Phanh tay

6 1.6K 64
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Phanh tay

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1. Theo các bố trí có hai loại: + Phanh tay phụ thuộc: bố trí chung với cơ cấu phanh của phanh chân. + Phanh tay độc lập: bố trí riêng rẽ, thường đặt phía sau hộp số. 2. Theo kết cấu có hai loại: + Ph

PHANH TAY7.5.1 Nhiệm vụ-phân loại1. Nhiệm vụ− Dùng để đỗ ô tô lâu dài trên đường, trên dốc hoặc kết hợp với phanh chân khi cần thiết.2.Phân loại1. Theo các bố trí có hai loại:+ Phanh tay phụ thuộc: bố trí chung với cơ cấu phanh của phanh chân.+ Phanh tay độc lập: bố trí riêng rẽ, thường đặt phía sau hộp số.2. Theo kết cấu có hai loại:+ Phanh tay kiểu đĩa.+ Phanh tay kiểu tang trống.7.5.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của phanh tay1. Phanh tay độc lập kiểu đĩaa. Cấu tạo:( hình 7.51)Đĩa phanh của hai phanh tay được lắp trên trục thứ cấp của hộp số chính hoặc hộp số phụ. Các má phanh có dạng hình cung (phần A gạch chéo vuông) được đặt ở khớp quay trên các tay đòn (4) và (6). Cơ cấu dẫn động gồm có tay phanh (1) các đòn kéo (5), (8) và (9)b. Nguyên lý làm việc:Khi kéo tay phanh, nhờ hệ thống đòn và thanh kéo dẫn động, hai má phanh sẽ ép chặt vào đĩa phanh , giữ đĩa phanh cố định, do đó phanh toàn bộ hệ thống truyền lực, bánh xe không thể lăn đi và xe có thể dừng ở trên dốc.Khi nhả tay phanh, hai má phanh tách khỏi đĩa phanh. Đĩa phanh và hệ thống truyền lực có thể quay tự do. Hình 7.51 Cấu tạo phanh tay kiểu đĩa1. Tay phanh; 2. Đĩa phanh; 3, 7 Má phanh; 4, 6. Tay đòn; 5,8,9. Đòn v à thanh kéo dẫn động.2. Phanh tay độc lập kiểu tang trốnga. Cấu tạo: ( hình 7.52 ) Mâm phanh (3) được bắt chặt vào vỏ hộp số. Trên mâm phanh lắp hai guốc phanh (5) đối xứng nhau sao cho hai má phanh gần sát mặt tang trống phanh (7) bắt vào mặt bích dẫn động của trục thứ cấp hộp số. Đầu dưới của má phanh tỳ lên đầu hình côn của chốt điều chỉnh (10), đầu trên tỳ vào một cụm banh guốc phanh gồm một chốt (4) và hai viên bị cầu. Chốt banh guốc phanh thông qua hệ thống tay đòn được nối với tay điều khiển (2).b. Nguyên lý làm việc: Muốn hãm xe chỉ cần kéo tay điều khiển (2) về phía sau, qua hệ thống tay đòn kéo chốt (4) ra phía sau banh đầu trên của guốc phanh hãm cứng trục truyền động. Vị trí hãm của tay điều khiển được khoá chặt nhờ cơ cấu con cóc chèn vào vành răng của bộ khoá. Muốn nhả phanh tay chỉ cần ấn ngón tay vào nút (1) để nhả cơ cấu con cóc rồi đẩy tay điều khiển (2) về phía trước. Lò xo (8) sẽ kéo guốc phanh về vị trí ban đầu. Vít điều chỉnh (10) dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống phanh. 3. Phanh tay phụ thuộc đặt cơ cấu hãm hai bánh xe saua. Cấu tạo: ( hình 7.53 )Hai bánh xe sau có cơ cấu kiểu phanh tang trống. Bộ phận dẫn động phanh tay gồm có cần kéo phanh (3), đòn kéo (2), giá đỡ (9), ốc điều chỉnh (10), lò xo hồi vị (11), thanh đẩy (12), đòn đứng (13), vỏ cáp và giây cáp, các ụ xoay (7,8) và các chi tiết của bộ khóa (4.5.6). Đòn đứng lắp vào chốt trên guốc phanh sau và tỳ vào cần ép của thanh đẩy tay phanh.Hình 7.52 Cấu tạo phanh tay độc lập kiểu tang trống1. Nút hãm; 2. Tay điều khiển; 3. Mâm phamh; 4. Chốt banh; 5. Guốc phanh; 6. Chốt đẩy; 7. Tang trống phanh; 8. Lò xo hồi vị; 9. Cơ cấu điều chỉnh;10. Chốt điều chỉnh; 11. Cần truyền động; 12. Cần kéo Hình 7.53 Phanh tay phụ thuộc có cơ cấu hãm ở hai bánh xe sau1. Nắp che cơ cấu điều khiển; 2. Đòn kéo; 3. Cần kéo; 4. Đầu tỳ; 5. Lò xo tỳ; 6. Thanh hãm; 7,8 Ụ xoay; 9. Giá đỡ; 10. Ốc điều chỉnh; 11. Lò xo hồi vị đòn kéo; 12. Thanh đẩy tay phanh; 13 Đòn đứng; 14. Vỏ cáp, dây cáp; 15. Giá bắt vỏ cáp.b. Nguyên lý làm việc:Khi kéo cần kéo phanh đòn đứng di chuyển về phía trước, thanh đẩy tay phanh đẩy guốc phanh ra áp sát vào tang trống hãm các bánh xe sau lại.Ngoài ra trên một số xe có cơ cấu phanh kiểu đĩa cho tất cả các bánh xe, có thể dùng phanh tay kiểu đĩa , kiểu tang trống độc lập đặt ngay trong bánh xe8.5.3 Hư hỏng, kiểm tra, điều chỉnh, sửa chữa phanh tay1. Hư hỏng thường gặp − Phanh không ăn− Bó phanhPhanh ăn đột ngột.− Không định vị được tay điều khiển khi hãm phanh.Nguyên nhân chủ yếu là do các chi tiết trong cơ cấu bị mòn hỏng do ma sát, làm việc lâu ngày hoặc do lắp ghép, điều chỉnh không đảm bảo yêu cầu kỹ thuật.2. Sửa chữa các bộ phận chínha. Cơ cấu điều khiển * Hư hỏng:− Vành răng rẻ quạt và cá hãm mòn, sứt mẻ− Thanh kéo cá hãm mòn đầu nối với cá hãm.− Lò xo thanh kéo yếu, gẫy, các chốt nối mòn.Nguyên nhân do ma sát, làm việc lâu ngày và va đập giữa cá hãm và răng rẻ quạt.Tác hại điều khiển không chính xác và không định vị được phanh.* Kiểm tra: Chủ yếu là quan sát xác định độ mòn hỏng của các chi tiết.* Sửa chữa:− Lò xo yếu, gẫy thay thế− Vành răng rẻ quạt quá mòn, hoặc sứt mẻ thì hàn đắp rồi gia công lại theo đúng hình dángn kích thước ban đầu hoặc thay thế.− Cá hãm hỏng thì hàn đắp, gia công lại hoặc thay thế.− Các chốt mòn thay thế chốt mới phù hợp với lỗ.b. Cơ cấu hãm phanh* Hư hỏng:− Phanh tay kiểu đĩa chủ yếu mòn hỏng má phanh và đĩa phanhPhanh kiểu guốc: Các viên bi, chốt banh hoặc quả đào bị mòn do ma sát, làm việc lâu ngày. Các chi tiết khác như: lò xo, má phanh, trống phanh hư hỏng tương tự như ở phanh chân.3. Kiểm tra , điều chỉnha. Phanh kiểu guốc độc lập.− Điều chỉnh khe hở má phanh và tang tống phanh phía dưới bằng cách vặn vít côn điều chỉnh. Vặn tiến vào sẽ giảm khe hở và ngược lại. ( hình 7.54a )− Điều chỉnh khe hở phía trên bằng cách thay đổi chiều dài thanh kéo nối với càng ép. Khi điều chỉnh trước tiên đẩy cần điều khiển trước rồi vừa điều chỉnh vừa kéo thử tay phanh, khi nào cá hãm ở nấc thứ 3 hoặc thứ 4 (3 hoặc 4 tiếng tách) má phanh đã ép chặt vào tang trống phanh là được. ( hình 7.54. b ) a) b)Hình 7.54 Điều chỉnh phanh tay kiểu guốc b. Phanh tay kiểu phụ thuộc Điều chỉnh khe hở giữa má phanh và tang trống phanh bằng cách thay đổi chiều dài đòn kéo nhờ đai ốc điều chỉnh (9). Nếu rút ngắn đòn kéo (2) thì giảm khe hở và ngược lại ( hình 7.55). Hình 7.55 Điều chỉnh phanh tay kiểu phụ thuộc . Theo kết cấu có hai loại:+ Phanh tay kiểu đĩa.+ Phanh tay kiểu tang trống.7.5.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc của phanh tay1 . Phanh tay độc lập kiểu đĩaa.. 7.51 Cấu tạo phanh tay kiểu đĩa1. Tay phanh; 2. Đĩa phanh; 3, 7 Má phanh; 4, 6. Tay đòn;

Ngày đăng: 24/10/2012, 15:32

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan