Bài tập Hóa 12.04

11 564 0
Bài tập Hóa 12.04

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SV.Nhữ Thị Quyên Sp hoá h ọc K-50 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA SƯ PHẠM *********************** BỘ MÔN PHƯƠNG PHÁP VÀ CÔNG NGHỆ DẠY HỌC TIỂU LUẬN MÔN: CHƯƠNG TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC HOÁ HỌC GIẢNG VIÊN: PGS, TS. LÊ ĐỨC NGỌC TH.S.VŨ PHƯƠNG LIÊN SINH VIÊN: NHỮ THỊ QUYÊN LỚP: K50-S- HOÁ HỌC Xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan hoá lớp 12 ban nâng cao Hànội- 2009 CHƯƠNG 3: AMIN, AMINO AXIT VÀ PROTEIN. I.MỤC TIÊU. NỘI DUNG MỤC TIÊU Bậc1 Bậc 2 Bậc 3 Bài9: AMIN . I.A.1. Nêu được khái niệm, phân loại và cách gọi tên của amin. I.A.2. Nêu được tính chất vật lý, cấu tạo phân tử và tính chất hoá học của amin. I.A.3.Nêu được cách điều chế và ứng dụng của amin. I.B.1.Giải thích được tính chất hoá học điển hình của amin và alinin. I.C.1. Đánh giá và dự đoán về khả năng phản ứng của amin và alinin và dự đoán khả năng phản ứng của chúng. I.C.2. Xác định được công thức phân tử, công thức cấu tạo theo số liệu bài toán. Bài 10: AMINOAXIT II.A.1. Nêu được định nghĩa, cách gọi tên của aminoaxit. II.A.2. viết được cấu tạo phân tử và tính chất hoá học và ứng dụng của aminoaxit. II.B.1.Giải thích được tính chất hoá học đặc trưng của aminoaxit .II.B.2.phân biệt được aminôaxit với các hợp chất hữu cơ khác. II.B.1.Dự đoán được khả năng phản ứng của các aminoaxit. Bài 11: PROTEIN: III.A.1. Nêu được định nghĩa, cấu phân tử, tính chất của peptit, protein. III.A.2 vai trò của protein dối với sự sống. III.A.3.Khái niệm enzim và axit nucleic. III.B.1.Phân biệt được protein với các chất lỏng khác. III.B.2. Giải thích được hiện tượng xảy ra đối với phản ứng của protein. III.C.1.Dự đoán được cơ chế phản ứng của protein. II.BẢNG TRỌNG SỐ MỤC TIÊU SV.Nhữ Thị Quyên Sp hoá h ọc K-50 NỘI DUNG MỤC TIÊU TỔNG BẬC1 BẬC 2 BẬC 3 17 BÀI9 3 1 2 6 BÀI 10 2 2 1 5 BÀI 11 3 2 1 6 III.BẢNG TRỌNG SỐ CÂU HỎI NỘI DUNG C ÂU H ỎI TỔNG BẬC1 BẬC 2 BẬC 3 46 BÀI9 10 8 6 24 BÀI 10 4 4 2 10 BÀI 11 5 4 3 12 IV.CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN. PHẦN AMIN Câu1.Cho amin có cấu tạo: CH 3 − CH (CH 3 ) ─NH 2 Tên gọi đúng của amin là trường hợp nào dưới đây? A. Prop─1─ylamin B.Etylamin C. Đimetylamin D. Prop─ 2─ylamin Câu2. Tên gọi chính xác của C 6 H 5 NH 2 l à phương án nào sau đây? A. Benzyl amoni. B.Benzil amoni C.Hexyl amoni D.Anilin Câu3. Có bao nhiêu đồng phân amin ứng với công thức phân tử C 3 H 7 N? A.1đồng phân B.5 đồng phân C.4 đồng phân D.3 đồng phân Câu4: Ghép hai cột với nhau? Cột A cột B 1. Amin a) Nhiệt độ sôi tăng, độ tan trong nước giảm. 2.Theo gốc Hiđrocacbon b) Tính bazơ, làm đổi màu quỳ tím sang màu xanh. 3. Khi phân tử khối của amin tăng c) Là hợp chất được tạo thành khi thay thế nguyên tử H trong NH 3 bằng góc Hiđrocacbon. 4.Tính chất hoá học đặc trưng của các amin d) Có amin béo và amin thơm Câu 5: Công thức nào dưới đây là công thức chung của dãy đồng đẳng của amin thơm (chứa một vòng benzen), đơn chức, bậc nhất? SV.Nhữ Thị Quyên Sp hoá h ọc K-50 A. C n H 2n-7 NH 2 B. C n H 2n+1 NH 2 C. C 6 H 5 NHC n H 2n+1 D. C n H 2n-3 NHC n H 2n-4 C âu 6: Amin nào dưới đây có bốn đồng phân cấu tạo? A.C 2 H 7 N B.C 3 H 9 N C. C 4 H 11 N D. C 5 H 13 N Câu 7: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lý của amin là không đúng? A.Các amin đều là chất khí không màu, không vị, dễ tan trong nước B.Các amin đều là chất khí có mùi tương tự như amoniac, độc. C. Độ tan của amin giảm dần theo số nguyên tử cácbon tăng. D.Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen. Câu 8: Giải thích về quan hệ cấu trúc không hợp lý? A.Do có cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ. B. Do có nhóm – NH 2 nên aniline dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm.và ưu tuiên thế vào vị trí o-. p-. C.Tính bazơ trên amin càng mạnh khi mật độ electron trên nguyên tử N càng lớn D.Với amin RNH 2 , gốc R- hút electron làm tăng độ mạnh của tính bazơ và ngược lại. Câu 9: Dung dịch nào dưới đây không làm đổi màu quỳ tím? A. C 6 H 5 NH 2 B.NH 3 C. CH 3 CH 2 NH 2 D. CH 3 NHCH 2 CH 3 Câu10: Dung dịch etylamin không tác dụng với chất nào sau đây? A. Axit HCl B.Dung dịch FeCl 3 C. Nước brôm D.Cu (OH) 2 Câu11: Nối đáp án ở 2 cột với nhau cho phù hợp? Cột A Cột B 1.Phân biệt anilin, phenol và benzen a) Thấy tạo kết tủa màu trắng 2.Anilin phản ứng với dung dịch brom b)Khi có từ 3 nguyên tử cacbon trở lên. 3. Amin có đồng phân c) Dùng dung dịch NaOH,dung dich brom 4.Anilin là chất lỏng d) Khó tan trong nước, màu đen Câu 12: Sở dĩ anilin có tính bazơ yếu hơn NH 3 là do yếu tố nào? A. Nhóm - NH 2 có một cặp electron chưa liên kết. SV.Nhữ Thị Quyên Sp hoá h ọc K-50 B.3. Nhóm NH 2 có tác dụng đẩy electron về phía vòng benzen làm giảm mật độ electroncủa N C. Gốc phenyl có ảnh hưởng làm giảm mật độ electron của nguyên tử N D. Phân tử khối của anilin lớn hơn so với NH 3 . Câu 13: Hợp chất nào có tính bazơ yếu nhất? A. Alinin B.Metylamin C. Amoniac D.Đimetylamin. Câu 14: Tính bazơ của các chất tăng dần theo thứ tự nào dưới đây? A. C 6 H 5 NH 2 ; NH 3 ; CH 3 NH2; (CH 3 ) 2 N B. NH 3 ; CH 3 NH 2 (CH 3 ) 2 NH; C 6 HNH 2 C. (CH 3 ) 2 NH 2 ; CH 3 NH 2 ; NH 3 ; C 6 H 5 NH 2 D.NH 3; C 6 H 5 NH 2 ; (CH 3 ) 2 NH; CH 3 NH 2 Câu 15: Các hiện tượng nào sau đây được mô tả không chính xác? A.Nhúng quỳ tím vào dung dịch etylamin thấy quỳ tím chuyển thành màu xanh. B. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hidro clorua làm xuất hiện khói trắng. C. Nhỏ vài giọt dung dịch Brôm vào ống nghiệm đựng dung dịch aniline thấy có kết tủa màu trắng. D. Thêm vài giọt dung dịch phenolptalein vào dung dịch đimetylamin thấy xuất hiện mầu xanh. Câu 16: Để tinh chế anilin từ hỗn hợp phenol, anilin, benzen, cách thực hiện nào dưới đây là hợp lý? A. Hoà tan trong HCl dư, chiết lấy phần tan.Thêm NaOH vào và chiết lấy anilin tinh khiết. B. Hoà tan trong dung dịch brom dư, lọc kết tủa, đehalogel hoá thu được anilin. C. Hoà tan trong dung dịch NaOH dư, chiết phần tan và thổi khí CO 2 vào đó đến khi thu được aniline tinh khiết. D. Dùng dung dịch NaOH để tách phenol, sau đó dung brom để tách aniline ra khỏi bezen. Câu 17: Để phân biệt phenol, aniline, benzen, stiren người ta sử dụng thuốc thử như ở đáp án nào sau đây? A. Quỳ tím.dung dịch brom. B. Dung dịch NaOH, dung dịch brom. C. Dung dịch brom, quỳ tím D. Dung dịch HCl, quỳ tím. SV.Nhữ Thị Quyên Sp hoá h ọc K-50 Câu 18: Đốt cháy một amin chưa no, đơn chức chứa một liên kết C=C thu được CO 2 và H 2 O theo tỉ lệ mol CO2/H2O bằng 8/9.Công thức phân tử của amin đó là công thức nào sau đây? A, C 3 H 6 N B.C 4 H 8 N C. C 4 H 9 N D.C 3 H 7 N. Câu 18: Cho 20g hỗn hợp 3 amin đơn chức, đồng đẳng kế tiếp nhau tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl 1m, rồi cô cạn dung dịch thì thu được 31,68g hỗn hợp muối. Thể tích dung dịch HCl đã dung là bao nhiêu mililit? A.100ml B.50ml C.200ml D.320ml Câu 19: Hợp chất hữu cơ được cấu tạo bởi các nguyên tố C. H. N là chất lỏng, không màu, rất độc, ít tan trong nước, dễ tác dụng với axit HCl. HNO 3 và có thể tác dụng với nước brom tạo kết tủa. Hợp chất đó có công thức phân tử như thế nào sau đây? A.C 2 H 7 N B. C 6 H 13 N C.C 6 H 7 N D.C 4 H 12 N 2 Câu 20: cho 9,3g một ankylamintác dụng với dung dịch FeCl 3 dư thu được 10,7g kết tủa. Ankyl amin đó có công thức thế nào? A. CH 3 NH 2 B.C 2 H 5 NH 2 C.C 3 H 7 NH 2 D.C 4 H 9 NH 2 Câu 21: Người ta điều chế anilin bằng cách cho nitro hoá 500g benzen rồi khử hợp chất nitro sinh ra. Khối lượng anilin thu được bằng bao nhiêu? ( biết hiệu suất mỗi giai đoạn là 78%). A.346,7g B.362,7g C. 463,4g D.358,7g Câu 22.Cho hỗn hợp A chứa NH 3, C 6 H 5 NH 2 và C 6 H 5 OH. Hỗn hợp A được trung hoà bởi 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. A cũng phản ứng vừa đủ với 0,075 mol Br 2 tạo kết tủa. lượng các chất NH 3, C 6 H 5 NH 2 và C 6 H 5 OH lần lượt bằng bao nhiêu? A.0.01 mol; 0,005 mol và 0,02 mol. B.0,005 mol; 0,005 mol và 0,02 mol C.0,005 mol; 0,02 molvà 0,005 mol D.0,01 mol; 0,005mol và 0,02 mol. Câu 23. Những câu dưới đây câu nào đúng, câu nào sai? .1.Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch NaOH 2.Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch NaCl. 3.Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịchNH 3 4.Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch FeCl 3 . 5.Dung dịch etylamin tác dụng được với dung dịch H 2 SO 4 . Câu 24: Điền vào chỗ còn trống chỗ còn thiếu? Nhúng giấy quỳ tím vào dung dịch Metylamin hoặc propylamin, Màu quỳ tím chuyển sang…. (1)………Nếu nhúng quỳ tím vào (2)…… thì quỳ tím không đổi màu. SV.Nhữ Thị Quyên Sp hoá h ọc K-50 Bài 10: AMINO AXIT Câu 25. Phát biểu nào sau đây là đúng, là sai? 1. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức phân tử chứa đồng thời hai nhóm chức amino và nhóm cacboxyl. 2. Hợp chất H 2 NCOOH là aminoaxit đơn giản nhất. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức có tính bazơ mạnh như etylamin 3.Aminoaxit ngoài dạng phân tử (H 2 NRCOOH) còn dạng iôn lưỡng cực (H 3 N + RCOO - ). 4.Aminoaxit có dạng iôn lưỡng cực (H 3 N + RCOO - ) là dạng tồn tại bền 5. Aminoaxit có dạng phân tử (H 2 NRCOOH) là dạng tồn tại bền Câu 26. Ghép đáp án ở cột A và cốt B với nhau.( chọn ở cột A đáp án sao cho phù hợp với đáp án ở cột B) Cột A Cột B 1.Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức a) Gây nên tính lưỡng tính trong hợp chất ạminoaxit. 2. Dạng iôn lưỡng cực (H 3 N + RCOO - ) b) Do phân tử có nhóm - COOH 3. Aminoaxit có phản ứng este hoá c) Phân tử chứa đồng thời hai nhóm chức amino và nhóm cacboxyl. 4. H 2 NCOOH d)La một aminoaxit đơn hiản nhất, có tính chất lưỡng tính Câu27: Khẳng định về tính chất vật lý của aminoaxit nào sau đây là đúng, sai? 1.Tất cả các aminoaxit đều là chất rắn 2.Tất cả đều là tinh thể màu trắng 3. Tất cả đều dễ tan trong nước 4. Tất cả đều có nhiệt độ nóng chảy cao 5. Tất cả đều có vị ngọt. 6. Tất cả đều có thê ngưng tụ thành một khối màu trắng. Câu 28: Aminoaxit có thể phản ứng với chất nào dưới đây/ A. Ancol B. Dung dịch Brôm C. Axit (H + ) và axit nitrơ D.Kim loại, oxit bazơ, bazơ và muối Câu29: Điền từ vào chỗ còn thiếu trong câu sau? 1. Aminoaxit là những hợp chất có cấu tạo ……(1)…nên ở điều kịên thường chúng là chất rắn kết tinh , tương đối dề tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao. SV.Nhữ Thị Quyên Sp hoá h ọc K-50 2. Các aminoaxit thiên nhiên (hầu hết là α- amino axit) là… (2) ………….để kiến tạo nên protein………… (3)……… 3. Các axit 6- amino hexnoic (ε- aminocaproic) và 7-amino heptanoic (ω- aminoenantoic) là nguyên liệu để sản xuất…….(4)……. Câu30. Trong các chất sau: Cu, HCl, C 2 H 5 OH, HNO 2 , KOH, Na 2 SO 3 , CH 3 OH/ khí HCl. Axit amino axetic tác dụng được với chất nào? A. Cu, HCl, C 2 H 5 OH, HNO 2 , KOH, Na 2 SO 3 , CH 3 OH/ khí HCl. B. HCl, HNO 2 , KOH, Na 2 SO 3 , CH 3 OH/ khí HCl. C. Cu, C 2 H 5 OH, HNO 2 , KOH, Na 2 SO 3 , CH 3 OH/ khí HCl. D. Cu, HCl, HNO 2 , KOH, Na 2 SO 3 , CH 3 OH/ khí HCl. Câu31. Ghép đáp án ở cột A và cốt B với nhau.( chọn ở cột A đáp án sao cho phù hợp với đáp án ở cột B) Cột A cột B 1.Aminoaxit a) Là hợp chất có từ 2 nhóm chức trở lên trong phân tử 2. Phản ứng trùng ngưng b)là những hợp chất có cấu tạo iôn lưỡng cực 3.Dung dịch glixin c)Là tính chất của những hợp chất tạp chức. 4.Hợp chất tạp chức d) không làm đổi màu quỳ tím 5.Tính chất lưỡng tính e) Là phản ứng trùng hợp giữa 2 hay nhiều mônome, tách ra nước và tạo thành hợpchất polime. f) Là tính chất của hợp chất aminoaxit. Câu32: X là một aminoaxit no chỉ chứa một nhóm – NH 2 và một nhóm –COOH. Cho 0.89g tác dụng với HCl vừa đủ tạo ra 1,255g muối.Công thức cấu tạo của X là công thức nào sau đây? A.H 2 N – CH 2 ─ COOH B.CH 3 ─ CH (NH 2 ) ─COOH C.CH 3 ─ CH (NH 2 ) ─ CH 2 ─ COOH D. C 3 H 7 ─ CH (NH 2 ) ─COOH C âu 31: α ─Aminoaxit là aminoaxit mà nhóm amino gắn ở vị trí cacbon thứ mấy? A.1 B.2 C.3 D.4 Câu 33. Ứng dụng nào của aminoaxit dưới đây được phát biểu không đúng? A.Aminoaxit thiên nhiên là cơ sở kiến tạo protein cho cơ thể sống. B.Muối đinatri glutamat làm gia vị cho thức ăn (bột ngọt) C. Axit glutamic làm thuốc bổ thần kinh, methipnin là thuốc bổ gan. D Các aminoaxit (nhóm amin ở vị trí số 6, 7….) là nguyên liệu sản xuất tơ nilon. Bài 11. PROTEIN Câu34: Prôtein có thể được mô tả như thế nào A.Chất polime trùng hợp B. Chất Polieste C.Chất polime đồng trùng hợp D.Chất polime ngưng tụ SV.Nhữ Thị Quyên Sp hoá h ọc K-50 Câu35: Hoàn thành chỗ còn thiếu? Peptit là loại hợp chất chứa từ…… (1)……… gốc α – amino axit liên kết với nhau bằng……(2) Liên kết peptit là liên kết…(3)…giữa hai đơn vị …(4)….Nhóm – CO ─NH- giữa hai đơn vị α ─amino axit được gọi là …(5)…. Câu36: Ghép đáp án ở cột A và cốt B với nhau.( chọn ở cột A đáp án sao cho phù hợp với đáp án ở cột B) Cột A cột b 1. Phản ứng thuỷ phân của peptit a)Tạo thành dung dịch keo và đông tụ lại khi đun nóng. 2.Protein tan được trong nước b) Có phân tử khối từ vài chục đến vài triệu 3.Potein là những polipeptit cao phân tử c) Xảy ra hoàn toàn tạo thành các α- aminoaxit. 4. Peptit có hai loại phản ứng quan trọng d)Phản ứng thuỷ phân và phản ứng màu với Cu(OH) 2 Câu 37: Trong các đáp án dưới đây đâu là đáp án đúng, sai? □ 1. Protein là hợp chất cao phân tử thiên nhiên có cấu trúc phức tạp. □ 2. Protein chỉ có trong cơ thể người và động vật. □ 3.Cơ thể người và động vật chỉ tổng hợp được protein chỉ từ những aminaxit. □ 4. Protein bền với nhiệt, đối với axit, dung dịch kiềm. □ 5. Protein bị đông tụ rất dễ dàng. Câu 38: Điền từ thích hợp vào chỗ trống: Sự kết tủa protein bằng nhiệt gọi là…….(1)……protein Khi nhỏ axit HNO 3 vào lòng trắng trứng, đun nóng hỗn hợp thấy xuất hiện …… (2)… cho Cu(OH) 2 vào dung dịch lòn trắng trứng thấy màu…(3)…… xuất hiện. Khi đun nóng Protein trong dung dịch axit hoắc kiềm hoặc dưới tác dụng của các men, protein bị thuỷ phân thành các …(4)……, cuối cùng thành các…(5)…… Câu 39: Khi thủy phân hoàn toàn policaproamit trong dung dịch NaOH nóng, dư được sản phẩm nào sau đây? A. H 2 N (CH 2 ) 5 COOH B. H 2 N (CH 2 ) 6 COONa C. H 2 N (CH 2 ) 5 COONa D.H 2 N (CH 2 ) 6 COOH Câu 40: Mô tả hiện tượng nào dướ đây là không chính xác? A. Nhỏ vài giọt axit nỉtic đặc vào long trắng trứng thấy kết tủa màu vàng. B.Trộn lẫn lòng trắng trứng, dung dich NaOH và một ít CuSO 4 thấy xuất hiện màu đỏ đặc trưng. C. Đun nóng dung dịch lòng trắng trứng thấy hiện tượng đông tụ lại tách ra khỏi dung dịch. D. Đốt cháy một mẫu lòng trắng trứng thấy xuất hiện mùi cháy khét như tóc cháy. SV.Nhữ Thị Quyên Sp hoá h ọc K-50 Câu 41: phát biểu nào sau đây không chính xác về enzim? A.Hầu hết các enzim có bản chất protein. B. Enzim có khả năng xúc tác cho quá trình hoá học. C. Mỗi enzim xúc tác cho các quá trình chuyển hoá khác nhau. D. Tốc độ phản ứng nhờ enzim mà xảy ra nhanh hơn. Câu 42: Phát biểu nào sau đây về Protein không đúng? A. Protein là những polipeptit cao phân tử (phân tử khối từ vài chục đến vài triệu đơn vị cacbon) B. Protein có vai trò là nền tảng cấu trúc và chức năng của mọi sự sống. C. Protein đơn giản là những protein được tạo thành từ các gốc α ─ và ω─ aminoaxit D.Protein phức tạp là những protein được tạo thành từ các protein đơn giản và lipit, gluxit, axit nucleic… Câu43: Có bao tripeptit được hình thành từ ananin và glixin? A.2 B.3 C.4 D.6 Câu44: Trong Bốn ống nghiệm mất nhãnchứa riêng biệt từng dung dịch: glixêrol, lòng trắng trứng, tinh bột, xà phòng.thứ tự hoá chất dung để nhận biết mỗi dung dịch là đáp án nào sau đây? A.Quỳ tím, dung dịch iôt, Cu (OH) 2 , HNO 3đặc . B. Cu (OH) 2 , dung dịch iot, quỳ tím, HNO 3đặc C.Dung dịch iôt, HNO 3đặc , Cu (OH) 2 , Quỳ tím D. Cu (OH) 2 , quỳ tím, HNO 3đặc , dung dịch iôt Câu 45: Câu nào sau đây không đúng? A. Khi nhỏ axit HNO 3 đặc vào long trắng trứng thấy xuất hiện màu vàng. B. Phân tử protein đều được cấu tạo từ các mạch polipeptit tạo nên. C. Protein rất ít tan trong nước và dễ tan khi dun nóng. D. khi cho Cu (OH) 2 vào long trắng trứng thấy xuất hiện màu tím xanh. Câu46. Khi dung lòng trắng trứng gà để làm trong môi trường (nước đường) ta đã ứng dụng tính chất nào sau đây? A. Tính bazơ của protein B. Tính axit của protein C.Tính lưỡng tính của protein, cả tính axit và tính bazơ D. Tính đông tụ ở nhiệt độ cao và không thuận nghịch. IV. Đáp án. Câu4: 1-c, 2-Dd 3-a, 4-b. Câu11: 1-c, 2-a, 3-b, 4-d Câu 23: Đ-4, 5; S-1, 2, 3. Câu 24: (1) Màu xanh. (2) Dung dịch aniline. Câu 25: Đ 1, 2, 3 Câu 26: 1-c, 2-a, 3-b, 4-d. SV.Nhữ Thị Quyên Sp hoá h ọc K-50 . 17 BÀI9 3 1 2 6 BÀI 10 2 2 1 5 BÀI 11 3 2 1 6 III.BẢNG TRỌNG SỐ CÂU HỎI NỘI DUNG C ÂU H ỎI TỔNG BẬC1 BẬC 2 BẬC 3 46 BÀI9 10 8 6 24 BÀI 10 4 4 2 10 BÀI. I.C.2. Xác định được công thức phân tử, công thức cấu tạo theo số liệu bài toán. Bài 10: AMINOAXIT II.A.1. Nêu được định nghĩa, cách gọi tên của aminoaxit.

Ngày đăng: 11/09/2013, 01:10

Hình ảnh liên quan

II.BẢNG TRỌNG SỐ MỤC TIÊU - Bài tập Hóa 12.04
II.BẢNG TRỌNG SỐ MỤC TIÊU Xem tại trang 2 của tài liệu.
III.BẢNG TRỌNG SỐ CÂU HỎI - Bài tập Hóa 12.04
III.BẢNG TRỌNG SỐ CÂU HỎI Xem tại trang 3 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan