SƠ LƯỢC TIỂU SỬ MẠC CỮU ( Hà Tiên)

4 736 3
SƠ LƯỢC TIỂU SỬ MẠC CỮU ( Hà Tiên)

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀN THỜ MẠC LỆNH CÔNG A. Sự tích - Đời Gia Long, ông Mạc Cữu (*) thừa lệnh vua thiết lập đền thờ Trung Nghĩa Từ, ban đền được cất bằng gỗ lợp lá ở trong thành Tiên. - Năm Thiệu Trị thứ 6 ( 1846), quan tỉnh sở tại tâu xin Vua cho chuyển đền thờ ra phía Tây thành dưới chân núi Bình San, xây gạch lợp ngói đổi tên là Tam Mạc Công Từ - Năm Thành Thái thứ 9 ( 1897), Hội Lạc thiện Tiên vận động nhân dân góp sức trùng tu ngôi đền vì xuống cấp trầm trọng. Lễ thượng Chánh điện vào giờ Thìn ngày Bính Dần tháng Nhâm Tuất ( 1898). Lễ khánh thành ngày 12 tháng Chạp năm Tân Sửu ( tức ngày 22. 01. 1902). - Đến nay đền thờ vẫn nguyên hình tích cũ. Đây chốn tôn nghiêm phụng tự 3 vị công thần họ Mạc tận trung báo quốc, anh linh chói rạng, khí tiết ngập trời, dày công mở cõi hoàn thành sứ mệnh đối với lịch sử Việt Nam. 1. Khai Trấn Thượng Trụ Quốc Đại Tướng Quân Vũ Nghị Công Trung Đẳng Thần Mạc Cữu. 2. Đạt Nghĩa Tổng Binh Đại Đô Đốc Quốc Lão Quận Công Mạc Thiên Tích. 3. Tham Tướng Cai Cơ Đạt Tận Trụ Quốc Cẩm Y Vệ Đô Đốc Chưởng Cơ Lý Chính Hầu Mạc Tử Sanh Hàng năm nhân dân Tiên khánh tiết lễ hội vào 5 ngày: - Giỗ ông Mạc Cữu, ngày 27 tháng 5 âm lịch - Giỗ ông Mạc Thiên Tích, ngày mồng 5 thánh 10 âm lịch - Giỗ Đồng cuộc chư vị tướng sĩ tuẫn nạn năm Canh Tý ( 1780) ở Xiêm: Ngày 24 tháng 10 âm lịch. - Đại khánh cầu an bản xứ 12 thánh 12 âm lịch - Lễ Thanh Minh B. Tiểu sử các ngài: I. Khai Trấn Thượng Trụ Quốc Đại Tướng Quân Vũ Nghị Công Trung đẳng Thần Mạc Cữu. - Ông người xã Lô Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). - Năm 1671, Nhà Minh đát ( nhà Minh sụp đổ 1644), ông Mạc Cữu mới 17 tuổi, chẳng chịu được chính sách Nhà Thanh. Ông vượt biển đi về phương Nam, lần hồi trở nên chủ nhân 01 chiếc thương thuyền giao dịch vùng Đông Nam Á, rất giỏi kinh tế lẫn quân sự. - Năm 1680, ông đến nước Chân Lạp được vua nước này tin cẩn giao cho chức Ốc Nha. Thấy đất Mang Khảm có đông người các nước buôn bán rất sầm uất. Ông xin Vua Chân Lạp đến đó kinh dịch thương mại đồng thời khuyến khích mở mang nông nghiệp. Ông chiêu tập lưu dân các nước đến lập nên 07 xã thôn: Phú Quốc, Vũng Thơm, Trũng Kê, Cầu Vợt, Rạch Giá, Cà Mau và Tiên, không mấy chốc ông trở nên giàu có. - Năm 1687, quân Xiêm kéo đến cướp phá, ông bị bắt về Xiêm 13 năm sống tại cảng Vạn Tuế Sơn - Năm 1700, nhân lúc bên Xiêm có loạn, ông trốn về Lũng Kì nhưng đất Lũng Kì hẹp, khó bề mở mang, ông lại quay về Phương Thành - Năm 1705, giặc Xiêm trở lại đánh Tiên lần 2, lần này ông chạy thoát. Thế là cả 2 lần giặc Xiêm công phá người Cao Miên không tiếp viện cho ông. Nhận thấy không thể nào sống yên ổn để phát triển bên cạnh những Hoàng thân chỉ lo giết hại nhau để chiếm đoạt ngôi Vua, không mãy may lo lắng bảo vệ biên cương bờ cõi, ông mới sai thuộc hạ soạn thảo văn biểu mang lễ vật đến xin đầu phục Chúa Nguyễn Phúc Chu - Mùa thu năm Mậu Tý ( 1708), Chúa Nguyễn tiếp nhận phái đoàn của ông Mạc Cữu, chấp thuận cho ông làm Quan Trưởng ở Tiên, ban cho ông chức Tổng binh và chỉ thị cho ông lập thành quách để bảo vệ đất đai… Từ đó Tiên trở thành một Trấn nhộn nhịp như một nơi đô hội nhỏ. Vùng đất này thống thuộc chủ quyền Việt Nam từ đó. - Bà mẹ của ông Mạc Cữu còn lại ở Lôi Châu ( Trung Quốc) nhớ con lâu ngày mới đi thuyền vượt biển đến thăm. Ông tận tình hiếu dưỡng, ông có dựng ngôi chùa Tam Bảo ở phía sau Trấn thự để mẹ tu hành . Một năm vào ngày tắm Phật( mồng 8 tháng 4 âm lịch), Thái Bà Bà bổng nhiên tạo hóa trước bàn Phật. Ông Mạc Cữu an tang mẹ xong cho đúc tượng Phật Di Đà để thờ tại chùa. - Năm 1711, Tổng binh Mạc Cữu ra Huế triều kiến Chúa Nguyễn, giữ lệ 3 năm tiền cống 1 lần - Năm Mậu Tuất ( 1718), vào tháng 2 vua Chân Lạp Nặc Ong Thâm viên binh Xiêm hợp đồng kéo đánh Tiên, có thủy hàng trăm tàu thuyền, chở 5000 quân tấn công mặt biển, ông Mạc Cữu chống trả nhưng địch không lại, chạy qua cố thủ ở Lũng Kì. Đêm mồng 7 tháng 3 năm Mậu Tuất, bà Mạc Cữu ( Ý Đức Thái phu nhân) hạ sinh Mạc Tông( tức ông Mạc Thiên Tích) - Năm sau ông Mạc Cữu mới đưa con về lại Tiên, giữa cảnh hoang tàn đổ vở, ông lo tổ chức lại, chú trọng công cuộc phòng thủ tầm xa, lập lũy đất Giang Thành đặt nơi quan sát báo động trên các hải đảo và trên các núi đồi cao, dân cư lần hồi được quy tụ lại. - Năn 1735, ông bệnh và qua đời, hưởng thọ 82 tuổi. Chúa Nguyễn cáo phong ông : ‘ Trấn Quốc Nghị Vũ Cữu Lộc Hầu” vua Minh Mạng tặng: “ Tiên Khai Trấn Thượng Trụ Quốc Đại Tướng Võ Nghị Công Kinh Sự”. Vua Thiệu Trị năm thứ 3 ( 1843) sắc phong cho ông làm “ Trung Đẳng Thần” đời đời được nhân dân thờ kính. II. Đại Đô Đốc Lão Quân Công Mạc Thiên Tích - Ngài húy danh là Tông, chính danh là Tứ ( hay là Tích), tự Sĩ Lân, lúc bé rất thông minh, ham học thích văn chương, trọng lễ nghĩa tài kiêm văn võ. - Năm 1706, khi Ý Đức Thái phu nhân hạ sinh ngài điềm lành xuất hiện, dưới sông Lũng Kì có tượng Phật phát sáng rực cả khúc sông, bao nhiêu người cũng không tài nào khiêng lên được. Ông Mạc Cữu phải cho lập chùa để thờ Phật cạnh bờ sông gọi là chùa Lũng Kì - Năm 1736, lúc ông 18 tuổi, chúa Nguyễn Phúc Chu cho ông lãnh chức Tổng binh Trấn Tiên, ông được vua 3 chiếc thuyền Long bài và cho phép mở xưởng đúc tiền để phát triển kinh tế. Ông chia đặt các ban bệ, tổ chức một nền hành chính và quân sự theo cách của ông, mở trường đào tạo người tài, đắp thành quách , mở rộng phố chợ. Ông hết lòng chiêu hiền đãi sĩ, những bật văn nhân, thi sĩ kéo về rất đông, ông cho dựng Chiêu Anh Các nơi đó là Hội Tao Đàn, hàng ngày bàn giải văn chương, xướng họa, thi phú. Ông có in nhiều tập sách chữ Hán nổi danh tài vận. Ngày nay còn truyền lại tập: “ Tiên Thập vịnh”. Sách gồm 320 bài thơ của 32 tác giả dân truyền gọi là Thập Bát Anh. Ông Mạc Thiên Tích xướng ra đề bài 31 vị khác hoa vận. Các đề tài là Kim Dự Lan Đào, Bình San Điệp Thúy, Tiên Tự Hiển Chung, Giang Thành Dạ Cổ, Thạch Động Thôn Vân, Châu Nham Lạc Lô, Đông Hồ Ấn Nguyệt, Nam Phố Trừng Ba, Lộc Trĩ Thôn Cư, Lư Khê Ngự Bạc. Ngoài thơ chữ Hán, ông cũng rất giỏi chữ Nôm Tiên thập vịnh do Mạc Thiên Tích chọn đó là mười cảnh: 1. Kim Dữ lan đào: Đảo vàng ngăn song 2. Bình San điệp thúy: Màu thúy trùng điệp ở Bình San 3. Tiêu Tự hiểu chung: Chuông sớm ở chùa tiêu 4. Giang Thành dạ cổ: Tiếng trống đêm ở Giang Thành 5. Thạch Động thôn vân: Động đá ngậm mây 6. Châu Nham lạc lộ: Cò đậu ở núi Châu Nham 7. Đông Hồ ấn nguyệt: Bóng trăng in xuống Đông Hồ 8. Nam Phố trừng ba: Sóng trong ở Nam Phố 9. Lộc Trĩ thôn cư: Xóm thôn ở Lộc Trĩ 10. Lư Khê ngư bạc: Thuyền đậu ở Lú Khê. - Năm 1739, Vua Miên là Thommo Racheá kéo quân đánh Tiên muốn thu hồi đất đã mất, nhưng chỉ một mình ông Mạc Thiên Tích cùng với binh sĩ và vợ ông đánh đuổi được giặc Miên giữ an bờ cõi. - Năm 1748, diệt tan một toán cướp biển trên biển Đông đã chặn đánh thuyền buôn bài của ông. - Năm 1756, nước Miên bị loạn, vua Nặc Nguyên chạy lánh trong vùng đất Tiên, xin ông Thiên Tích tâu trình với vua Võ Vương tha tội cho ông. Nguyễn Lư Trinh lúc đó làm Hiệp Tổng Trấn Gia Định thành đã hỗ trợ lời trình của ông Thiên Tích nên vua thuận, nước Việt Nam có thêm đất Tầm Bôn ( Long An) và Xoài Rạp ( Gò Công) - Năm 1757, Nặc Nguyên chết, triều đình Miên lại lộn xộn, Nặc Nhuận bị giết, con Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy qua Tiên cầu xin làm con ông Thiên Tích . Ông Thiên Tích tâu về Triều đình xin cho Nặc Tôn làm vua Cao Miên, Chúa chấp thuận và phó tác cho hộ tống Nặc Tôn về nước lên ngôi. Nặc Tôn thọ ơn ông nên cắt 5 phủ: Vũng Thơm, Cầu Bốt, Chân Sum, Sài Mạt và Linh Quỳnh để cho Võ vương sát nhập vào Tiên. Nặc Tôn lại cắt đất Tầm Phong Long tạ ơn vua. Ông Thiên Tích thiết lập Long Xuyên Đạo ( Cà Mau) và Kiên Giang Đạo ( Rạch Gía) - Năm 1767, Miến Điện tấn công Xiêm La, con vua Xiêm là Chiêu Thúy chạy lánh nạn ở Tiên, xin ông Thiên Tích che chở. Năm đó một người Triều Châu là Trịnh Tân chiếm được Xiêm La, truy tìm các Hoàng tử vua trước để diệt hậu loạn. Cuộc xích ních với Xiêm La có lý do nảy sinh. Trong năm có bọn Hoắc Nhiêu quấy rối ở đảo Cổ Công . Ông Thiên Tích cử tướng dẹp tan. - Năm 1768, đánh đuổi bọn Trần Thái ở Bạch Mã. - Năm 1770, tiêu diệt bọn Phạm Lam vào Ốc Nha Kê mưu toan đánh úp Tiên. - Năm 1771, Trịnh Tân kéo quân vây đánh Tiên, ở trong thành quân số ít, thành yếu bị vây nhiều ngày cuối cùng thành bị hãm, ông Thiên Tích cùng các con chạy ra Trấn Giang. - Năm 1772, lực lượng Việt Nam đánh đuổi được quân Xiêm, ông Thiên Tích muốn cứu vợ con đã bị Trịnh Tân bắt đi, nên gửi thư sang Xiêm giảng hòa. - Năm 1775, vua Duệ Tôn nhà Nguyễn chạy vào Gia Định, ông Thiên Tích và các con đều yết kiến vua phong cho ông chức: “ Quốc Lão Đô Đốc Quận Quốc Công” phong cho Tử Hoàng chức Chưởng Cơ, Tử Thương chức Thằng Thủy Cai Cơ, ông Tử Dung chức Tham Tướng, bảo vệ giữ Trấn Giang. - Năm 1776, quân Tây Sơn đuổi rất gấp, ông Thiên Tích đưa Duệ Tôn chạy, sai Mạc Tử Dung vào Hiệp Giang lấp đường thủy cản Tây Sơn nhưng rồi Duệ Tôn lại bị bắt ở Cà Mau và bị giết. Ông Mạc Thiên Tích thì đi Kiên Giang rồi thuận đường sang Xiêm. Trịnh Tân lưu ông ở lại. - Năm 1780, do kế li gián của địch, một người Miên tên là Bồ Ong Giao nói dèm với Trịnh Tân, phao rằng bắt được thư bí mật của Nguyễn Vương xúi Mạc Thiên Tích làm nội ứng, Vương sẽ từ ngoài vào đánh Vọng Các. Vua Xiêm giận bắt ông hạ ngục, ông phải nuốt vàng tự tẩn. Hưởng thọ 63 tuổi, sau được phong “Đại Đô Đốc Quy Nghĩa Công Thần Quốc Lão Quận Công” III. Tham Tướng Cai Cơ Đạt Tận Trụ Quốc Lý Chánh Hầu Mạc Tử Sanh. - Ông là con trai của Quốc Lão Quận Công Mạc Thiên Tích. Hồi ông Quốc Công bị nạn ở Xiêm năm 1780, ông Tử Sanh may mắn được một ông quan của Xiêm che chở, năm ấy ông 12 tuổi. - Năm 1784, Nguyễn Vương ( Phúc Ánh) chạy sang Xiêm. Ông được vua Xiêm cho phép đến bái kiến Người. Từ đó ông được theo hầu cận bên Vua. Thấy ông lanh lợi, vua phong cho ông chức Tham Tướng Cai Cơ Cẩm Y Vệ Sự. - Mùa thu 1784, Nguyễn Vương vào đánh chiếm được Trà Ôn giao cho ông Tử Sanh đóng giữ Trấn Giang. Mùa đông năm đó Nguyễn Vương vì thua lớn ở Mĩ Tho, ông Tử Sanh rước vua về Trấn Giang rồi đưa vua đi Hòn Son ( Tiên). Vương sai ông Tử Sanh mang quốc thư sang Xiêm báo rõ lý do Chiêu Tăng, Chiêu Sương sách nhiểu bức bách dân tình mà bị bại. Sau đó Nguyễn Vương đến Xiêm ở đó 2 năm, ông tử sanh cũng vẫn theo hầu. - Năm 1787, Nguyễn Vương về chiếm lại Gia Định. Ông Tử Sanh được giao cho giữ Tiên chức Lưu Thủ Tiên Trấn, ông sai cai đội trung chở giúp vua 300 khẩu sung để dùng trong chiến đấu. - Năm 1788, mùa hạ ộng bị bệnh (Dịch tả), qua đời khi tại chức , hưởng thọ 20 tuổi. Được truy tặng Đạo Tiền Phụ Quốc Thượng Tướng Quân Đô Đốc Chương Cơ Lý Chánh Hầu. Kính cẩn sao lượclược ghi theo sách: - Gia Định Thành Thông Chí của Trịnh Hoài Đức - Đại Nam Liệt Truyện Tiền Biên Quốc sử - Tiên Trấn Hiệp Trấn Mạc Thi Gia Phả của Vũ Thế Vinh và nhiều tài liệu sử khác . 3 năm Mậu Tuất, bà Mạc Cữu ( Ý Đức Thái phu nhân) hạ sinh Mạc Tông( tức ông Mạc Thiên Tích) - Năm sau ông Mạc Cữu mới đưa con về lại Hà Tiên, giữa cảnh. Thần Mạc Cữu. - Ông người xã Lô Quách, huyện Hải Khang, phủ Lôi Châu, tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc). - Năm 1671, Nhà Minh đát ( nhà Minh sụp đổ 1644), ông Mạc

Ngày đăng: 14/09/2013, 14:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan