Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

4 5.1K 15
Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

KẾ HOẠCH XÂY DỰNG BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ - KHỐI PHỔ THÔNG Trường: THCS Kim Sơn MÔN HỌC: Địa lý KHỐI LỚP: 8 Họ tên giáo viên: Trần Thị Hà Trình độ chuyên môn: CĐ Văn- Địa Trình độ Tin học: B Địa chỉ: Trường THCS Kim Sơn ĐT: 01685108979 Số tiết của bài dạy: 01 I. Mục tiêu bài dạy: 1. Kiến thức: - 3 đặc điểm cơ bản của địa hình VN -Vai trò và mối quan hệ của địa hình với các thành phần khác trong môi trường tự nhiên - Sự tác động của con người ngày càng sâu sắc làm biến đổi địa hình. 2. Kỹ năng: - Rèn luyện kỹ năng đọc, hiểu khai thác kiến thức về địa hình VN trên bản đồ địa hình . - Kỹ năng phân tích nát cắt địa hình để nhận biết rõ sự phân bậc của địa hình VN 3. Thái độ: - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước. II. Yêu cầu của bài dạy: 1. Về kiến thức của học sinh a) Kiến thức về CNTT - Nắm đầy đủ các kỹ năng cơ bản trong word, excel, powerpoint - Giúp học sinh ham muốn tìm hiểu về tin học, nâng cao kĩ năng vi tính cho học sinh. b) Kiến thức chung về môn học - Nắm được kiến thức địa lý của 6,7 và 1 phần kiến thức địa lý 8 2. Về trang thiết bị/Đồ dùng dạy học a) Trang thiết bị/Đồ dùng dạy học liên quan đến CNTT: - Phần cứng : Máy chiếu,phông chiếu, máy tính. - Phần mềm : Office 2003, Violet 1.5. b) Trang thiết bị khác/Đồ dùng dạy học khác: Que chỉ, Sách giáo khoa III. Chuẩn bị cho bài giảng: 1. Chuẩn bị của Giáo viên: - Bài giảng điện tử : Đặc điểm địa hình Việt Nam - Bài thuyết trình bài giảng điện tử. - Tư liệu khác. 2. Chuẩn bị của Học sinh: - Đọc trước và trả lời các câu hỏi tìm hiểu bài . IV. Nội dung và tiến trình bài giảng (Sử dụng CNTT một cách sáng tạo hỗ trợ đổi mới phương pháp dạy học) 1. Tổ chức lớp (thời gian 01 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh. 2. Kiểm tra bài cũ (thời gian 3 phút): Câu 1- Lịch sử phát triển tự nhiên Việt Nam trải qua mấy giai đoạn? A. Hai ; B. Ba ; C. Bốn; D. Năm Đáp án: B Câu 2- Ý kiến nào sau đây không nằm trong hoạt động địa chất giai đoạn Tân kiến tạo? A. Nâng cao địa hình, làm cho sông ngòi trẻ lại B. Hình thành cao nguyên ba dan C. Hình thành các đồng bằng phù sa trẻ D. Địa hình bị ngoại lực bào mòn, hạ thấp trở thành những bề mặt san bằng. Đáp án : D 3. Giảng bài mới (thời gian 35 phút): a) Giới thiệu, dẫn nhập Địa hình Việt Nam vô cùng phong phú và phức tạp, điều đó tạo nên sự đa dạng và phong phú của tự nhiên Việt Nam. b) Nội dung bài mới Hoạt động của GV và HS Nội dung 1 - Hoạt động 1(hoạt động cá nhân) - ? GV chiếu h28.1. ? lãnh thổ VN(phần đất liền) có các dạng địa hình nào? dạng địa hình nào chiếm diện tích lớn nhất. Giáo viên giới thiệu đồi núi là bộ phận quan trọng nhất của cấu trúc địa hình nước ta - ? Vì sao đồi núi là bộ phận quan trọng - ? Đồi núi chiếm bao nhiêu phần diện tích lãnh thổ, đặc điểm của nó. - ? Phân tích phần quan trọng của địa hình đồi núi + Đồi núi ảnh hưởng đến cảnh quan + Đồi núi ảnh hưởn đến kinh tế xã hội. - ? Xác định các đỉnh phanxipang, tây côn lĩnh, tam đảo, ngọc lĩnh - ? Xác định các cánh cung lớn của vùng ĐB và NTB. - ? Điạ hình đồng bằng chiếm bao nhiêu.đặc điểm của đồng bằng Miền Trung. - ? Xác định 1 số ngon núi sót lại thuộc tỉnh và thành phố nào, tại sao có hiện tượng trên. 1.Đồi núi là bộ phận quan trọng của cấu trúc địa hình Việt Nam - Đồi núi chiếm 3/4 diện tích lãnh thổ - Địa hình dới 1000m chiếm tới 85% Núi cao trên 2000m chỉ chiếm 1% => Địa hình đồi núi nớc ta chủ yếu đồi núi thấp 2- Hoạt động 2 - ? Lãnh thổ nước ta được tạo lập vững chắc ở giai đoạn nào. - ? Giai đoạn nào thì địa hình nớc ta có đặc điểm nh ngày nay - ? vì sao địa hình nước ta là già và được trẻ lại - ? đặc điểm phân tầng của địa hình nước ta được thể hiện như thế nào - ? Tìm trên h28.1 các vùng núi cao, cao nguyên, các đồng bằng trẻ, phạm vi thềm lục địa. nhận xét sự phân bố và hướng nghiêng của chúng. 3- Thảo luận nhóm - GV cho HS nghiên cứu mục thông tin 3. thảo luận nhóm trả lời.Mỗi nhóm thảo luận 1 vấn đề sau: - ? Địa hình nước ta biến đổi to lớn bởi những nhân tố chủ yến nào? + Sự biến đổi của khí hậu + Sự biến đổi tác động của dòng nước + Sự biến đổi tác động của con người. Đại diện nhóm trình bày kết quả, nhóm khác nhận xét bổ sung, giáo viên đưa ra kết luân. 2. Địa hình nước ta đợc tân kiến tạo nâng lên và tạo thành nhiều bậc kế tiếp nhau (10phút) -Đồi núi ,đồng bằng ,bờ biển và thềm lục địa Thấp dần từ nội địa ra biển -Địa hình có 2 hướng chính: + Tây Bắc - Đông Nam +Vòng cung 3.Địa hình nước ta mang tính chất nhiệt đới gió mùa và chịu tác động mạnh mẽ của con người (8phút) -Tạo nên địa hình caxtơ nhiệt đới độc đáo. -Tạo nên các dạng địa hình nhân tạo : đê sông,đê biển hồ chứa nước c) Mở rộng, khái quát kiến thức (thời gian 1 phút) - GV gọi 01 học sinh nhắc lại những nội dung chính trong bài học. - Với những đặc điểm địa hình như trên đã tạo cho Việt Nam hệ sinh thái phong phú, thiên nhiên tươi đẹp nhưng đồng thời cũng gây ra rất nhiều khó khăn trong hoạt động phá triển kinh tế xã hội. 4. Liên hệ đến các môn học khác (thời gian 1 phút) - Môn văn học với tự nhiên phong phú sẽ là nguồn cảm hứng cho các nhà thơ, nhà văn. - Môn Mỹ thuật và Nhiếp ảnh. 5. Củng cố kiến thức và kết thúc bài (thời gian 4 phút) Câu 1: Các dạng địa hình cơ bản thường thấy ở Việt Nam là? a) Địa hình phù sa trẻ b) Địa hình cacxtơ, địa hình cao nguyên ba dan c) Địa hình nhân tạo: đường sá, đê điều, hồ đắp d) Tất cả các đáp án trên đều đúng. Đáp án : d Câu 2: Hướng địa hình chính của nước ta là: a)- Hướng Tây Bắc – Đông Nam và hướng cánh cung b) Hướng Đông Bắc – Tây Nam và hướng cánh cung c) Hướng Bắc – Nam và hướng cánh cung. d) Hướng Tây – Nam và hướng cánh cung Đáp án : a * Hướng dẫn về nhà: - Làm các bài tập trong vở bài tập và tập bản đồ địa hình - Chuẩn bị atlat địa lý VN - Sưu tầm các tư liệu tranh ảnh về địa hình đồi núi, đông bằng, biển VN. V. Nguồn tài liệu tham khảo - Thư viện giáo án điện tử, tư liệu dạy học VI. Phân tích lợi ích của việc ứng dụng CNTT cho bài dạy - Giúp HS có được hình dung dễ dàng về đặc điểm địa hình Việt Nam. - Được trực tiếp trải nghiệm và khám phá thiên nhiên qua tranh ảnh, hs sẽ nhớ lâu, nhớ kĩ nội dung bài học. - Với các tư liệu mở rộng, trực quan học sinh có được hứng thú trong học tập, thu hút sự chú ý của học sinh. Ngày 28 tháng 3 năm 2009 XÁC NHẬN CỦA NHÀ TRƯỜNG NGƯỜI SOẠN Trần Thị Hà . và kết thúc bài (thời gian 4 phút) Câu 1: Các dạng địa hình cơ bản thường thấy ở Việt Nam là? a) Địa hình phù sa trẻ b) Địa hình cacxtơ, địa hình cao nguyên. Giai đoạn nào thì địa hình nớc ta có đặc điểm nh ngày nay - ? vì sao địa hình nước ta là già và được trẻ lại - ? đặc điểm phân tầng của địa hình nước ta được

Ngày đăng: 15/09/2013, 14:10

Hình ảnh liên quan

- 3 đặc điểm cơ bản của địa hình VN - Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

3.

đặc điểm cơ bản của địa hình VN Xem tại trang 1 của tài liệu.
- Làm các bài tập trong vở bài tập và tập bản đồ địa hình - Chuẩn bị atlat địa lý VN - Bài 28: Đặc điểm địa hình Việt Nam

m.

các bài tập trong vở bài tập và tập bản đồ địa hình - Chuẩn bị atlat địa lý VN Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan