ĐỔI MỚI CƠ CHẾ XÚC TIẾN QUẢNG BẢ DU LỊCH VIỆT NAM

4 249 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
ĐỔI MỚI CƠ CHẾ XÚC TIẾN QUẢNG BẢ DU LỊCH VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Doi moi co che xuc tien quang ba DL VN

Đổi mới chế xúc tiến quảng Du lịch Việt Nam Hoạt động xúc tiến du lịch là hoạt động kinh tế, nó khác hẳn hoạt động tuyên truyền văn hóa hoặc hoạt động ngoại giao ở nội hàm kinh tế. Người ta nói “Du lịch là ngành công nghiệp không khói” thì xúc tiến du lịch là một khâu quan trọng hàng đầu trong việc tạo ra khách hàng. Đối với xúc tiến du lịch quốc gia với nhiệm vụ xây dựng hình ảnh thương hiệu du lịch quốc gia và xúc tiến điểm đến Việt Nam (ở góc độ vĩ mô) thì hoạt động này đang thực hiện với tư duy hành chính, theo chế hành chính, bởi một quan hành chính. Điều này thể hiện chế và phương pháp quản lý không phù hợp với nội dung và đối tượng quản lý. Và câu trả lời hiển nhiên là: tổ chức hoạt động công tác xúc tiến du lịch phải được thực hiện theo chế kinh tế chứ không phải theo chế hành chính như hiện nay. Chúng tôi đơn cử một số khía cạnh, minh họa cho thấy tư duy và cách làm còn mang nặng tính chất hành chính, đã trói buộc và cản trở xúc tiến du lịch, mong các đồng nghiệp trao đổi và đóng góp về giải pháp. 1. Xác định mục tiêu: Hiện nay xác định mục tiêu còn thiên về số lượng khách. Để đạt mục tiêu thu nhập về du lịch đạt 4-5 tỷ USD vào năm 2010, việc xác định mục tiêu trong kế hoạch năm cần tập trung vào chất lượng và hiệu quả kinh tế như: doanh thu, lợi nhuận, thu nhập quốc gia, lượng việc làm thực tế do du lịch tạo ra và giảm thiểu những tác hại do hoạt động du lịch. Để xác định mục tiêu kinh tế, quan quản lý nhà nước về du lịch phải chủ động thực hiện công tác thống kê, đồng thời áp dụng phương pháp tài khoản vệ tinh trong thống kê du lịch là phương pháp mà hiện nay đang áp dụng phổ biến trong sân chơi chung WTO. Page 1 of 4 2. Nghiên cứu, lựa chọn thị trường và xây dựng sản phẩm: Xuất phát từ tư duy xác định mục tiêu hướng về các chỉ tiêu chất lượng và hiệu quả, chúng ta sẽ tập trung nghiên cứu và lựa chọn thị trường và thị phần khách khả năng khai thác mang lại thu nhập và hiệu quả cao nhất. Một số sản phẩm du lịch khả năng thu hút khách chi trả cao mới đang ở giai đoạn đầu phát triển: du lịch MICE, kết hợp thể thao (golf, thể thao biển .). Giải pháp sắp tới cần tập trung vào xây dựng sản phẩm, dịch vụ phục vụ các đối tượng khách mức chi trả cao, tăng thời hạn lưu trú và mức chi của du khách. 3. Tổ chức bộ máy xúc tiến du lịch quốc gia hiện nay về tổ chức và lực lượng chưa ngang tầm với nhiệm vụ: Trong sân chơi WTO, nhiều nước ngành du lịch phát triển quan xúc tiến du lịch quốc gia là một quan độc lập thực hiện dịch vụ công như mô hình TAT của Thái Lan. Đối với Việt Nam, giải pháp là phải nghiên cứu một mô hình tổ chức quan xúc tiến du lịch quốc gia hoạt động theo chế phù hợp với bản chất kinh tế của công tác xúc tiến du lịch. 4. Kinh phí cho xúc tiến du lịch: Kinh phí xúc tiến du lịch của ta hiện nay gồm nguồn chi từ ngân sách trung ương, ngân sách của các địa phương và đóng góp của doanh nghiệp. Kinh phí xúc tiến du lịch nguồn ngân sách cấp là chi tiêu hành chính nên quá nhỏ và cứng nhắc. Một năm kinh phí từ ngân sách trung ương chỉ hơn 01 triệu USD cho tất cả các hoạt động, từ xây dựng ấn phẩmđến tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng, tổ chức các sự kiện hoạt động xúc tiến du lịch trong và ngoài nước. Khoản tiền 01 triệu USD chỉ tương đương với chi phí Thái Lan tham gia một hội chợ ITB ở Đức hoặc chỉ đủ để đăng 10 lần quảng cáo trên tờ báo US Today của Mỹ, hoặc chỉ bằng nửa một hợp đồng quảng cáo của du lịch Malaysia với hãng truyền hình BBC… Chỉ một sự kiện những ngày Page 2 of 4 Việt Nam tại Anh do VCCI thực hiện trong khoảng 1 tuần cũng chi khoảng 2,4 triệu USD chưa kể đóng góp của doanh nghiệp. Do đó, cần phải đầu tư thích đáng cho công tác xúc tiến du lịch nếu muốn đạt chỉ tiêu xuất khẩu tại chỗ 4-5 tỷ USD vào năm 2010. 5.Về chế chi tiêu tài chính: Nguồn kinh phí xúc tiến du lịch quốc gia hoặc của địa phương hiện nay được chi từ ngân sách nhà nước. Đương nhiên, việc chi tiêu phải theo các quy định của Luật Ngân sách được cụ thể hóa bởi các thông tư hướng dẫn áp dụng cho chi tiêu của bộ máy hành chính với hệ thống thủ tục hành chính hiện hành hết sức rườm rà; không phù hợp với hoạt động theo chế thị trường đòi hỏi tính linh hoạt cao. Công tác kế hoạch hóa ngân sách theo năm như hiện nay không tạo cho quan xúc tiến du lịch thực hiện những công việc xa hơn, không thể đưa ra được kế hoạch hoạt động đảm bảo kinh phí dài hơn 01 năm. Trong khi công tác xúc tiến quảng du lịch đòi hỏi phải lập kế hoạch cho các hoạt động trước thời điểm diễn ra sự kiện tối thiểu từ 01 đến 02 năm. Kế hoạch theo năm khiến quan xúc tiến du lịch luôn ở vào thế bị động, cuốn hút vào các thủ tục giải ngân. 6. Về tổ chức thông tin và giao tiếp với khách hàng: Xúc tiến du lịch hiệu quả hiện nay nhờ sử dụng e-marketing. Với cách làm mang tính hành chính không thể xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống e- marketing. Là quan hành chính, không gắn với mục tiêu kinh doanh nên thông tin cho khách thường cung cấp “những gì ta có” hoặc “theo ý muốn của ta” chứ không phải những thông tin mà “khách hàng muốn”. Giải pháp ở đây chính là đổi mới chế và mô hình tổ chức phù hợp với hoạt động mang nội hàm kinh tế. Page 3 of 4 7. Sử dụng tư vấn nước ngoài và đào tạo nhân lực: Giai đoạn hiện nay, khi thương hiệu Du lịch Việt Nam chưa được khẳng định trên sân chơi WTO. Năng lực quản trị marketing và đội ngũ những người làm công tác xúc tiến du lịch của Tổng cục Du lịch và các địa phương còn mới và tính chuyên nghiệp chưa cao, việc sử dụng tư vấn nước ngoài trong hoạt động XTDL là rất cần thiết. Giải pháp là quan xúc tiến du lịch phải hoạt động theo chế quan thực hiện dịch vụ công, được quyền thuê và trả thù lao thích đáng cho chuyên gia giỏi trong và ngoài nước, đồng thời kiến nghị Bộ Tài chính sớm ban hành chế thuê chuyên gia nước ngoài làm xúc tiến du lịch. 8. Tăng cường phối hợp các nguồn lực: Trong sân chơi chung, các nước hoặc các đối tác thế mạnh của họ, nhưng ta cũng thế mạnh của ta, nhất là thế mạnh nội lực. Tăng cường đầu tư cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cộng đồng trong xã hội về xúc tiến du lịch là giải pháp rất quan trọng. Xúc tiến du lịch không phải là công việc mà chỉ riêng quan xúc tiến du lịch trung ương và địa phương thực hiện, mà là công việc đòi hỏi sự phối hợp trách nhiệm của nhà nước và doanh nghiệp, của cộng đồng dân cư, của mỗi người Việt Nam ở trong và ngoài nước. TH.S. PHẠM HỮU MINH Cục trưởng Cục Xúc tiến Du lịch Tổng cục Du lịch Nguồn: Tạp chí DLVN tháng 3/2007 http://vtr.org.vn/index.php?ml=020&pid=589 Page 4 of 4 . trưởng Cục Xúc tiến Du lịch Tổng cục Du lịch Nguồn: Tạp chí DLVN tháng 3/2007 http://vtr.org .vn/ index.php?ml=020&pid=589 Page 4 of 4 . cho chuyên gia giỏi trong và ngoài nước, đồng thời kiến nghị Bộ Tài chính sớm ban hành cơ chế thuê chuyên gia nước ngoài làm xúc tiến du lịch. 8. Tăng cường

Ngày đăng: 13/09/2013, 21:19

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan