thủy tiểu luận kinh tế phát triển

26 1.1K 22
thủy tiểu luận kinh tế phát triển

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

tình hình lạm phát ở việt nam trong những năm gần đây

MỤC LỤC 1 A. MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài (lí do chọn đề tài). Cơ chế thị trường đã rung lên hồi chuông cảnh báo bao sự đổi thay của nền kinh tế Việt Nam trong những thập niên gần đây. Trong nền kinh tế thị trường hoạt động đầy sôi động và cạnh tranh gay gắt để thu được lợi nhuận cao và đứng vững trên thương trường, các nhà kinh tế cũng như các doanh nghiệp phải nhanh chóng để tiếp cận, nắm bắt những vấn đề của nền kinh tế mới. Bên cạnh bao vấn đề cần có để kinh doanh còn là những vấn đề nổi cộm khác trong kinh tế. Một trong những vấn đề nổi cộm ấy là lạm phát. Lạm phát như một căn bệnh của nền kinh tế thị trường, nó là một vấn đề hết sức phức tạp đòi hỏi sự đầu tư lớn về thời gian trí tuệ mới có thể mong muốn đạt được kết quả khả quan. Chống lạm phát không chỉ là việc của các nhà doanh nghiệp mà còn là nhiệm vụ của chính phủ. Lạm phát ảnh hưởng toàn bộ đến nền kinh tế quốc dân, đến đời sống xã hội, đặc biệt là giới lao động ở nước ta hiện nay, chống lạm phát giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống nhân dân. Trong thời gian gần đây, vấn đề lạm phát đã được nhiều người quan tâm, nghiên cứu và đề xuất các phương án khác. Đã từ lâu tiền giấy xuất hiện và chẳng bao lâu sau đó diễn ra tình trạng giảm giá tiền và dẫn đến lạm phát. Nét đặc trưng nổi bật của thực trạng nền kinh tế khi có lạm phát, giá cả của hầu hết các hàng hóa đều tăng cao và sức mua của đồng tiền ngày càng giảm nhanh. Bài viết này với đề tài: “ Tình hình Lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây” Xuất phát từ vấn đề nghiên cứu lạm phát là cần thiết, cấp bách, đặc biệt thấy được tầm quan trọng của lạm phát. Vì vậy, với lực lượng kiến thức còn hạn 2 chế, em thiết nghĩ nghiên cứu đề tài này cũng là một phương pháp để hiểu nó một cách thấu đáo hơn, sâu sắc hơn tài chính tiền tệ 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề án là vấn đề lạm phát. Phạm vi nghiên cứu là ở Việt Nam trong những năm gần đây. 3. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu là phương pháp logic học và phương pháp thời gian trong đó các công cụ phân tích thống kê và phân tích định lượng được sử dụng để giải quyết vấn đề. 4. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu hệ thống lý thuyết và thực tiễn về vấn đề lạm phát với các giải pháp phù hợp cho việc kiềm chế lạm phát ở Việt Nam trong những năm gần đây. 3 B. NỘI DUNG 1. Thực trạng vấn đề. Năm 2008 là năm có chỉ số lạm phát cao Giá tiêu dùng năm 2008 nhìn chung tăng khá cao và diễn biến phức tạp, khác thường so với xu hướng giá tiêu dùng các năm trước. Giá tăng cao ngay từ quý I và liên tục tăng lên trong quý II, quý III, nhưng các tháng quý IV liên tục giảm (so với tháng trước, tháng 10 giảm 0,19%; tháng 11 giảm 0,76%, tháng 12 giảm 0,68%) nên giá tiêu dùng tháng 12 năm 2008 so với tháng 12 năm 2007 tăng 19,89% và chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm tăng 22,97%. Nguôn: Tổng cục thống kê http://www.gso.gov.vn Nếu như năm 2008 là năm chứng kiến một tốc độ lạm phát cao kỷ lục trong vòng hơn một thập kỷ qua thì năm 2009 lại chứng kiến một mức lạm phát ở mức 4 dưới hai con số. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) cả nước qua 10 tháng đầu năm chỉ tăng 4,49% so với tháng 12/2008. Đây là mức tăng chỉ số giá tiêu dùng khá thấp so với những năm gần đây và là mức tăng hợp lý, không gây ảnh hưởng lớn đến đời sống và sản xuất của người dân. Nhiều loại hàng hoá có ảnh hưởng mạnh trong rổ hàng hoá để tính CPI tăng thấp. Chỉ số CPI lương thực tăng nhẹ trong 6 tháng đầu năm (0,59%) nhưng lại có xu hướng giảm trong những tháng cuối năm. Như vậy, nếu như lương thực, thực phẩm luôn là đầu tàu kéo lạm phát đi lên trong những năm 2007 và 2008 thì ở năm 2009 nhân tố này không còn đóng vai trò chính nữa. Duy trì tốc độ tăng lạm phát và giá cả của năm 2009 ở mức một con số là một điểm sáng nữa trên bức tranh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái kinh tế. Thành tựu kiềm chế lạm phát trong năm 2009 có tác động tích cực đến ổn định kinh tế - xã hội cũng như tạo thuận lợi cho việc triển khai các chính sách kích thích kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng và đảm bảo an sinh xã hội. Mặc dù xu hướng tăng của giá tiêu dùng chưa có biểu hiện rõ rệt, nhưng một số yếu tố chủ yếu có thể sẽ tác động làm tăng nguy cơ tái lạm phát cao trở lại. Đó là tăng trưởng tín dụng đang ở mức cao 3 do thực hiện các chính sách tài chính, tiền tệ nhằm ngăn chặn suy giảm kinh tế; giá của các mặt hàng nước ta nhập khẩu với khối lượng lớn trên thị trường thế giới bắt đầu có xu hướng tăng cao do sự phục hồi của kinh tế toàn cầu, đặc biệt giá xăng dầu. Mặt khác, những nguyên nhân cơ bản gây ra lạm phát cao ở Việt Nam năm 2008 vẫn còn. Đó là sự thiếu kỷ luật tài chính trong đầu tư công và trong hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và tập đoàn lớn. Do vậy, kích cầu đầu tư thông qua nới lỏng tín dụng cho các DNNN và tập đoàn mà thiếu sự thẩm định và giám sát thận trọng chắc chắn sẽ kích hoạt cho lạm phát trở lại. 5 Nguồn: http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/lam-phat-binh-quan-12-thang- nam-2009-la-688-2009122410051546ca33.chn Năm 2010, lạm phát cả nước ở mức 11,75%:Chỉ số tiêu dùng (CPI) tháng 12/2010 của cả nước tăng 1,98%, qua đó đẩy mức lạm phát năm của cả nước 2010 6 lên 11,75% so với năm 2009. Con số này vượt gần 5% so với chỉ tiêu được Quốc hội đề ra hồi đầu năm (khoảng 8%). Trong khi đó, nếu tính bình quân theo từng tháng (cách tính mới của Tổng cục thống kê) thì lạm phát năm 2010 tăng 9.19% so với năm 2009. DIỄN BIẾN TỐC ĐỘ TĂNG CPI 2010 Nguồn: http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/cpi-thang-12-tang-198-ca-nam- tang-1175-20101224094622862ca33.chn Ta có thể thấy lạm phát tăng cao trong các tháng đầu năm và cuối năm, mức tăng có độ vênh lớn, tháng cao nhất so với tháng thấp nhất lệch nhau đến hơn 1,5%. 3 tháng đầu năm CPI tăng cao nhưng ngay sau đó có liền 5 tháng tăng thấp về gần mức 0%, sau đó lại vượt lên trên 1% vào 4 tháng còn lại của năm. Các tháng từ tháng 9 đến tháng 11, mức tăng đều đạt mức kỉ lục của 15 năm trở lại đây. Tính chung CPI năm 2010, CPI giáo dục tăng mạnh nhất gần 20%. Tiếp đó là hàng ăn (16,18%), nhà ở - vật liệu xây dựng (15,74%). Các ngành Giao thông, hàng hóa & dịch vụ khác, thực phẩm đều có mức tăng trên 10%. Bưu chính viễn thông là nhóm duy nhất giảm giá với mức giảm gần 6% trong năm 2010. Chỉ số giá vàng tăng 36,72%, chỉ giá USD tăng 7,63%.Về CPI của các vùng miền, đáng 7 chú ý là chỉ số CPI khu vực nông thôn tháng 12 tăng 2,04%; cao hơn 1,87% của khu vực thành thị. Bước sang năm 2011, Chỉ số giá tiêu dùng tuy vẫn ở mức cao nhưng đã có xu hướng giảm. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 tăng 0,53% so với tháng trước, thấp hơn nhiều so với mức tăng 1,38% và 1,98% của cùng kỳ năm 2009 và năm 2010. Tháng Mười Hai là tháng thứ năm liên tiếp trong năm nay có chỉ số giá tiêu dùng tăng thấp hơn 1%. Trong các nhóm hàng hóa và dịch vụ, các nhóm có chỉ số giá tăng cao hơn mức tăng chung là: May mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,86%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,69% (Lương thực tăng 1,40%; thực phẩm tăng 0,49%); Thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,68%. Các nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng thấp hơn mức tăng chung gồm: Nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,51%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,49%; văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,35%; thuốc và dịch vụ y tế tăng 0,24%; giao thông tăng 0,16%; giáo dục tăng 0,05%. Riêng nhóm bưu chính viễn thông có chỉ số giá giảm 0,09%. Chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2011 so với tháng 12/2010 tăng 18,13%. Chỉ số giá tiêu dùng bình quân năm 2011 tăng 18,58% so với bình quân năm 2010. Biểu đồ so sánh lạm phát năm 2010 với 2011 8 Nguồn: http://vneconomy.vn/20111225091658359P0C9920/nhin-lai-lam- phat-2011-hai-dot-bien-va-su-di-hoang-cua-dong-tien.htm Theo số liệu của Tổng cục Thống kê, chỉ số giá tiêu dùng tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng trước, lạm phát năm 2012 được kiềm chế ở mức 6,81%. 9 Trong năm 2012 có tới 7 tháng CPI chỉ tăng dưới 1% và hầu hết các tháng chỉ tăng dưới 0,5%”. Cụ thể, theo phân tích của Tổng cục Thống kê, CPI tăng không quá cao vào 2 tháng đầu năm (Tăng 1,0% vào tháng 1 và tăng 1,37% vào tháng 2) nhưng tăng cao nhất vào tháng 9 với mức tăng 2,20%, chủ yếu do tác động của nhóm thuốc và dịch vụ y tế và nhóm giáo dục. Mức tăng chỉ số giá tiêu dùng đã chậm dần trong những tháng cuối năm. Về nhóm hàng, CPI bình quân của nhiều nhóm hàng năm nay có mức biến động nhiều và khác xu hướng so với năm trước. Nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng thấp hơn mức tăng chung (Lương thực tăng3,26%, thực phẩm tăng 8,14%, CPI bình quân chung tăng 9,21%), trong khi năm 2011 đây là nhóm hàng có chỉ số giá tăng cao nhất và cao hơn nhiều so với mức tăng chung (Lương thực tăng 22,82%, thực phẩm tăng 29,34%, CPI bình quân chung tăng 18,58%). Riêng nhóm dịch vụ y tế có sự thay đổi lớn với chỉ số giá tăng mạnh ở mức 20,37%, cao hơn nhiều lần mức tăng 4,36% của năm 2011. Trong 2 năm qua, chỉ số giá nhóm giáo dục vẫn duy trì mức tăng cao (Năm 2011 tăng 23,18%; năm 2012 tăng 17,07%) và chỉ số giá nhóm bưu chính viễn thông vẫn duy trì mức giảm (Năm 2011 giảm 5,06%; năm 2012 giảm 1,11%). Chỉ số giá vàng tháng 12/2012 tăng 0,46% so với tháng trước; tăng 0,4% so với tháng 12/2011. Chỉ số giá USD tháng 12/2012 tăng 0,03% so với tháng trước; giảm 0,96% so với tháng 12/2011. 10 . ta hiện nay, chống lạm phát giữ vững nền kinh tế phát triển ổn định, cân đối là một mục tiêu rất quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời. sáng nữa trên bức tranh kinh tế Việt Nam trong bối cảnh kinh tế thế giới chưa thoát khỏi suy thoái kinh tế. Thành tựu kiềm chế lạm phát trong năm 2009 có

Ngày đăng: 09/09/2013, 14:17

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan