Ảnh hưởng của nitrite, CO2 và nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá basa giống (Pangasius bocourti Sauvage, 1880)

240 65 0
Ảnh hưởng của nitrite, CO2 và nhiệt độ lên một số chỉ tiêu sinh lý và tăng trưởng của cá basa giống (Pangasius bocourti Sauvage, 1880)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

GIỚI THIỆU 1.1 Đặt vấn đề Nuôi trồng thủy sản là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam từ nhiều năm nay với tổng sản lượng thủy sản năm 2017 đạt 7.225 nghìn tấn, sản lượng nuôi thủy sản đạt 3.835 nghìn tấn tăng 5,2% so với năm 2016 (Tổng cục Thống kê, 2017). Trong đó, cá tra và cá basa là một trong ít đối tượng được nuôi và xuất khẩu chủ lực của vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Cá tra và cá basa là hai loài cá da trơn được nuôi với số lượng lớn ở các tỉnh/thành phố như An Giang, Đồng Tháp, Vĩnh Long, Cần Thơ,… Cá basa (Pangasius bocourti) có thịt trắng và lớn nhanh nên có giá trị thương phẩm cao. Các nghiên cứu trước đây về cá basa thường tập trung vào kỹ thuật nuôi, kỹ thuật sản xuất giống (Cacot et al., 2002 và Cacot et al., 2003) và nhu cầu dinh dưỡng (Phuong, 1998 và Hung et al., 2004). Các nghiên cứu sâu về khả năng chịu đựng và thích nghi của cá basa dưới tác động của các yếu tố môi trường (nitrite/nhiệt độ/CO 2 ) vẫn chưa được thực hiện. Nitrite tồn tại trong ao nuôi thủy sản là vấn đề đáng lo ngại do nitrite gây độc với tất cả các động vật (Lewis and Morris, 1986). Trong ao nuôi thủy sản, các quá trình phân hủy xác động thực vật, thức ăn thừa hoặc chất thải của sinh vật sản sinh ra các hợp chất anmonia, các hợp chất này được một số loại vi khuẩn như nitrosomonas, nitrosospira hoặc các vi khuẩn khác chuyển hóa thành nitrite (Francis-Floyd et al., 2015). Nitrite khi xâm nhập vào máu cá có thể oxy hóa hemoglobin (Hb) trong tế bào hồng cầu và chuyển thành một hợp chất khác là methemoglobin (metHb) gây ra bệnh máu nâu ở cá; metHb không có khả năng vận chuyển oxy làm cá có thể bị ngạt mặc dù nồng độ oxy trong nước không thấp (Kroupova et al., 2005). Ở cá nitrite có thể được hấp thu qua các biểu mô của mang và tích lũy với nồng độ cao trong cơ thể (Jensen, 2003). Ngoài ra, nitrite còn gây ảnh hưởng đến sinh lý, hô hấp, sự điều hòa ion, nội tiết,… và tốc độ tăng trưởng của cá (Kosaka and Tyuma, 1987; Siikavuopio and Saether, 2006; Jensen, 2009; Lefevre et al., 2011). Bên cạnh đó, hàm lượng CO 2 trong khí quyển ngày càng tăng theo sự phát triển kinh tế và sự công nghiệp hóa. Theo Flato et al. (2013) lượng CO 2 trong không khí là 390,5 ppm năm 2011 và ước tính đến năm 2100 hàm lượng CO 2 trong không khí đạt 421-936 ppm. Nước trên bề mặt trái đất hấp thu khoảng một phần ba tổng lượng CO 2 trong không khí và làm giảm pH trong môi trường nước, pH của môi trường nước toàn cầu được dự đoán giảm khoảng 0,3-0,4 đơn vị vào cuối thế kỷ 21 (Hartmann et al., 2013). Ở cá, khi nồng độ CO 2 trong nước tăng lên sẽ ảnh hưởng tới quá trình khuếch tán CO 2 từ máu ra môi trường bên ngoài, gây ra mất cân bằng a-xít và ba-zơ, làm rối loạn các quá trình diễn ra trong tế bào như sự điều hòa ion, tăng nhịp hô hấp,…(Ishimatsu et al., 2005; Brauner et al., 2004; Gilmour, 2001; Cameron and Iwama, 1987). Sự gia tăng nhanh của khí CO 2 đã gây nên hiện tượng biến đổi khí hậu toàn cầu, hậu quả là làm cho nhiệt độ môi trường ngày càng tăng cao. Động vật thủy sản ở các khu vực nhiệt đới được dự đoán sẽ chịu ảnh hưởng nghiêm trọng hơn bởi sự nóng lên toàn cầu so với các loài ở khu vực ôn đới (Tewksbury et al., 2008). Nhiệt độ được biết đến có ảnh hưởng đến các quá trình sinh lý, sinh trưởng, tỷ lệ sống,… của sinh vật và đây cũng là yếu tố được một số tác giả cho rằng có ảnh hưởng đến độc tính của nitrite, khi nhiệt độ tăng thì sự hấp thu nitrite của cá cũng gia tăng và ngược lại (Jeberg and Jensen, 1994; Huey et al., 1984). Trong điều kiện hiện nay khi nhiệt độ và CO 2 đang có xu hướng tăng cao do tác động của biến đổi khí hậu và cùng với đó là sự thâm canh trong ương cá basa. Đặc biệt là ương nuôi trong ao thì khí độc trong môi trường như nitrite sẽ là yếu tố gây ảnh hưởng đến cá, nhất là sự kết hợp các yếu tố này với nhau. Với các lý do trên cho thấy sự cấp thiết phải có các nghiên cứu về ảnh hưởng của nitrite, nhiệt độ và CO 2 lên cá basa trong quá trình ương nuôi nhằm cung cấp những thông tin cho việc quản lý ương nuôi cá nói chung và cá basa nói riêng. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu tổng quát: Nhằm cung cấp thêm nguồn thông tin về đặc điểm sinh lý và sự thích ứng của cá basa với các yếu tố nghiên cứu trong điều kiện biến đổi khí hậu. Kết quả cũng giúp người nuôi nhận biết về ảnh hưởng của các yếu tố này đến cá basa nói riêng và cá nói chung nhằm có biện pháp giảm thấp nhất ảnh hưởng của chúng đến sức khỏe cá trong quá trình ương nuôi. Mục tiêu cụ thể: Đánh giá ảnh hưởng của các yếu tố môi trường như nitrite, nhiệt độ và sự gia tăng nồng độ CO 2 trong nước lên sinh lý, tăng trưởng của cá basa trong điều kiện thí nghiệm.

TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN NGUYỄN THỊ KIM HÀ ẢNH HƯỞNG CỦA NITRITE, CO2, NHIỆT ĐỘ LÊN MỘT SỐ CHỈ TIÊU SINH LÝ VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA CÁ BASA GIỐNG (Pangasius bocourti Sauvage, 1880) LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÀNH NUÔI TRỒNG THỦY SẢN MÃ NGÀNH: 9620301 2019 TÓM TẮT Cá basa (Pangasius bocourti Sauvage, 1880) đối tượng ni có giá trị thương phẩm cao nuôi số tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) Giai đoạn thương phẩm cá nuôi bè sông nước chảy, nhiên giai đoạn giống cá ương chủ yếu ao Hiện nay, tác động biến đổi khí hậu q trình ni thâm canh, thay đổi yếu tố môi trường nitrite, nhiệt độ CO2 vượt ngưỡng chịu đựng ảnh hưởng lớn đến đời sống động vật thủy sản nói chung Vì việc khảo sát ảnh hưởng yếu tố đến đáp ứng sinh lý tăng trưởng cá basa (Pangasius bocourti Sauvage, 1880) giống thực Nghiên cứu gồm nội dung như: (i) ảnh hưởng đơn kết hợp nitrite nhiệt độ, nitrite CO2 lên sinh lý tăng trưởng cá basa; (ii) ảnh hưởng nitrite lên enzyme metHb reductase tiêu hao oxy cá basa; (iii) khảo sát biến động yếu tố môi trường ao ương cá basa giống Ảnh hưởng nitrite lên tiêu sinh lý tăng trưởng cá basa giống (10-20 g) cho thấy giá trị LC50-96 nitrite lên cá basa giảm nhiệt độ tăng từ 27oC lên 33oC, 0,88 mM 0,60 mM Các tiêu huyết học số lượng hồng cầu, nồng độ hemoglobin (Hb), tỷ lệ hematocrit (Hct) giảm sau 24 tiếp xúc nồng độ 0,22 mM 0,44 mM (p

Ngày đăng: 05/10/2019, 08:16

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan