất cao dẫn đến tình trạng các nhà máy thường vào vụ sớm, ép mía non dẫn đến chữ đường thấp, hiệu suất thu hồi đường trên mía rất thấp, tỷ lệ tiêu hao cao, ví dụ như nhà máy Đường Long Mỹ Phát tỷ lệ tiêu hao lên đến 14 mía/đường, nhà máy Đường NIVL 13,5 mía/đường, còn bình quân cả vùng là 12 mía/đường. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích vùng trồng mía lớn nhất, năng suất cao nhất nước nhưng năm nay sản lượng đường nơi đây chỉ chiếm tỷ trọng 22,9% sau khu vực duyên hải miền Trung, và không thực sự vượt trội so với khu vực Bắc Trung Bộ. NGÀNH MÍA ĐƯỜNG 09/05/2011 09/05/2011 8 Vùng Đông Nam Bộ có 5 nhà máy thuộc 3 công ty đường, trong đó hai công ty thuộc loại có quy mô lớn và thương hiệu nổi tiếng là Đường Biên Hòa (BHS) và Đường Buorbon Tây Ninh (SBT). Thuận lợi lớn nhất của các công ty này là nhà máy được đặt ngay sát tam giác kinh tế trọng điểm Tp.HCM – Đồng Nai - Bình Dương. Hiện rất nhiều công ty công nghiệp thực phẩm lớn như Coca, Pepsi, Red Bull, URC Việt Nam, Vinacafe, Vinamilk đều là đối tác truyền thống của BHS và SBT. Tuy nhiên, các nhà máy đang gặp phải là điều kiện đất đai và thời tiết. Cụ thể, tình trạng cháy mía đã diễn ra trên diện rộng, lượng mía cháy chuyển về các nhà máy của hai doanh nghiệp trên chiếm tới 20% và 30% tổng lượng mía, khiến tỷ lệ tiêu hao mía đường cao hơn và sản lượng đường giảm so với năm trước . Các nhà máy ở những khu vực khác, nói chung tuy vẫn gặp những khó khăn mang tính đặc trưng vùng miền, ví dụ như sự cạnh tranh của cây lúa ở Đồng bằng sông Hồng, cây sắn ở khu vực Tây nguyên, hay mưa bão hàng năm ở các tỉnh duyên hải miền Trung, nhưng trong niên vụ 2011/2012 vẫn đạt những kết quả rất tích cực. 4. Thị trường tiêu thụ đường Theo đánh giá của Bộ NN & PTNT, sau 3 vụ sản xuất mía đường sụt giảm liên tiếp, vụ sản xuất 2011/2012 đã sản xuất đường đủ đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước năm nay, thậm chí nếu cộng với khoảng 230 nghìn tấn tồn kho tại thời điểm cuối tháng 31/7, lượng đường nhập khẩu theo thỏa thuận WTO là 70.000 tấn và đường nhập lậu không ngăn chặn được thì lượng đường hiện dư thừa rất lớn. Theo Hiệp hội Mía đường Việt Nam, tốc độ tiêu thụ đường chậm lại chủ yếu do sức tiêu dùng chững lại, cũng như tình hình tồn kho gia tăng tại cả những công ty công nghiệp lớn sử dụng đườ ng làm nguyên liệu. Ngoài ra còn phải kể đến sức ép quá lớn từ đường nhập lậu qua biên giới Tây Nam và đường tạm nhập tái xuất sang Trung Quốc (nhưng thực chất không tái xuất). So với năm trước, giá bán đường tại nhà máy hiện đã giảm xuống dưới 16.000 đ/kg (giảm khoảng 3.000 đồng/kg so với mức đỉnh cuối năm 2011), nhưng việc tiêu thụ đường vẫn đang rất khó khăn. Ngoài ra, tình trạng đường nhập lậu giá rẻ từ Thái Lan qua biên giới Tây Nam diễn ra thường xuyên liên tục đã ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng tiêu thụ đường của các nhà máy trong khu vực này. Khả năng nhập khẩu đường vào nước ta, theo lộ trình hội nhập và cam kết WTO/AFTA, Việt Nam phải mở cửa cho thị trường đường nhưng được phép duy trì hạn ngạch và thuế quan. Nếu đường nhập k hẩu vào Việt Nam không theo hạn ngạch, sẽ phải chịu thuế 80 – 85%, điều này có tác dụng bảo hộ đường trong nước, tuy nhiên hiện nay có rất nhiều doanh nghiệp đang đề nghị được cấp hạn ngạch nhập đường. Lý do chính là, giá đường nhập khẩu từ Thái Lan trong hạn ngạch thấp hơn giá bán sỉ đường nội địa khoảng 10% - 15%. Nếu doanh nghiệp thực phẩm nhận được quota thì doanh nghiệp đó sẽ được lợi về giá hơn giá mua trong nước. Nếu các công ty đường có quota, công ty đó sẽ nhập về và bán với giá bằng giá trong nước, phần chênh lệch 10-15% là khoản lợi nhuận từ kinh doanh đường. Do vậy, tình trạng doanh nghiệp gửi đơn lên Bộ Công thương xin nhập khẩu đườ ng mà nguyên nhân chủ yếu chính là chênh lệch giá cả. Ngoài ra, cũng vì lý do chênh lệch giá nên ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long luôn diễn ra tình trạng nhập lậu và giá bán ở khu vực này luôn thấp hơn so với giá ở Hà Nội và Tp.HCM. Điều này cũng khiến cho lợi nhuận của các nhà máy đường trong khu vực này thấp hơn so với các nhà máy ở các vùng khác. 0 50 100 150 200 250 300 350 Miền núi phía Bắc Bắc Trung bộ Duyên hải miền Trung Tây Nguyên Đông Nam bộ Đồng bằng sông Cửu Long 09/10 10/11 11/12 Sản lượng đường từng khu vực qua 3 niên vụ . (KTS), Đường Lam Sơn (LSS), Đường Ninh Hòa (NHS), Đường Bourbon Tây Ninh (SBT), Mía đường - Nhiệt điện Gia Lai (SEC) và Đường Sơn La (SLS). Tuy nhiên báo cáo. đến 14 mía/ đường, nhà máy Đường NIVL 13,5 mía/ đường, còn bình quân cả vùng là 12 mía/ đường. Khu vực Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích vùng trồng mía lớn

Ngày đăng: 16/09/2013, 09:26

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan