Giúp HS phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa

16 12K 38
Giúp HS phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa. ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA. A.Đặt vấn đề. I/ Lí do chọn đề tài : Từ đồng âm, đồng nghĩa là một hiện tượng độc đáo của tiếng Việt.Cùng với các từ loại khác, từ đồng âm, đồng nghĩa làm cho tiếng Việt thêm phong phú và mang đậm một nét đặc sắc riêng mà không thể lẫn với một thứ ngôn ngữ nào khác.Qua thực tế giảng dạy và chỉ đạo chuyên môn nhiều năm, trong quá trình rà soát chương trình phân môn luyện từ và câu ở Tiểu học, tôi nhận thấy: Số tiết dạy về từ đồng âm, đồng nghĩa là rất ít (6 tiết), sách giáo khoa chỉ đưa ra một vài ví dụ điển hình,mang tính chất giới thiệu.Trong khi đó mảng kiến thức này khá trừu tượng mà khả năng đọc hiểu của các em học sinh Tiểu học lại phát triển chưa cao.Vậy với nội dung và thời lượng giảng dạy như thế liệu có ảnh hưởng đến chất lượng dạy học hay không? Sau một năm học, bao nhiêu em nắm được nét đẹp, sự phong phú mà hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa mang lại? Chưa nói đến các em làm sao sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa trong cuộc sống hằng ngày và ảnh hưởng đến vốn từ của các em. Mặt khác, nếu sử dụng từ đồng nghĩa không đúng thì không đạt được kết quả giao tiếp vì không biểu đạt đúng thái độ của chủ thể giao tiếp với đối tượng cần giao tiếp.Còn từ đồng âm,nếu sử dụng sai sẽ làm lệch nghĩa của câu văn, đoạn văn.Vậy làm thế nào giúp các em sử dụng đúng từ đồng âm, đồng nghĩa? Thực tế qua các bài tập làm văn của học sinh, ngôn ngữ rất nghèo nàn và hầu như chưa biết sử dụng hoặc sử dụng chưa đúng từ đồng âm, từ đồng nghĩa. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến chất lượng thấp kém của học sinh trong việc nói và viết tiếng Việt trong đó có những nguyên nhân trên. Đó là điều trăn trở lo nghĩ của biết bao giáo viên đứng trên bục giảng khi dạy phân môn luyện từ và câu và cũng là điều băn khoăn của những người cán bộ quản lí chỉ đạo công tác chuyên môn trong trường Tiểu học hiện nay. Bởi những lí do đó trong đề tài này tôi tập trung nghiên cứu , khảo sát , xử lí thông tin nhằm tìm ra biện pháp giúp học sinh trong những vấn đề thực hành làm và nhận diện những từ đồng âm, đồng nghĩa qua những bài tập ở vở bài tập Tiếng Việt, hoặc trong những buổi sinh hoạt ngoại khóa, các tiết trong buổi tăng cường để: -Giúp học sinh nắm được bản chất của hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa. -Học sinh nhận diện (xác định) đựơc từ đồng âm, đồng nghĩa có trong đoạn văn,câu văn. -Sử dụng (vận dụng) từ đồng âm, đồng nghĩa để làm các bài tập trong chương trình học tập và sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Qua việc nghiên cứu những vấn đề trên tôi mong muốn tìm ra những phưong pháp mang tính khả thi, dễ tiếp thu nhằm giúp anh chị em giáo viên dạy tốt hơn - 1 - Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa. phân môn luyện từ và câu nói chung và từ đồng âm, đồng nghĩa nói riêng. Đồng thời khi nghiên cứu sẽ làm sáng tỏ một số vấn đề có liên quan giúp giáo viên vận dụng tốt hơn trong thực tế dạy học. Đó là lí do vì sao tôi chọn đề tài: “GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA”. II/ Khảo sát thực trạng : Tôi tiến hành khảo sát 90 em học sinh lớp 5 của trường tiểu học Mé pu2, bằng một số bài tập ngắn sau đây: 1.Để nắm được khả năng nhận diện từ đồng âm, đồng nghĩa của học sinh: Bài 1 :Gạch dưới từ đồng âm có trong các câu sau: -Lan hỏi gia chiếc áo trên giá . -Căn nhà này ở mặt tiền nên rất đắt tiền. Bài 2:Trong câu sau từ nào đồng nghĩa với từ ‘‘xinh’’ ? - Bông hoa này rất đẹp. Bài 3 :Tìm những từ đồng nghĩa với từ ‘‘tổ quốc’’ ? • Kết quả cụ thể như sau: Bài tập Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Bài tập 1 48/90 53,3% 42/90 46,6% Bài tập 2 49/90 54,4% 41/90 45,6% Bài tập 3 53/90 58,9% 37/90 41,1% Kết quả các bài khảo sát cho thấy khả năng nhận diện từ đồng âm có 42 /90 em đạt yêu cầu, tỉ lệ 46,6%. Khả năng nhận diện từ đồng nghĩa có khoảng 41/90 em đạt yêu cầu, tỉ lệ 45,6% Như vậy vấn đề nhận dạng từ đồng âm, đồng nghĩa quả là một khó khăn lớn của các em học sinh Tiểu học. Phần lớn các em còn nhầm lẫn trong lúc nhận diện để phân biệt các từ đồng âm, từ đồng nghĩa. 2.Để nắm được khả năng sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa của học sinh: Bài 1:Đặt câu để phân biệt các từ đồng âm: Tiền, nước, đồng. Mẫu: -Nam có năm đồng tiền. -Ngôi nhà này ở mặt tiền. Bài 2: Hãy thay thế từ “Tổ quốc’’trong câu sau bằng một từ đồng nghĩa của nó. Tổ quốc ta đẹp quá. Bài 3: Viết một đoạn văn tả cảnh từ 3 đến 5câu có sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa. * Gíao viên đưa ra một ví dụ về đoạn văn có từ đồng âm: Tổ quốc em đẹp lắm. Biển rộng mênh mông, những cánh đồng bát ngát. Xa xa có những núi rừng trùng điệp. Ở đó có nhiều loài chim rất đẹp như chim quốc, đại bàng, sáo, họa mi,… - 2 - Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa. Trong đó:- Từ đồng âm là “ Tổ quốc, Chim quốc”. - Từ đồng nghĩa là “ Mênh mông, bát ngát, trùng điệp”. * Gíao viên yêu cầu học sinh viết một đoạn văn theo một chủ đề nào đó mà giáo viên đã định hướng. Sau đó yêu cầu học sinh xác định những từ nào mà em cho là từ đồng âm, từ nào là từ đồng nghĩa. Kết quả khảo sát của từng bài tập như sau: Bài tập Chưa đạt yêu cầu Đạt yêu cầu Số lượng Tỷ lệ Số lượng Tỷ lệ Bài tập 1 54/90 60,0% 36/90 40.0% Bài tập 2 55/90 61,1% 35/90 38,9% Bài tập 3 56/90 62,2% 34/90 37,8% Như vậy vấn đề sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa quả là một khó khăn lớn của các em học sinh Tiểu học. Kết quả bài khảo sát của tôi chỉ có khoảng 35/90em đạt yêu cầu. Phần lớn các em không đặt được câu để phân biệt các từ đồng âm, từ đồng nghĩa, Còn khả năng thay thế sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa trong câu, trong đoạn văn của các em rất hạn chế. Hiện tượng đồng âm, đồng nghĩa đối với học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 5 nói riêng là còn khá mới mẽ. Chính vì vậy phần lớn các em còn lúng túng khi xác đinh đâu là từ đồng âm, đâu là từ đồng nghĩa. Các em còn lẫn lộn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa với từ nhiều nghĩa. Còn khả năng sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa của các em thì lại càng yếu hơn. Đa số các em đặt câu với từ đồng âm, đồng nghĩa không đựơc. Còn điền từ chưa phù hợp với ngữ cảnh. Từ những thực trạng ở trên, tôi tiến hành nghiên cứu và tìm những giải pháp khắc phục phần nào giúp học sinh có thề nhận diện (xác định ) sử dụng, vận dụng từ đồng âm, đồng nghĩa tốt hơn trong học tập và cuộc sống hằng ngày. B.Biện pháp giải quyết. Qua quá trình tìm hiểu tôi nhận thấy các em làm bài sai là do những nguyên nhân sau: -Chưa hiểu được định nghĩa (bản chất) của từ đồng âm, đồng nghĩa. -Khả năng đọc hiểu hạn chế, không hiểu được văn cảnh của câu văn. -Kiến thức khá trừu tượng mà thời lượng, giảng dạy về từ đồng âm, đồng nghĩa còn ít .(4tiết dạy về từ đồng nghĩa,2 tiết dạy về từ đồng âm ).Vì vậy việv vận dụng vào luyện tập, thực hành và giao tiếp cuộc sống còn nhiều hạn chế. Từ những khó khăn trên tôi đưa ra những biện pháp khắc phục như sau: I.Giúp học sinh nhận diện chính xác từ đồng âm,từ đồng nghĩa: 1/ Dùng thước gạch chân những từ ngữ quan trọng trong định nghĩa từ đồng âm, đồng nghĩa và giải thích rõ bằng ví dụ. *Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh nhưng khác hẳn nhau về nghĩa. - 3 - Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa. Ví dụ: a/ Hòn đá-Đá bóng.(Hai tiếng đá trong hai từ này đều được ghi bằng : đ + a + thanh sắc và khi phát âm thì chúng có cùng âm thanh. Nhưng xét về mặt từ loại và ý nghĩa thì hoàn toàn khác nhau.Tiếng “đá” thứ nhất (trong từ Hòn đá) là danh từ- là vật hình thành trong tự nhiên và rất cứng còn tiếng “đá”thứ hai(trong từ: Đá bóng) là động từ- nghĩa là dùng chân tác động vào quả bóng làm cho quả bóng văng ra xa.) b/ Cánh đồng -Tượng đồng -Một nghìn đồng.( Ba tiếng “đồng” trong ba từ này phát âm ra đều giống nhau nhưng về ý nghĩa thì khác nhau hoàn toàn; tiếng đồng thứ nhất (trong từ Cánh đồng- chỉ khoảng đất rộng, bằng phẳng nơi để trồng trọt; tiếng “đồng”thứ hai (trong từ Tượng đồng -chỉ bức tượng được làm bằng chất liệu là đồng có màu đỏ; tiếng “đồng”thứ ba(trong từ Một nghìn đồng- là chỉ đơn vị tiền của Việt Nam). c/ Ba má-Ba tuổi . (Hai tiếng “ba” đều được cấu tạo âm vần giống nhau- b + a + thanh ngang-,chúng còn giống nhau cả về âm thanh khi phát âm. Về ý nghĩa:Tiếng “ba” thứ nhất (trong từ Ba má -chỉ người đàn ông sinh ra mình; tiếng “ba” thứ hai (trong từ Ba tuổi- là từ chỉ thời gian ,tuổi). Nói tóm lại các từ đồng âm khi phát ra âm thanh thì hoàn toàn giống nhau nhưng về mặt ngữ nghĩa thì khác hẳn nhau. *Từ đồng nghĩa là những từnghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. Siêng năng, chăm chỉ cần cù . Tổ quốc, non sông, đất nước. Điểm khác với từ đồng âm là: từ đồng nghĩa mặc dù âm thanh phát ra không giống nhau nhưng về mặt ý nghĩa thì giống nhau hoặc gần giống nhau. 2/ Dùng tranh ảnh vật thật…để minh hoạ cho từ nhằm giúp các em hiểu đúng nghĩaphân biệt được từ.Ví dụ: Để phân biệt nghĩa từ “đồng”trong ví dụ:Cánh đồng - tượng đồng - một nghìn đồng. GV có thể đưa bức tranh vẽ cánh đồng, một pho tượng làm bằng đồng và tờ tiền một nghìn đồng cho HS xem để HS nắm nghĩa của các từ đồng âm này. 3/ Hướng dẫn học sinh đặt từ vào văn cảnh để hiểu đúng nghĩa của từ. Ví dụ : Như để hiểu nghĩa của từ “đậu”trong vai trò của từ đồng âm ta đặt vào câu sau : Ruồi đậu mâm xôi đậu. Trong văn cảnh này từ đậu thứ nhất là động từnghĩa con ruồi nó dừng lại ở trên mâm xôi .Còn từ đậu thứ hai “xôi đậu” được nấu từ nếp và loại đậu nào đó, từ đậu ở đây thuộc từ lọại là danh từ . 4/ Thành lập quyển sách lớn để học sinh đọc trong nhóm,giao bài cho học sinh đọc sau đó yêu cầu học sinh nói lại nội dung cho các bạn nghe nhằm rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho các em. Ví dụ: -Trang bìa của sách lớn: - 4 - Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa. -Nội dung sách lớn: *Trang 1, : Bao gồm kiến thức cơ bản và các ví dụ minh hoạ về từ đồng nghĩa. a.Từ đồng nghĩa: +Khái niệm: Từ đồng nghĩatừnghĩa giống nhau hoặc gần giống nhau. +Ví dụ: Đất nước,nhà nước,non sông……. +Từ đồng nghĩa hoàn toàn:Là những từ có thể thay thế cho nhau trong lời nói,câu văn. -Ví dụ: Từ Nghĩa Cha; Ba; Bố;Tía…. Chỉ người đàn ông sinh ra mình. Mẹ; Má;U,Bầm…. Chỉ người phụ nữ sinh ra mình. Hổ ;Cọp;Hùm Dán tranh con cọp kèm theo. Xây dựng;Kiến thiết; Làm nên một công trình kiến trúc;hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị xã hội,kinh tế.(SGV tr 44 –TV5 -T1) Nước nhà;Non sông;Tổ quốc;Giang sơn. Mênh mông;Bát ngát;Bao la. Chỉ khoảng không gian rộng lớn. +Từ đồng nghĩa không hoàn toàn: Là những từnghĩa gần giống nhau. + Ví dụ: - 5 - SÁCH LỚN TỪ ĐỒNG ÂM – TỪ ĐỒNG NGHĨA Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa. Từ ( câu ) Nghĩa Chết, hi sinh, mất, băng hà, toi mạng. Một người không còn sống. Anh chiến sĩ hi sinh vì nước. Thể hiện sự tôn trọng với một người chiến sĩ Cách mang. Ông em vừa mới mất. Thể hiện sự kính trọng với một người lớn tuổi , người thân trong gia đình. Một tên cướp đã toi mạng. Thể hiện thái độ khinh miệt với ngừoi xấu,kẻ thù Nhà vua mới băng hà. Thể hiện sự kính trọng với nhà vua, được sử dụng trong thời kì Phong Kiến. *.Trang … :Bao gồm kiến thức cơ bản và các ví dụ về từ đồng âm. b.Từ đồng âm: +Khái niệm:Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm nhưng khác nhau về nghĩa. +Ví dụ: Từ ( câu ) Nghĩa 1. Từ : “ Câu” a.Anh Hùng ngồi câu cá. b.Đoạn văn này có 5 câu. c.Sáng nay,mẹ em nấu rau câu để ăn. -Bắt cá bằng móc sắt nhỏ (thường có mồi) ,buộc ở đầu một sợi dây. -Đơn vị của lời nói ,diễn đạt một trọn vẹn.(SGV tr 130 –TV5 T1). -Là loại tảo hồng ,thường mọc ở các cánh đồng nước mặn ven biển ,dùng làm nộm .( .(Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr 664). 2.Từ : “Mực” a.Em thường viết bài bằng mực tím. b.Mực khô là một món ăn rất ngon. -Chất lỏng có màu dùng để viết .(Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr535). -Là loài động vật ở biển,thân mềm,chân ở đầu ,bụng chứa túi mực ,thường bắt ăn tươi hay phơi khô.(Từ điển TV NXB khoa học xã hội 1994,tr535). 3.Từ: “Sao”. a.Sao bạn lại làm như vậy? b.Bầu trời đầy sao lấp lánh như những hạt kim cương. c.Mẹ em đi sao giấy khai sinh. -Hỏi lí do của một hành động. -Mọi thiên thể nhìn thấy dưới dạng chấm sáng ban đêm trong không gian vũ trụ. .(Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr 684). -Chép lại bản chính. .(Từ điển TV-NXB - 6 - Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa. d.Bố em sao thuốc Bắc để uống. khoa học xã hội 1994,tr 684). -Rang thuốc cho khô. .(Từ điển TV- NXB khoa học xã hội 1994,tr 684). 4.Từ: “Giá” a.Giá xăng tăng nhanh quá. b.Bé Lan treo rổ lên giá. c.Mẹ mua giá về nấu canh chua. -Số tiền phại bỏ ra để mua một vật. .(Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr 343). -Đồ dùng để treo hay để gác vật gì đó. . (Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr334). -Loại rau làm bằng đậu ngâm cho mọc mầm ra. .(Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr 343). 5.Từ: “Bàn”. a.Lọ hoa đặt trên bàn thật đẹp. b.Chúng em bàn nhau quyên góp ủng hộ đồng bào bị bão lụt. c.Cái bàn chải này đẹp quá. -Vật dụng thường được làm bằng gỗ, nhựa…,mặt phẳng ,có chân, để bày vật dụntg,viết lách….(Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr41). -Trao đổi kiến với nhau về một vấn đề gì đó. .(Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr 41). -Dụng cụ làm bằng lông cứng hay rễ tre ,ken vào một miếng gỗ,nhựa…có thứ dùng để giặt giũ,có thú dùng để đánh răng. .(Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr 41). 6.Từ: “Nước”. a.Nước con sông này rất trong. b.Nước ta có bờ biển dài hơn 3.000 km. - Chất lỏng không màu không mùi,không vị trong suốt không có hình dạng nhất định. Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr 609). -Khoảng đất có biên giới nhất định,trong đó có một hay nhiều dân tộc cùng sống dưới một chế độ chung. 7.Từ: “Cờ” a.Cờ đỏ sao vàng tung bay trên đấu trường quốc tế. b.Chúng em đang chơi cờ tướng. -Miếng vải hay giấy có màu sắc hay có huy hiệu,dùng làm biểu hiện cho một nước, đoàn thể hay tổ chức… Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr217). -Cờ dùng 32 quân gồm có :Tướng ,sỹ, tượng,xe,pháo, mã,tốt,phân ra hai bên ,bên nào tướng bị chiếu mà không còn - 7 - Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa. nước chạy là thua. Từ điển TV-NXB khoa học xã hội 1994,tr218). 5/ Dùng bảng hệ thống ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa ,từ nhiều nghĩa: Từ đồng âm Từ đồng nghĩa Từ nhiều nghĩa -Đặc điểm:Giống nhau về âm thanh,khác nhau về ý nghĩa. -Ví dụ:+Lá cờ -cờ vua. +Ngôi nhà rất đẹp.Nhà tôi năm nay ba mươi tuổi. -Đặc điểm:Khác nhau về âm thanh nhưng giống nhau hoặc gần giống nhau về ý nghĩa. -Ví dụ:+ Đẹp,xinh… +Hoàn cầu,năm châu… -Đặc điểm:Có một nghĩa gốc và một hay nhiều nghĩa chuyển.Các nghĩa có mối liên hệ với nhau. -Ví dụ:Từ ‘‘mắt’’có những nét nghĩa sau: +Đôi mắt của bé mở to. +Quả na mở mắt. 6/ Thường xuyên đưa những câu văn, đoạn văn, bài đọc có nhiều từ đồng âm, đồng nghĩa cho các em tập nhận diện để các em tập làm quen dần. Ví dụ : Tìm từ đồng nghĩa trong câu sau: - Những ngày xa tổ quốc anh nhớ nước vô cùng. 7/ Thành lập bảng những từ đồng âm, đổng nghĩa thông dụng đính lên tường để giới thiệu thêm cho các em.( Bảng tương tự như phần 5). Ví dụ:(Một số ví dụ điển hình của thẻ từ) a/ Các thẻ từ về từ đồng âm: Ngựa đá/Đá bóng Bông súng / Cây súng Giá sách / Giá tiền/Cái giá Cánh đồng /Tượng đồng/Đồng xu Cờ vua/Lá cờ/Chào cờ - 8 - Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa. Ba mẹ/Ba ngày/Thứ ba Câu cá / Câu giờ/Lưỡi câu Bằngkhen/Bằngnhau/Bằng phẳng Máy móc /Mở máy/Đánh máy Ao cá/ Ao ước Đường phố/Đường cát Vvv……… b.Các thẻ từ về từ đồng nghĩa Mẹ/Má/Bầm/Me/U/ Ba/Tía/Bố/Thầy Chết/Hy sinh/Ngoẻo/Mất Ăn/Xơi/Táp/Đớp Bê/Bưng/Bồng/Bế Anh dũng/Dũng cảm/Anh hùng Đất nước/Non sông/Giang sơn - 9 - Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa. Kiên trì/Nhẫn Nại/Kiên nhẫn Đẹp/Xinh/Mỹ miều Trắng xoá/ Trắng mút/Trắng tinh Buồn /Sầu 8 / Cho học sinh thành lập sổ tay từ đồng âm, đồng nghĩa.( Mỗi HS dùng một quyển vở để sưu tầm và ghi chép từ đồng âm, đồng nghĩa). II/ Giúp học sinh rèn kỹ năng sử dụng (vận dụng) từ đồng âm, đồng nghĩa: 1/ Giáo viên dùng những câu mẫu để giới thiệu cho học sinh tham khảo. Ví dụ: Tìm từ đồng nghĩa ,đồng âm trong các câu sau: - Kiến bò đĩa thịt bò. - Một nghề cho chín còn hơn chín nghề. - Bạn Lan không những có thân hình rất xinh mà bạn ấy còn có một tâm hồn đẹp. ( Từ đồng nghĩa : xinh - đẹp). 2/ Tổ chức tập nói trong nhóm có sử dụng từ đồng âm, đồng nghĩa để học hỏi lẫn nhau. Ví dụ: Tìm những từ đồng âm có tiếng “ đá” và nói về chủ đề nào đó trong đó có sử dụng các từ đã tìm được.Ví dụ: - Gà đá, ngựa đá, đá banh, nước đá, núi đá,……………… Tìm những từ đồng nghĩa với từ “ đi” - Bước, tiến tới, di chuyển,………………………………… 3/ Để rèn luyện cách sử dụng từ đồng nghĩa ,đồng âm giáo viên đưa ra bức tranh hoặc một câu văn và yêu cầu học sinh đặt câu dựa theo nội dung của tranh hoặc chọn một từ trong câu văn rồi yêu cầu học sinh thay thế bằng một từ khác đồng nghĩa ,đồng âm với từ đã chọn. Ví dụ: * Gíao viên đưa bức tranh mọi người đang bắt cá. Yêu cầu học sinh thay từ “bắt” bằng một từ khác đồng nghĩa với từ “bắt” Các từ có thể thay thế : Tóm , nắm, cầm,……… - 10 - [...]...Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa Trong trường hợp này ,Từ “Tóm” đồng nghĩa hoàn toàn với từ “bắt”,còn các từ: “nắm,cầm” không đồng nghĩa hoàn toàn với từ “bắt”.Vì vậy có thể dùng từ “tóm “ để thay thế cho từ “bắt” ở câu trên • Câu văn: Anh ấy đang ăn cơm Giáo viên yêu cầu học sinh tìm từ đồng nghĩa với từ “ăn” Các từ có thể thay thế cho từ “ ăn” là: xơi, đớp,... viên khối 5 thực hiện trong quá trình giảng dạy cũng như tổ chức các hoạt động ngoại khoá và đã giúp các em nắm tốt hơn các kiến thức về từ đồng âm, đồng nghĩa Qua những giải pháp này đã giúp cho giáo viên tự tin hơn khi dạy phân môn luyện từ và câu nói chung và dạy từ đồng âm, đồng nghĩa nói riêng Đồng thời từng bước nâng cao được chất lượng học tập của học sinh khối 5 Tôi thiết nghĩ đề tài này có thể... những từ đồng âm, đồng nghĩa Như: -Tham quan cảnh đẹp tại địa phương -Thi đố vui để học -Sưu tầm các từ ,câu văn hay trong đó có sử dụng từ đồng âm … C.Kết quả và hiệu quả phổ biến: 1.Kết quả Để thực hiện được đề tài này bản thân tôi đã đúc kết kinh nghiệm trong nhiều năm giảng dạy và làm công tác chỉ đạo chuyên môn ở trường Tiểu học - 11 - Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng. .. dụng từ đồng âm, đồng nghĩa nói riêng và rèn luyện Tiếng Việt cho học sinh nói chung là cả một quá trình cần nhiều thời gian và sở học là vô bờ bến, rất mong muốn thầy cô và quý vị quan tâm chia sẻ kinh nghiệm và đóng góp ý kiến cho đề tài này ngày một hoàn thiện hơn NGƯỜI VIẾT: Nguyễn Tấn Hoà V/ XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA: - 12 - Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa. .. số từ đồng nghĩa có thể thay thế cho nhau (đồng nghĩa hoàn toàn) cũng có một số từ đồng nghĩa không thay thế được cho nhau (đồng nghĩa không hoàn toàn) để học sinh nắm được điều đó Giáo viên Khi dạy những từ đó thì đặt vào một văn cảnh cụ thể và giải thích rõ lí do tại sao không thể thay thế đựơc (Như ví dụ 1 của trường hợp 3) 6/ Tổ chức cho các em mỗi ngày nói một lời hay theo chủ đề có sủ dụng từ đồng. .. là: xơi, đớp, táp Trong trường hợp này giáo viên cần hướng học sinh thay thế từ cho phù hợp với văn cảnh đó là :Chủ thể là Con người, xưng hô là “Anh” mang nghĩa tôn trọng Như vậy chỉ có thể dùng từ “Xơi cơm” là thích hợp nhất để thay thế cho từ “ăn cơm” 4/ Tổ chức thi đố và giải câu đố có liên quan đến từ đồng âm, đồng nghĩa Có thể làm như sau: Chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm đều có một em làm nhóm... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………… Xếp loại: …………………………………… TM/HĐKH CT.HĐKH B.XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC HUYỆN : - 13 - Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa 1/Về hình thức: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………… Xếp loại: TM/HĐKH cấp Huyện: CT.HĐKH B.XÉT DUYỆT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC TỈNH : - 14 - Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa 1/Về hình thức: ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………………... không thể thay thế đựơc (Như ví dụ 1 của trường hợp 3) 6/ Tổ chức cho các em mỗi ngày nói một lời hay theo chủ đề có sủ dụng từ đồng âm, đồng nghĩa Ví dụ: Ngày Quốc Tế phụ nữ(8/3).Giáo viên yêu cầu học sinh nói về người phụ nữ Việt Nam trong đó có sử dụng từ Đồng âm, Đồng nghĩa: Giáo viên gợi mở bằng câu :Chị Võ Thị sáu là……… ; học sinh bắt đầu suy nghĩ và trao đổi trong nhóm để nói tiếp về chủ đề chị... ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………… ……………………… Xếp loại: TM/HĐKH CẤP TỈNH: CT.HĐKH - 15 - Những giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa - 16 - . là từ đồng âm, đâu là từ đồng nghĩa. Các em còn lẫn lộn giữa từ đồng âm với từ nhiều nghĩa, từ đồng nghĩa với từ nhiều nghĩa. Còn khả năng sử dụng từ đồng. giải pháp giúp học sinh xác định ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa. ĐỀ TÀI: GIẢI PHÁP GIÚP HỌC SINH XÁC ĐỊNH VÀ PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM VÀ TỪ ĐỒNG NGHĨA. A.Đặt

Ngày đăng: 07/09/2013, 19:10

Hình ảnh liên quan

Xây dựng;Kiến thiết; Làm nên một công trình kiến trúc;hình thành một tổ chức hay một chế độ chính  trị xã hội,kinh tế.(SGV tr 44 –TV5 -T1) Nước nhà;Non sông;Tổ quốc;Giang sơn. - Giúp HS phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa

y.

dựng;Kiến thiết; Làm nên một công trình kiến trúc;hình thành một tổ chức hay một chế độ chính trị xã hội,kinh tế.(SGV tr 44 –TV5 -T1) Nước nhà;Non sông;Tổ quốc;Giang sơn Xem tại trang 5 của tài liệu.
5/ Dùng bảng hệ thống ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa ,từ nhiều nghĩa: - Giúp HS phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa

5.

Dùng bảng hệ thống ,phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa ,từ nhiều nghĩa: Xem tại trang 8 của tài liệu.
- Bạn Lan không những có thân hình rất xinh mà bạn ấy còn có một tâm hồn  đẹp. ( Từ đồng nghĩa : xinh - đẹp). - Giúp HS phân biệt từ đồng âm, đồng nghĩa

n.

Lan không những có thân hình rất xinh mà bạn ấy còn có một tâm hồn đẹp. ( Từ đồng nghĩa : xinh - đẹp) Xem tại trang 10 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan