bai bao cao NGUYÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY

46 414 1
bai bao cao NGUYÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NGUYÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY

…… Đề tài: NGUYÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY Đơn vị thực tập: CÔNG TY PHÁT TRIỂN KINH TẾ DUYÊN HẢI (COFIDEC) GVHD: PHẠM VĂN BÁU HỌC SINH: NGUYỄN CHÍ ÁNH LỚP: 11Q NIÊN KHÓA: 2011-2013 TP.Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 05 năm 2013 Lời cảm ơn! Trước tiên, em xin chân thành gởi lời cảm ơn sâu sắc đến quý Thầy, Cô Trường trung cấp Tổng Hợp TP.HCM, đặc biệt quý Thầy Cô trong khoa Quản Trị, những người đã tận tâm giảng dạy, truyền đạt những kiến thức bổ ích và bài học quý giá cho em trong suốt quá trình em học tại Trường. Và đó là nền tảng vững chắc, những hành trang mà em sẽ mang theo trên bước đường trưởng thành. Em xin chân thành cảm ơn thầy Phạm Văn Báu đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo em trong quá trình làm báo cáo thực tập này. Xin khắc ghi tâm ơn thầy cô. Em cũng xin trân trọng cảm ơn ban lãnh đạo Công Ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải đã cho em cơ hội tốt để thực tập. Xin tỏ lòng biết ơn tới các anh chị phòng Xuất Nhập Khẩu và các phòng ban khác đã ân cần chỉ bảo và truyền cho em những kinh nghiệm quý báu. Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn! TP.HCM, ngày 28 tháng 5 năm 2013 Nguyễn Chí Ánh NHẬN XÉT CỦA CƠ QUAN THỰC TẬP Tp Hồ Chí Minh, ngày … tháng… năm 2012 NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN Tp Hồ Chí Minh, Ngày… tháng… năm 2012 LỜI NÓI ĐẦU Hoà mình vào nền kinh tế toàn cầu, Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa kinh tế, chiến lược mở cửa nền kinh tế giúp cho Việt Nam mở rộng thị trường, mang lại hiệu quả kinh tế cao, kích thích sự tăng trưởng kinh tế đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển và từng bước nâng cao đời sống nhân dân. Do đó vai trò của hoạt động xuất nhập khẩu là hết sức quan trọng. Bên cạnh nền kinh tế thị trường như hiện nay, đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải năng động và linh hoạt trong việc nắm bắt tình hình biến động của thị trường thế giới về nhu cầu, mẫu mã, chất lượng… của sản phẩm, đồng thời trang bị những kiến thức về nghiệp vụ xuất nhập khẩu và các tập quán thương mại quốc tế để tham gia cạnh tranh trên thị trường quốc tế với các nước phát triển. Qua thời gian thực tập tại Công Ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải, được tìm hiểu tình hình thực tế và việc áp dụng các kiến thức đã học ở trường, dù không nhiều nhưng phần nào em cũng nắm bắt được nghiệp vụ kinh doanh xuất khẩu tại Công ty. Vì vậy em chọn đề tài “ Tổ chức thực hiện hợp đồng nhập khẩu tại Công Ty Phát Triển Kinh Tế Duyên Hải Bằng tất cả nỗ lực cố gắng hoàn thành chuyên đề, nhưng do thời gian có hạn và những hạn chế về mặt kiến thức nên chắc không tránh khỏi những thiếu xót trong quá trình nghiên cứu. Em mong nhận được sự thông cảm cùng với sự đóng góp ý kiến của thầy cô đề bài báo cáo được hoàn chỉnh hơn. Xin chân thành cảm ơn! Trang 7 Trường TC Tổng Hợp Tp HCM CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH TỔ CHỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT NHẬP KHẨU I.GIỚI THIỆU HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU 1. Khái niệm, đặc điểm và nội dung. 1.1. Khái niệm: Theo quan điểm kinh doanh: sản phẩm là tất cả những gì mà có thể thoả mãn được nhu cầu của khách hàng và có thể bán được. Xuất khẩuhoạt động bán sản phẩm của nước này cho các nước khác trên cơ sở đồng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán. Đồng tiền ngoại tệ ở đây có thể là ngoại tệ đối với một quốc gia hoặc nhiều hơn một quốc gia. Trước đây người ta gắn xuất khẩu với những hàng hoá cụ thể như máy móc thiết bị, lương thực thực phẩm Nhưng hiện nay các ngành dịch vụ cao như: Tài chính ngân hàng, vận chuyển, du lịch, viễn thông . đang có xu thế phát triển tại các nước phát triển. Chính các loại dịch vụ này mới mang về nguồn lợi nhiều cho các quốc gia, cho nên không chỉ quy xuất khẩuxuất khẩu những hàng hoá hữu hình mà còn cả hàng hoá vô hình. Cơ sở của hoạt động này là hoạt động mua bán trao đổi trong nước. Khi hoạt động trao đổi hàng hoá giữa các quốc gia này có lợi nhuận thì chính phủ các quốc gia khuyến khích các doanh nghiệp mình đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu. Hợp đồng ngoại thương hay còn gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu, là sự thoả thuận của bên mua và bên bán giữa hai nước khác nhau, trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hoá và chuyển giao các chứng từ có liên quan đến hàng hoá và chuyển quyền sở hữu hàng hoá cho bên mua và bên mua phải thanh toán tiền hàng. 1.2 Đặc điểm: 1.2.1 Theo điều 1 Công ước Lahaye 1964 và điều 1 Công ước Viên 1980 về hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế (CISG), một hợp đồng ngoại thương có những đặc điểm như sau: GVHD: Phạm Văn Báu HSTT: Nguyễn Chí Ánh Trang 8 Trường TC Tổng Hợp Tp HCM • Chủ thể ký kết hợp đồng là các bên có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau; (nếu các bên không có trụ sở thương mại thì sẽ dựa vào nơi cư trú của họ, còn quốc tịch của các bên không có ý nghĩa trong việc xác định yếu tố nước ngoài trong hợp đồng mua bán ngoại thương) • Đối tượng của hợp đồng là hàng hoá được chuyển hoặc sẽ được chuyển từ nước này sang nước khác; • Chào hàng và chấp nhận chào hàng có thẻ được lập ở những nước khác nhau. 1.2.2 Ở Việt Nam, điều 80 Luật Thương mại được Quốc Hội khoá IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/05/1997 quy định về hợp đồng ngoại thương như sau: “Hợp đồng mua bán hàng hoá với thương nhân nước ngoài là hợp đồng mua bán hàng hoá được ký kết giữa một bên là thương nhân Việt Nam và một bên là thương nhân nước ngoài. Trong các văn bản quy chế khác cả Bộ Thương Mại Việt Nam thì hợp đồng ngoại thương thường có ba đặc điểm sau: a. Đặc điểm 1: Hàng hoá: Hàng hoá là đối tuợng mua bán của hợp đồng, được chuyển ra khỏi đất nước người bán trong quá trình thực hiện hợp đồng. b. Đặc điểm 2: Đồng tiền thanh toán: Đồng tiền thanh toán có thể là ngoại tệ đối với một trong hai bên hoặc đối với cả hai bên. c. Đặc điểm 3: Chủ thể của hợp đồng( đặc điểm quan trọng nhất của hợp đồng XNK) Chủ thể của hợp đồng ngoại thương là người mua và người bán phải có cơ sở kinh doanh đăng ký tại hai quốc gia khác nhau. Lưu ý: Quốc tịch không phải là yếu tố để phân biệt: dù người mua và người bán có quốc tịch khác nhau, nhưng nếu việc mua bán được thực hiện trên lãnh thổ của cùng một quốc gia thì hợp đồng mua bán cũng không mang tính chất quốc tế. Ngược lại, một doanh nghiệp Việt Nam buôn bán với một doanh nghiệp nước ngoài có quốc tịch Việt Nam thì hợp đồng đó vẫn được xem là hợp đồng ngoại thương. 1.3 Nội dung: GVHD: Phạm Văn Báu HSTT: Nguyễn Chí Ánh Trang 9 Trường TC Tổng Hợp Tp HCM Thông thường một văn bản hợp đồng xuất khẩu sẽ bao gồm những nội dung như sau: Phần mở đầu: 1. Tiêu đề hợp đồng: thường là “Contract”, “Sales Contract”; tuy nhiên cũng có những tên khác như “Sales Confirmation”,… 2. Số và ký hiệu hợp đồng: hợp đồng xuất khẩu thường mang số và ký hiệu do bên lập hợp đồng cho. 3. Thời gian ký kết hợp đồng: chính là ngày hợp đồng có đủ chữ ký của cả hai bên xuất nhập khẩu và được cho số, ký hiệu đầy đủ. Phần thông tin về chủ thể hợp đồng: Mỗi bên chủ thể hợp đồng phải được nêu đầy đủ các nội dung sau: 1. Tên đơn vị: nêu cả tên đầy đủ và tên viết tắt( nếu có),ví dụ như Tổng Công ty Bến Thành (Sunimex) có tên giao dịch nước ngoài là BEN THANH INCORPORATION (SUNIMEX); tên đầy đủ của Công ty VINALIMEX là VIETNAM NATIONAL ALIMENTARY PRODUCE IMPORT EXPORT CORPORATION; … 2. Địa chỉ đơn vị: nêu đầy đủ số nhà, tên đường, thành phố, và tên quốc gia. 3. Các số máy fax, telex, điện thoại và địa chỉ email neus có. 4. Số tài khoản và tên ngân hang đơn vị có tài khoản giao dịch thường xuyên. 5. Người đại diện ký kết hợp đồng: cần nêu rõ họ tên và chức vụ của người đại diện trong đơn vị. Phần nội dung hợp đồng xuất khẩu: Thông thuờng nội dung của một hợp đồng xuất khẩu có thể bao gồm 14 điều khoản như sau: Article 1: Commodity: phần mô tả hàng hoá. Article 2: Quality: mô tả chất lượng hàng hoá. Article 3: Quantity: số lượng hoặc trọng lượng hàng hoá tuỳ theo đơn vị tính toán. GVHD: Phạm Văn Báu HSTT: Nguyễn Chí Ánh Trang 10 Trường TC Tổng Hợp Tp HCM Article 4: Price: ghi rõ đơn giá theo điều kiện thương mại lựa chọn và tổng số tiền thanh toán của hợp đồng. Article 5: Shipment: thời hạn và địa điểm giao hàng, cần ghi rõ việc giao hàng tuừng phần và chuyển tải hàng hoá có được phép hay không Article 6: Payment: phương thức thanh toán quốc tế lựa chọn. Article 7: Packing and marking: qui cách đóng gói bao bì và ghi nhãn hiệu hàng hoá. Article 8: Warranty: nêu nội dung bảo hành hàng hoá ( nếu có). Article 9: Penalty: những qui định về phạt và bồi thường trong trường hợp có một bên vi phạm hợp đồng. Article 10: Insurance: bảo hiểm hàng hoá do bên nào mua và mua theo điều kiện nào? Nơi khiếu nại đòi bồi thường bảo hiểm. Article 11: Force majeure: còn được gọi là “ Acts of God” (tạm dịch Hành vi của Thượng đế), trong đó nêu các sự kiện được xem là bất khả kháng không thể thực hiện hợp đồng được. Article 12: Claim: nêu các qui định cần thực hiện trong trường hợp một bên trong hợp đồng muốn khiếu nại bên kia. Article 13: Arbitration: qui định luật và ai là người đứng ra phân xử trong trường hợp hợp đồng bị vi phạm. Article 14: Other terms and conditions: ghi những qui định khác ngoài những điièu khoản đã kể trên. Trong số các điều khoản trên đây, các điều khoản từ 1 đến 6 bao gồm tên hàng, chất lượng, số lượng, đơn giá, thời gian, địa điểm giao hàng và phương thức thanh toán được xem là các điều khoản chủ yếu, không thể thiếu đối với một hợp đồng ngoại thương hợp pháp theo Quy định của luật Thương mại. Phần cuối cùng của một hợp đồng xuất khẩu: thông thường sẽ bao gồm những nội dung như sau: 1. Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản? Mỗi bên giữ mấy bản? 2. Hợp đồng thuộc hình thức nào? Văn bản viết tay, bản fax, telex ? 3. Ngôn ngữ hợp đồng sử dụng. GVHD: Phạm Văn Báu HSTT: Nguyễn Chí Ánh . lại hiệu quả kinh tế cao, kích thích sự tăng trưởng kinh tế đồng thời thúc đẩy các doanh nghiệp trong nước phát triển và từng bước nâng cao đời sống nhân. cùng của một hợp đồng xuất khẩu: thông thường sẽ bao gồm những nội dung như sau: 1. Hợp đồng được lập thành bao nhiêu bản? Mỗi bên giữ mấy bản? 2. Hợp đồng

Ngày đăng: 08/09/2013, 16:15

Hình ảnh liên quan

1.1.4 Tình hình nhân sự của phòng kinh doanh: gồm 5 người. - bai bao cao NGUYÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY

1.1.4.

Tình hình nhân sự của phòng kinh doanh: gồm 5 người Xem tại trang 22 của tài liệu.
Tình hình lợi nhuận: xí nghiệp đã có những bước nhảy vọt, năm 2010 xí nghiệp lâm vào thình trạng lỗ nặng do các khoảng chi phí đều tăng, đặc biệt là chi phí tài  chính và chi phí lợi quản lý doanh nghiệp - bai bao cao NGUYÊN CỨU HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY

nh.

hình lợi nhuận: xí nghiệp đã có những bước nhảy vọt, năm 2010 xí nghiệp lâm vào thình trạng lỗ nặng do các khoảng chi phí đều tăng, đặc biệt là chi phí tài chính và chi phí lợi quản lý doanh nghiệp Xem tại trang 23 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan