THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM

35 505 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI MỞ ĐẦU Thị trường ngoại hối ra được hình thành và hoạt động từ rất sớm trên thế giới.Với các chức năng cơ bản như đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho quá trình chu chuyển, thanh toán trong các lĩnh vực thương mại và phi thương mại, là công cụ để NHTW có thế thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ. Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận được những vai trò hết sức quan trọng của nó trong sự phát triển hay tăng trưởng trong tương lai của một nền kinh tế thị trường. Ngày nay Việt Nam chúng ta đang ngày từng bước trên đường mở cửa, hội nhập, toàn cầu hóa với nền kinh tế thế giới. Và để thích ứng với sự phát triển đó, thị trường ngoại hối Việt Nam cần thay đổi thích nghi dần với các khuynh hướng biến đổi và cấu trúc vận động của thị trường tài chính của các quốc gia trên thế giới. Với các kiến thức đã được học và tìm hiểu trên sách báo ,sau đây nhóm em xin trình bày bài thu hoạch nói về “Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam”.

Ngân hàng nhà nước Việt Nam Học Viện Ngân Hàng -------- BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM Nhóm thực hiện : NHÓM 8 Lớp : TCQT Phòng C5 Ca 4 Chiều thứ 5 Giảng viên : Đào Minh Ngọc Hà Nội, 11/2010 1 THÀNH VIÊN NHÓM 8 1. Nguyễn Cảnh Hùng– TCDN C K11– Nhóm Trưởng 2. Nguyễn Thị Hiệp – TCDN B K11 3. Nguyễn Thị Huyên – NHD K11 4. Hồ Thị Thanh Hòa – TCNDB K11 5. Đoàn Tiến Dũng – NHH K11 6. Trần Hoàng Long – NHK K11 7. Nguyễn Ngọc Phú – NHH K11 2 MỤC LỤC PHẦN I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI Trang I, Khái niệm và đặc điểm của thị trường ngoại hối. 1 1, Khái niệm. 1 2, Đặc điểm của thị trường ngoại hối. 1 II, Chức năng và các thành viên tham gia vào thị trường FOREX. 2 1. Chức năng của FOREX 2 2. Những yếu tố và thành viên tham gia FOREX 2 III, Phân loại thị trường ngoại hối. 3 PHẦN II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM I. Thời kỳ trước năm 1991. 5 II. Thời kỳ từ năm 1991 đến 1994. 6 III. Thời kỳ từ năm 1994 đến nay. 10 1.Cơ chế quản lý ngoại hối 10 2.Thực trạng về các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối. 18 3.Những con số và sự kiên xảy ra ở Việt Nam 19 PHẦN III. ĐÁNH GIÁ VÀ GIẢI PHÁP I. Đánh giá về thị trường ngoại hối: 23 II. Về các nghiệp vụ phái sinh ngoại hối: 27 III. Giải pháp cho thị trường ngoại hối Việt Nam 28 NGUỒN TÀI LIỆU 1. Giáo trình Tài Chính Quốc Tế - PGS.TS Nguyễn Văn Tiến 2. Thị Trường Ngoại Hối Việt Nam - PGS.TS Nguyễn Văn Tiến 3. www.tailieu.vn 4. www.Vn Economy .vn 5. www.sbv.gov.vn 6. www.Vnexpress.net 3 LỜI MỞ ĐẦU Thị trường ngoại hối ra được hình thành và hoạt động từ rất sớm trên thế giới.Với các chức năng cơ bản như đáp ứng nhu cầu mua bán trao đổi ngoại tệ nhằm phục vụ cho quá trình chu chuyển, thanh toán trong các lĩnh vực thương mại và phi thương mại, là công cụ để NHTW có thế thực hiện chính sách tiền tệ nhằm điều khiển nền kinh tế theo mục tiêu của chính phủ. Rõ ràng chúng ta không thể phủ nhận được những vai trò hết sức quan trọng của nó trong sự phát triển hay tăng trưởng trong tương lai của một nền kinh tế thị trường. Ngày nay Việt Nam chúng ta đang ngày từng bước trên đường mở cửa, hội nhập, toàn cầu hóa với nền kinh tế thế giới. Và để thích ứng với sự phát triển đó, thị trường ngoại hối Việt Nam cần thay đổi thích nghi dần với các khuynh hướng biến đổi và cấu trúc vận động của thị trường tài chính của các quốc gia trên thế giới. Với các kiến thức đã được học và tìm hiểu trên sách báo ,sau đây nhóm em xin trình bày bài thu hoạch nói về “Thực trạng thị trường ngoại hối Việt Nam”. PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI I, Khái niệm và đặc điểm của thị trường ngoại hối. 1, Khái niệm. Thị trường ngoại hối là: The Foreign Exchange Market, và được viết tắt là FOREX hay FX. Thị trường ngoại hối là: nơi diễn ra việc mua, bán các đồng tiền khác nhau. Trong thực tế, do hoạt động mua bán tiền tệ xẩy ra chủ yếu giữa các ngân hàng (chiếm khoảng 80% tổng số giao dịch), chính vì vậy, theo nghĩa hẹp thì thị trường ngoại hối là nơi mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng, tức thị trường interbank. 2, Đặc điểm của thị trường ngoại hối. • Thị trường ngoại hối không tồn tại trong một không gian nhất định mà hoạt động thông qua các phương tiện thông tin hiện đại. • Đây là thị trường toàn cầu hay thị trường không ngủ. Do sự chênh lệch múi giờ giữa các khu vực trên thế giới nên các giao dịch diễn ra suốt ngày đêm. • Giao dịch với khối lượng lớn, doanh số giao dịch trên interbank chiếm tới 85% tổng số giao dịch ngoại hối toàn cầu. • Giao dịch thông qua các phương tiện hiện đại như điện thoại, mạng điện thoại, telex, fax… 4 FOREX Nghĩa rộng Nghĩa hẹp Bất kỳ đâu diễn ra hoạt động mua bán ngoại tệ. Thị trường ngoại tệ interbank. • Chi phí giao dịch cực thấp và hoạt động của thị trường trở nên hiệu quả. • Đồng tiền sử dụng nhiều nhất trong giao dịch là USD • Đây là thị trường rất nhạy cảm với các sự kiến chính trị, kinh tế, xã hội, tâm lý… nhất là với các chính sách tiền tệ của các nước phát triển. • Trung tâm của thị trường ngoại hốithị trường liên ngân hàng với các thành viên chủ yếu là các NHTM, các nhà mua giới ngoại hối với các NHTW. • Đây là thị trường lớn nhất và có doanh số giao dịch cao nhất. Doanh số mua bán ròng toàn cầu, tại thời điểm năm 2000 ước tính vào khoảng 1500 tỷ USD/ngày; Thị trường hoạt động tích cực nhất là Luandon, New York, Singapore… II, Chức năng và các thành viên tham gia vào thị trường FOREX 1. Chức năng của FOREX • Phục vụ thương mại quốc tế: nhằm dịch vụ cho các khách hàng thực hiện các giao dịch thương mại quốc tế. • Phục vụ luân chuyển vốn quốc tế: giúp luân chuyển các khoản đầu tư, tín dụng quốc tế, các giao dịch quốc tế khác cũng như các giao lưu giữa các quốc gia. • Nơi hình thành tỷ giá: thông qua hoạt động của thị trường ngoại hối, mà sức mua đối ngoại của tiền tệ được xác định một cách khách quan theo quy luật cung cầu trên thị trường. • Nơi NHTW can thiệp lên tỷ giá: thị trường ngoại hối là nơi kinh doanh và cung cấp các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá bằng các hợp đồng như kỳ hạn, hoán đổi, quyền chọn và tương lai. • Nơi kinh doanh và phòng ngừa rủi ro tỷ giá: thị trường ngoại hối là nơi để NHTW tiến hành can thiệp để tỷ giá biến động theo chiều hướng có lợi cho nền kinh tế. 2. Những yếu tố và thành viên tham gia FOREX a. Điều kiện tham gia thị trường ngoại hối. Điều kiện tối thiếu để bạn muốn giao dịch trong thời gian đó là bạn phải có từ 10 đến 50 triệu USD để bắt đầu. FOREX ra đời lúc đầu nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu của các ngân hàng và các công ty khổng lồ trong ngành. Tuy nhiên với sự hỗ trợ kỳ diệu của internet, hệ thống giao dịch trực tuyến, các công ty giao dịch đã ra đời cho phép mở các tài khoản lẽ cho chúng ta.Ngày nay, các nhà mua giới trên thị trường Được phép phá vỡ những giao dịch rộng lớn và cho phép những giao dịch nhỏ có cơ hội để mua và bán bất kỳ số nào trong giá trị nhỏ hơn này. b. Thành viên tham gia Nhóm khách hàng mua bán lẻ: bao gồm các công ty nội địa và quốc gia, những nhà đầu tư quốc tế những ai có nhu cầu mua bán ngoại hối nhằm hai mục đích: Thứ nhất: chuyển đổi tiền tệ. Thứ hai: phòng ngừa rủi ro tỷ giá. Các ngân hàng thương mại: các ngân hàng thương mại tiến hành giao dịch ngoại hối với hai mục đích: 5 Thứ nhất: cung cấp dịch vụ cho khách hàng, bằng cách mua hộ và bán hộ cho nhóm khách hàng bán lẻ. Vì mua bán hộ nên ngân hàng không phải bỏ vốn, không chịu rủi ro tỷ giả và không làm thay đổi kết cấu bảng cân đối nội bảng. Thứ hai: kinh doanh cho chính mình, tức là mua bán ngoại hối nhằm kiếm lãi khi tỷ giá thay đổi. Hoạt động kinh doanh này tạo ra trạng thái ngoại hối, do đó ngân hàng phải bỏ vốn, chịu rủi ro tỷ giá và làm thay đổi bảng cân đối nội bảng hoặc ngoại bảng của ngân hàng. Những nhà mua giới ngoại hối: hình thức giao dịch gián tiếp thông qua nhà mua giới ngoại hối cũng phát triển bên cạnh hình thức mua bán ngoại hối trực tiếp giữa các ngân hàng với nhau. Phương thức giao dịch qua môi giới có ưu điểm ở chỗ: nhà mua giới thu thập hết các lệnh đặt mua và đặt bán ngoại tệ từ các ngân hàng khác nhau, trên cơ sở cung cấp tỷ giá chào bán cho khách hàng một cách nhanh, rộng khắp với giá tay trong. Tuy nhiên, giao dịch qua mua giới cũng có những nhược điểm là: các ngân hàng phải trả cho người mua giới một khoản phí, làm cho chênh lệch tỷ giá mua bán hẹp lại. Những ai muốn tham gia vào thị trường ngoại hối phải có giấy phép. Tại mỗi trung tâm tài chính quốc tế thường có một số nhà mua giới chuyên nghiệp nhất định để giúp các ngân hàng thực hiện các lệnh mua bán ngoại hối. Điểm cần lưu ý là những nhà mua giới chỉ cung cấp dịch vụ mua giới, chứ không được mua bán cho chính mình. Các ngân hàng trung ương: NHTW tham gia FOREX nhằm 3 mục đích sau: Thứ nhất, can thiệp lên tỷ giá: các NHTW vẫn thường xuyên can thiệp lên tỷ giá bằng việc mua bán ra nội tệ trên thị trường ngoại hối nhằm làm cho tỷ giá biến động theo hướng có lợi. Trong chế độ tỷ giá cố định, can thiệp của NHTW lên thị trường ngoại hối là bắt buộc nhằm duy trì tỷ giá trong một biên độ nhất định. NHTW tiến hành mua nội tệ vào khi cung nội tệ lớn hơn cầu; và tiến hành bán nội tệ ra khi cầu lớn hơn cung trên thị trường ngoại hối, nhờ đó tỷ giá được duy trì ốn định. Thứ hai, mua bán, chuyển đối tiền tệ nhằm bảo toàn và gia tăng giá trị dự trữ ngoại hối quốc gia. Ngày nay, các NHTW trên thế giới luôn duy trì một lượng dự trữ ngoại hối nhất định. Do tỷ giá các đồng tiền dự trữ thường xuyên biến động, nên các NHTW một mặt phải đa dạng hóa cơ cấu dự trữ, mặt khác có thể tận dụng các cơ hội biến động tỷ giá nhằm gia tăng dự trữ ngoại hối của mình. Thứ ba, NHTW còn là đại lý trong việc mua hộ, bán hộ ngoại tệ cho chính phủ. III, Phân loại thị trường ngoại hối a) Căn cứ vào tính chất nghiệp vụ ta có: 1. Thị trường giao ngay 2. Thị trường kỳ hạn 3. Thị trướng hoán đổi 4. Thị trường tương lai 5. Thị trường quyền chọn b) Căn cứ vào tính chất kinh doanh ta có: 1. Thị trường bán buôn 2. Thị trường bán lẻ 6 c) Căn cứ vào địa điểm giao dịch: 1. Giao dịch tập trung trên cơ sở giao dịch 2. Giao dịch phí tập trung d) Căn cứ vào tính chất pháp lý ta có: 1. Thị trường chính thức 2. Thị trường phi chính thức e) Căn cứ quy mô thị trường ta có: 1. Thị trường ngoại hối quốc tế 2. Thị trường ngoại hối nội địa f) Căn cứ vào phương thức giao dịch ta có: 1. Thị trường giao dịch trực tiếp 2. Thị trường giao dịch qua môi giới. PHẦN II: THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM Sau giải phóng miền Nam tháng 4/1975, mô hình XHCH đã áp dụng thống nhất trong pham vi cả nước. Cơ chế kinh tế kế hoạch hóa tập trung đã phát huy hiệu quả trong giai đoạn chiến tranh và một số năm tiếp đó. Tuy nhiên việc duy trì quá lâu một cơ chế bao cấp của nhà nước như vậy sẽ nảy sinh mâu thuẫn, rối loạn sâu sắc trong trong việc phát triển kinh tế thị trường đất nước. Với cơ chế tập trung bao cấp trong một thời gian dài thị trường nói chung và thị trường ngoại hối nói riêng ở Việt Nam chưa có điều kiện hình thành và phát triến. Cho đến năm 1986, khi Đảng và Nhà nước quyết định chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước thì các yếu tố thị trường mới được hình thành và phát triển. Vào năm 1991 với quyết định số 107/QD-NH ngày 16/8/1991 do NHNN ban hành về”Thành lập trung tâm giao dịch ngoại tệ “là mốc đánh dấu cho sự hình thành một thị trường ngoại hối có tổ chức ở VN. Cùng với sự phát triển của không ngừng của nền kinh tế đến 20/9/1994 “Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng” được thành lập theo quyết định số 203/QD-NH thay thế cho trung tâm giao dịch ngoai tệ. Có thế nói sự ra đời của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng là là bước ngoặt lớn, nhằm đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế ngày càng phát triển. Dựa trên cơ sở đó, khi đi sâu tìm hiểu về thực trạng thị trường ngoại hối VN, có thể chia làm 3 giai đoạn cụ thể như sau: 1.Trước năm 1991: Giai đoạn thị trường ngoại hối VN chưa có tổ chức 2.Từ năm 1991-1994: Giai đoạn hoạt động của trung tâm giao dịch ngoại tệ 3.Từ 1994 đến nay: Giai đoạn hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng I. THỜI KỲ TRƯỚC NĂM 1991. 7 Đây là thời kỳ nền kinh tế mang tính kế hoạch hóa tập trung báo cấp, nhà nước can thiệp vào mọi mặt của đời sống xã hội. Sự can thiệp này đã ngăn cản khả năng phát huy tác dụng của quy luật cung cầu trên thị trường, nếu có thì cũng bóp méo sai lệch. Hơn nữa hệ thống các nước XHCN lại áp dụng chiến lược phát triển kinh tế hướng nội, đóng cửa các mối quan hệ với bên ngoài đều thông qua Hệ thống độc quyền của Nhà Nước về ngoại thương và ngoại hối. Do vậy, việc áp dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định do Nhà Nước độc quyền xác định, không cần tính đến những yếu tố cung cầu trên thị trường. Sản phẩm của cơ chế xác định tỷ giá này là, các nước xã hội chủ nghĩa duy trì chế độ tỷ giá cố định và đa tỷ giá, báo gồm tỷ giá mậu dịch, tỷ giá phi mậu dịch và tỷ giá kết toàn nội bộ, đồng thời triệt tiêu môi trường và mọi điều kiện để hình thành và phát triển các thị trường nói chung trong đó có thị trường ngoại hối. Hậu quả của một cơ chế tỷ giá cố định và đa tỷ giá mang lại tính áp đặt bất chấp quy luật cung cầu tiền tệ đã để lại hậu quả hết sức nghiêm trọng. Đồng tiền Việt Nam được định giá cao hơn so với đồng tiền tự do chuyển đổi. Tỷ giá chính thức ngày càng chênh lệch xa tỷ giá thực tế, làm cho hoạt động xuất nhập khẩu gặp khó khăn, cán cân thương mại bị thâm hụt nặng. Đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp sản xuất hàng hóa xuất khẩu đã rơi vào tình trạng khó khăn thua lỗ, tuy có chế độ thu bù chênh lệch ngoại thương nhưng dù sao cũng triệt tiêu động lực phát triển xa hơn. Ngày 26/3/1988, Nghị định 53/HĐBT ra đời, tách hệ thống ngân hang Việt Nam từ một cấp thành hai cấp: Ngân Hàng Nhà nước và hệ thống Ngân hàng chuyên doanh. Như vậy chỉ có Ngân hàng Ngoại Thương là được phép hoạt động và kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế và mở tài khoản ở nước ngoài; các ngân hàng khác chỉ hoạt động trong nước. Nhằm đáp ứng nhu cầu đổi mới của đất nước, bảo vệ độc lập và chủ quyền về tiền tệ, phát triển nền kinh tế quốc dân, góp phần mở rộng quan hệ về kinh tế, chính trị và văn hóa với nước ngoài ngày 18/10/1988, Hội đồng bộ trưởng đã ban hành nghị định số 161/HĐBT về “Điều lệ quản lý ngoại hối” của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thay thế điều lệ quản lý ngoại hối ban hành theo nghị định số 102/CP ngày 6/7/1963 của Hội đồng chính phủ. Sau nghị định 161 ra đời, ngày 15/3/1989 Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam có thông tư số 33-NN/TT hướng dẫn thi hành. Một trong những điểm mới về quản lý và kinh doanh ngoại hối theo tinh thần Nghị định 161 và thông tư 33 “Ngân hàng Ngoại Thương là cơ quan được phép kinh doanh ngoại hối. Ngoài ra, các ngân hàng chuyên doanh khác, các ngân hàng lien doanh với nước ngoài, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam, các tổ chức kinh tế trong nước muốn kinh doanh ngoại hối hoặc dịch vụ thu ngoại tệ đều phải được NHNN Trung Ương Việt Nam cho phép”. Như vậy, có thể nói lần đầu tiên ở Việt Nam chế độ độc quyền trong kinh doanh ngoại hối đã được gỡ bỏ. Từ nay, các ngân hàng Thương mại nói chung muốn kinh doanh ngoại hối có thể làm thủ tục để NHNN cấp phép. Đây được xem như sự khởi đầu tạo ra 8 môi trường và điều kiện cho hoạt động của thị trường ngoại hối có tổ chức, hình thành một sân chơi chứa đựng yếu tố cạnh tranh của thị trường. Trong thực tế, trước sự đòi hỏi phát triển các hoạt động ngân hàng, đặc biệt là các nghiệp vụ ngân hàng quốc tế, NHNN đã lần lượt cấp phép kinh doanh ngoại hối, thanh toán quốc tế cho các ngân hàng thương mại hoạt động ở Việt Nam. Tuy nhiên, tỷ giá chính thức do NHNN áp đặt nên vẫn còn khoảng các khá xa so với sức mua thực tế của VND và thị trường tự do. Cho dù có những bước chuyển biến, nhưng ở Việt Nam vẫn thiếu vắng một thị trường ngoại hối chính thức hoàn chỉnh hơn để chắp nối cung cầu ngoại tệ và tạo cơ sở xác định tỷ giá chính thức một cách khách quan sát với quan hệ cung cầu trên thị trường, nhằm thúc đẩy xuất nhập khẩu, đầu tư nước ngoài và thu hút nguồn lực ngoại tệ vào hệ thống ngân hàng. Đứng trước tình hình đó, Thống đốc NHNN đã ra quyết định số 107-NH/QĐ, ngày 16/8/1991 ban hành Quy chế hoạt động của trung tâm giao dịch ngoại tệ; trên cơ sở đó, hai trung tâm giao dịch ngoại tệ đã được thành lập và đi vào hoạt động tại TP.HCM và Hà Nội. II. THỜI KỲ TỪ NĂM 1991 ĐẾN 1994. Thời kỳ 1991-1994 là giai đoạn tiếp theo của quá trình chuyển đổi cơ chế theo hướng thị trường. Trong giai đoạn này đứng về phương diện thanh toán quốc tế, Việt Nam đứng trước một tình thế vô cùng khó khăn. Thị trường với các nước XHCN cũ bị thu hẹp đáng kể, bên cạnh hệ thống thanh toán đa biên bị tan rã, tất cả các nước XHCN đều đồng loạt chuyển đổi đồng tiền thanh toán với Việt Nam bằng ngoại tệ tự do chuyển đổi(chủ yếu bằng USD). Việc chuyển đổi đồng tiền thanh toán đã làm cho cán cân vãng lai và cán cân thương mại của Việt Nam thâm hụt lớn, nhập khẩu gấp 3 lần xuất khẩu, sự thiếu hụt trong cán cân được bù đắp bằng các khoản viện trợ, khoản vay của các nước XHCN và chủ yếu là Liên Xô. Các Chính sách lớn của Chính phủ: Đứng trước tình thế hết sức khó khăn vầ cung cầu ngoại tệ của nền kinh tế và nhu cầu bức bách vầ ngoại tệ cho thanh toán quốc tế. Để xử lý vấn đề này không chỉ có ngành ngân hàng mà phải phối hợp đồng bộ giữa các chính sách lớn của chính phủ. Với 3 chương trình kinh tế mà Đảng và Chính phủ quan tâm chỉ đạo đã hỗ trợ đắc lực cho cung ngoại tệ của nền kinh tế và giảm nhu cầu chi ngoại tệ tạo nên thế cân bằng cho cán cân thanh toán quốc tế của Việt Nam, đồng thời tạo tiền đề để hình thành và phát triển thị trường ngoại hối sau này. Chương trình sản xuất hàng xuất khẩu. Chương trình khuyến khích sản xuất hàng tiêu dùng. Khuyến khích sản xuất lương thực. Ngoài 3 chương trình kinh tế lớn tác động tích cực đến cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối, thì chính sách khuyến khích đầu tư nước ngoài trực tiếp vào Việt Nam 9 cũng như các nguồn chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền đơn phương khác đã làm cho ngoại tệ của nền kinh tế ngày một tăng. Về phía Ngân Hàng Nhà Nước: Trong hoàn cảnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã đề xuất với chính phủ thành lập Quỹ điều hòa ngoại tệ tại NHNN để tập trung đáp ứng nhu cầu thiết yếu của nền kinh tế trong những giai đoạn đầu còn khó khăn và can thiệp thị trường ngoại hối nhằm ổn định tỷ giá. Đồng thời, Thống đốc NHNN ra quyết định số 107-NH/QĐ ngày 16 tháng 8 năm 1991 về việc ban hành quy chế tổ chức và hoạt động của Trung tâm giao dịch ngoại tệ (TTGDNT). Trên cơ sở quy chế này tại Tp. HCM và Hà Nội lần lượt ra đời vào tháng 8 và tháng 11 năm 1991. Việc thành lập 2 trung tâm giao dịch ngoại tệ là bước ngoặt đầu tiên của hệ thống ngân hàng trong quá trình đổi mới thực sự cơ chế theo hướng thị trường. Hai trung tâm này là tiền thân cho thị trường ngoại hối Việt Nam ngày nay. Thông qua hoạt động mua bán tại 2 trung tâm, với vai trò là người tổ chức và điều hành NHNN đã kịp thời nắm bắt cung cầu ngoại tệ trên thị trường để điều hành chính sách tiền tệ cũng như tỷ giá phù hợp với tín hiệu thị trường và hướng nhu cầu ngoại tệ vào các mục tiêu thiết yếu của nền kinh tế. Trong thời kỳ đầu, cung ngoại tệ còn thấp hơn cầu ngoại tệ khá lớn, nếu tỷ giá hình thành hoàn toàn theo quan hệ cung cầu thì tỷ giá sẽ biến động rất mạnh, điều này sẽ gấy tác động tiêu cực đến hệ thống giá cả, hoạt động xuất nhập khẩu và đầu tư. Vì vậy thông qua hình thức can thiệp cảu NHNN, tỷ giá chỉ biến động với mức độ hợp lý, một mặt vẫn phản ánh xu hướng quan hệ cung cầu nhưng mặt khác không gây biến động lớn về mức giá cả. Sau một thời gian dài từ 1991 đến 1993, tỷ giá được duy trì ổn định đã tạo tâm lý ổn định cho thị trường và thu hút được một lượng kiều hối và đầu tư nước ngoài khá lớn vào thị trường Việt Nam; mặt khác việc duy trì lãi suất thực dương của VND cao đã khuyến khích các tổ chức cá nhân bán ngoại tệ để gửi bằng VND. Cả hai yếu tố trên đã đồng thời ảnh hưởng tích cực đến sự ổn định giá trị VND và tăng dự trữ ngoại tệ quốc gia. Giai đoạn đầu khi mới bát đầu điều hành tỷ giá theo cơ chế thị trường, việc can thiệp của NHNN trên thị trường rất chặt chẽ, tuy nhiên thời gian tiếp theo khi nguồn ngoại tệ vào Việt Nam tăng lên, quan hệ cung cầu ngoaijteej không còn khoảng cách quá lớn thì NHNN đã từng bước giảm sự can thiệp và để cho tỷ giá hình thành một cách khách quan hơn theo quan hệ cung cầu. Kể từ khi thành lập tháng 8 và tháng 11 năm 1991 cho đến khi chấm dứt hoạt động vào ngày 1/12/1994, tổng số phiên giao dịch qua 2 trung tâm là 692, với tổng doanh số mua bán qua hai trung tâm giao dịch là 660.5 triệu USD. Cụ thể như sau: Hoạt động của hai Trung tâm GD ngoại tệ (đv: $ 1 000) 10

Ngày đăng: 07/09/2013, 12:41

Hình ảnh liên quan

Đối với một thị trường thì việc hình thành giá cả theo quan hệ cung cầu là một nhân tố quan trọng - THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VIỆT NAM

i.

với một thị trường thì việc hình thành giá cả theo quan hệ cung cầu là một nhân tố quan trọng Xem tại trang 31 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan