Đáp án đề thi HSG môn Sinh - Gia Lai - năm 2009

5 833 3
Đáp án đề thi HSG môn Sinh - Gia Lai - năm 2009

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

1 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2008-2009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : SINH HỌC (Hướng dẫn chấm này có 5 trang) Nội dung Điể m Câu 1 : (1,0đ) - Sức hút nước (S) là hiệu số giữa áp suất thẩm thấu của dịch tế bào (P) và phản lực của vách tế bào (T) P - T = S - Mối quan hệ của các đại lượng P, T và S : + Khi tế bào héo hay co nguyên sinh thì S lớn ⇒ P > T + Khi tế bào bão hòa thì S = 0 ⇒ P = T - Ý nghĩa : Sức hút nước (S) biểu thị tình trạng thiếu nước trong tế bào, vì vậy rất có ý nghĩa trong việc sử dụng chỉ tiêu này để xây dựng chế độ tưới nước thích hợp cho cây. 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 2 : (1,0đ) Gọi x là số lần nguyên phân của 2 tế bào, ta có : - Số tế bào sinh giao tử cái là 2 x , số tế bào sinh giao tử đực là 2 x - Qua giảm phân (tất cả tế bào trên đều xảy ra giảm phân bình thường), như vậy: Số giao tử đực là : 4. 2 x , số giao tử cái là : 2 x - Theo đề ra ta có : 4. 2 x + 2 x = 80 . Giải ra x = 4 hay số lần nguyên phân của cả giao tử đực và giao tử cái là 4 lần. - Mặt khác, số nhiễm sắc thể đơn có trong giao tử đực là : n.4.2 4 = 64n. số NST đơn có trong giao tử cái là : n . 2 4 = 16n Theo đề ra ta có : 64n - 16n = 192 Giải ra ta được n = 4 => 2n = 8 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 3 : (2,0đ) - Tốc độ sinh sản của vi sinh vật rất nhanh, có thể tăng số lượng sinh khối trong một thời gian ngắn. - Sinh khối vi sinh vật rất giàu chất dinh dưỡng, chứa 30 - 70% protein với nhiều axit amin không thay thế, vitamin, enzym. - Vi sinh vật rất dễ gây đột biến, vì vậy rất thuận lợi trong việc tạo ra những chủng vi sinh vật mới có các đặc điểm sinh học theo hướng có lợi nhất trong việc sản xuất sinh khối giàu chất dinh dưỡng. - Việc sản xuất ít tốn diện tích; không phụ thuộc vào khí hậu, thiên tai, sâu bệnh; chủ động được về năng suất và chất lượng sản phẩm. 0,5 0,5 0,5 0,5 Câu 4 : (3,0đ) a) Nguyên lý của thí nghiệm : ĐỀ THI CHÍNH THỨC 2 - Vì cây C 3 phân biệt với cây C 4 ở một đặc điểm sinh lý rất quan trọng là cây C 3 có hô hấp sáng, trong khi đó cây C 4 không có quá trình này. - Hô hấp sáng lại phụ thuộc chặt chẽ vào nồng độ O 2 trong không khí. Nồng độ O 2 giảm thì hô hấp sáng giảm rõ rệt và dẫn đến việc tăng cường độ quang hợp. b) Cách tiến hành và điều kiện thí nghiệm : - Ở mỗi nồng độ O 2 (21% và 0%) người ta tiến hành đo cường độ quang hợp của cây A và B. - Thí nghiệm ở hai trường hợp liên tiếp nhau chỉ khác nhau về nồng độ oxy, các điều kiện khác như nhiệt độ, ánh sáng,… phải giống nhau. c) Giải thích kết quả thí nghiệm : - Kết quả thí nghiệm cho thấy cây B ở hai lần thí nghiệm có cường độ quang hợp khác nhau nhiều, do ở nồng độ O 2 0% đã làm giảm hô hấp ánh sáng đến mức tối đa và do đó cường độ quang hợp tăng lên (từ 25 → 45 mg CO 2 /dm 2 /giờ). - Trong khi đó cây A ở hai lần thí nghiệm, cường độ quang hợp hầu như không thay đổi, có nghĩa là cây A không có quá trình hô hấp sáng, nên nồng độ O 2 không thay đổi ảnh hưởng đến cường độ quang hợp. - Kết luận cây A là cây C 4 và cây B là cây C 3 . 0,5 0,5 0,5 0,5 0,25 0,25 0,5 Câu 5 : (1,5đ) - Sự hoàn thiện cơ quan sinh sản : + Từ chỗ chưa có cơ quan sinh sản đến chỗ có cơ quan sinh sản chuyên biệt. + Từ chỗ chưa phân hóa tính đực - cái (chưa phân biệt giao tử đực và giao tử cái) đến chỗ phân hóa rõ ràng thành giao tử đực (tinh trùng) và giao tử cái (trứng). + Từ chỗ các cơ quan sinh sản đực và cái cùng nằm trên một cơ thể (lưỡng tính) đến chỗ các cơ quan sinh sản nằm trên các cơ thể khác nhau (đơn tính). - Sự hoàn thiện hình thức thụ tinh : + Thụ tinh ngoài trong môi trường nước, hiệu quả thấp đến thụ tinh trong đảm bảo xác suất thụ tinh cao. + Từ tự thụ tinh đến thụ tinh chéo tạo ra những thay đổi về vật chất di truyền làm nguyên liệu cho các quá trình chọn lọc và tiến hóa. - Sự bảo vệ phôi và chăm sóc con non : + Từ chỗ phôi trong trứng phát triển trong điều kiện tự nhiên (sâu bọ, bò sát,…) đến chỗ bớt lệ thuộc vào môi trường xung quanh (chim, thú). + Từ chỗ con non sinh ra không được bảo vệ, chăm sóc đến chỗ được bảo vệ, chăm sóc và nuôi dưỡng trong một thời gian nhất định, đảm bảo con non sinh ra có tỷ lệ sống sót ngày càng cao. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 6 : (1,5đ) a) 3 - Sau bữa ăn gan nhận được nhiều glucoza từ tĩnh mạch cửa gan. + Gan điều chỉnh bằng cách biến đổi glucoza thành glycogen dự trữ trong gan và cơ. + Phần glucoza dư thừa sẽ được chuyển thành các phân tử mỡ và được chuyển tới dự trữ trong các mô mỡ, đảm bảo cho nồng độ glucoza trong máu giữ tương đối ổn định. - Ở xa bữa ăn, sự tiêu dùng năng lượng cho hoạt động của các cơ quan làm lượng glucoza trong máu có xu hướng giảm. + Gan bù đắp bằng cách chuyển glycogen dự trữ thành glucoza. + Gan cũng tạo ra những phân tử glucoza mới từ các hợp chất hữu cơ khác như axit lactic giải phóng từ cơ và glixerol từ quá trình phân hủy mỡ, đôi khi sử dụng cả axit amin. b) Các hooc môn chủ yếu tham gia : - Insulin : của tuyến tụy. - Glucagon : của tuyến tụy. - Cortizol : phần vỏ tuyến thượng thận. - Adrenalin : phần tủy tuyến thượng thận. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 Câu 7 : (1,5đ) - Loại bỏ loài A thì loài B trở thành loài ưu thế, chứng tỏ loài A có khả năng cạnh trạnh tốt hơn so với loài B (loài A khống chế loài B) - Loài B phát triển mạnh làm cho loài E bị biến mất khỏi quần xã. Điều này chứng tỏ hai loài B và E có mức độ trùng lặp nhiều về ổ sinh thái nên đã có hiện tượng cạnh tranh loại trừ. - Loài B, C và D có mức độ trùng lặp về ổ sinh thái ít nên loài C và D ít bị ảnh hưởng khi loại trừ loài A ra khỏi quần xã. 0,5 0,5 0,5 Câu 8 : (1,5đ) a) Lưới thức ăn : b) Biện pháp sinh học đơn giản và hữu hiệu là thả thêm vào ao một số cá quả để tỉa bớt đàn cá mương, thong dong, giải phóng nguồn thức ăn giáp xác cho cá mè hoa. 1,0 0,5 Câu 9 : (2,0đ) a) Số lượng từng loại nucleotit của gen : + Tổng số nucleotit của gen (N): Theo đề ra ta có : G - A = 10% (1) 0,25 Phytoplankton Cá mè trắng Giáp xác Cá mè hoa Cá mương, cá măng, thong dong Cá quả 4 Mặt khác ta có : G + A = 50% (2) Từ (1) và (2) suy ra : G = 30% và A = 20% Cũng theo điều kiện đề bài ta có : 2A + 3G = 3900, thay A và G vào ta có : 2 × 20%N + 3 × 30%N = 3900 ⇒ N = 3000 (nu) + Số lượng từng loại : G = X = 30%N = 30% × 3000 = 900 (nu) A = T = 20%N = 20% × 3000 = 600 (nu) b) Số lượng nucleotit từng loại của gen có trong tế bào khi tế bào chứa gen đó đang ở kỳ giữa của nguyên phân : + Ở kỳ giữa của nguyên phân các nhiễm sắc thể đã ở trạng thái kép, do đó gen cũng đã nhân đôi và trong tế bào có 2 gen. + Số nu từng loại : A = T = 600 × 2 = 1200 (nu) G = X = 900 × 2 = 1800 (nu) 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 Câu 10 : (3,0đ) a) - Nhóm máu ABO của người được di truyền do gen đa alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thứ 19. Alen I A quy định có ngưng kết nguyên A trên hồng cầu. Alen I B quy định có ngưng kết nguyên B trên hồng cầu. Alen I O quy định không có ngưng kết nguyên A và B trên hồng cầu. ( Trong đó I A = I B > I O ) Kiểu hình Kiểu gen Nhóm máu A I A I A , I A I O Nhóm máu B I B I B , I B I O Nhóm máu AB I A I B Nhóm máu O I O I O - Yếu tố Rhesus cũng được di truyền do gen đa alen nằm trên cặp nhiễm sắc thể thứ 1, xét hai alen : Gen R có yếu tố Rhesus (Rh + ) trên hồng cầu là trội so với gen r không có yếu tố Rhesus (Rh - ) trên hồng cầu. - Do cơ chế di truyền của các nhóm máu ABO, sự phủ nhận của ông ta không đúng vì đứa trẻ có nhóm máu O (I O I O ) có thể là con của ông, nếu ông và vợ ông có nhóm máu A và B dị hợp. P : ♂ I A I O × ♀ I B I O G P : I A , I O I B , I O F 1 : I A I B , I A I O , I B I O , I O I O b) Đối với yếu tố Rhesus, sự phủ nhận của ông ta cũng không có cơ sở. Vì nếu ông ta có yếu tố Rhesus, kiểu gen dị hợp Rr thì vẫn có thể có con không có yếu tố Rhesus. 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 5 P : ♂ Rr × ♀ rr G P : R , r r F 1 : 1 Rr : 1 rr (Rh - ) 0,5 Câu 11 : (2,0đ) a) Tỷ lệ người bình thường trong cộng đồng : - Gọi p là tần số alen C trong cộng đồng, q là tần số alen c trong cộng đồng, vì chỉ có 2 alen nên p + q = 1 - Người biểu hiện bệnh teo cơ có kiểu gen cc, theo giả thiết có tần số 1 2500 = 0,0004 - Tần số alen 0,0004 0,02c q= = = - Do p + q = 1 ⇒ p = 1 - q = 1 - 0,02 = 0,98 - Theo định luật Hac-đi Van-béc ta có tần số kiểu gen trong quần thể là : p 2 CC + 2pqCc + q 2 cc = (0,98) 2 CC + 2(0,98 × 0,02)Cc + (0,02) 2 cc - Tỷ lệ người bình thường kiểu gen dị hợp Cc = 2(0,98 × 0,02)100% = 3,92% b) Số người bình thường có kiểu gen đồng hợp trong cộng đồng 10.000 người : - Tần số kiểu gen CC = (0,98) 2 = 0,9604 - Số người bình thường có kiểu gen đồng hợp : 0,9604 × 10.000 = 9604 (người) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 --------------------HẾT------------------- . - Số người bình thường có kiểu gen đồng hợp : 0,9604 × 10.000 = 9604 (người) 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 0,25 -- -- - -- - -- - -- - -- - -- - HẾT -- - -- - -- - -- - -- - -- - -. 1 SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO GIA LAI KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 200 8-2 009 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN : SINH HỌC (Hướng dẫn chấm này có 5 trang)

Ngày đăng: 14/09/2013, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan