QUẢN LÝ TỔNG HỢP SÂU BỆNH HẠI ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ VỐI

19 3K 57
QUẢN LÝ TỔNG HỢP SÂU BỆNH HẠI ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ VỐI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

QUẢN TỔNG HỢP SÂU BỆNH HẠI ĐỐI VỚI CÂY PHÊ VỐI Biên soạn: TS. Trần Thị Kim Loang Viện KHKT Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên PHẦN 1 CÁC VẤN ĐỀ CHUNG VỀ SÂU BỆNH HẠI ĐỐI VỚI CÂY PHÊ VỐI phê là loại cây công nghiệp có nhiều loại sâu bệnh phá hại, một số sâu bệnh gây tổn thất lớn về năng suất và chất lượng phê. Càng thâm canh thì nguy cơ xuất hiện sự phá hại của sâu bệnh càng nhiều nếu không có giải pháp quản tổng hợp về sâu bệnh hại trên cây phê. - Bệnh rỉ sắt phê (Hemileia vastatrix) đã gây tổn thất nghiêm trọng cho phê chè trồng ở một số nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Năm 1868, Xrilanac đã phải hủy bỏ toàn bộ phê chè bị bệnh nặng để chuyển sang trồng chè. Indonesia, Việt Nam cũng huỷ bỏ nhiều diện tích phê chè để chuyển sang trồng phê vối. Những năm gần đây, bệnh này cũng đã xâm nhập vào nhiều nước Châu Mỹ La tinh, gây nhiều thiệt hại lớn và đe doạ nghề trồng phê tại đây. - Cách đây 20 - 30 năm, bệnh thối thân phê do nấm Giberella xylarides đã gây hại trên cây phê vối và mít đã làm tiêu diệt những vùng phê rộng lớn ở một số nước Châu Phi, sau phải trồng thay bằng giống khác. Ở Ấn Độ bệnh này cũng khá phổ biến trên cây phê vối làm ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng hạt phê xuất khẩu. Ở Việt Nam, bệnh rỉ sắt, sâu đục thân phê (Xylotrechus quadripes) được xem là các nguy cơ lớn nhất đối với việc trồng phê chè của các đồn điền Pháp trước đây tại miền Bắc. Trong khoảng 1945 đến 1954, do tác hại của nấm rỉ sắt, cơ cấu giống phê trồng ở Việt Nam phải thay đổi, từ chủ yếu là phê chè chuyển sang trồng chủ yếu là phê vối. Hiện nay đối với phê vối ở Tây Nguyên đã và đang xuất hiện các loại bệnh vàng lá do thối rễ tơ, rễ cọc . mà nguyên nhân do tuyến trùng và nấm trong đất gây hại. Bệnh này cũng đã phá hại hàng ngàn ha phê vối trồng ở Đắk Lắk vào những năm 2000. Bệnh Thối nứt thân do nấm Fusarium sp. cũng đã và đang là đối tượng gây hại đáng chú ý hiện nay đối với các vườn phê vối. 1 Ngày nay, những thành tựu mới về khoa học trên lĩnh vực hoá học, sinh vật học (chọn giống kháng bệnh, chống bệnh, dùng các chế phẩm sinh học đối kháng .), nông học (chế độ bón phân, tưới nước, tạo hình, cắt cành .) đã đem lại cho các nhà sản xuất phê những sự hỗ trợ rất đắc lực trong việc quản sâu bệnh hại đối với cây phê. Tuy nhiên trước sự phá hại của một số đối tượng sâu bệnh gây hại hiểm nghèo, người ta vẫn phải chấp nhận một số tổn thất nhất định khó tránh khỏi do sâu bệnh gây nên. Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã có những thành công nhất định trong việc quản sâu bệnh hại đối với phê như chọn tạo giống phê kháng bệnh rỉ sắt (TR3, TR4, TR5, TR6, . TR10 .), quy trình phòng trừ bệnh rỉ sắt, phòng trừ bệnh vàng lá phê, phòng trừ bệnh nấm hồng .quy trình phòng trừ các loại sâu hại như mọt đục cành, rệp sáp hại quả, rệp sáp hại rễ . Tuy nhiên do việc nhận thức chưa đầy đủ, việc tổ chức quản trong công tác phòng trừ tổng hợp thiếu chặt chẽ, đầu tư và trang bị kỹ thuật chưa phù hợp, chưa đồng bộ nên hiệu quả của việc phòng trừ chưa cao, còn gây tổn thất đến năng suất và chất lượng ngành hàng xuất khẩu có giá trị này. 2. CÁC NGUYÊN CƠ BẢN TRONG QUẢN TỔNG HỢP SÂU BỆNH HẠI ĐỐI VỚI CÂY PHÊ VỐI 2.1. Các vấn đề về sự phát triển sâu bệnh hại trên đồng ruộng 2.1.1.Càng thâm canh càng phải tăng cường bảo vệ cây Quá trình thâm canh ngày càng được đẩy mạnh, năng suất cây trồng ngày càng tăng lên và những thiệt hại do sâu bệnh cũng ngày càng nhiều. Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên là: - Các biện pháp thâm canh làm cây sinh trưởng, phát triển tốt và do đó làm dồi dào nguồn thức ăn về cả chất lẫn lượng tạo điều kiện thuận lợi cho sâu bệnh phát triển. - Cây trồng khi được chăm sóc tốt và được thúc đẩy để đạt được mức năng suất cao thường ở trong trạng thái hoạt động sinh với cường độ cao, dễ gây rối loạn các chức năng sinh học. Trong trạng thái này cây chống chịu kém với các tác động không thuận lợi của môi trường và với sâu bệnh. 2.1.2. Dịch hại là hậu quả của những hoạt động không bình thường của các sinh vật trên đồng ruộng Trên đồng ruộng không chỉ có cây trồng mà còn có rất nhiều loài sinh vật khác. Trong số đó có những loài cần thiết cho hoạt động sống của cây, thiếu chúng cây không thể sống được. Ví dụ: Các vi sinh vật phân giải lân, kali trong đất, các vi sinh vật phân giải và dọn sạch các chất thải do cây tiết ra, các chất hữu cơ trong 2 đất. Ngoài ra còn có các sinh vật gây hại cho cây đó là: côn trùng, nấm, vi khuẩn, virus, tuyến trùng, chim, chuột và đây là những đối tượng chúng ta cần phải tiêu diệt. Các sinh vật gây hại này lại là thức ăn của một số sinh vật khác, người ta gọi chúng là thiên địch (kẻ thù tự nhiên) của các sinh vật gây hại, đây là các loài sinh vật có ích cho cây và con người. Trên đồng ruộng các loài sinh vật này tồn tại hài hòa với nhau tạo ra một mối cân bằng và người ta gọi đó là cân bằng sinh học. Mối cân bằng này sẽ bị phá vỡ khi con người áp dụng không cân đối các biện pháp thâm canh hay tiêu diệt hoàn toàn các sinh vật gây hại hay có ích, lúc đó sẽ xuất hiện dịch sâu bệnh. 2.1.3. Tính chất gây hại của sâu bệnh Trong thực tế sản xuất, mỗi loài cây bị rất nhiều loài sâu bệnh khác nhau gây hại. Mỗi loại ký sinh có cách lấy thức ăn riêng. Việc nắm được tính chất gây hại của sâu bệnh có ý nghĩa lớn đối lớn đối với công tác phòng trừ sâu bệnh. Một số loài sâu bệnh chỉ chuyên gây hại trên một loại cây trồng. Ví dụ: Nấm rỉ sắt phê (Hemileia vastatrix) chỉ gây hại trên phê. Những loài và chủng sâu bệnh này được gọi là nhóm sâu bệnh có tính chuyên tính cao. Các loài này có đời sống gắn chặt với cây chủ và có nhiều đặc điểm thích nghi với đời sống cây chủ. Trong sản xuất nông nghiệp nhóm này thường gây nhiều tác hại có ý nghĩa kinh tế. Phương hướng cơ bản là phòng bằng cách tạo ra giống kháng dựa vào đặc điểm chuyên tính của sâu bệnh, áp dụng các biện pháp canh tác thích hợp để hạn chế sự phát triển của sâu bệnh hại. Một số loài sâu bệnh khác có thể dùng nhiều loài cây trồng làm thức ăn. Nhóm này được gọi là nhóm sâu bệnh đa thực. Ví dụ: Châu chấu gây hại cho lúa, ngô, đậu đỗ, phê và nhiều loại cây trồng khác; nấm gây bệnh thối rễ, thối thân (Fusarium oxysporum) có thể gây hại trên chuối, đậu, thuốc lá, chua, khoai lang, phê, gừng .; rệp sáp có thể gây hại trên 2.000 loài cây trồng lẫn cỏ dại. Thường đời sống và hoạt động của nhóm này chịu ảnh hưởng của nhiều loài sinh vật khác. Các loài này thường bị nhiều loài thiên địch hạn chế phát triển làm cho chúng tuy có nhiều thức ăn nhưng không thể tích lũy nhiều về số lượng được. Các loài sâu bệnh thuộc nhóm này chỉ phát sinh thành dịch khi số lượng của các loài thiên địch bị giảm hoặc do yếu tố thời tiết khí hậu thuận lợi. 2.2. Các nguyên tắc quản sâu bệnh hại tổng hợp đối với cây phê vối 2.2.1. Tạo môi trường sinh thái thích hợp đối với cây phê Trước tiên cần tạo một môi trường sinh thái thích hợp đối với sinh trưởng và phát triển của cây phê, tăng cường sức đề kháng của cây, khống chế sự phá hại của sâu bệnh. Nấm rỉ sắt phát triển không giống nhau qua các năm mà phụ thuộc vào diễn biến của thời tiết (mưa nhiều hay ít, sớm hay muộn .), tình trạng vườn cây (cây bóng, chắn gió, mật độ cây trồng .), khả năng đề kháng bệnh của cây (bón 3 phân cân đối, tạo hình hợp .). Việc chặt bỏ cây che bóng ở một số nông trường, công ty một cách đột ngột làm cho cân bằng tiểu sinh thái bị đảo lộn, làm cho phê phát dục mạnh, sâu đục thân phát triển, trong khi đó các biện pháp chăm sóc và quản sâu bệnh không hợp đã dẫn đến hậu quả là vườn cây xuống cấp trầm trọng. 2.2.2. Tăng cường các biện pháp thâm canh, làm cho cây phê có đủ sức để hạn chế sâu bệnh thâm nhập Nhiều loại bệnh như đốm mắt cua (Cercospora coffeicola), bệnh lở cỗ rễ (Rhizobium), thối rễ trong vườn ươm (Fusarium sp.), bệnh khô cành (die- back) . chỉ có thể giải quyết tận gốc bằng cách tăng cường chăm sóc, bón phân cân đối làm cho cây sinh trưởng khoẻ, tăng được sức đề kháng với các loại sâu bệnh hại. 2.2.3. Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học Việc hạn chế được sâu bệnh hại phê có thể đạt được hiệu quả cao khi dùng các giống chống bệnh, dùng các chế phẩm sinh học như nấm đối kháng (Trichoderma), thiên địch (nấm trắng, sâu đỏ trong phòng trừ bệnh rỉ sắt, bọ rùa hại rệp .) 2.2.4. Đảm bảo mối cân bằng sinh học trong tự nhiên Tác hại của sâu bệnh là một hiện tượng khách quan theo qui luật tự nhiên. Giải quyết các tác hại của sâu bệnh không chỉ gói gọn trong việc loại trừ các loài gây hại. Không nên cố gắng tiêu diệt bằng hết các loài gây hại trên đồng ruộng vì như thế sẽ phá vỡ mối cân bằng sinh học trên đồng ruộng. Việc diệt trừ các loài gây hại chỉ có ý nghĩa khi các loài này tích lũy đến một mật độ quá cao có thể gây hại cho cây trồng và các biện pháp diệt trừ cũng chỉ nhằm giảm số lượng các loài gây hại xuống dưới mức gây hại có ý nghĩa kinh tế. Công tác bảo vệ thực vật chỉ có thể đạt kết quả tốt khi có sự phối hợp nhiều biện pháp khác nhau một cách hợp trên cơ sở dự tính dự báo, thường xuyên theo dõi tình hình sâu bệnh trên đồng ruộng, bảo vệ thiên địch. Người ta gọi phương pháp trên là quản dịch hại tổng hợp (IPM). 2.2.5. Sử dụng thuốc hoá học thật sự khi cần thiết Biện pháp hoá học trong nhiều trường hợp là cần thiết và là trợ thủ đắc lực cho người sản xuất trong điều kiện hiện nay để phòng chống sâu bệnh cho cây phê vối đạt hiệu quả. Tuy nhiên không nên lạm dụng thuốc một cách bừa bãi. Thuốc phải dùng đúng nồng độ. Chỉ tiến hành phun cho cây trên cơ sở dự tính dự báo thì mới đạt hiệu quả cao. Phun cục bộ, từ điểm ra diện. Phun đúng kỹ thuật. Hạn chế quan điểm phun phòng, chỉ phun khi trên đồng ruộng xuất hiện sâu bệnh với mức độ gây hại. 4 PHẦN 2 CÁC LOẠI BỆNH HẠI LÁ, THÂN, CÀNH, QUẢ 2.1. Rỉ sắt (Hemileia vastatrix B.& Br.) 2.1.1. Tác hại Đây là loại bệnh phổ biến và nghiêm trọng trên phê, đặc biệt là phê chè. Bệnh gây hại chủ yếu trên lá, có thể xuất hiện trên thân, quả nhưng rất ít. Tác hại của bệnh là làm rụng lá, cây kiệt sức, sản lượng kém, và nếu nặng thì có thể chết. Bệnh được phát hiện đầu tiên ở vùng hồ Victoria ở Châu Phi vào năm 1861 và bệnh xuất hiện tiếp theo tại Sri Lanka vào năm 1868 ở Srilanca, bệnh đã gây nạn dịch dữ dội có tính cách hủy diệt tại đây: Làm giảm hơn 75% sản lượng chỉ trong vòng 10 năm (1869-1878), đến năm 1890 hầu như phải hủy bỏ toàn bộ diện tích phê để thay bằng cây chè và cao su. Sau đó bệnh lan dần sang Châu Phi và Châu Á. Cho đến giữa thế kỷ 20 bệnh đã có mặt ở hầu hết các nước trồng phê tại hai Châu này và gây nhiều thiệt hại về kinh tế. Đến năm 1970 bệnh xuất hiện tại Châu Mỹ ở bang São paulo của Brasil và lan dần khắp các bang khác, sau đó là Paraguay (1972), Nicaragua (1976), Colombia (1983), Cuba (1985). Tại nước ta, bệnh xuất hiện đầu tiên vào năm 1888 và cũng đã gây nhiều thiệt hại nghiêm trọng. ở miền Bắc, nhiều đồn điền của Pháp trước kia phải phá phê chè và thay bằng phê mít. Tháng 3/1958 bệnh làm rụng lá toàn bộ phê chè của Nông Trường Đông Hiếu. Tại Đắk Lắk bệnh đã hủy hàng nghìn ha phê chè trong những năm 1940 - 1945, chỉ còn khoảng 60 ha vào năm 1957, toàn bộ diện tích phải thay bằng phê vối. Trong những năm gần đây, tại nước ta bệnh lại xuất hiện trên phê vối là giống phê từ lâu được xem là kháng bệnh rỉ sắt. Tỉ lệ cây bệnh hiện nay đã lên đến trên 50% số cây trên đồng ruộng, thậm chí có vườn 70 - 85%. Trên đồng ruộng hiện nay đã xuất hiện những cây phê vối rụng gần hết lá do rỉ sắt. 2.1.2. Triệu chứng Đầu tiên ở mặt dưới lá có những chấm nhỏ, màu vàng lợt như những giọt dầu và chỉ thấy ở mặt dưới lá. Sau đó các chấm này lớn dần và từ giữa xuất hiện những bột màu vàng cam, đó là bào tử của nấm rỉ sắt. Bào tử chuyển dần sang màu trắng từ trung tâm ra ngoài và cuối cùng vết bệnh có màu nâu như vết cháy. Các vết cháy có thể liên kết với nhau thành các vết cháy lớn, dẫn dến việc cháy toàn bộ lá và lá rụng. Nếu bệnh nặng cây có thể rụng hết lá dẫn đến hiện tượng khô cành, sản lượng kém và chết. 5 2.1.3. Tác nhân gây bệnh Bệnh rỉ sắt phê do nấm Hemileia vastatrix B. & Br. gây ra. Đây là loại nấm chuyên tính chỉ ký sinh trên phê. Gọi là Hemileia vì bào tử có dạng hình bán nguyệt và tên loài là vastatrix vì bệnh có tính hủy diệt. Bào tử nấm nảy mầm, xâm nhập qua các khí khổng ở mặt dưới lá. Bào tử nấm nảy mầm ở nhiệt độ từ 15 0 C - 28 0 C, tỷ lệ nảy mầm cao nhất ở 22 0 C. Khi bào tử nảy mầm đòi hỏi phải có sự hiện diện của nước. Nước là yếu tố cần thiết cho sự nảy mầm của bào tử. Nhiều nghiên cứu cho thấy mặc dầu có ẩm độ không khí bão hòa bào tử cũng không thể nảy mầm được nếu không được tiếp xúc với giọt nước. Ánh sáng ngăn cản sự nảy mầm của bào tử, do đó ban đêm là lúc thuận lợi cho sự nảy mầm. Gió mang các bào tử đi, các bào tử này có thể nổi trên mặt nước, dính vào mặt dưới hay mép lá và nước mưa làm bào tử nảy mầm. Cho đến nay người ta đã phát hiện ra 32 chủng sinh của nấm H. vastatrix B. & Br. Tuy nhiên tại Việt Nam chưa có đủ điều kiện để xác định chủng sinh của nấm rỉ sắt. 2.1.4. Sự phát sinh phát triển Nhiệt độ và mưa là hai yếu tố chính ảnh hưởng đến sự phát sinh phát triển của bệnh rỉ sắt. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình và mức độ phát triển của bệnh là sự phân bố mưa, cường độ mưa, số lượng mầm bệnh có mặt trước khi khởi đầu mùa mưa và số lượng lá trên cây. Càng lên cao thì mức độ gây hại của bệnh giảm dần. ở độ cao 1830m ở Kenya, với lượng mưa 830mm thì sự thiệt hại do bệnh rỉ sắt không có ý nghĩa về mặt kinh tế. Cao điểm bệnh thường ở vào thời điểm bắt đầu mùa thu hoạch. Sương đêm giữ vai trò quan trọng trong việc phát triển bệnh rỉ sắt. Sương đêm là nguyên nhân của gần 55% trường hợp xuất hiện của bệnh. - Một dạng phát sinh từ đầu mùa mưa, phát triển vào tháng 7, 8, đạt đỉnh cao vào tháng 10 - 11. Các cây ở dạng này là những cây bị bệnh nặng, tỷ lệ lá bệnh trung bình cao nhất trên 90 %, chỉ số bệnh trên 30 %. Dạng này chiếm tỷ lệ khoảng 10 - 20 % số cây bệnh. - Một dạng có mức độ bệnh rất nhẹ, phát sinh từ đầu mùa mưa nhưng đến tháng 12 mới phát triển mạnh, đạt đỉnh cao vào tháng 1, tỷ lệ lá bệnh dưới 40 %, chỉ số bệnh dưới 2 %. Dạng này cũng chiếm 1 tỷ lệ tương đối không nhiều, khoảng 20 - 30 % số cây bệnh. - Dạng phổ biến trên đồng ruộng phát sinh từ tháng 6, phát triển mạnh từ tháng 11, đạt đỉnh cao vào tháng 12 - 1 với tỷ lệ lá bệnh bình quân 80 %, chỉ số bệnh từ 2 - 15 % . Dạng này chiếm 60 - 70 % số cây bệnh. 6 Mức độ nhiễm bệnh khác nhau giữa các thể trong cùng một vườn chứng tỏ có sự quan hệ trực tiếp đến bản chất di truyền của chúng, tức khả năng kháng bệnh của từng thể. Trong mùa khô bệnh hiện diện dưới các vết nâu khô và hầu như không phát triển. Các vết này là nguồn bệnh của năm sau. Nguồn bệnh từ các vết bệnh cũ trên cây quan trọng hơn lá bệnh khô rụng dưới đất. Vườn bị bệnh nặng thường giảm năng suất từ 30 - 40 % và có hiện tượng mang quả cách năm. 2.1.5. Các biện pháp phòng trừ 2.1.5.1.Dùng giống kháng bệnh Các kết quả điều tra về khả năng nhiễm bệnh rỉ sắt trên phê vối cho thấy có sự khác nhau rất rõ về mức độ nhiễm bệnh rỉ sắt giữa các dòng vô tính. Trong khi ở vườn được nhân giống bằng hạt bao giờ cũng có một tỷ lệ cây bị nhiễm bệnh rỉ sắt nặng chiếm tỷ lệ từ 10 - 20%. Do đó, đối với phê vối nhân giống vô tính là một biện pháp có hiệu quả cao trong việc phòng trừ bệnh rỉ sắt. Chương trình chọn lọc giống phê vối của Viện Khoa học Kỹ thuật Nông Lâm nghiệp Tây Nguyên đã chọn ra được một số dòng vô tính có năng suất cao và kháng được bệnh rỉ sắt như TR3, TR4, TR5, TR6, TR7, TR8, TR9, TR10, TR11 . 2.1.5.2. Ghép chồi Trên đồng ruộng các cây bị bệnh rỉ sắt nặng có thể dùng chồi của các cây có năng suất cao, không bị nhiễm bệnh rỉ sắt trong nhiều năm để ghép thay thế cho các cây bị nhiễm bệnh nặng, tốt hơn hết là dùng các dòng TR3, TR4 do Viện Tây Nguyên chọn lọc (biện pháp sinh học). 2.1.5.3. Hóa học Hiện nay có thể dùng một trong các loại thuốc sau để phòng trừ bệnh rỉ sắt: Impact 125 SC (2 - 3cc/200cc nước/gốc), Anvil 5 SC (0.2%), Bumper 250 EC (0,2%), Tilt (0.1%), Sumi-eight 12,5 WP (0,1%), Opus 125 SC (0,1%) phun hai lần cách nhau 1 tháng. Phun thuốc phải đảm bảo các yêu cầu sau: - Tưới hoặc phun thuốc sớm khi bệnh vừa xuất hiện. Trên phê vối, Impact được tưới một lần trong mùa bệnh trước thời gian bệnh phát triển mạnh 2 tháng (tại Đắk Lắk vào khoảng tháng 6), các thuốc khác được phun lần đầu vào khoảng tháng 8, tùy theo bệnh phát sinh sớm hay muộn. - Bảo đảm lượng nước thuốc, ít nhất là 1lít dung dịch thuốc/cây phê kinh doanh. - Nên phun kỹ dưới mặt lá. 2.2. Nấm hồng (Corticium salmonicolor) 2.2.1. Tác hại và triệu chứng 7 Bệnh gây hại trên quả và cành. Đầu tiên trên quả hay cành xuất hiện những chấm rất nhỏ màu trắng giống như bụi phấn. Những chấm này nhiều lên tạo thành một lớp phấn mỏng sau này có màu hồng đó là bào tử của nấm, vì vậy gọi là bệnh nấm hồng. Nếu xuất hiện ở cành thì thường nằm ở mặt dưới cành, nếu ở quả thường từ cuống quả. Vết bệnh phát triển chạy dọc theo cành và lan dần cả quả làm cành bị chết khô, quả thì héo và rụng non. Đây là bệnh gây hại nặng trên phê chè, phê vối cũng bị rải rác. Cây phê kiến thiết cơ bản có thể chết nếu bị bệnh nặng. Trên phê vối kinh doanh bệnh thường gây hại có tính cách cục bộ từng cây, làm chết từng cành, nếu nặng có thể chết cả 1/2 tán cây. Cho đến nay chưa thấy có hiện tượng chết cả cây phê vối kinh doanh do nấm hồng. 2.2.2. Phát sinh phát triển Bệnh thích hợp với điều kiện ẩm độ cao nhưng lại nhiều ánh sáng. Do đó trong vườn cây, bệnh thường xuất hiện ở tầng giữa và tầng trên, ít thấy ở tầng dưới. Bệnh phát triển rất nhanh trên cây, tốc độ làm chết cành rất nhanh. Nhưng lây lan từ cây này sang cây khác thì chậm. Thời gian phát triển của bệnh cũng không kéo dài. Tại Tây Nguyên bệnh thường phát sinh từ tháng 6,7, phát triển mạnh từ tháng 7 đến tháng 9, cao điểm vào tháng 9. Sự phát sinh phát triển của bệnh chịu ảnh hưởng nhiều bởi ẩm độ không khí. Năm nào mưa nhiều, ẩm độ không khí cao thì bệnh nặng hơn. Các vườn phê rậm rạp, tạo hình không thông thoáng, vườn cây ẩm thấp thưòng bị bệnh nặng hơn. 2.2.3. Các biện pháp phòng trừ - Tạo hình thông thoáng cho vườn cây. - Thường xuyên kiểm tra vườn cây nhất là những năm có mưa nhiều để phát hiện bệnh sớm. Sau đó cắt, đốt các cành bệnh. Trên phê vối nếu cắt bỏ cành bệnh kịp thời có thể phòng trừ bệnh nấm hồng mà không cần phải dùng thuốc hóa học. - Nếu bệnh xuất hiện phổ biến trên đồng ruộng có thể phun Validacin 3L (2%) hay Vali 3DD (2%) từ tháng 7, 8 phun 2 - 3 lần cách nhau 15 ngày. Nên phun lúc chưa xuất hiện nấm màu hồng. 2.3. Đốm mắt cua (Cercospora coffeicola) Bệnh gây hại trên lá, quả và cành. Cây bị bệnh nặng thường cằn cỗi, chậm phát triển, lá vàng và rụng, quả vàng và chín ép. Vết bệnh trên lá và quả thường có hình tròn, trong có nhiều vòng đồng tâm, chính giữa màu xám có các chấm đen nhỏ, xung quanh nâu đỏ, ngoài cùng vàng. Trên cành, vết bệnh chạy dọc theo chiều dài cành. Quả bị nấm gây hại nặng có thể bị thối đen từng phần hoặc toàn bộ. 8 Bệnh xuất hiện phổ biến trong vườn ươm và thời gian kiến thiết cơ bản. Bệnh phát triển quanh năm đặc biệt là trên các vườn chăm sóc kém, thiếu phân bón hoặc trồng trên đất xấu. Để phòng trừ cần chú trọng việc bón phân cân đối, tích cực chăm sóc để vườn cây phát triển tốt. Trong trường hợp bệnh quá nặng có thể phun Anvil 5 SC (0,2%), Tilt 250 EC (0,1%), Bumper 250EC (0,1%) 2- 3 lần cách nhau 15 ngày. 2.4. Thối nứt thân (Fusarium spp.) Bệnh xuất hiện trên vườn kiến thiết cơ bản lẫn kinh doanh, thường xuất hiện trên đoạn thân đã hóa gỗ. Bệnh làm nứt và thối đen lớp vỏ ngoài của thân cây, nếu bị nặng thì lớp gỗ phía trong bị khô dẫn đến hiện tượng tắc mạch, cây thiếu nước nên héo và khô từ đầu ngọn xuống. Vết bệnh có thể xuất hiện ở bất cứ vị trí nào của thân cây nhưng thường ở đoạn giữa và gần gốc cây. Bệnh phát triển và lây lan nhanh. Bệnh do nấm Fusarium spp. gây ra. Đây là loài nấm gây bệnh tắc mạch dẫn và gây chết rất nhanh. Bệnh thường xảy ra ở những vườn cây không thông thoáng, ẩm thấp hay những năm mưa nhiều, ẩm độ không khí cao. Phòng trừ: Cần phát hiện bệnh sớm khi thân cây vừa bị nứt hoặc có vết thối đen nhỏ. Dùng dao cạo sạch phần vỏ thân bị bệnh, sau đó quét Viben C 50 BTN (0.3%), Bendazol 50 WP (0,3%), Champion 77WP (0,3%), Manzate 80WP (0,3%). Nếu cây đã bị khô ngọn cần cưa ngang và đốt bỏ phần bệnh, quét thuốc lên trên mặt thân bị cưa và nuôi chồi mới. Các cây xung quanh cây bệnh dùng một trong các loại thuốc trên phun nhiều lần để phòng ngừa bệnh lây lan. 2.5. Bệnh cháy lá (Colletotrichum gloesporioides) Bệnh thường gây hại vào thời kỳ mưa kết hợp với thời tiết nóng ẩm. Lá bị cháy ở phần thịt lá ở các vị trí khác nhau. Nếu gặp điều kiện thuận lợi thì lây lan rất nhanh. Cây bị nặng thì lá rụng, làm cho quả rụng và dẫn đến khô cành. Tại Gia Lai, hiện tượng cây phê bị bệnh cháy lá cũng đã xuất hiện ở một số vườn của Công ty phê Gia Lai với tỷ lệ cây bị bệnh từ 10 - 15 %, đặc biệt có vườn lên đến 30 - 40 %. Phòng trừ: - Tạo hình, cắt cành thông thoáng. - Khi bị bệnh có thể dùng Tilt 250 EC (0,1%), Bumper 250 EC (0,1 %), Anvil 5SC (0,2%), phun 2 - 3 lần cách nhau 15 - 20 ngày. 2.6. Bệnh khô cành, khô quả (Colletotrichum spp.) Bệnh xuất hiện trên cả 3 bộ phận: Quả, cành và lá nhưng gây hại nặng trên quả. Bệnh làm khô quả, khô cành và chết cây. 9 Triệu chứng trên quả bắt đầu bằng vết chấm nhỏ màu nâu trên vỏ quả, sau lan rộng ra và có màu nâu sẫm, phần bị bệnh lõm sâu xuống. Đây là triệu chứng đặc trưng của bệnh trên quả do Colletotrichum gây ra. Vết bệnh lan dần khắp vỏ quả, ăn sâu vào trong nhân làm quả đen và rụng. Bệnh cũng có thể bắt đầu từ nơi đính vào cuống hay tại điểm tiếp xúc giữa hai quả. Trên cành bệnh xuất hiện đầu tiên từ những đốt giữa của cành. Đầu tiên là những vết nhỏ màu nâu vàng sau đó nâu và nâu sẫm. Vết bệnh lan rộng khắp chiều dài của đốt và lõm xuống so với các vùng kế bên. Lá trên cành rụng dần, cành khô và chết, bệnh cũng có thể tấn công cả cành lớn và thân. Lá bị bệnh có nhiều đốm nâu, sau đó lan rộng ra, chuyển sang màu nâu sẫm hay nâu đen. Phòng trừ: - Trồng các giống chống bệnh. - Bón phân cân đối - Phun một trong các loại thuốc sau: Derosal 50 SC (0,2%), Tilt 250 EC (0,1 %), Viben C 50 BTN (0,2%), Carbenzim 500 FL (0,2 %) . phun từ đầu mùa mưa (tháng 5, 6), 2 - 3 lần cách nhau 1 tháng. PHẦN 3 CÁC BỆNH HẠI RỄ Hiện tượng vàng lá hiện nay đang xuất hiện rất phổ biến và gây hại nghiêm trọng trên phê đặc biệt là vào giữa và cuối mùa mưa. Có nhiều nguyên nhân đưa đến hiện tượng này nhưng nhìn chung đều xuất phát từ bộ rễ của cây bị tổn thương nên không thể hấp thụ được nước và dinh dưỡng. Triệu chứng chung của các loại bệnh này là cây sinh trưởng kém và vàng lá, rất dễ nhầm với triệu chứng vàng lá do cây chăm sóc kém và thiếu dinh dưỡng. Mặc dù các triệu chứng ở rễ hoàn toàn khác nhau ở từng loại bệnh nhưng khi bệnh nặng hầu hết các rễ đều bị thối đen, đôi khi còn có sự xuất hiện đồng thời của nhiều loại bệnh trên cùng một vườn gây khó khăn trong việc xác định bệnh. 3.1. Tuyến trùng hại rễ (Pratylenchus coffeae, Meloidogyne spp., Radopholus similis). 3.1.1. Tác hại và triệu chứng Đây là loại bệnh nguy hiểm và hiện đang rất phổ biến tại các vùng trồng phê chính ở Tây Nguyên. Hàng nghìn ha phê đã phải thanh bệnh này. Nguy hiểm hơn cả là không thể trồng lại phê sau khi đã nhổ bỏ cây bệnh. 10 . 2.2. Các nguyên tắc quản lý sâu bệnh hại tổng hợp đối với cây cà phê vối 2.2.1. Tạo môi trường sinh thái thích hợp đối với cây cà phê Trước tiên cần tạo. NGUYÊN LÝ CƠ BẢN TRONG QUẢN LÝ TỔNG HỢP SÂU BỆNH HẠI ĐỐI VỚI CÂY CÀ PHÊ VỐI 2.1. Các vấn đề về sự phát triển sâu bệnh hại trên đồng ruộng 2.1.1.Càng thâm

Ngày đăng: 11/09/2013, 12:48

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan