huan luyen the thao

25 4.1K 97
huan luyen the thao

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CHƯƠNG 9 : HUẤN LUYỆN THỂ THAO 9.1. CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN 9.1.1. Đào tạo VĐV Khi nói đến thể thao không chỉ dừng ở thi đấu, nó còn là sự chuẩn bị tập luyện đặc biệt, là kết quả lao động sáng tạo của mỗi cá nhân và nhiều yếu tố khác nữa nhằm đạt thành tích thể thao cao nhất. Yếu tố tạo nên thành tích thể thao gồm 2 loại : - Các yếu tố bên trong đó là các khả năng và trang trí thực tế sẵn sàng đạt thành tích nhất định của VĐV. - Các yếu tố bên ngoài bao gồm các phương tiện, PP và điều kiện tác động có chủ đích đến sự phát triển VĐV và đảm bảo cho họ đạt được trạng thái sẵn sàng. Để đảm bảo được trạng thái đó người ta đã sử dụng nhiều yếu tố liên quan đến buổi tập thể thao (các phương tiện hồi phục sau tập luyện, chế độ dinh dưỡng, chế độ sinh hoạt, điều kiện tập luyện và thi đấu v.v…) Tất cả các yếu tố kể trên đã tạo thành quá trình đào tạo VĐV. Đào tạo VĐV là một quá trình bao gồm nhiều mặt, sử dụng có mục đích nhiều nhân tố tác động có chủ đích tới sự phát triển VĐV và đảm bảo cho họ có trình độ sẵn sàng đạt được thành tích thể thao. Các nhân tố và điều kiện sử dụng trong đào tạo VĐV có thể chia thành 3 nhóm sau : + Huấn luyện thể thao + Thi đấu thể thao : trong trường hợp này chúng ta xem các cuộc thi đấu thể thao như là một trong những phương tiện đào tạo VĐV. Tuy nhiên chúng ta biết rằng thi đấu thể thao còn có những chức năng xã hội khác : hợp tác quốc tế và thẩm mỹ v.v… + Các nhân tố ngoài tập luyện và thi đấu nhằm tăng hiệu quả của tập luyện và thi đấu hoặc đẩy nhanh quá trình hồi phục của VĐV sau tác động của LVĐ làm. 9.1.1.1. Huấn luyện thể thao Theo nghĩa hẹp thì HLTT là sự chuẩn bị cho VĐV về các mặt thể lực, kỹ thuật thể thao, chiến thuật, trí tuệ, tâm lý và đạo đức dựa trên cơ sở chủ yếu bằng PP, BT. Khái niệm này thể hiện trong các khái niệm huấn luyện SN, mạnh, bền, trình độ tập luyện … 1 Theo nghĩa rộng thì HLTT là quá trình chuẩn bị cho VĐV một cách có kế hoạch và hệ thống để đạt thành tích thể thao cao và cao nhất. Nó bao gồm tất cả những nét đặc trưng cơ bản của quá trình sư phạm (giảng dạy, giáo dục) và các biện pháp tự giáo dục của VĐV nhằm mục đích nâng cao thành tích thể thao. HLTT là hình thức cơ bản trong đào tạo VĐV vì HLTT thực chất là đào tạo VĐV không qua hệ thống BT, và PP BT là PP đặc trưng của quá trình HLTT, nếu thiếu nó thì không còn là HLTT nữa. Mặt khác chỉ có thông qua quá trình HLTT mới có thể giải quyết tương đối trọn vẹn các nhiệm vụ đào tạo VĐV (nhiệm vụ : giáo dục phẩm chất tâm lý cá nhân, chuẩn bị thể lực, chuẩn bị kỹ thuật, chuẩn bị chiến thuật và chuẩn bị trí tuệ) chỉ có thông qua BT trong HLTT mới phát triển được thể lực, kỹ – chiến thuật và hình thành những phẩm chất ý chí cho VĐV. Vì vậy, HLTT là hình thức cơ bản trong đào tạo VĐV. 9.1.1.2. Hệ thống thi đấu thể thao Hệ thống thi đấu thể thao bao gồm các cuộc thi đấu chính thức và không chính thức trong thể thao, trong đó các cuộc thi đấu chính thức có ý nghĩa hàng đầu. Các cuộc thi đấu đó chi phối rõ rệt đến tổ chức đào tạo của từng VĐV cũng như toàn đội, thậm chí của toàn ngành. Các cuộc thi được sắp xếp theo một trật tự tùy theo tính chất và quy mô cuộc thi. Những cuộc thi chủ yếu như : vô địch thế giới, châu lục, khu vực, vô địch toàn quốc có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác tổ chức huấn luyện. Ngoài các cuộc thi chính thức, phần lớn các cuộc thi còn lại đều có tính chất chuẩn bị. Nhưng các cuộc thi đấu chuẩn bị cũng có ý nghĩa cụ thể nhất định trong quá trình đào tạo VĐV như hoàn thiện kỹ thuật – chiến thuật, hoàn thiện mức độ ổn định tâm lý, kiểm tra mức độ sẵn sàng … Như vậy, thi đấu là hình thức quan trọng trong đào tạo VĐV và lẽ đương nhiên là hệ thống huấn luyện phải phù hợp với hệ thống thi đấu. 9.1.1.3. Các nhân tố bổ xung cho huấn luyện và thi đấu để nâng cao hiệu quả đào tạo VĐV Trong quá trình đào tạo VĐV thì tập luyện và thi đấu chưa đủ, nhất là ngày nay sự đua tranh TT-TT diễn ra một cách mạnh mẽ. Ngoài ra điều kiện tập luyện và thi đấu hiện đại, các HLV, các nhà khoa học đang khai thác những nhân tố ngoài tập luyện một cách triệt để nhằm nâng cao thành tích thể thao. Những nhân tố đó bao gồm : 2 - Chế độ sống (CĐS là trật tự các nội dung sinh hoạt, tập luyện trong ngày tạo nên hệ thống phản xạ có ĐK có tác dụng nâng cao sức khỏe và khả năng làm việc) được tổ chức phù hợp yêu cầu HL thể lực. Vấn đề tổ chức chế độ sống có ý nghĩa quan trọng đặc biệt trong HLTT hiện đại. - Hồi phục sau tập luyện : Có những VĐV cấp cao tập 5 – 7h/ngày. Vì vậy, cần phải có chế độ sống và sử dụng các phương tiện hồi phục (tắm, xoa bóp, thả lỏng v.v…) - Chế độ dinh dưỡng : Dinh dưỡng cần dinh dưỡng đặc biệt vì TLTT là loại hình lao động đặc biệt, tiêu hao năng lượng lớn, nên chế độ ăn uống cũng phải được quan tâm đặc biệt. - Ngoài việc tập luyện căng thẳng VĐV cần có thời gian để trao dồi về lý luận và tự giáo dục, vẫn tập thể dục sáng theo hướng vệ sinh, học tập và nghỉ ngơi giải trí. - Vì vậy các nhân tố trên có vai trò hợp lý hóa và nâng cao hiệu quả của tập luyện. 9.1.2. Trình độ đào tạo Nói đến trình độ đào tạo là nhằm chỉ tất cả các mặt đào tạo để làm cho VĐV có thể đạt được những thành tích thể thao kế tiếp nhau. Trình độ đào tạo bao gồm trình độ đào tạo về thể lực, kỹ thuật, chiến thuật thể thao, tâm lý và cả lý thuyết nhất định của VĐV. Trình độ đào tạo thể lực (trình độ thể lực) là mức độ phát triển về SM, SN, SB và các tố chất thể lực khác của VĐV. Trình độ thể lực càng cao thì VĐV hoàn thành nhiệm vụ vận động càng tốt và thi đấu càng có hiệu quả. Trình độ đào tạo kỹ thuật – Chiến thuật thể thao là trình độ điêu luyện về những mặt ấy của VĐV. Trình độ đào tạo tâm lý là sự vững vàng, nhạy bén về tinh thần và ý thức … đáp ứng những nhu cầu đạt thành tích thể thao cao. 9.1.3. Trình độ tập luyện Ngày nay có nhiều cách hiểu khác nhau về trình độ tập luyện : Người Đức và thậm chí một số người Nga coi trình độ TL là kết quả của tất cả các mặt đào tạo, họ cho rằng trong trình độ tập luyện có cả thể lực, kỹ thuật, chiến thuật thể thao và tâm lý. Thực ra cách hiểu như vậy là quá rộng và như thế nó đồng nghĩa với khái niệm trình độ đào tạo. Hiện nay, đa số các tài liệu cho rằng : Trình độ tập luyện là những biến đổi thích nghi trong lĩnh vực y – sinh học TDTT. Trình độ tập luyện là những biến đổi 3 thích nghi trong cơ thể VĐV do tác động của tập luyện. Như vậy khái niệm này nó hoàn toàn mang màu sắc y – sinh học. Người ta đánh giá trình độ tập luyện thông qua các chỉ số hình thái chức năng cơ thể ở trạng thái tĩnh : hình thái và cấu trúc của cơ, hoạt động của hệ thống tuần hoàn và hô hấp v.v… dó là những dấu hiệu của trình độ tập luyện. Người ta còn đánh giá trình độ tập luyện thông qua các bài thử (test) và trình độ tập luyện được thể hiện thông qua sự tiết kiệm hóa chức năng (LVĐ chuẩn) hoặc đạt được những kết quả cao nhất (hoạt động cực đại) và khả năng hồi phục nhanh. 9.1.4. Trạng thái sung sức thể thao (TT SS TT) Trạng thái sung sức thể thao là trạng thái sẵn sàng tối ưu của VĐV về mọi mặt (thể lực, kỹ – chiến thuật và tâm lý) trong mỗi chu kỳ huấn luyện để đạt thành tích thể thao cao. TT SS TT có được khi các mặt huấn luyện đạt kết quả cao nhất vào cùng một thời điểm và kết hợp với nhau thành một thể hoàn chỉnh thể lực, tâm lý, kỹ thuật, chiến thuật đều tốt) TT SS TT chỉ có hoặc không (chứ không nói TT SS TT kém hoặc trung bình) trong mỗi chu kỳ huấn luyện, và mỗi chu kỳ huấn luyện nó chỉ xuất hiện 1 hoặc vài lần. Duy trì TT SS TT là dậm chân tại chỗ vì duy trì TT SS TT trong thực tế cực kỳ khó khăn đối với quy luật hoạt động của hệ thần kinh và dẫn tới tập luyện quá sức. Do vậy ta phải phá bỏ TT SS TT cũ và xây dựng trạng thái mới. Tất nhiên có thể nảy sinh câu hỏi : 1 là trạng thái tối ưu của VĐV thì tại sao không duy trì thường xuyên được TT SS TT cho VĐV? Bởi vì : Một là TT SS TT thu được ở một bậc thang nào đó của sự hoàn thiện thể thao là 1 trạng thái tối ưu đối với bậc thang đó nhưng đối với tài nghệ thể thao thì đó lại không phải là tối ưu đối với bậc thang cao hơn tiếp theo. Vì thế nếu duy trì TT SS TT thường xuyên cũng đồng nghĩa với sự “dừng chân tại chỗ”. Để tiến lên phía trước cần phải vứt bỏ trạng thái tạo tiền dề để thu nhận cái mới. Hai là do tích lũy kéo dài hiệu quả của những LVĐ tập luyện và thi đấu cần thiết để thu nhận và tạo thành TT SS TT. Duy trì TT SS TT, sớm muộn sẽ xuất hiện phản ứng bảo vệ của cơ thể chống lại sự căng thẳng quá mức. Vì vậy nếu duy trì lâu dài TT SS TT sẽ dẫn đến tập luyện quá sức. Ba là bản thân việc duy trì sự cân bằng phức tạp giữa các chức năng với các quá trình sinh vật học khác nha đảm bảo cho TT SS TT là một việc khó khăn, đặc biệt đối với hệ thần kinh của VĐV. 4 Như vậy, duy trì lâu dài TT SS TT sẽ gây nên những hậu quả xấu. Nhưng thực ra không cần thiết phải làm như vậy bởi vì muốn nâng thành tích thể thao nhất thiết phải xóa bỏ trạng thái cũ và xây dựng trạng thái mới ở mức cao hơn. TT SS TT diễn biến theo 3 giai đoạn : hình thành, duy trì sự ổn định trạng thái trong một thời gian nhất định và giai đoạn tiếp theo là giai đoạn mất đi tạm thời. Quy luật của các giai đoạn phát triển của TT SS TT là cơ sở khoa học để phân chia chu kỳ thành các thời kỳ trong quá trình HLTT. 9.1.5. Thành tích thể thao Thành tích thể thao của VĐV là kết quả thể hiện toàn bộ khả năng của người đó trong môn thể thao nhất định. Nó được đánh giá theo những chỉ số đã được thừa nhận : thể lực, điểm số, bàn thắng, thời gian, cự ly, trọng lượng v.v… - Năng khiếu cá nhân, VĐV và mức độ đào tạo để đạt thành tích. - Hiệu quả của hệ thống đào tạo thể thao, nội dung tổ chức và các điều kiện đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật. - Các điều kiện đảm bảo cho thành tích phát triển. Đó là những nhân tố và điều kiện cơ bản có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự phát triển của thành tích thể thao trong xã hội. 9.2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN CỦA HUẤN LUYỆN THỂ THAO 9.2.1. Mục đích của huấn luyện thể thao Thể thao bao giờ cũng có quan hệ trực tiếp đến việc xác lập các thành tích thể thao. Thành tích thể thao không thể tự có. Bởi vậy, mục đích của HLTT là phát triển các năng lực thể chất và tinh thần của VĐV để đạt thành tích thể thao cao nhất và sử dụng hoạt động thể thao như là một nhân tố để hình thành hài hòa nhân cách và giáo dục trách nhiệm đối với xã hội. 9.2.2. Nhiệm vụ của huấn luyện thể thao HLTT phải giải quyết các nhiệm vụ chung là : đào tạo hoàn thiện tâm lý, kỹ thuật chiến thuật và thể lực cho VĐV. Xuất phát từ các nhiệm vụ chung, trong quá trình HLTT phải giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau : * Các nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức, thẩm mỹ, tri thức và các nhiệm vụ chuyên môn trong lĩnh vực đào tạo tâm lý VĐV. Giáo dục lòng yêu nước, giáo dục tính thẩm mỹ chung cũng như thẩm mỹ thể thao, trang bị cho VĐV những kiến thức cơ bản về tâm lý TT, tâm lý chuyên môn phù 5 hợp với yêu cầu của môn thể thao chuyên sâu, có thái độ đúng đắn đối với thành tích thể thao, đồng đội, đối phương và thậm chí cả người xem v.v… * Các nhiệm vụ huấn luyện thể lực Đó là giáo dục các năng lực thể chất cần thiết ở môn TT chuyên sâu (nhanh, mạnh …) và thể lực chung nhằm đảm bảo đạt thành tích thể thao cao nhất. Việc huấn luyện đó trước hết phải hướng vào phát triển các tố chất thể lực mà trong thi đấu môn thể thao chuyên sâu đòi hỏi. Cơ sở để phát triển các tố chất thể lực đó là khả năng chịu đựng LVĐ cao. * Các nhiệm vụ huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật thể thao nhằm giáo dưỡng kỹ – chiến thuật thể thao hình thành và hoàn thiện các KNKX vận động, giáo dục những kiến thức về chiến thuật cho VĐV và những phẩm chất khác có liên quan trực tiếp đến việc hoàn thiện kỹ – chiến thuật thể thao. 9.2.3. Phương tiện huấn luyện thể thao Phương tiện chính quan trọng nhất nhằm nâng cao thành tích thể thao trong huấn luyện đó là BTTC, BTTC được chia thành 3 loại : BT thi đấu, BT chuẩn bị chuyên môn và BT chuẩn bị chung. 9.2.3.1. Bài tập thi đấu BT thi đấu là những hành động nguyên vẹn hoặc tổ hợp các hành động vận động được dùng làm phương tiện cơ bản để tiến hành đua tài trong thể thao theo đúng luật thi đấu. Với nghĩa này BT thi đấu trùng với khái niệm môn thể thao. Chúng ta cần phân biệt các BT thi đấu đích thực với việc sử dụng BT thi đấu trong tập luyện. BT thi đấu phải được thực hiện trong thi đấu thể thao thực sự còn trong tập luyện mà sử dụng BT thi đấu thì chỉ để giải quyết các nhiệm vụ tập luyện mà thôi. Do khái niệm BT thi đấu tương ứng với khái niệm môn thể thao. Ví dụ : BT thi đấu bóng đá trùng với môn bóng đá, mỗi kiểu bơi là một BT thi đấu … Xuất phát từ dó mà Matvêep đã phân các môn thể thao thành 5 nhóm sau : 1. Bao gồm những môn TT vận động tối đa : cử tạ, đua thuyền bơi v.v… 2. Nhóm các môn điều khiển đua tài phương tiện dụng cụ : đua môtô, đua thuyền buồm v.v… 3. Các môn bắn trúng đích : bắn súng, bắn cung v.v 4. Các môn lắp ráp mô hình 5. Các môn tư duy logic : cờ 6 Cách chia như vậy là tương đối khách quan. Ngoài ra còn có những cách chia thuộc chương trình Olimpic thì chia thành 6 nhóm : 1. Nhóm các môn TT có chu kỳ, nhóm này được tách nhỏ thành chu kỳ SM tốc độ (cự ly ngắn) và chu kỳ sức bền (cự ly dài) 2. Các môn SM tốc độ : nhảy, ném, cử tạ v.v… 3. Các môn phối hợp động tác : TD, trượt băng v.v… 4. Các môn bóng 5. Các môn đối kháng cá nhân 6. Các môn phối hợp : 5 môn phối hợp hiện đại 9.2.3.2. Các bài tập chuẩn bị chuyên môn Là các BT hỗ trợ cho việc tiếp thu kỹ thuật của BT thi đấu cũng như hỗ trợ cho việc phát triển các tố chất thể lực chuyên môn, nên người ta chia thành 02 loại : BT hỗ trợ kỹ thuật và BT hỗ trợ thể lực. - BT hỗ trợ cho việc tiếp thu những kỹ thuật động tác mới, khó, còn được gọi là BT dẫn dắt. - BT hỗ trợ thể lực chủ yếu nhằm phát triển các tố chất thể lực còn được gọi là BT phát triển. Các BT chuẩn bị chuyên môn rất phong phú. Chúng có thể là chi tiết của BT thi đấu, cũng có thể là các phương án của BT thi đấu, hoặc là những động tác có hình thức tương tự BT thi đấu. Vi dụ như : chạy các đoạn ngắn đối với VĐV chạy, các động tác và phối hợp nhỏ ở VĐV bóng đá, VĐV nhảy cầu tập các BT nhào lộn. Như vậy một BT chỉ có thể là BT chuẩn bị chuyên môn khi nó có những nét cơ bản giống với BT thi đấu. Nhưng không phải tất cả các BT chạy đều là BT chuẩn bị chuyên môn của VĐV chạy (Bởi vì còn phụ thuộc vào phương án sử dụng) Mặt khác, BT chuẩn bị CM cũng không nhất thiết phải giống hệt BT thi đấu. Nhưng chúng phải được lựa chọn sao cho tác động có chủ đích và có hiệu quả đến sự phát triển các tố chất thể lực và kỹ xảo vận động ở ngay chính môn thể thao chuyên sâu. Ví dụ : khi sử dụng các BT gánh tạ đứng lên ngồi xuống cho VĐV cử tạ. 9.2.3.3. Các bài tập chuẩn bị chung Các BT chuẩn bị chung nhằm phát triển toàn diện khả năng của cơ thể, tạo vốn KNKX vận động phong phú làm tiền đề cho tiếp thu kỹ thuật ở môn thể thao chuyên sâu. Thành phần các BTCB chung thường rộng rãi và đa dạng về tính chất BTCB chung có thể trùng hợp hoặc không trùng hợp với BT chuẩn bị CM, nhưng khi chọn các BTCB chung phải tuân thủ các yêu cầu sau : 7 - Phải bao gồm các phương tiện GDTC toàn diện, đặc biệt là các BT tác động có hiệu quả đến phát triển các tố chất thể lực và làm phong phú vốn KNKX vận động cơ bản trong cuộc sống. - Nội dung huấn luyện khi sử dụng các BT phải phản ánh được đặc điểm của chuyên môn hóa thể thao và tạo tiền đề cho các BT chuẩn bị chuyên môn. Ranh giới giữa các BT đều mang tính quy ước, bởi vì, trong thực tế có những BT đứng giữa hai loại BTCB chung và BT chuẩn bị chuyên môn (được gọi là BT trung gian : bơi các kiểu, nhảy xa các kiểu hoặc chạy ở các cự ly khác cự ly thi đấu) đó là những BT có hình thức giống BT thi đấu nhưng có phương thức thực hiện khác BT thi đấu. Chính những BT này đã đảm bảo mối quan hệ chặt chẽ giữa 2 nội dung huấn luyện chung và chuyên môn cho VĐV. Vì vậy các BT trung gian có vai trò rất quan trọng trong huấn luyện VĐV cấp cao. 9.3. NỘI DUNG CỦA HUẤN LUYỆN THỂ THAO 9.3.1. Giáo dục phẩm chất, nhân cách, huấn luyện về tâm lý chuyên môn và tri thức cho VĐV * Để đạt dược thành tích trong tập luyện và thi đấu, điều trước tiên là phải giáo dục cho VĐV có động cơ tập luyện đúng đắn và cao đẹp như mong muốn vươn tới những thành tích thể thao ngày càng cao làm vinh quang cho tập thể và tổ quốc. * Một nhiệm vụ quan trọng nữa là giáo dục cho VĐV tiếp thu được những chuẩn mực về đạo đức thể thao tuân thủ các luật lệ thi đấu, tinh thần thi đấu cao thượng thắng không bại thua không nản, cách cư xử đúng đắn chân tình với HLV, đồng đội, với những người hâm mộ v.v… giáo dục cho VĐV tính cần cù, chịu đựng gian khổ, khắc phục khó khăn trong tập luyện và thi đấu. * Huấn luyện tâm lý chuyên môn được thể hiện trong việc giáo dục tính chủ động, sáng tạo tinh thần tự chủ, năng lực vượt qua những khó khăn tâm lý trong môn thể thao lựa chọn điều hòa trạng thái tối ưu của mình. Song trong quá trình tập luyện và thi đấu thể thao thường xuất hiện những trạng thái tâm lý gây ảnh hưởng xấu tới việc đạt thành tích thể thao. Để điều chỉnh trạng thái tâm lý của VĐV, ngoài những PP sư phạm có thể sử dụng các thủ thuật sau : - Sử dụng các yếu tố giáo dục và tự giáo dục như tạo lòng tin trong tập luyện và thi đấu, xây dựng tình đồng đội, tự rèn luyện những phẩm chất ý chí cần thiết. - Sử dụng các biện pháp, PP và thủ thuật chuyên môn để điều chỉnh trạng thái tâm lý VĐV. Điều đó giải thích chủ yếu thông qua việc sử dụng LVĐ hợp lý và phong phú về các hình thức khởi động chuyên môn. - Làm quen với những điều kiện thi đấu. 8 - Sử dụng các PP chuyên biệt để điều khiển và tự điều khiển trạng thái tâm lý như tự kỷ, ám thị, những BT tư duy vận động. Sử dụng các điều kiện môi trường tự nhiên, các điều kiện vệ sinh có tác động giải tỏa trạng thái tâm lý. * Đào tạo về mặt tri thức cho VĐV cần giáo dục những mặt sau : - Những tri thức giúp hình thành thế giới quan đúng đắn, giúp hiểu ý nghĩa xã hội và cá nhân của thể thao đối với VĐV. - Những tri thức về các cơ sở khoa học chung của công tác đào tạo VĐV (nguyên tắc chung đào tạo VĐV, các cơ sở khoa học tự nhiên và tâm lý của hoạt động thể thao v.v…) - Những tri thức hoạt động thực dụng như luật thi đấu, kỹ – chiến thuật môn thể thao lựa chọn, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả, các PP huấn luyện về thể lực và tâm lý, PP xây dựng kế hoạch tập luyện, chế độ sinh hoạt v.v… hình thức đào tạo phổ biến là bài giảng, thảo luận và tự đọc sách. 9.3.2. Huấn luyện thể lực Huấn luyện thể lực luôn là cơ s73 của HLTT. Huấn luyện thể lực cho VĐV phải phù hợp với quy luật chung của GDTC (đã được trình bày ở chương VII) và những đặc điểm của HLTT. Một trong những đặc điểm tiêu biểu đó là kết hợp chặt chẽ giữa HL thể lực chung với thể lực chuyên môn cho VĐV. 9.3.2.1. Huấn luyện thể lực chung Đó là quá trình giáo dục toàn diện những năng lực thể chất của VĐV. Người ta sử dụng các BT khác nhau để nâng cao khả năng chức phận của cơ thể làm phong phú vốn KNKX vận động cho VĐV. Tuy nhiên do đặc điểm chuyên môn hóa khác nhau theo đặc điểm của từng môn thể thaohuấn luyện thể lực chung cũng được chuyên môn hóa về nội dung và PP. Đó là quá trình giáo dục toàn diện những năng lực thể chất của VĐV. Người ta sử dụng các BT khác nhau để nâng cao kh3 năng chức phận của cơ thể làm phong phú vốn KNKX vận động cho VĐV. Tuy nhiên do đặc điểm chuyên môn hóa khác nhau theo đặc điểm của từng môn thể thaohuấn luyện thể lực chung cũng được chuyên môn hóa về nội dung và PP. 9.3.2.2. Huấn luyện thể lực chuyên môn Huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV là quá trình giáo dục nhằm phát triển và hoàn thiện những năng lực thể chất tương ứng với đặc điểm môn thể thao chuyên sâu. Nó có nhiệm vụ phát triển đến mức tối đa những năng lực dó ở VĐV. 9 Tùy theo đặc điểm của từng môn thể thao khác nhau mà huấn luyện thể lực chuyên môn cho VĐV theo từng môn cũng khác nhau. Mối quan hệ giữa HL thể lực chung và chuyên môn có tính biện chứng, mối tương quan này có thay đổi trong quá trình tập luyện nhiều năm, cũng như trong mỗi thời kỳ của chu kỳ lớn. 9.3.3. Huấn luyện kỹ thuật và chiến thuật thể thao 9.3.3.1. Huấn luyện kỹ thuật Huấn luyện kỹ thuật bao gồm huấn luyện kỹ thuật chung và huấn luyện kỹ thuật chuyên môn. * Huấn luyện kỹ thuật chung là một quá trình giáo dưỡng làm tăng vốn kỹ năng và kỹ xảo hữu ích cho cuộc sống hàng ngày và cho thể thao. * Huấn luyện kỹ thuật chuyên môn là quá trình giáo dưỡng nhằm làm cho VĐV nắm vững và hoàn thiện các KNKX của môn thể thao lựa chọn. Trong quá trình huấn luyện kỹ thuật HLV phải sử dụng các phương tiện và PP nhằm hoàn thiện kỹ thuật một cách tốt nhất và phù hợp với đặc điểm cá nhân của VĐV. + Các phương tiện bao gồm : lời nói, trực quan, các dụng cụ phục vụ cho quá trình HL kỹ thuật, các BT v.v… + Các PP huấn luyện kỹ thuật thể thao bao gồm : - Các PP hướng dẫn và học tập kỹ thuật thể thao. - Các PP đặt kế hoạch. - Các phương pháp kiểm tra. - Các PP đánh giá 9.3.3.2. Huấn luyện chiến thuật : Chiến thuật thể thao là nghệ thuật tranh tài trong thi đấu thể thao. Nội dung của huấn luyện chiến thuật thể thao cho VĐV bao gồm : - Truyền thụ những hiểu biết về chiến thuật thể thao như các quy luật chiến thuật thể thao, các thủ đoạn chiến thuật, các thủ đoạn vận dụng chiến thuật, xu hướng phát triển chiến thuật trong môn thể thao lựa chọn. - Biết khai thác các mặt mạnh, yếu của đối phương và điều kiện cuộc thi. - Sử dụng thành thạo các phương án, các miếng, các thủ đoạn chiến thuật. 10 [...]... đảm bảo sự tăng thành tích thể thao 9.4.5 Nguyên tắc 5 : Huấn luyện thể thao là 1 quá trình diễn biến LVĐ theo hình sóng Muốn tăng LVĐ từ từ và tăng tối đa tất nhiên phải diễn biến theo hình sóng Trong thể thao hiện đại, quá trình tập luyện diễn ra quanh năm thì LVĐ diễn biến theo hình sóng đó là một đặc điểm tiêu biểu và ngày càng được chú ý đặc biệt diễn biến của LVĐ theo hình sóng áp dụng cho mọi... dung các phương tiện, PP cũng như tổ chức tập luyện 9.4.1 Nguyên tắc 1 : Huấn luyện thể thao là quá trình nhằm đạt thành tích tối đa ở môn thể thao chuyên sâu Đã là thể thao thì phải hướng tới thành tích kỷ lục Xu hướng thành tích thể thao dược khuyến khích bằng cả hệ thống tổ chức và điều kiện cho hoạt động thể thao trong đó đặc biệt là hệ thống khen thưởng Quy luật định hướng thành tích TT cao nó... LVĐ vẫn theo hình sóng vì nó phù hợp với tính liên tục của quá trình tập luyện cũng như xu hướng đạt thành tích thể thao tối đa và các quy luật khác của quá trình tập luyện thể thao 9.4.6 Nguyên tắc 6 : Quá trình tập luyện thể thao là quá trình có tính chu kỳ Chu kỳ tập luyện là sự lặp lại tương đối trọn vẹn các thành tố và các giai đoạn của quá trình tập luyện (buổi tập, chu kỳ, thời kỳ) theo 1 vòng... nhiều năm 9.5.1 Cấu trúc buổi tập thể thao Đặc điểm cấu trúc buổi tập thể thao : Buổi tập thể thao là khâu cơ sở mang tính toàn vẹn liên kết các yếu tố của tập luyện thể thao theo một trật tự nhất định Buổi tập thể thao có nhiều điểm chung với các buổi tập trong GDTC, ch1ng cũng gồm 3 phần : chuẩn bị (trong thể thao gọi là “khởi động”), cơ bản và phần kết 16 thúc Sở dĩ chúng có điểm khác biệt dó là do... thể thao cao nhất không phải ở tất cả các môn thể thao mà chỉ đạt được điều đó ở môn thể thao được chuyên môn hóa sâu mà môi Như vậy giữa chuyên môn hóa và chuyên môn hóa sâu có quan hệ trực tiếp với nhau Khuynh hướng vươn tới thành tích TT cao nhất đòi hỏi VĐV luôn luôn phát huy tính tích cực, sáng tạo trên con đường chinh phục các đỉnh cao thành tích TT mới 9.4.2 Nguyên tắc 2 : Huấn luyện thể thao. .. hoàn thiện trình độ điêu luyện chiến thuật ở môn thể thao lựa chọn Huấn luyện chiến thuật chung luôn phục vụ cho HL chiến thuật chuyên môn Huấn luyện chiến thuật chuyên môn là việc chuẩn bị trực tiếp bằng những BT của môn thể thao lựa chọn nhằm hoàn thiện trình độ chiến thuật ở môn thể thao lựa chọn 9.4 NHỮNG NGUYÊN TẮC CHUYÊN BIỆT CỦA HUẤN LUYỆN THỂ THAO Trong quá trình HLTT, không được xem xét các nguyên... khác biệt tùy theo môn thể thao và đặc điểm cá nhân VĐV Nên những vấn đề trình bà dưới đây chủ yếu mang tính định hướng 9.6.1 Giai đoạn 1 : Huấn luyện sơ bộ Thường được bắt đầu từ tuổi học sinh cấp 1 (trong một số môn TT có thể sớm hơn, ví dụ : thể dục thi đấu, trượt băng nghệ thuật …) Tuổi hợp lý để tiến hành chuyên môn hóa thể thao trước nhất phụ thuộc vào đặc điểm của từng môn thể thao HLTT trong... thể thao như chế độ sống Căn cứ vào thời gian mà người ta chia thành các loại cấu trúc sau : - Cấu trúc nhỏ : cấu trúc từng buổi tập riêng lẻ và cấu trúc chu kỳ ngắn (chu kỳ tuần) - Cấu trúc trung bình : bao gồm một s61 chu kỳ ngắn (chu kỳ tháng) - Cấu trúc lớn : cấu trúc của những chu kỳ huấn luyện lớn : nửa năm, 1 năm và nhiều năm 9.5.1 Cấu trúc buổi tập thể thao Đặc điểm cấu trúc buổi tập thể thao. .. phát triển trình độ điêu luyện thể thao nó ngày càng thể hiện đầy đủ hơn cho đến tận giới hạn phát triển thành tích cao nhất 11 Muốn đạt được thành tích đến mức tối đa đòi hỏi VĐV phải được chuyên môn hóa và bỏ nhiều thời gian, sức lực và tinh thần để hoàn thiện nó Đó là yêu cầu khách quan, cần thiết để đạt thành tích TT cao nhất Chuyên môn hóa thể thao được thực hiện theo đặc điểm cá nhân của VĐV (cá... lớn 9.5 TỔ CHỨC HUẤN LUYỆN THỂ THAO Cấu trúc của HLTT là một trật tự liên kết tương đối ổn định của những thành phần, những nội dung, những khâu trong HLTT Đó là sự tương quan lẫn nhau theo quy luật và tuần tự chung giữa chúng Cấu trúc của HLTT là một trật tự liên kết tương đối ổn định của những thành phần, những nội dung, những khâu trong HLTT Đó là sự tương quan lẫn nhau theo quy luật và tuần tự chung . tập thể thao Đặc điểm cấu trúc buổi tập thể thao : Buổi tập thể thao là khâu cơ sở mang tính toàn vẹn liên kết các yếu tố của tập luyện thể thao theo một. thành tích thể thao trong xã hội. 9.2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ VÀ PHƯƠNG TIỆN CỦA HUẤN LUYỆN THỂ THAO 9.2.1. Mục đích của huấn luyện thể thao Thể thao bao giờ

Ngày đăng: 14/09/2013, 03:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan