Sông nước cà mau

5 1.7K 6
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Sông nước cà mau

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Sông nước mau (Đoàn Giỏi) I - Gợi ý 1. Tác giả: Đoàn Giỏi (1925-1989) là tên khai sinh, ngoài ra nhà văn còn có các bút danh: Nguyễn Hoài, Nguyễn Phú Lễ, Huyền Tư; quê quán: Châu Thành, Tiền Giang. Trong những năm chống thực dân Pháp, Đoàn Giỏi công tác trong ngành an ninh rồi làm công tác thông tin, văn nghệ. Tập kết ra Bắc, từ năm 1955 ông chuyển sang làm công tác sáng tác và biên tập sách báo. Đoàn Giỏi là Uỷ viên Ban chấp hành Hội Nhà văn Việt Nam các khoá I, II, III. Tác phẩm đã xuất bản: Người Nam thà chết không hàng (kịch thơ, 1947), Khí hùng đất nước (kí, 1948), Những dòng chữ máu Nam Kì 1940 (kí, 1948), Đường về gia hương (truyện, 1948), Chiến sĩ Tháp Mười (kịch thơ, 1949), Giữ vững niềm tin (thơ, 1954), Trần Văn Ơn (truyện kí, 1955), bống mú (truyện, 1956), Ngọn tầm vông (truyện kí, 1956), Đất rừng phương Nam (truyện, 1957), Hoa hướng dương (truyện ngắn, 1960), Cuộc truy tìm kho vũ khí (truyện, 1962), Những chuyện lạ về (biên khảo, 1981), Tê giác giữa ngàn xanh (biên khảo, 1982). 2. Xuất xứ: Truyện Đất rừng phương Nam kể về quãng đời lưu lạc của chú bé An - nhân vật chính - tại vùng đất U Minh miền Tây Nam Bộ trong những năm đầu cuộc kháng chiến chống Pháp (1946-1954). Qua hành trình lưu lạc của chú bé, tác giả đã đưa người đọc đến với những cảnh thiên nhiên hoang dã, phì nhiêu; những con người mộc mạc, chân chất, giàu lòng yêu nước, căm thù giặc ở miền đất cực nam Tổ quốc. Qua đó, tác phẩm mang đến cho người đọc những hiểu biết phong phú và tình yêu đối với thiên nhiên, con người ở miền đất ấy. Bài học Sông nước Mau được trích từ chương XVIII của truyện. 3. Đại ý: Đoạn trích mở ra khung cảnh thiên nhiên hoang dã, rộng lớn, đáng yêu và nhịp sống trù phú trên sông nước của con người ở vùng đất cực nam của Tổ quốc. II - Giá trị tác phẩm Cảnh vật sông nước Mau được miêu tả theo con mắt của nhân vật chính. Chú bé An trên đường đi tìm gia đình đã lang thang phiêu bạt xuống mãi miền rừng phương Nam này. Nếu tách riêng ra khỏi bối cảnh rộng lớn của tác phẩm thì đây là một đoạn văn tả cảnh rất hoàn thiện. Cảnh được tả theo con mắt của chú bé An. Trời xanh, nước xanh, kèm theo đó là một màu xanh bất tận của cây lá, tiếng rì rào không dứt của gió rừng và sóng biển . Đoạn văn cho thấy tính chân thật, tự nhiên của bút pháp miêu tả. Bạn đọc có thể hình dung ra những cánh rừng ngập mặn xanh ngút mắt, những ngôi nhà nhỏ nằm dưới những tán lá um tùm, và đặc biệt là một hệ thống kênh rạch chằng chịt. Khác với nhiều nơi, phương tiện đi lại chủ yếu là xe cộ thì ở đây, kênh rạch nhiều đến nỗi phương tiện đi lại chủ yếu là thuyền bè. Có nhiều gia đình suốt đời chỉ sống trên những chiếc nhà bè neo đậu ở một bến sông, bến chợ, . Đó chẳng phải là một nét rất lạ, rất độc đáo của miền đất này hay sao? Đó là một cái nhìn lướt qua tạo những ấn tượng ban đầu. Khi đi sâu vào trong, giọng văn miêu tả không còn vẻ dửng dưng, lãnh đạm nữa. Dường như chú bé đã bị cảnh vật hấp dẫn, cuốn hút. Trí tò mò, ham hiểu biết đã khiến chú phát hiện ra những đặc điểm tưởng như rất bình thường nhưng lại hàm chứa nhiều ý nghĩa. Trước hết là những tên gọi. "ở đây, người ta gọi tên đất, tên sông không phải bằng những danh từ mĩ lệ, mà cứ theo đặc điểm riêng biệt của nó mà gọi thành tên". Những rạch Mái Giầm, kênh Bọ Mắt, kênh Ba Khía, . mỗi cái tên đều gắn với những đặc điểm cụ thể, sát thực mà lại ngồ ngộ. Ngay cả những cái tên như Năm Căn, Mau đã rất nổi tiếng, rất quen thuộc, tưởng như lai lịch của chúng đã lùi sâu vào quá vãng cũng được giải thích một cách tường tận, có lẽ ngay cả những người từng sống rất lâu ở miền đất này cũng thấy bất ngờ, ngạc nhiên vì những cái tên gọi ấy. Điều kì diệu là bạn đọc dường như quên mất mình đang đọc tác phẩm mà cứ nghĩ rằng mình đang ngồi trên một con thuyền nhỏ, dạo qua những rạch, những kênh với những cái tên lạ lẫm và giàu sức gợi cảm này, còn chú bé An thì đang đóng vai một hướng dẫn viên tài tình, khéo léo đưa bạn đọc đến với cái thế giới giàu sự tích kia. Sự khéo léo của người hướng dẫn còn ở chỗ, mặc dù chưa nói gì đến con người nhưng qua những cái tên, bạn đọc đã cảm nhận được tính cách của người dân nơi đây. Những con người đặt tên cho con kênh, con rạch không dùng những từ hoa mĩ mà dùng những từ mộc mạc (Mái Giầm, Bọ Mắt, Ba Khía, Năm Căn .) kia chỉ có thể là những con người bộc trực, thẳng thắn, giản dị, chất phác và sống rất hồn nhiên. Đó là tính cách chung của những người dân phương Nam chăng? Càng đi dần ra phía cửa biển, giọng văn càng trở nên hấp dẫn, lôi cuốn. Chú bé hăng hái thuyết minh, giải thích, đôi khi cao hứng còn dừng lại để tả một cách say sưa. Chú tả dòng sông rộng hơn ngàn thước đang ầm ầm đổ ra biển. ống kính máy quay lia theo lời chú tả, quay trọn cả cảnh dòng sông Năm Căn hoành tráng với những chi tiết mạnh mẽ, sống động: "cá nước bơi hàng đàn đen trũi nhô lên hụp xuống như người bơi ếch giữa những đầu sóng trắng". Hai bên bờ sông vẫn là cảnh những rừng cây bất tận nhưng sao khác hẳn lúc ban đầu. Chúng không còn gợi lên vẻ đơn điệu, buồn chán nữa mà thay vào đó là một cảm giác hưng phấn, nồng nhiệt trong cảm nhận về một thế giới đầy sức sống. Mặc dù được sinh ra một cách tự nhiên nhưng hình ảnh những cây đước "mọc dài theo bãi, theo từng lứa trái rụng, ngọn bằng tăm tắp, lớp này chống lên lớp kia ." không gợi lên cảm giác hoang vu mà rất gần gũi, ấm áp, tựa như có bàn tay sắp đặt khéo léo của ai đó. Đoạn trên chỉ có một màu xanh đơn điệu của trời, của nước, của rừng cây, đến đây màu xanh đã phân ra những sắc thái rõ ràng: màu xanh lá mạ, màu xanh rêu, màu xanh chai lọ ., mỗi màu xanh là một loài, một thế hệ cây cối nhưng đồng thời cũng tạo nên một bức tranh với những gam màu phong phú, được điểm xuyết thêm bằng những đường nét rất lãng mạn: loà nhoà ẩn hiện trong sương mù và khói sóng ban mai. Thuyền dừng lại ở chợ Năm Căn. Điểm mấu chốt của cuộc hành trình (và cũng là của đoạn văn miêu tả) này là thế giới con người. Cũng là cảnh chợ búa nhộn nhịp, đông vui, người mua kẻ bán lao xao, tấp nập mà sao ấn tượng khó quên. Những đống gỗ chất cao như núi, những bến vận hà nhộn nhịp dọc dài theo sông, những ngôi nhà bè ban đêm ánh đèn măng sông chiếu rực trên mặt nước như những khu phố nổi, . Chợ họp ngay trên sông. Có thể mua mọi thứ mà không cần phải bước chân ra khỏi thuyền. Những giọng nói líu lô, những cách ăn vận sặc sỡ của các dân tộc khác nhau điểm tô cho Năm Căn những màu sắc độc đáo. Đoạn trích hầu như rất ít tả người. Chú bé An (hay là chính tác giả) quá say sưa với cảnh vật mà quên mất con người chăng? Tuy vậy, chúng ta vẫn thấy con người xuất hiện ở khắp nơi. Từ những cái tên kênh, tên rạch, tên đất ngồ ngộ, từ cảnh chợ búa tấp nập, đông vui ., cuối cuộc hành trình, chú bé còn hướng về cận cảnh một vài gương mặt: những người con gái Hoa kiều bán hàng xởi lởi, những người Chà Châu Giang bán vải, những bà cụ già người Miên bán rượu, . Không ai nói với ta một lời nào, hay có nói thì ta cũng chẳng nghe được bởi rất nhiều thứ ngôn ngữ khác nhau nhưng qua cách ăn vận sặc sỡ, qua những giọng nói líu lô ấy ta cũng phần nào cảm nhận được cuộc sống của họ, tâm hồn và tính cách của họ và càng bị cuốn hút bởi cảnh sông nước nơi này. bức tranh của em gái tôi (tạ duy anh) I - Gợi ý 1. Tác giả: Nhà văn Tạ Duy Anh (các bút danh khác: Lão Tạ, Chu Quý, Bình Tâm) tên khai sinh là Tạ Viết Dãng, sinh năm 1959; quê quán: Hoàng Diệu, Chương Mĩ, Hà Tây; Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; hiện công tác tại Nhà xuất bản Hội Nhà văn. Tác phẩm đã xuất bản: Bước qua lời nguyền (tập truyện, 1990), Khúc dạo đầu (tiểu thuyết, 1991), Lão Khổ (tiểu thuyết, 1992), Hiệp sĩ áo cỏ (truyện vừa cho thiếu nhi, 1993), Luân hồi (tập truyện, 1994); ánh sáng nàng (tập truyện, 1997); Quả trứng vàng (tập truyện thiếu nhi, 1998); Vó ngựa trở về (tập truyện thiếu nhi, 2000) . Nhà văn đã được nhận: Giải thưởng truyện ngắn nông thôn (báo Văn nghệ, báo Nông nghiệp và Đài Tiếng nói Việt Nam tổ chức); Giải thưởng truyện ngắn của tạp chí Văn nghệ quân đội; Giải thưởng truyện ngắn trong cuộc thi viết "Tương lai vẫy gọi" của báo Thiếu niên Tiền phong; Hai giải thưởng của Nhà xuất bản Kim Đồng cho hai tập truyện: Quả trứng vàng và Vó ngựa trở về. 2. Đại ý: Qua câu chuyện, tác giả biểu dương tình cảm hồn nhiên, lòng nhân hậu của người em gái và sự hối hận chân thành của người anh trai. 3. Tóm tắt: Người anh trai thường bực vì em gái (Kiều Phương) nghịch bẩn. Nhưng khi biết Kiều Phương có năng khiếu hội hoạ, người anh lại cảm thấy như bị chọc tức – thậm chí tỏ ra xét nét với em. Trước thành công của người em, cả nhà mừng vui, lúc đó người mới anh nhận ra "tâm hồn và lòng nhân hậu" của em gái mình và vô cùng hối hận. II - Giá trị tác phẩm 1. Diễn biến tâm trạng của nhân vật người anh trong truyện phát triển qua nhiều chặng. - Thấy em gái Kiều Phương tự chế màu vẽ, người anh có ý coi thường, gọi em là Mèo. Khi tài năng hội hoạ ở em gái được phát hiện, mọi người xúc động, mừng rỡ, ngạc nhiên; riêng người anh có tâm trạng không vui, vì cảm thấy mình thua kém, thấy mọi người chỉ chú ý đến em mà bỏ quên mình. Khi đứng trước bức tranh được giải nhất của em gái trong phòng trưng bày, người anh từ ngỡ ngàng chuyển sang hãnh diện và cảm thấy xấu hổ. Chính vì thế, việc chọn người anh làm người kể chuyện ngôi thứ nhất trong tác phẩm Bức tranh của em gái tôi tạo nên tính khách quan rõ rệt đối với việc thể hiện quá trình hối lỗi của nhân vật người anh. - Sau khi tài năng hội hoạ của em gái mình được phát hiện, người anh lại cảm thấy không thể thân với em gái được nữa bởi vốn quen coi thường em bẩn, nghịch; lại tự cho là mình là anh nên phải là người hơn hẳn em về mọi mặt. Bỗng dưng em gái được phát hiện có tài năng hội hoạ – đồng nghĩa với việc em trở thành thành trung tâm chú ý trong gia đình, thì sự mặc cảm, tự ái trong người anh diễn ra là rất tự nhiên, rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi của những em trai vừa đang ở tuổi rất trẻ con lại vừa đang rất có ý thức tự khẳng định mình. - Tâm trạng của người anh khi đứng trước bức tranh "Anh trai tôi" của em gái: Thoạt tiên là sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện, sau đó là xấu hổ. Anh ngỡ ngàng, không nghĩ trong con mắt của em gái, hình ảnh của mình lại hoàn hảo như thế, khác hẳn với những gì mình đã đối xử với em, nghĩ về em và về chính mình trước đó. Bởi vậy, người anh đã "nhìn như thôi miên vào dòng chữ đề trên bức tranh". Từ sự ngỡ ngàng đó, tâm trạng người anh chuyển sang hãnh diện không chỉ vì tài năng của em, mà còn vì vẻ đẹp tâm hồn cao thượng, vị tha của em gái. Cùng với dòng chữ đề "Anh trai tôi" là hình ảnh "một chú bé đang ngồi nhìn ra ngoài cửa sổ, nơi bầu trời trong xanh. Mặt chú bé như toả ra một thứ ánh sáng rất lạ. Toát lên từ cặp mắt, tư thế ngồi của chú không chỉ sự suy tư mà còn rất mơ mộng nữa". Đó là một người anh của lòng mong ước, được vẽ bằng tình yêu, lòng bao dung, tin tưởng của người em. Chính vì thế, sau "sự ngỡ ngàng, rồi đến hãnh diện", người anh cảm thấy xấu hổ vì dưới mắt của em gái, người anh thật "hoàn hảo"; vậy mà dưới mắt người anh, em gái chỉ là "Mèo con", hay nghịch bẩn, gây khó chịu. Người anh day dứt vì đã ích kỉ, hèn kém, nhỏ nhen – thật "không phải" với em gái. 2. Đoạn kết của truyện, tác giả viết: "Tôi không trả lời mẹ vì tôi muốn khóc quá. Bởi vì nếu nói được với mẹ, tôi sẽ nói rằng: Không phải con đâu. Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Đây là một kết thúc khá bất ngờ, có hệ quả từ câu hỏi của mẹ: "Con đã nhận ra con chưa" trước đó vốn bao hàm nhiều nghĩa (cũng có thể người mẹ hỏi về người anh được tái hiện trong trong niềm mong ước của em gái; người anh trong con mắt ngây thơ của một tài năng chớm nở; hoặc người anh ở ngoài đời so với sự hoàn hảo của tác phẩm nghệ thuật). Hiểu như vậy sẽ cắt nghĩa được các chặng phát triển của trạng thái tâm lí nhân vật, từ: giật sững người chuyển sang bám chặt lấy tay mẹ, rồi ngỡ ngàng - hãnh diện - xấu hổ, và cao trào là không trả lời mẹ - muốn khóc, chuyển hoá thành kết quả tự nhận thức trong tâm tưởng: "Đấy là tâm hồn và lòng nhân hậu của em con đấy". Sự phát hiện tinh tế, cũng là thành công nghệ thuật của tác giả thể hiện trong đoạn kết này là để cho tình tiết của câu chuyện phát triển một cách tự nhiên nhằm bộc lộ quan niệm rõ ràng về cái đúng, cái sai trong cuộc sống một cách khách quan. Câu nói thầm trong tâm trí của người anh thể hiện sự hối hận chân thành, có tính tất yếu và thuyết phục người đọc. 3. Cô em gái trong truyện được miêu tả khá ngộ nghĩnh (nghịch, hay bôi bẩn lên mặt, hay lục lọi các đồ vật), thích tự chế màu và ham mê vẽ tranh. Đó là một em gái hồn nhiên, hiếu động, tài vẽ tranh sớm được khẳng định nhưng không tự cao tự đại. Em có một tình cảm vô cùng trong sáng, cao đẹp - tình cảm đó biểu hiện nổi bật trong bức tranh "Anh trai tôi" tham gia trại thi vẽ quốc tế và được giải nhất. Những biểu hiện tình cảm trong cuộc sống hằng ngày và thành công nghệ thuật của Kiều Phương đã giúp cho người anh nhận ra những hạn chế của bản thân. Mặc dù bị anh đối xử nghiêm khắc, nhưng Kiều Phương hiểu tính anh, vẫn rất thương yêu anh. Bức tranh "Anh trai tôi" do đó không chỉ thể hiện tài năng nghệ thuật đặc biệt của cô bé mà còn thể hiện vẻ đẹp tâm hồn và nhân cách của Kiều Phương. . và nhịp sống trù phú trên sông nước của con người ở vùng đất cực nam của Tổ quốc. II - Giá trị tác phẩm Cảnh vật sông nước Cà Mau được miêu tả theo con. phú và tình yêu đối với thiên nhiên, con người ở miền đất ấy. Bài học Sông nước cà Mau được trích từ chương XVIII của truyện. 3. Đại ý: Đoạn trích mở ra

Ngày đăng: 13/09/2013, 17:10

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan