CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG VÀ TÀI SẢN TIỀM TÀNG

28 1.7K 8
CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG VÀ TÀI SẢN TIỀM TÀNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG TÀI SẢN TIỀM TÀNG IPSAS 19 – CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG TÀI SẢN TIỀM TÀNG Lời nói đầu Chuẩn mực kế toán công quốc tế này được soạn thảo chủ yếu từ Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) số 37 (đã được sửa đổi năm 1998) “Bất động sản đầu tư” do Uỷ ban chuẩn mực kế toán Quốc Tế (IASC) ban hành. Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) Uỷ ban chuẩn mực kế toán quốc tế (IASCF) được thành lập năm 2001 để thay thế IASC. Các chuẩn mực kế toán quốc tế (IASs) do IASC phát hành vẫn còn hiệu lực cho đến khi được sửa đổi hoặc hủy bỏ. Các đoạn trích từ IAS 37 được sao chép lại trong lần xuất bản này của Ủy ban lĩnh vực công thuộc Liên đoàn kế toán quốc tế với sự cho phép của IASB. Cuốn sách về IASs được IASB xuất bản bằng tiếng Anh các bản copy có thể nhận được trực tiếp từ Bộ phận xuất bản của IASB theo địa chỉ: tầng 7, 166 Fleet Street, London EC4A 2DY, Anh quốc. Địa chỉ email: publication@iasb.org Trang website: http://www.iasb.org IASs, các bản thảo những công bố khác của IASC IASB là bản quyền của IASCF. “IAS”, “IASB”, “IASC”, “IASCF” “Chuẩn mực kế toán quốc tế” là những nhãn hiệu của IASCF không được sử dụng nếu không được sự nhất trí của IASCF. Tháng 10 năm 2002 IPSAS 19 206 CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG TÀI SẢN TIỀM TÀNG IPSAS 19 – CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG TÀI SẢN TIỀM TÀNG NỘI DUNG Đoạn Mục đích Phạm vi . 1-17 Phúc lợi xã hội . 7-11 Những ngoại trừ khác ra khỏi phạm vi của chuẩn mực . 12-17 Các khái niệm . 18-21 Các khoản dự phòng các khoản nợ phải trả . 19 Mối quan hệ giữa các khoản dự phòng nợ phải trả tiềm tàng . 20-21 Ghi nhận 22-43 Các khoản dự phòng . 22-34 Nghĩa vụ hiện tại . 23-24 Sự kiện quá khứ 25-30 Sự giảm sút lợi ích kinh tế có thể xảy ra 31-32 Ước tính đáng tin cậy về nghĩa vụ . 33-34 Nợ phải trả tiềm tàng 35-38 Tài sản tiềm tàng . 39-43 Xác định giá trị . 44-62 Ước tính tốt nhất . 44-49 Rủi ro các yếu tố không chắc chắn 50-52 Giá trị hiện tại . 53-57 Các sự kiện tương lai 58-60 Thanh lý tài sản dự tính 61-62 Các khoản bồi hoàn 63-68 Những thay đổi trong các khoản dự phòng 69-70 IPSAS 19 207 CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG TÀI SẢN TIỀM TÀNG Sử dụng các khoản dự phòng . 71-72 Áp dụng các nguyên tắc ghi nhận xác định giá trị 73-96 Các khoản thâm hụt thuần hoạt động trong tương lai 73-75 Các hợp đồng có rủi ro lớn . 76-80 Tái cơ cấu 81-96 Bán hoặc chuyển đổi hoạt động . 90-92 Các điều khoản tái cơ cấu . 93-96 Giải trình . 97-109 Điều khoản chuyển đổi .110-111 Ngày hiệu lực 112-113 Phụ lục A - Bảng: Các khoản dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng, tài sản tiềm tàng các khoản bồi hoàn Phụ lục B – Mô hình cây Phụ lục C – Ví dụ: Ghi nhận Phụ lục D – Ví dụ: Giải trình Phụ lục E – Ví dụ: Giá trị hiện tại của một khoản dự phòng So sánh với IAS 37 IPSAS 19 208 CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG TÀI SẢN TIỀM TÀNG Những chuẩn mực viết bằng kiểu chữ in đậm, phải được đọc trong ngữ cảnh của các đoạn dẫn giải viết bằng chữ thường trong Chuẩn mực này, trong ngữ cảnh của “Lời tựa cho chuẩn mực kế toán công quốc tế”. Các chuẩn mực kế toán công quốc tế không áp dụng cho những khoản mục không trọng yếu. Mục đích Mục đích của chuẩn mực này là xác định các khoản dự phòng, các khoản nợ phải trả tiềm tàng các tài sản tiềm tàng; xác định các tình huống cần ghi nhận các khoản dự phòng, đưa ra cách tính toán trình bày các khoản dự phòng. Chuẩn mực này cũng quy định một số thông tin liên quan đến các khoản nợ phải trả tiềm tàng tài sản tiềm tàng phải được trình bày trong thuyết minh báo cáo tài chính để giúp cho người sử dụng hiểu được về bản chất, thời gian xác định, số tiền của các khoản mục đó. Phạm vi 1. Đơn vị lập các báo các cáo tài chính trên cơ sở kế toán dồn tích cần áp dụng chuẩn mực này đối với việc hạch toán các khoản dự phòng, các khoản nợ phải trả tiềm tàng, các tài sản tiềm tàng, ngoại trừ: (a) Các khoản dự phòng các khoản nợ phải trả tiềm tàng phát sinh từ các khoản phúc lợi xã hội do một đơn vị cung cấp, mà đơn vị đó không nhận lại trực tiếp từ bên nhận hàng hoá dịch vụ khoản tiền tương ứng với giá trị của hàng hoá, dịch vụ đã cung cấp; (b) Các khoản mục phát sinh do sử dụng các công cụ tài chính được ghi sổ theo giá trị hợp lý; (c) Các khoản mục phát sinh từ các hợp đồng thực hiện, không kể các hợp đồng có rủi ro lớn; (d) Các khoản mục phát sinh trong các đơn vị bảo hiểm, từ các hợp đồng với người có hợp đồng bảo hiểm; (e) Các khoản mục được quy định tại các Chuẩn mực kế toán công quốc tế khác; (f) Các khoản mục phát sinh liên quan đến các khoản thuế thu nhập hoặc các khoản tương tự như thuế thu nhập; (g) Các khoản phát sinh từ lợi ích của người lao động, trừ khoản trợ cấp chấm dứt hợp đồng lao động do nguyên nhân của việc tái cơ cấu được chuẩn mực này quy định. 2. Chuẩn mực này áp dụng cho tất cả các đơn vị thuộc khu vực công, trừ các Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước. 3. Đơn vị kinh doanh bằng vốn Nhà nước (GBEs) phải tuân theo các Chuẩn mực kế toán quốc tế do Ủy ban Chuẩn mực kế toán quốc tế ban hành. Bản hướng dẫn số 1 của Uỷ ban khu vực công - “Việc báo cáo Tài chính của GBEs”- quy định rằng các Chuẩn mực kế toán quốc tế phù hợp cho tất cả các doanh nghiệp, bất kể doanh nghiệp đó thuộc khu vực tư nhân hay khu vực công. Do đó, Bản hướng dẫn số 1 đưa ra kiến nghị: các báo cáo tài chính do GBEs trình bày, phải tuân thủ theo các Chuẩn mực kế toán quốc tế trên mọi khía cạnh trọng yếu. IPSAS 19 209 CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG TÀI SẢN TIỀM TÀNG 4. Chuẩn mực này được áp dụng cho các công cụ tài chính (bao gồm cả điều khoản bảo lãnh) không được phản ánh theo giá trị hợp lý. 5. Chuẩn mực này áp dụng cho các khoản dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng tài sản tiềm tàng của các tổ chức bảo hiểm, trừ các khoản mục phát sinh từ các hợp đồng với những người mua bảo hiểm. 6. Chuẩn mực này áp dụng cho các khoản dự phòng đối với hoạt động tái cơ cấu đơn vị (kể cả trường hợp ngừng hoạt động). Nếu việc tái cơ cấu phù hợp các định nghĩa về ngừng hoạt động thì phải trình bày bổ sung trong thuyết minh báo cáo tài chính theo quy định trong IAS 35, “Ngừng hoạt động” 1 . Phúc lợi xã hội 7. Để phục vụ cho chuẩn mực này, “Phúc lợi xã hội” được hiểu là các loại hàng hoá, dịch vụ mà Chính phủ cung cấp để đạt được các mục tiêu chính sách xã hội. Các khoản phúc lợi này có thể bao gồm: (a) Việc cung cấp các dịch vụ y tế, giáo dục, nhà ở, vận tải các dịch vụ xã hội khác cho cộng đồng. Trong nhiều trường hợp, những người thụ hưởng các dịch vụ này được miễn phí; (b) Việc chi trả các khoản phúc lợi cho cho các gia đình, người già, người khuyết tật, người thất nghiệp, cựu chiến binh, các đối tượng khác. Nghĩa là, chính quyền các cấp cần cấp các khoản hỗ trợ về tài chính cho các nhóm người các cá nhân trong cộng đồng giúp họ có thể tiếp cận được các dịch vụ để thoả mãn các nhu cầu nhất định, hoặc để bổ sung cho thu nhập của họ. 8. Trong nhiều trường hợp, nghĩa vụ cung cấp các khoản trợ cấp xã hội là hệ quả của việc Chính phủ cam kết đảm trách một số hoạt động nhất định một cách liên tục trong một thời gian dài nhằm mục đích cung cấp cho cộng đồng các hàng hoá dịch vụ nhất định. Nguồn cung cấp, tính chất nhu cầu của các hàng hoá dịch vụ để có thể đáp ứng được các nghĩa vụ chính sách phúc lợi thường phụ thuộc vào hàng loạt các điều kiện về xã hội, dân cư rất khó dự đoán. Các khoản phúc lợi này, nói chung, được phân thành các loại: “bảo trợ xã hội”, “giáo 1 Uỷ ban chưa đi sâu vào vấn đề ngừng hoạt động, đây là nội dung chính của CMKTQT số 35-“Ngừng hoạt động”. Theo Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) 35, thuật ngữ “ngừng hoạt động” sử dụng trong chuẩn mực này nói đến: a) Doanh nghiệp phải thực hiện kế hoạch: (i) Thanh lý trọn vẹn về cơ bản, ví dụ như bán cấu phần trong một giao dịch đơn nhất, hoặc chia tách, phân phối quyền sở hữu cấu phần của chủ sở hữu; (ii) Thanh lý từng phần, ví dụ như bằng cách bán từng phần tài sản xử lý riêng các khoản phải trả của cấu phần đó; hoặc (iii) Chấm dứt hoạt động. b) Cấu phần đó đại diện cho một hoạt động/lĩnh vực kinh doanh chính, hoặc cho một khu vực địa lý riêng biệt của các hoạt động, c) Cấu phần đó có thể phân biệt cho mục đích hoạt động mục đích báo cáo tài chính. IPSAS 19 210 CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG TÀI SẢN TIỀM TÀNG dục”, “y tế”, theo bản khuôn mẫu thống kê tài chính Chính phủ của Quỹ tiền tệ quốc tế thông thường cần phải có một quy định đánh giá thống kê phí bảo hiểm để xác định được giá trị của bất kỳ một khoản phải trả nào phát sinh có liên quan đến các khoản phúc lợi đó. 9. Đối với một khoản dự phòng một khoản mục tiềm tàng phát sinh từ một khoản phúc lợi xã hội mà bị loại trừ ra khỏi phạm vi của chuẩn mực này, đơn vị thuộc khu vực công đã cung cấp khoản phúc lợi sẽ không nhận lại được trực tiếp từ người nhận khoản phúc lợi đó khoản lợi ích kinh tế tương ứng với giá trị của hàng hoá dịch vụ mà họ cung cấp. Việc loại trừ này bao gồm trường hợp có một khoản phí được tính khi chi trả khoản phúc lợi nhưng không có mối liên quan trực tiếp nào giữ khoản phí đó khoản phúc lợi nhận được. Việc loại trừ những khoản dự phòng nợ phải trả tiềm tàng nói trên ra khỏi phạm vi của chuẩn mực này phản ảnh quan điểm của Uỷ ban, rằng cả việc xác định các yếu tố cấu thành nên sự kiện ràng buộc trách nhiệm việc tính toán khoản phải trả đều phải được xem xét thêm trước khi công bố các chuẩn mực đã được đề xuất. Ví dụ: Uỷ ban biết rằng có các quan điểm khác nhau về việc phát sinh sự kiện ràng buộc trách nhiệm khi một cá nhân thoả mãn đầy đủ các tiêu chuẩn để được nhận khoản phúc lợi. Tương tự như vậy, cũng có nhiều quan điểm khác nhau về việc giá trị của một khoản phải trả có tương ứng với giá trị ước tính của các khoản phúc lợi kỳ vọng ở kỳ hiện tại hay là giá trị hiện tại xác định trên cơ dồn tích. 10. Khi quyết định ghi nhận một khoản dự phòng cho một nghĩa vụ nào đó, đơn vị cần trình bày cơ sở ghi nhận các khoản dự phòng cơ sở tính toán mà đơn vị áp dụng. Đơn vị đó cũng phải lập các bản trình bày khác do chuẩn mực này quy định có liên quan đến khác khoản dự phòng. IPSAS 1 “Trình bày báo cáo tài chính”, đưa ra các hướng dẫn về việc giải quyết các vấn đề mà các Chuẩn mực kế toán công quốc tế khác không đề cập cụ thể. IPSAS 1 cũng quy định các yêu cầu khác liên quan đến việc lựa chọn trình bày các chính sách kế toán. 11. Trong một vài trường hợp, các khoản phúc lợi xã hội có thể làm phát sinh các khoản nợ phải trảcác khoản nợ đó: (a) Có sự chắc chắn về mặt giá trị; (b) Thời điểm thực hiện nghĩa vụ là chắc chắn. Do vậy, các khoản này không thoả mãn định nghĩa về một khoản dự phòng trong chuẩn mực này. Khi các khoản phải trả cho phúc lợi xã hội như vậy tồn tại, chúng cần được ghi nhận nếu chúng thoả mãn các tiêu chuẩn ghi nhận là một khoản nợ phải trả (liên quan đến đoạn số 19). Một ví dụ có thể kể đến là khoản trích trước tại thời điểm cuối kỳ cho khoản trợ cấp tuổi già khuyết tật đã được duyệt chi, phù hợp với các điều khoản của hợp đồng hoặc quy định pháp luật. Những ngoại trừ khác ra khỏi phạm vi của chuẩn mực 12. Chuẩn mực này không áp dụng cho các hợp đồng thông thường trừ khi đó là các hợp đồng có rủi ro lớn. Các hợp đồng cung cấp các khoản phúc lợi xã hội mà đơn vị cung cấp sẽ không nhận được khoản tiền tương ứng với giá trị hàng hoá dịch vụ mà họ đã cung cấp trực tiếp cho người nhận khoản phúc lợi không thuộc phạm vi của chuẩn mực này. IPSAS 19 211 CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG TÀI SẢN TIỀM TÀNG 13. Khi có Chuẩn mực kế toán công quốc tế khác quy định từng dạng cụ thể của các khoản dự phòng, nợ phải trả tiềm tàng tài sản tiềm tàng, thì đơn vị sẽ áp dụng các chuẩn mực đó thay cho chuẩn mực này. Ví dụ, các loại dự phòng cụ thể đã được quy định ở các chuẩn mực kế toán khác như: (a) Hợp đồng xây dựng (Xem IPSAS 11 “Hợp đồng xây dựng”); (b) Thuê tài sản (Xem IPSAS 13 “Thuê tài sản”). Tuy nhiên IPSAS 13 không đề cập đến các hợp đồng thuê hoạt động mà trở thành hợp đồng có rủi ro lớn, Chuẩn mực này áp dụng trong trường hợp trên. 14. Chuẩn mực này không áp dụng đối với các khoản dự phòng về các khoản thuế thu nhập các khoản tương đương thuế thu nhập. (Hướng dẫn kế toán thuế thu nhập được quy định ở IAS 12 “Thuế thu nhập”). Chuẩn mực này không áp dụng đối với các khoản trợ cấp cho người lao động (Hướng dẫn kế toán các khoản trợ cấp cho người lao động được quy định trong IAS 19 “Trợ cấp cho người lao động”). 15. Một vài khoản được ghi nhận như những khoản dự phòng có thể liên quan đến việc ghi nhận doanh thu. Ví dụ: một đơn vị thực hiện bảo lãnh để thu lại một khoản phí bảo lãnh. Chuẩn mực này không đi sâu vào việc ghi nhận doanh thu. IPSAS 9 “Doanh thu từ các giao dịch trao đổi” xác định rõ các tình huống ghi nhận doanh thu từ các giao dịch ngoại hối cung cấp các hướng dẫn thực hành về việc áp dụng các tiêu chuẩn ghi nhận. Chuẩn mực này không thay đổi các quy định của IPSAS 9. 16. Chuẩn mực này định nghĩa các khoản dự phòng là các khoản nợ phải trả chưa chắc chắn về giá trị thời gian. Ở một vài quốc gia, thuật ngữ “dự phòng” được dùng để chỉ các khoản mục như khấu hao, tổn thất tài sản, các khoản nợ khó đòi: những khoản mục này là những khoản điều chỉnh lại giá trị ghi sổ còn lại của các tài sản, không được đề cập trong chuẩn mực này. 17. Các Chuẩn mực kế toán công quốc tế khác quy định việc ghi nhận các khoản chi tiêu vào khoản mục tài sản hay khoản mục chi phí. Chuẩn mực này không đi sâu vào các vấn đề đó. Chuẩn mực này không cấm hay đòi hỏi việc phải ghi nhận sự vốn hoá của các khoản chi phí đã được ghi nhận khi trích lập các khoản dự phòng. Các khái niệm 18. Các thuật ngữ được sử dụng trong chuẩn mực này được hiểu như sau: Nghĩa vụ liên đới là nghĩa vụ phát sinh từ các hoạt động của một đơn vị mà: (a) Khuôn mẫu được thiết lập từ các thông lệ trong quá khứ khi thông qua các chính sách đã ban hành hoặc hồ sơ, tài liệu hiện tại có liên quan để chứng minh cho các đối tác khác biết rằng đơn vị sẽ chấp nhận thực hiện những nghĩa vụ cụ thể; (b) Sự kỳ vọng có giá trị pháp lý mà đơn vị đã tạo ra đối với các bên cam kết chịu trách nhiệm thành toán. IPSAS 19 212 CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG TÀI SẢN TIỀM TÀNG Tài sản tiềm tàng là một tài sản có khả năng phát sinh từ các sự kiện xảy ra trong quá khứ, sự tồn tại của tài sản này chỉ được xác nhận bởi khả năng xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà đơn vị không kiểm soát được. Nợ phải trả tiềm tàng : (a) Là nghĩa vụ nợ có khả năng phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra sự tồn tại của chỉ được xác nhận bởi khả năng xảy ra hoặc không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai mà đơn vị không kiểm soát được; hoặc (b) Nghĩa vụ nợ hiện tại phát sinh từ các sự kiện đã xảy ra nhưng chưa được ghi nhận vì: (i) Không chắc chắn rằng sẽ có sự giảm sút về lợi ích kinh tế do việc phải thanh toán nghĩa vụ nợ; hoặc (ii) Giá trị của nghĩa vụ nợ không được xác định một cách đáng tin cậy. Hợp đồng chờ thực hiện là các hợp đồng theo đó đó không bên nào đã thực hiện nghĩa vụ của mình hoặc cả hai bên chỉ thực hiện một phần nghĩa vụ của mình với mức độ tương đương. Nghĩa vụ pháp lý là nghĩa vụ phát sinh từ: (a) Một hợp đồng (thông qua các điều khoản rõ ràng ngầm ẩn của nó) (b) Các quy định pháp luật; hoặc (c) Các hoạt động khác theo luật. Nợ phải trảcác nghĩa vụ hiện tại của một đơn vị, phát sinh từ các sự kiện trong quá khứ mà việc thanh toán nghĩa vụ này sẽ làm giảm sút các nguồn lợi kinh tế của đơn vị. Sự kiện rằng buộc trách nhiệm là sự kiện tạo nên nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ ngầm định mà đơn vị không có giải pháp thực tế nào khác là thực hiện nghĩa vụ đó. Hợp đồng có rủi ro lớn là hợp đồng giao dịch về hàng hoá, dịch vụ mà trong đó các khoản chi phí bắt buộc để thực hiện các nghĩa vụ trong hợp đồng, vượt quá lợi ích kinh tế hoặc tiềm năng dịch vụ được kỳ vọng sẽ thu hồi từ hợp đồng này. Dự phòng là khoản nợ phải trả chưa chắc chắn về giá trị thời gian thanh toán. Tái cơ cấu là chương trình do ban giám đốc lập kế hoạch, kiểm soát, có những thay dổi quan trọng về: (a) Phạm vi các hoạt động của đơn vị; hoặc (b) Các thức thực hiện các hoạt động đó. IPSAS 19 213 CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG TÀI SẢN TIỀM TÀNG Các khoản dự phòng các khoản nợ phải trả 19. Các khoản dự phòng có thể phân biệt với các khoản nợ phải trả khác như là phải trả người cung cấp hoặc các khoản trích trước do có sự không chắc chắn về giá trị hoặc thời gian của số tiền được sử dụng để thanh toán cho nghĩa vụ nợ đó. Ngược lại: (a) Khoản phải trảcác khoản nợ phải trả cho hàng hoá dịch vụ đã được cung cấp,đã lập hoá đơn hoặc chính thức chấp nhận thanh toán với nhà cung cấp (bao gồm cả các khoản tiền liên quan đến phúc lợi xã hội khi đã có những thoả thuận chính thức về số tiền phải trả); (b) Các khoản trích trước là các khoản nợ phải trả cho các hàng hoá, dịch vụ đã nhận nhưng chưa được thanh toán, chưa lập hoá đơn hay chính thức chấp nhận thanh toán với người cung cấp, bao gồm cả các khoản phải trả cho công nhân viên (ví dụ như khoản liên quan đến khoản trích trước tiền lương nghỉ phép). Đôi khi việc ước tính thời gian giá trị của các khoản dồn tích là cần thiết tính thiếu chắc chắn của các khoản này thì ít hơn rất nhiều so với các khoản dự phòng. Các khoản trích trước thường được trình bày như một phần của khoản phải trả, trái lại các khoản dự phòng được trình bày riêng biệt. Mối quan hệ giữa các khoản dự phòng nợ phải trả tiềm tàng 20. Nói chung, tất cả các khoản dự phòng đều là nợ tiềm tàng bởi vì chúng không được xác định một cách chắc chắn về giá trị hoặc thời gian. Tuy nhiên, trong phạm vi chuẩn mực này, thuật ngữ “tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ phải trả những tài sản không được ghi nhận vì sự tồn tại của chúng chỉ được xác nhận bởi việc xảy ra hay không xảy ra của một hoặc nhiều sự kiện không chắc chắn trong tương lai nằm ngoài tầm kiểm soát của đơn vị. Hơn nữa, thuật ngữ “nợ tiềm tàng” được áp dụng cho các khoản nợ không thoả mãn điều kiện để ghi nhận là một khoản nợ phải trả thông thường. 21. Chuẩn mực này phân biệt rõ các khoản dự phòng với các khoản nợ tiềm tàng như sau: (a) Các khoản dự phòng được ghi nhận như các khoản nợ phải trả (giả định rằng có thể đưa ra một ước tính đáng tin cậy) vì các nghĩa vụ nợ hiện tại chắc chắn sẽ làm giảm sút các lợi ích kinh tế để thanh toán các nghĩa vụ về khoản nợ phải trả đó; (b) Các khoản nợ tiềm tàng không đựoc ghi nhận là các khoản nợ phải trả thông thường vì: (i) Chúng là các nghĩa vụ có thể có của đơn vị vì vẫn chưa xác nhận được là liệu đơn vị có một nghĩa vụ nợ hiện tại dẫn đến sự giảm sút về lợi ích kinh tế tiềm năng dịch vụ hay không; (ii) Các nghĩa vụ hiện tại không thoả mãn các điều kiện ghi nhận trong chuẩn mực này (vì không chắc chắn rằng có sự giảm sút về lợi ích kinh tế hoặc tiềm năng dịch vụ khi thanh toán khoản nợ hoặc không lập được ước tính đủ tin cậy về giá trị của khoản nghĩa vụ đó). IPSAS 19 214 CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG TÀI SẢN TIỀM TÀNG Ghi nhận Các khoản dự phòng 22. Một khoản dự phòng chỉ được ghi nhận khi thoã mãn các điều kiện sau: (a) Đơn vị có nghĩa vụ nợ hiện tại (nghĩa vụ pháp lý hoặc nghĩa vụ ngầm định) do kết quả của các sự kiện qúa khứ; (b) Sự giảm sút về những lợi ích kinh tế hoặc tiềm năng dịch vụ có thể xảy ra do việc yêu cầu phải thanh toán nghĩa vụ nợ; (c) Đưa ra được ước tính đáng tin cậy về giá trị của nghĩa vụ nợ đó. Nếu những điều kiện này không được đáp ứng, không có điều khoản nào được ghi nhận. Nghĩa vụ hiện tại 23. Rất ít trường hợp không rõ là liệu đơn vị có một nghĩa vụ nợ hiện tại hay không. Trong những trường hợp như vậy, một sự kiện quá khứ được xem là phát sinh ra nghĩa vụ nợ hiện tại nếu, khi xem xét tất cả các chứng cứ đã có, thấy rằng có nhiều khả năng hơn không là một nghĩa vụ nợ hiện tại đã tồn tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm. 24. Trong hầu hết các trường hợp đều có thể xác định rõ được liệu một sự kiện quá khứ có phát sinh một nghĩa vụ nợ hiện tại hay không. Một số trường hợp khác,ví dụ như trong một vụ xét xử, có thể có những tranh luận về việc liệu các sự kiện cụ thể đã xảy ra hay chưa liệu các sự kiện đó có dẫn đến một nghĩa vụ nợ hiện tại hay không. Trong những trường hợp như thế, đơn vị phải xác định xem liệu có tồn tại nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm hay không thông qua việc xem xét tất cả các chứng cứ sẵn có, bao gồm cả ý kiến của các chuyên gia. Chứng cứ đưa ra xem xét phải tính đến bất cứ một dấu hiệu bổ sung nào của các sự kiện xảy ra ngay sau khi kết thúc kỳ kế toán năm. Dựa trên cơ sở của các dấu hiệu đó: (a) Khi có nhiều khả năng hơn không là có một nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, thì đơn vị phải ghi nhận một khoản dự phòng (nếu thoả mãn các điều kiện ghi nhận); (b) Khi có nhiều khả năng rằng không có một nghĩa vụ nợ hiện tại tại ngày kết thúc kỳ kế toán năm, thì đơn vị phải trình bày một khoản nợ phải trả tiềm tàng, trừ khi khả năng giảm sút các lợi ích kinh tế tiềm năng dịch vụ là rất khó có thể xảy ra (xem đoạn số 100). Sự kiện quá khứ 25. Một sự kiện đã xảy ra làm phát sinh nghĩa vụ nợ hiện tại được gọi là một sự kiện ràng buộc trách nhiệm. Một sự kiện trở thành sự kiện ràng buộc trách nhiệm, nếu đơn vị không có sự lựa chọn nào khác ngoài việc thanh toán nghĩa vụ nợ gây ra bởi sự kiện đó. Điều này chỉ xảy ra khi: (a) Việc thanh toán nghĩa vụ nợ này phải được thực hiện theo quy định pháp luật; hoặc IPSAS 19 215 . CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG VÀ TÀI SẢN TIỀM TÀNG IPSAS 19 – CÁC KHOẢN DỰ PHÒNG, NỢ PHẢI TRẢ TIỀM TÀNG VÀ TÀI SẢN TIỀM TÀNG Lời nói. toán các khoản dự phòng, các khoản nợ phải trả tiềm tàng, và các tài sản tiềm tàng, ngoại trừ: (a) Các khoản dự phòng và các khoản nợ phải trả tiềm tàng

Ngày đăng: 09/09/2013, 08:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan