ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN - KHỐI D

12 629 1
ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN - KHỐI D

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

van thi dai hoc

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN - KHỐI D Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC THÍ SINH (5 điểm) Câu I (2 điểm) Anh (chị) hãy trình bày về hoàn cảnh sáng tác và mục đích sáng tác tập thơ Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh). Câu II (3 điểm) Phải biết ước mơ, song ước mơ chỉ có nghĩa khi nó giục giã con người hành động Từ ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ước mơ của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. PHẦN RIÊNG (5 điểm) Thí sinh chỉ được làm một trong hai câu (Câu III.a hoặc III.b) Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5 điểm) Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây tiến của Quang Dũng: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Tây tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục, 2008, tr.88) Câu III.b Theo chương trình nâng cao (5 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn sau: “Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu nắng cháy, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ của má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng lịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai. Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác” (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, Nxb Giáo dục, 2008, tr.46) ĐÁP ÁN Câu I (2 điểm) Anh (chị) hãy trình bày về hoàn cảnh sáng tác và mục đích sáng tác tập thơ Nhật kí trong tù (Hồ Chí Minh). Nội dung cần trình bày Điể m Hoàn cảnh sáng tác: Tập thơ được sáng tác vào khoảng thời gian Hồ Chí Minh bị giam cầm trong nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch (từ 27-8-1942 đến 10-9-1943). Suốt 13 tháng bị giam cầm tù đày, Người phải sống trong điều kiện vô cùng khổ cực, bị đối xử tàn nhẫn. Trong hoàn cảnh ấy, Người đã sáng tác tập thơ Nhật kí trong tù. Tập thơ gồm 134 bài, trong đó có 126 bài là thơ tứ tuyệt, còn lại 8 bài thuộc thể loại khác 1,0 Mục đích sáng tác: - Để giải trí (Ngày dài ngâm ngợi cho khuây/ Vừa ngâm vừa đợi đến ngày tự do) 1,0 - Để thể hiện ý chí kiên cường của người cộng sản - Để phản ánh thực trạng nhà tù của chế độ Tưởng Giới Thạch Câu II (3 điểm) Phải biết ước mơ, song ước mơ chỉ có nghĩa khi nó giục giã con người hành động Từ ý kiến trên, anh (chị) hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 600 từ) trình bày suy nghĩ của mình về ước mơ của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay. Nội dung cần trình bày Điể m Dẫn dắt để giới thiệu vấn đề 0,25 Giải thích: - Ước mơ: những mong muốn tốt đẹp về cuộc sống trong tương lai - Nội dung của ý kiến trên: ước mơ chỉ thật sự có ý nghĩa khi nó giục giã con người phải có những hành động thiết thực để biến ước mơ thành hiện thực. 0,25 Bàn luận chung: - Ước mơ của mỗi người phản ánh rõ mục đích, lí tưởng mà người đó hướng tới - Nếu những mong ước ấy khi tồn tại trong suy nghĩ thì sẽ trở nên vô nghĩa, đôi khi còn đẩy con người vào những ảo tưởng viễn vông, xa rời thực tế cuộc sống - Khi ước mơ giục giã con người hành động, tiếp thêm ý chí nghị lực để họ vượt lên mọi trở ngại, biến ước mơ thành hiện thực thì ước mơ ấy mới thật sự có ý nghĩa với mình và mọi người. Biết bao điều tốt đẹp của cuộc sống đều bắt nguồn từ những ước mơ ấy. (Từ ước mơ được bay lượn như chim, con người đã sáng tạo nên các loại máy bay, từ ước mơ thám hiểm các hành tinh xa xôi, con người đã đặt chân lên Mặt trăng, sao Hỏa .) 1,0 Bàn luận về ước mơ của tuổi trẻ trong cuộc sống hôm nay - Tuổi trẻ ngày nay có rất nhiều ước mơ - Có rất nhiều bạn trẻ đã biến ước mơ ấy thành những hành động thiết thực, say mê học tập rèn luyện để chinh phục những đỉnh cao tri thức, hăng hái tham gia phong trào tình nguyện, hiến máu nhân đạo . - Nhưng có không ít những bạn trẻ mơ ước viển vông, sống thụ động, ngại đối mặt với những khó khăn thử 1,0 thách .Với họ không phải chỉ những ước mơ trở thành vô nghĩa mà cả tuổi trẻ của họ sẽ trở nên phí hoài. Bài học nhận thức và hành động: - Trong cuộc sống không thể thiếu những ước mơ - Cần phải có bản lĩnh, ý chí nghị lực để biến ước mơ trở thành hiện thực 0,5 Câu III.a. Theo chương trình chuẩn (5 điểm) Bình giảng đoạn thơ sau đây trong bài thơ Tây tiến của Quang Dũng: Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa Kìa em xiêm áo tự bao giờ Khèn lên man điệu nàng e ấp Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ Người đi Châu Mộc chiều sương ấy Có thấy hồn lau nẻo bến bờ Có nhớ dáng người trên độc mộc Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa (Tây tiến - Quang Dũng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo dục, 2008, tr.88) Nội dung cần trình bày Điể m Mở bài: - Giới thiệu về tác giả Quang Dũng (Là gương mặt tiêu biểu của thơ Việt Nam thời kháng chiến chống Pháp, là một nghệ sĩ đa tài, một hồn thơ lãng mạn tài hoa .) - Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ của bài thơ Tây tiến (Sáng tác năm 1948, trong nỗi nhớ đồng đội Tây tiến, in trong tập Mây đầu ô (1986) - Giới thiệu vị trí của đoạn trích: tiếp nối những câu thơ tái hiện bức tranh thiên nhiên miền Tây Bắc vừa hùng vĩ, hoang sơ, khắc nghiệt vừa thơ mộng hữu tình và những phác thảo ban đầu về chân dung người lính Tây tiến: đối mặt với bao khó khăn gian khổ nhưng vẫn lãng mạn, lạc quan yêu đời. 0,5 Thân bài: Bình giảng đoạn thơ: - 4 cầu đầu: + Hội đuốc hoa: lễ hội với những ngọn đuốc làm bằng tre nứa như những đóa hoa lửa xua tan bóng đêm + Khèn man điệu: điệu nhạc riêng của núi rừng với những âm thanh nguyên sơ được chắt lọc từ thế giới tự 2,0 nhiên + xiêm áo, e ấp: vẻ đẹp thướt tha, rực rỡ, duyên dáng của các cô gái vùng cao trong lễ hội khiến cho người lính ngỡ ngàng thốt lên: Kìa em . => Với những ngôn từ giàu sức gợi, tác giả đã khắc họa thật sinh động cảnh đêm liên hoan rực rỡ lung linh, niềm vui của người lính Tây tiến khi chung vui với bản làng xứ lạ. - 4 câu cuối: + Chiều sương:gợi không gian sông nước sương giăng hư ảo + Hồn lau: vẻ đẹp đon sơ nhưng bí ẩn + Hoa đong đưa (trên dòng nước lũ): vẻ đẹp mảnh mai, duyên dáng. + Dáng người trên độc mộc: vẻ đẹp phóng khoáng, mạnh mẽ => Với những ngôn từ giàu sức gợi, các câu thơ đã làm nổi bật vẻ đẹp thơ mộng, hư ảo của thiên nhiên và vẻ đẹp phóng khoáng mạnh mẽ của con người miền tây. + Điệp ngữ “có nhớ” thể hiện một nỗi nhớ thương da diết. 2,0 Kết luận: - Tuy người lính Tây tiến phải đối mặt với bao khó khăn gian khỏ, bao hi sinh mất mát, nhưng đoạn thơ đã ghi lại những kỉ niệm đẹp và tình yêu thương gắn bó của họ với thiên nhiên và con người miền tây - Qua đó, càng giúp cho người đọc hiểu rõ về vẻ đẹp của mảnh đất miền tây và và tâm hồn lãng mạn, giàu yêu thương của người lính Tây tiến 0,5 Câu III.b Theo chương trình nâng cao (5 điểm) Cảm nhận của anh (chị) về đoạn văn sau: “Cúng mẹ và cơm nước xong, mấy chị em, chú cháu thu xếp đồ đạc dời nhà. Chị Chiến ra đứng giữa sân, kéo cái khăn trên cổ xuống, cũng xắn tay áo để lộ hai bắp tay tròn vo sạm đỏ màu nắng cháy, rồi dang cả thân người to và chắc nịch của mình nhấc bổng một đầu bàn thờ của má lên. Việt ghé vào một đầu. Nào, đưa má sang ở tạm bên nhà chú, chúng con đi đánh giặc trả thù cho ba má, đến chừng nào nước nhà độc lập con lại đưa má về. Việt khiêng trước. Chị Chiến khiêng lịch bịch phía sau. Nghe tiếng chân chị, Việt thấy thương chị lạ. Lần đầu tiên Việt mới thấy lòng mình rõ như thế. Còn mối thù thằng Mĩ thì có thể rờ thấy được, vì nó đang đè nặng ở trên vai. Hai chị em khiêng má băng tắt qua dãy đất cày trước cửa, men theo chân vườn thoảng mùi hoa cam, con đường hồi trước má vẫn đi để lội hết đồng này sang bưng khác” (Những đứa con trong gia đình - Nguyễn Đình Thi, Ngữ văn 12 Nâng cao, Tập hai, Nxb Giáo dục, 2008, tr.46) Nội dung cần trình bày Điểm Mở bài: - Giới thiệu khái quát về tác giả: Là cây bút văn xuôi hàng đầu của văn nghệ giải phóng miền Nam thời chống Mĩ cứu nước; lag nhà văn của người nông dân Nam Bộ, có biệt tài phân tích tâm lí. - Giới thiệu về hoàn cảnh sáng tác và xuất xứ: tác phẩm hoàn thành vào tháng 2 năm 1966, in trong tập Truyện và kí (1978). - Giới thiệu vị trí của đoạn trích: thuộc phần kêt thúc của tác phẩm, ghi lại cảnh hai chi em đem bàn thơ má đi gởi qua hồi ức của Việt 0,5 Thân bài: Phát biểu cảm nhận về đoạn văn - Về hình thức nghệ thuật: + Ngôn ngữ mang đậm chất Nam bộ (mấy chị em, chú 0,5 . ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN - KHỐI D Thời gian làm bài: 180 phút, không kể thời gian phát đề PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ CÁC. bờ Có nhớ d ng người trên độc mộc Trôi d ng nước lũ hoa đong đưa (Tây tiến - Quang D ng, Ngữ văn 12, Tập một, Nxb Giáo d c, 2008, tr.88) Nội dung cần trình

Ngày đăng: 12/09/2013, 15:30

Hình ảnh liên quan

+ Hình ảnh mang đậm chất Nam bộ (chị Chiến kéo cái - ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN NGỮ VĂN - KHỐI D

nh.

ảnh mang đậm chất Nam bộ (chị Chiến kéo cái Xem tại trang 11 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan