6 MODUN mầm non mmmmmmmmmmmmmmm

73 160 0
6 MODUN mầm non mmmmmmmmmmmmmmm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Sáng thứ 7 ngày 05 tháng 12 năm 2015 Thời gian 7 giờ 30 phút Do cô: Kim Thị Phiên phó phòng giáo dục mầm non sở giáo dục triển khai. MÔ ĐUN MN1 – C GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI (Dành cho giáo viên) A. MỤC TIÊU CỦA MODULE Kiến thức: Trình bày được khái niệm, nội dung phát triển TC, KNXH cho trẻ MG tầm quan trọng của phát triển TCXH với sự phát triển nhân cách trẻ. Nêu được cách thức hỗ trợ trẻ phát triểnTC, KNXH theo quan điểm GD lấy trẻ làm TT trong tổ chức MT học tập và thực hiện các HĐGD ở trườnglớp mầm non. Kỷ năng Thực hiện được các hoạt động giáo dục hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Tổ chức môi trường giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội cho trẻ. Thái độ Chủ động và sáng tạo thực hiện quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào việc tổ chức, thực hiện các hoạt động hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội ở trường mầm non. B NỘI DUNG CHÍNH 1. Giới thiệu 2. . Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội và tầm quan trọng đối với sự phát triển nhân cách trẻ. 2.1 Phát triển tình cảm 2.2 Phát triển kĩ năng xã hội 3. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội của trẻ 3.2 Kết quả EDI 4. Cách thức hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội 4.1 Cách thức hỗ trợ phát triển tình cảm 4.2 Phát triển kĩ năng xã hội 4.2.1 Tự nhận thức 4.2.2 Phát triển kĩ năng xã hội 5. Kế hoạch hành động cá nhân I PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI VÀ TẦM QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA TRẺ 1 PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM Tình cảm là những thái độ thể hiện sự rung cảm của con người đối với những sự vật, hiện tượng có liên quan tới nhu cầu, động cơ. Phát triển tình cảm ở trẻ là phát triển năng lực: Nhận biết và hiểu cảm xúc của bản thân Thể hiện và kiểm soát cảm xúc của chính mình Hiểu và đáp lại cảm xúc của người khác Cảm xúc có sức mạnh rất lớn trong cuộc sống của con người. Phát triển tình cảm là việc trẻ em có được hiểu biết không ngừng về cảm xúc, khả năng thể hiện và kiểm soát cảm xúc của trẻ. Sự thể hiện cảm xúc của trẻ em như khóc, cười ảnh hưởng đến hành vi của người khác với trẻ, và ngược lại, sự biểu hiện cảm xúc của mọi người giúp định hướng hoặc điều tiết hành vi xã hội của trẻ. 2CÁC CẢM XÚC CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI • Vui • Buồn • Tức giận • Ngạc nhiên • Sợ hãi • Ghê tởm • Thích thú 3CẢM XÚC XÃ HỘI Con người cũng trải nghiệm những cảm xúc khác được biết tới như là những cảm xúc xã hội. Những cảm xúc này liên quan tới • Sự đánh giá hành vi của chính chúng ta: tốt đẹp hay xấu xa; tích cực hay tiêu cực. • Khả năng nhìn nhận, nói về, và nghĩ về bản thân trong mối quan hệ với người khác. • Cách mà chúng ta nghĩ về hoặc đánh giá bản thân mình 4 TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN Từ kinh nghiệm của bản thân mình Hãy viết ra một thời điểm trong quá trình đi học của anhchị mà anhchị: Cảm thấy sợ hãi Cảm thấy hạnh phúc Cảm thấy bối rối Mỗi lần như thế anhchị đã làm gì và điều gì đã khiến anhchị cảm thấy như vậy? 5 THÔNG ĐIỆP Cách giáo viên nói chuyện và cư xử với trẻ là rất quan trọng với sự phát triển cảm xúc tích cực ở trẻ em. Chúng ta cần chắc chắn rằng chúng ta luôn nhạy cảm và sẵn sàng hỗ trợ trẻ khi cần thiết và ở mọi lúc, mọi nơi.. IIPHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI Khái niệm kĩ năng xã hội. Phát triển kĩ năng xã hội là gì? Phát triển kĩ năng xã hội ở trẻ là phát triển những kĩ năng gì? 1PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI  Kỹ năng xã hội là một tập hợp các kỹ năng giúp chúng ta giao tiếp, tương tác và hòa nhập, thích nghi với xã hội.. Phát triển KNXH là phát triển kỹ năng thích ứng và duy trì các mối quan hệ xã hội  Phát triển KNXH ở trẻ là phát triển khả năng hiểu bản thân, hiểu người khác, các quy tắc và mong đợi của xã hội, điều chỉnh và kiểm soát các hành vi của bản thân.  Phát triển KNXH liên quan đến việc hiểu bản thân: • Tự nhân thức • Ý thức về bản thân và tự trọng  Hiểu và ứng xử phù hợp với người khác  Phát triển và duy trì các mối quan hệ với người khác • Kết bạn và gìn giữ tình bạn • Hợp tác với người khác • Xử lý vấn đề và giải quyết mâu thuẫn  Hiểu về vai trò và trách nhiệm xã hội Có trách nhiệm với môi trường THÔNG ĐIỆP Khả năng phát triển TC, KNXH có liên quan trực tiếp với sự phát triển của não bộ cũng như khả năng nhận thức để tư duy. Điều này chỉ ra rằng • Các kĩ năng tình cảm và xã hội cần có thời gian để phát triển • Chúng ta cần nhận thức rằng trẻ em sẽ có các giai đoạn phát triển TCXH khác nhau • Giáo viên cần có các kì vọng thực tế • Giáo viên cần quan sát và hiểu về mỗi trẻ 2PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI Phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội liên quan chặt chẽ với sự phát triển nhận thức và học tập của trẻ. Trong nhóm của anhchị: Hãy cùng thảo luận và giải thích thêm về câu nói này. 3SỰ PHÁT TRIỂN ĐẦY ĐỦ VỀ TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI HỖ TRỢ VIỆC HỌC CỦA TRẺ NHƯ THẾ NÀO? Những trẻ có cảm nhận tốt về bản thân mình (có lòng tự trọng và tự tin) về bản chất chúng thường tò mò, có động lực làm việc cũng như độc lập hơn. Những trẻ này có xu hướng muốn thử những điều mới mẻ và rất kiên định khi gặp phải khó khăn. Khả năng kiểm soát tình cảm là khả năng có thể điều khiển và điều chỉnh hành vi của mình, nó liên quan tới các kỹ năng ghi nhớ, khả năng giải quyết vấn đề và tư duy hiệu quả. Khả năng học tập được cải thiện khi trẻ sẵn sàng hợp tác và coi trọng nhu cầu của người khác, cũng như thể hiện nhu cầu và ý tưởng của mình CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI TRONG EDI Lĩnh vực tình cảm Khả năng biểu hiện và kiểm soát cảm xúc, phản ứng lại với tình cảm của người khác, suy nghĩ trước khi hành động. Lĩnh vực xã hội Khả năng hợp tác, chơi, làm việc với người khác, tôn trọng họ, kiểm soát hành vi cá nhân, làm theo quy tắc, hiểu mức độ chấp nhận được của hành vi. TỶ LỆ % VỀ SỰ THIẾU HỤT CỦA TRẺ PHÂN THEO 4 MỨC ĐỘ TRONG TỪNG LĨNH VỰC TỈ LỆ % THIẾU HỤT CỦA 5 LĨNH VỰC THEO VÙNG TỈ LỆ % TRẺ BỊ THIẾU HỤT CỦA 5 LĨNH VỰC THEO GIỚI KẾT QUẢ EDI Giáo viên nên: • Lên kế hoạch và hỗ trợ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho mọi trẻ • Hỗ trợ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ trai • Hỗ trợ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho trẻ nông thôn và vùng sâu vùng xa. • Cung cấp thông tin về phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội cho cha mẹ CÁCH THỨC HỖ TRỢ TRẺ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI Những cách tốt nhất để hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kỹ năng xã hội: Sử dụng trò chơi Sử dụng các câu chuyện, bài hát, rối, tranh ảnh... Sử dụng các tình huống thực tế trong sinh hoạt hằng ngày. Trò chuyện, đàm thoại, chia sẻ kinh nghiệm Luyện tập và rèn giũa kỹ năng mọi lúc, mọi nơi Dạy trực tiếp trong các tình huống trải nghiệm thực tế Làm gương, làm mẫu Động viên, khuyến khích Tạo môi trường lớp học tích cực Phối hợp với gia đình CÁCH THỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM HỖ TRỢ TRẺ NHẬN BIẾT VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC CÁC CÁCH GIÁO VIÊN CÓ THỂ HỖ TRỢ TRẺ NHẬN BIẾT CẢM XÚC Dạy cảm xúc gắn với trải nghiệm thực tế của trẻ bằng cách gọi tên các cảm xúc của trẻ để cung cấp từ vựng, giúp trẻ đặt tên và nhận ra đúng cảm xúc (vui vẻ, buồn,...). VD: Trẻ buồn khi không tìm thấy đồ chơi, hãy nói “Con cảm thấy buồn vì điều đó đúng không?”. Cho trẻ xem tranh thể hiện các cảm xúc khác nhau để dạy trẻ nhận biết và gọi tên các cảm xúc đó. Khuyến khích trẻ nhớ lại một vài lần khi chúng cảm thấy buồn, vui, tức giận hay sợ hãi và vẽ các bức tranh về những trải nghiệm các cảm xúc đó. Trẻ tìm những bức ảnh của bản thân thể hiện các trạng thái vui, buồn, sợ hãi, tức giận khác nhau để kể với bạn về tình huống mình đã trải nghiệm. Cắt, sưu tầm các bức tranh về cách con người thể hiện các cảm xúc khác nhau từ tạp chí, hoạ báo để tạo ra quyển sách với tên gọi” Mọi người và các cảm xúc”. Trò chơi từ những tấm thẻ tranh lô tô: Nhìn thẻ để “Đoán cảm xúc”, “ phân loại cảm xúc...” Tôn trọng các loại cảm xúc của trẻ không nên phớt lờ, nhạo báng hay làm trẻ xấu hổ hoặc thể hiện sự tức giận khi trẻ không thể làm chủ được tình cảm của mình Dạy trẻ thể hiện cảm xúc bằng lời, bằng nét mặt, củ chỉ, điệu bộ qua sử dụng tình huống thực tế, những câu chuyện và đặc biệt là trò chơi. Cung cấp cho trẻ các phương tiện để thể hiện cảm xúc của mình Tạo các cơ hội để trẻ nói về các tình cảm của mình với người lớn và bạn bè. Tận dụng cơ hội trong thực tiễn để dạy trẻ học cách kiềm chế hành vi, kiểm soát cảm xúc phù hợp. Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc một cách phù hợp trong cuộc sống hàng ngày. Thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với trẻ về cách giải quyết vấn đề. Giáo viên cần đóng vai trò là người cung cấp các mẫu hình về cách thể hiện cảm xúc, có thái độ luôn quan tâm đến cảm xúc của những người xung quanh, cách ứng xử đúng mực trong cuộc sống sinh hoạt cùng với trẻ. Khi đọc truyện, kể truyện, đọc thơ cần diễn cảm trong giọng đọc và điệu bộ để thể hiện cảm xúc của nhân vật. HỖ TRỢ TRẺ KIỂM SOÁT CẢM XÚC Anhchị có kinh nghiệm gì về các cách hỗ trợ trẻ kiểm soát cảm xúc? Ví dụ: Trong tình huống trẻ khóc? Trong tình huống trẻ tức giận? Trong tình huống trẻ thất vọng? Hãy thảo luận tình huống này trong nhóm của anhchị Hãy chọn 1 đại diện để chia sẻ ý kiến với các nhóm còn lại. HỖ TRỢ TRẺ KIỂM SOÁT CẢM XÚC Trong tình huống trẻ khóc, tức giận hay thất vọng. • Cố gắng và tìm hiểu vì sao trẻ khóc, tức giận hay thất vọng • Thể hiện sự thông cảm với trẻ và giúp trẻ nhận ra cảm xúc của mình bằng cách gọi tên cảm xúc đó và nói tại sao trẻ lại cảm thấy như vậy. Ví dụ:” cô biết con đang cảm thấy tức giận vì…” hoặc “đúng rồi, con đang cảm thấy buồn vì ....” hay con đang cảm thấy thất vọng vì..... • Cho trẻ thời gian để trẻ bình tĩnh lại, động viên trẻ nói ra tình cảm của mình và lắng nghe trẻ. Khuyến khích trẻ tìm ra giải pháp, ví dụ: “nếu tình huống lại xảy ra một lần nữa, thay vì chỉ khóc thôi thì con sẽ làm gì?” Hoặc “ chúng mình hãy cùng đi và tìm… nhé” • Dựa vào tình huống cụ thể • Gợi ý cho trẻ làm một hoạt động khác • Ôm lấy trẻ An ủi, động viên trẻ để trẻ bình tĩnh, an toàn SỬ DỤNG TRANH LÔ TÔ ĐỂ DẠY TRẺ VỀ CẢM XÚC VÀ TÌNH CẢM SỬ DỤNG TRANH LÔ TÔ ĐỂ DẠY TRẺ VỀ CẢM XÚC VÀ TÌNH CẢM Những bức ảnh về những chú gấu có thể hiện các trạng thái cảm xúc và tình cảm khác nhau sẽ được sử dụng với trẻ theo nhiều cách khác nhau. Ví dụ: 1. Trải các tấm thẻ ra sàn và yêu cầu trẻ lựa chọn tấm thẻ nào có hình ảnh bạn gấu đang cảm thấy….. (ví dụ: vui, buồn,) Nói về tình cảm và cách thức trẻ cảm nhận được tình cảm đó Yêu cầu trẻ nói về thời điểm mà trẻ cảm thấy vui, buồn 2. Trải các tấm thẻ ra sàn và nói trẻ một lựa chọn tấm thẻ sau đó kể lại cho các bạn trong nhóm xem bạn gấu trong thẻ đang cảm thấy như thế nào và vì sao 3. Chọn một tấm thẻ. Các trẻ sẽ chuyền tay nhau lần lượt tấm thẻ này. Khuyến khích trẻ cầm tấm thẻ và nói “Tôi cảm thấy…….. khi……..”. Nếu có trẻ không thể nghĩ ra được gì để nói thì hãy bỏ qua để đến lượt trẻ tiếp theo. 4. Đưa thẻ cho trẻ và khuyến khích trẻ xem qua tất cả các tấm thẻ này. Bằng cách này, trẻ có thể học và suy nghĩ về các trạng thái tình cảm với bạn bè của mình một cách không chính thức. Giáo viên có thể ngồi với trẻ và nói trẻ gọi tên từng cảm xúc của bạn gấu trên mỗi tấm thẻ. KỂ CHUYỆN VÀ DÙNG RỐI Chuẩn bị một vài con búp bê, con rối hoặc đồ chơi mềm để đóng vai các nhân vật. Tự tạo một câu chuyện đơn giản, ví dụ về cảm xúc buồn: Tìm một đồ chơi mềm nhỏ hoặc một con gấu bông, sau đó dùng bút dạ đỏ chấm lên một dải băng để trông như bị chảy máu rồi băng vào tay của đồ chơi đó. Đặt nó vào một cái hộp hoặc rổ, đắp chăn cho nó (có thể dùng khăn mặt hoặc mảnh vải nào đó). Mang vào phòng một cách cẩn thận, giải thích làm sao mà bạn tìm thấy chú chó nhỏ hay chú gấu nhỏ này trên đường và nó đã bị ngã. Trẻ sẽ hiểu tình huống này, vì hầu hết trẻ đều biết bị ngã thì cảm thấy thế nào. Thảo luận nhân vật này sẽ cảm thấy gì và cần phải làm thế nào để giúp nó cảm thấy dễ chịu hơn. Hoặc Khuyến khích trẻ vẽ chân dung mình với các cảm xúc khác nhau và giáo viên có thể viết một số câu chú thích bên cạnh như “Tôi thấy vui khi...hoặc tôi rất sợ hãi khi... Cùng chia sẻ với trẻ về những cách thể hiện, đáp lại tình cảm của trẻ với người khác và của người khác với trẻ. (Trong ngày sinh nhật bạn, vui vẻ nói lời chúc mừng, tặng quà cho bạn. Khi bạn buồn bị đau nói lời an ủi bạn, ôm bạn... ) THÔNG ĐIỆP Chúng ta biết là • Những trẻ nhanh chóng hiểu được tình cảm của mình và của người khác, điều chỉnh cảm xúc của mình và kiểm soát cách thể hiện những cảm xúc ấy, thường rất giỏi giao tiếp với mọi người, được yêu quý và được đánh giá là có năng lực xã hội. • Phát triển tình cảm ảnh hưởng đến mối quan hệ hợp tác với những người khác và góp phần vào việc chúng ta hiểu bản thân. PHÁT TRIỂN CÁC KĨ NĂNG XÃ HỘI • Ý thức mạnh mẽ về bản thân, cảm giác được coi trọng và tôn trọng là điều vô cùng quan trọng cho sự phát triển và học tập của trẻ. • Điều này xảy ra khi trẻ có các trải nghiệm tích cực và nhận được những khuyến khích, động viên về mặt tình cảm. • Những trẻ phát triển tốt về tự nhận thức bản thân và tự trọng đều cảm thấy tự tin. • Những trẻ này sẽ sẵn sàng sử dụng trí tưởng tượng, tự làm các việc cho mình, khám phá và cả thử những thứ mới. • Những trẻ này dường như luôn vui vẻ, hợp tác với những trẻ khác và có thể học từ những trải nghiệm tiêu cực. • Trẻ có thái độ tích cực với bản thân mình: thường tự tin thực hiện các hoạt động hằng ngày TỰ NHẬN THỨC • Tự nhận thức hoặc ý thức về bản thân mình liên quan đến niềm tin và kiến thức của một người về chính bản thân và tính cách của mình. Tự nhận thức của chúng ta bị ảnh hưởng bởi kinh nghiệm và phản ứng của người khác với chúng ta. • Một người cảm thấy thế nào về mình được gọi là tự trọng. Lòng tự trọng tích cực thường liên quan đến mức độ thành công của chúng ta. TỰ NHẬN THỨC Ở TRẺ MẦM NON Trẻ mầm non có khái niệm về bản thân mang tính thực tế, có thể nhận diện một số thông tin cơ bản về mình: tên, diện mạo, giới tính, địa chỉ nhà hiểu mình là ai, sự khác biệt giữa bản thân mình và người khác, phẩm chất của mình là gì, mọi người xung quanh đối xử với mình như thế nào và tại sao lại có hành động này hay hành động khác. Trẻ cũng nên có hiểu biết về khả năng của mình: trẻ có thể làm được gì không làm được gì; trẻ thích và không thích gì, điều gì trẻ cần giúp đỡ và ai có thể nhờ giúp CÁC CÁCH HỖ TRỢ TRẺ NHẬN THỨC TÍCH CỰC VỀ BẢN THÂN • Tôn trọng sự đa dạng, chấp nhận những khác biệt ở trẻ. • Chấp nhận ý kiến và quan điểm của trẻ. Khuyến khích trẻ bày tỏ ý kiến, thể hiện thái độ. Thông điệp: “Nếu GV đã khuyến khích trẻ đưa ra ý kiến thì phải tôn trọng ý kiến khác biệt của trẻ”. • Khuyến khích trẻ kể về bản thân mình. • Khuyến khích, động viên, hướng dẫn trẻ kịp thời • Sử dụng sách, truyện, thơ để nâng cao nhận thức bản thân. Kể chuyện cho trẻ và đặc biệt khuyến khích trẻ so sánh bản thân với các nhân vật trong câu chuyện bao gồm cả việc trẻ giống và khác như thế nào. Trẻ có thể làm sách về bản thân mình và gia đình mình (có thể có tranh minh họa về gia đình), sau đó trẻ có thể chia sẻ sách và nói về mình với các bạn khác Nói với trẻ những nhận xét tích cực về những việc mà trẻ làm, thậm chí nếu trẻ mắc lỗi hay gặp khó khăn. Ví dụ: “ Cô rất vui khi thấy con cố gắng vẽ tranh như vậy. Lần sau nếu con vẽ lại hình này thì thử vẽ tròn hơn một chút nhé” “Cảm ơn con vì đã giúp bạn Bình vẽ tranh của bạn ấy”. Không nên có thái độ, nhận xét tiêu cực đối với trẻ về hình dáng, hoàn cảnh gia đình, văn hóa hay sắc tộc vì trẻ rất nhạy cảm Cho trẻ đủ thời gian để cân nhắc và chọn lựa Khuyến khích trẻ tham gia nhiều vai khác nhau trong các trò chơi phân vai. Giúp trẻ nhận ra và viết được tên của chính mình. Đảm bảo khả năng tự vệ sinh cá nhân của trẻ. Tạo ra môi trường an toàn cho trẻ về thê chất và tâm lý Tạo cơ hội được nói và hòa nhập cho những trẻ học Tiếng Việt như một ngôn ngữ thứ hai. Thay đổi cách tiếp cận của GV Phát triển mối liên hệ với gia đình trẻ. PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI Mỗi nhóm hãy đưa ra ví dụ về các cách khác nhau mà trẻ thể hiện các kĩ năng liên quan tới mỗi vấn đề (trừ tự nhận thức) về phát triển kĩ năng xã hội trong biểu đồ trên CÁCH HỖ TRỢ TRẺ PHÁT TRIỂN MỐI QUAN HỆ TÍCH CỰC VỚI BẠN BÈ VÀ NHỮNG NGƯỜI GẦN GŨI • Hỗ trợ để trẻ học kỹ năng chơi cùng nhau • Tạo cho trẻ được chơi theo những nhóm nhỏ. • Tổ chức các nhóm chơi không cùng độ tuổi để trẻ có dịp thể hiện mối quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ giữa trẻ lớn với trẻ bé • Giải quyết kịp thời những hành vi bắt nạn bạn, doạ dẫm hoặc không cho bạn cùng chơi ở một số trẻ. • Sử dụng rối, đọc, kể các câu chuyện có các nhân vật vui chơi thuận hoà cùng nhau và sẵn sàng giúp đỡ người khác. • Khuyến khích trẻ tự giải quyết mâu thuẫn • Tránh so sánh trẻ với những trẻ khác • Cư xử công bằng với mọi trẻ • Cho trẻ cơ hội sửa sai • Hướng dẫn trẻ thảo luận về việc kết bạn và giữ gìn tình bạn. • Khuyến khích trẻ nói về việc trẻ muốn được bạn bè đối xử như thế nào trẻ nên đối xử với người khác thế nào tại sao • Giúp trẻ hiểu rằng, mỗi người đều có ý kiến riêng của mình, nếu mình lắng nghe bạn nói, tôn trọng ý kiến của bạn thì ai cũng sẽ có một nhóm bạn chơi hoà thuận, vui vẻ. • Bản thân giáo viên là tấm gương về cách ứng xử và tôn trọng những quy định của lớp. • Xây dựng MT thân thiện , vui vẻ, đoàn kết, XỬ LÝ TÌNH HUỐNG 1. Trong giờ chơi 2 trẻ tranh giành nhau đồ chơi 2. Một trẻ lấy đồ chơi của lớp mang về nhà 3. Bạn A đã rất cố gắng để xây được một ngôi nhà, bạn B trong lúc chơi đã đá sập công trình của bạn A. Bạn A đã rất tức giận. THÔNG ĐIỆP Trước khi can thiệp vào việc xử lý các vấn đề của trẻ, cô giáo cần tìm hiểu nguyên nhân, bản chất của sự việc và thừa nhận các cảm xúc của trẻ. Nên giải quyết vấn đề công khai, hướng dẫn trẻ bình tĩnh xử lý tình huống khó khăn mà trẻ gặp phải. Gợi ý hoặc hướng dẫn trẻ cần làm gì và cùng tìm ra giải pháp tích cực cho trẻ. Sử dụng xung đột để dạy trẻ giải quyết vấn đề. Đánh giá vấn đề chứ không phê phán cá nhân. KẾT LUẬN Phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội có vai trò quan trọng đối với sự phát triển nhân cách của trẻ, có ảnh hưởng và nâng cao chất lượng sống cũng như quá trình học tập suốt đời của trẻ. Để hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội tích cực chúng ta cần: • Biết lắng nghe để hiểu trẻ nhiều hơn. • Tôn trọng sự khác biệt của mỗi trẻ để có những hỗ trợ phù hợp. Cung cấp nhiều cơ hội cho trẻ được giao tiếp, thực hành, trải nghiệm dưới nhiều hình thức cá nhân, nhóm nhỏ, tập thể lớp. • Tận dụng mọi cơ hội, mọi tình huống, mọi thời điểm để hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ năng xã hội thông qua tất cả các hoạt động diễn ra ở trường, lớp mầm non, như: vui chơi, học tập, lao động vừa sức, tham quan, lễ hội…trong sinh hoạt hằng ngày . • Tạo môi trường học tập tích cực, trong đó đảm bảo mọi trẻ đều được yêu thương, chăm sóc, được an toàn, ổn định, được đối xử công bằng. • Giáo viên luôn làm gương, là hình mẫu về cách thể hiện cảm xúc, về các hành vi giao tiếp, ứng xử đúng mực trong cuộc sống sinh hoạt. • Có thái độ tích cực đối với gia đình trẻ, phối hợp chặt chẽ với gia đình trong giáo dục trẻ. Chủ nhật ngày 6122015 vào lúc 7 giờ 30 phút. MÔ ĐUN MN1 D XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM (Dành cho giáo viên) XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN KIẾN THỨC Phân tích được khái niệm: việc học, sự khác biệt cá nhân, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và lập kế hoạch giáo dục dựa trên quan điểm tiếp cận này nghĩa là gì KỸ NĂNG Vận dụng quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non một cách hiệu quả, đảm bảo chất lượng và sự phát triển toàn diện phù hợp với từng cá nhân trẻ THÁI ĐỘ Ý thức được tầm quan trọng của giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Tôn trọng sự khác biệt của của trẻ Tích cực thực hiện giáo dục lấy trẻ làm trung tâm NỘI DUNG CHÍNH 1. Giới thiệu 2. Học tập 3. Giáo dục lấy trẻ em làm trung tâm 4. Thiết kế môi trường học tập lấy trẻ làm trung tâm 5. Lập kế hoạch trên quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 6. Kết luận 7. Kế hoạch hành động cá nhân I HỌC TẬP Học nghĩa là sự thay đổi tương đối thường xuyên của những gì mà người ta biết, hiểu hoặc làm  Việc học diễn ra như một kết quả của sự trải nghiệm.  Việc học sẽ thuận lợi hơn khi chúng ta xây dựng nó trên cơ sở những gì chúng ta đã biết hoặc có thể làm  Việc học có thể diễn ra khi chúng ta tự làm việc gì đó và có thể diễn ra khi chúng ta tương tác với người khác.  Tất cả trẻ em sinh ra đều có khả năng học tập VIỆC HỌC CỦA TRẺ DIỄN RA KHI... Trẻ tương tác với người lớn, với bạn bè và với thế giới xung quanh  Trẻ khám phá và tìm tòi  Khi trẻ với trẻ giao tiếp, tương tác với nhau  Khi trẻ khám phá, sử dụng các giác quan ( sờ, ngửi,nếm…)  Quan sát và lắng nghe  Khi bắt chước và thực hành  Khi được chỉ bảo hay hướng dẫn  Khi tiếp nhận sự giúp đỡ vật chất  Khi trẻ suy nghĩ, tưởng tượng, liên tưởng  Khi nói chuyện  Khi nhớ mọi thứ  Khi liên hệ với những hiểu biết đang có hoặc với cách thức đang thực hiện điều gì đó  Khi giải quyết một vấn đề nào đó  Khi trẻ khỏe mạnh và được chăm sóc VUI CHƠI Trẻ nhỏ có mong muốn tự nhiên được cảm nhận và khám phá một cách tích cực về thế giới. Vui chơi là một hoạt động có ý nghĩa như vậy TẤT CẢ CÁC TRÒ CHƠI ĐỀU CÓ TIỀM NĂNG HỖ TRỢ CHO VIỆC HỌC CỦA TRẺ  Khám phá, trải nghiệm và thử sức với những điều mới lạ  Mắc lỗi, thất bại và luyện tập  Phát triển tư duy và kỹ năng giải quyết vấn đề  Tham gia vào việc tổ chức, ra quyết định, lựa chọn các vấn đề  Phát triển trí tưởng tượng và sáng tạo  Phát triển ngôn ngữ và các kỹ năng giao tiếp  Hợp tác, thương thuyết và học các kỹ năng xã hội  Nhận ra những xúc cảm và tình cảm của bản thân cũng như của người khác  Rèn luyện tính kiên trì, nhẫn nại và quyết tâm thực hiện đến cùng  Phát triển các kỹ năng vận động và tăng cường sức khỏe  Trẻ học nhiều thứ theo nhiều cách khác nhau HỌC TẬP VÀ VUI CHƠI  Học là mang lại sự thay đổi đối với những gì trẻ biết và có thể làm  Trẻ có thể học theo nhiều cách khác nhau  Vui chơi là cách thức quan trọng để trẻ học  Trẻ học qua tương tác với bạn bè II GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM BẢN THÂN TÔI Khi tôi còn nhỏ (dưới 6 tuổi)  Điều mà tôi thích làm nhất là đọc sách Khi tôi lớn:  Tôi thường học tốt nhất bằng cách MỖI CHÚNG TA LÀ SỰ KHÁC BIỆT  Có những thứ chúng ta thích làm và có những thứ nhiều người chúng ta không thích làm  Có những thứ chúng ta làm tốt và có những thứ chúng ta lại thấy rất khó (Với trẻ em cũng vậy ) TRẺ EM VÀ VIỆC HỌC TẬP Mỗi đứa trẻ là một cá thể riêng biệt  Khác nhau về thể chất, tình cảm, xã hội, trí tuệ, tâm lý Trẻ em có hoàn cảnh gia đình và văn hóa khác nhau:  Văn hóa và tôn giáo  Hoàn cảnh gia đình: điều kiện vật chất, kinh tế  Môi trường sống (Thành phố hay nông thôn, đồng bằng hay miền núi...)  Dân tộc Mỗi trẻ em có hứng thú, cách học và tốc độ học tập riêng Mỗi đứa trẻ đều có thể thành công Những gì xảy ra trong thời thơ ấu sẽ có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài đến cuộc đời sau này của trẻ TRẢI NGHIỆM TRONG NHỮNG NĂM ĐẦU ĐỜI... Những trải nghiệm trong những năm đầu đời nên phù hợp với mức độ phát triển của trẻ và phải được xây dựng trển cơ sở những gì trẻ đã biết và có thể làm Điều này có nghĩa là chúng ta phải cận trọng để không cố gắng dạy cho trẻ những gì quá khó đối với trẻ để có thê hiểu hoặc làm Ví dụ:  cố gắng dạy trẻ thêm 2 chữ số trước khi trẻ hiểu về số lượng và ý nghĩa của con số  cố gắng dạy một đứa trẻ viết trước khi trẻ có thể tạo được các nét thẳng, nét xiên, trước khi trẻ biết cầm và sử dụng bút chì, và nhận ra được các con chữ trong bảng chữ cái  mong đợi một đứa trẻ hợp tác tốt với trẻ khác khi trẻ đó vẫn còn hạn chế về kỹ năng ngôn ngữ tiếng Việt IIIGIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CẦN ĐẢM BẢO  Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu , đánh giá đúng và được tôn trong.  Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất có thể để thành công  Mỗi đứa trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau kể cả thông qua vui chơi. VAI TRÒ CỦA GIÁO VIÊN KHI TRẺ HOẠT ĐỘNG Trong khi trẻ hoạt động, vai trò của giáo viên vô cùng quan trọng. Giáo viên cần di chuyển xung quanh các góc hoạt động của trẻ thật hợp lý để:  Quan sát,  Lắng nghe,  Trò chuyện với trẻ  Đôi khi tham gia hoạt động cùng trẻ HỌC BẰNG CHƠI, CHƠI MÀ HỌC Trẻ học bằng chơi tốt nhất khi có người lớn hỗ trợ và mở rộng những gì trẻ đang hứng thú và đang thực hiện, bằng cách:  Đặt những câu hỏi mang tính tư duy  Lắng nghe trẻ  Trò chuyện và giao tiếp với trẻ  Chỉ dẫn  Đưa ra gợi ý  Khuyến khích, động viên trẻ  Chơi cùng trẻ  Củng cố kiến thức và các kĩ năng khác HỖ TRỢ VÀ MỞ RỘNG VIỆC HỌC CỦA TRẺ Giáo viên nên suy nghĩ thận trọng về những gì mình nói và làm Một số thì có thể đã được lập kế hoạch trước nhưng phần lớn sự tương tác mà giáo viên thực hiện với trẻ sẽ mang tính tình thế và trong khi đáp lại những gì trẻ đang nói hoặc đang làm. Xem đoạn video sau đây và hãy xác định những cách khác nhau mà giáo viên đang hỗ trợ trẻ học và giúp trẻ thành công. KHI TRẺ VUI CHƠI, GIÁO VIÊN CÓ THỂ PHÁT TRIỂN TƯ DUY VÀ VIỆC HỌC CỦA TRẺ BẰNG CÁCH  Khuyến khích trẻ thiết lập mỗi quan hệ với những gì trẻ đã biết và có thể làm hoặc với những kinh nghiệm có sự tương đồng  Sử dụng các từ ngữ để miêu tả những gì trẻ đang làm  Khuyến khích trẻ mở rộng và phát triển các trò chơi tưởng tượng  Sử dụng các tình huống có vấn đề và các thách thức nảy sinh trong quá trình chơi để khuyến khích trẻ thảo luận và tìm cách giải quyết  Tập trung vào sự tham gia của trẻ, nội dung học tập và kết quả mong đợi  Giúp đỡ trẻ  Đôi lúc cần duy trì hội thoại và thảo luận giữa cô và trẻ, cả cô và trẻ cùng đưa ra các ý kiến và lắng nghe lẫn nhau VỊ TRÍ CỦA GIÁO VIÊN  Một điều rất quan trọng là vị trí của giáo viên cần ngang bằng với trẻ khi chúng ta tương tác với trẻ.  Điều này bao gồm cả việc chúng ta ngồi trên sàn hoặc trên những đồ dùng thấp hoặc là quỳ xuống....sao cho dễ dàng tạo ra sự giao tiếp bằng mắt với trẻ.  Điều đó cũng thuận lợi hơn cho giáo viên khi tham gia vào chơi cùng với trẻ CHIẾN LƯỢC GIÚP TRẺ PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG VÀ THÀNH CÔNG TRONG HỌC TẬP Kích thích trẻ thử nghiệm và khám phá thông qua các hoạt động trải nghiệm.  Phối hợp hài hòa giữa nhu cầu của trẻ và điều trẻ cần điều chỉnh nội dụng cho phù hợp với mức độ phát triển và nhu cầu khác nhau của trẻ  Linh họat trong cách sử dụng các phương pháp, hoạt động học tập.  Sử dụng hội thoại và đặt câu hỏi để tìm thông tin và giúp trẻ thể hiện và phân loại những gì chúng biết và hiểu  Sử dụng cách động viên, khuyến khích và khen trẻ phù hợp với tình huống và tính cách của trẻ.  Đưa trẻ đến các góc học tập, hướng dẫn và khuyến khích trẻ thực hành, vui chơi, tìm tòi, khám phá.  Cung cấp nhiều cơ hội để trẻ tham gia các hoạt động mang tính tưởng tượng và sáng tạo  Quan sát, tương tác với trẻ.  Dành thời gian cho trẻ chơi, suy nghĩ và giải quyết vấn đề, quan sát và đưa ra các ý kiến CHIẾN LƯỢC GIÚP TRẺ  Linh hoạt, điều chỉnh nội dung cho phù hợp với nhu cầu, trình độ phát triển của trẻ.  Cung cấp cho trẻ địa điểm, thời gian hoạt động và đầy đủ phương tiện hoạt động. Cần tận dụng nguồn vật liệu có sẵn ở địa phương.  Thiết kế bài học mang tính thiết thực, phù hợp với vốn kinh nghiệm của trẻ  Tạo cơ hội cho trẻ học tập qua chơi tự do, chơi có sự hướng dẫn của giáo viên và qua các giờ học chung theo kế hoạch Tạo cơ hội cho trẻ được chơi một mình và chơi cùng các bạn khác GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM LÀ  Dựa trên nhu cầu, hứng thú, khả năng và thế mạnh của từng trẻ tin tưởng rằng mỗi trẻ đều có thể thành công và tiến bộ  Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học bằng nhiều cách khác nhau gồm cả hoạt động vui chơi  Vui chơi cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội để học tập như khám pha, sáng tạo, giả vờ, tưởng tượng và tương tác với bạn bè  Phản ánh được mức độ phát triển của từng cá nhân trẻ và xây dựng dựa trên những gì trẻ đã biết và có thể làm ĐẶC ĐIỂM CHÍNH CỦA GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM  Trẻ nào cũng được hỗ trợ để tham gia  Trẻ được khuyến khích để tạo ra sự lựa chọn  Trẻ được khuyến khích để giải quyết vấn đề  Trẻ được khuyến khích và hỗ trợ để hợp tác và làm việc cùng nhau  Giáo viên xác định được và thỏa mãn những hứng thú, hiểu biết, ý kiến và kỹ năng của trẻ, mở rộng việc học cho từng trẻ  Cho trẻ thời gian để học  Cung cấp cho trẻ nhiều cơ hội khác nhau để học và diễn đạt những gì trẻ biết và hiểu ĐẶC ĐIỂM CHÍNH  Giáo viên trò chuyện với trẻ và lôi cuốn trẻ vào các hoạt động và giao tiếp có ý nghĩa  Giáo viên sử dụng các câu hỏi để tìm hiểu thông tin và để giúp trẻ diễn đạt và bộc lộ những gì trẻ biết và hiểu  Sự tương tác tích cực giữa Nhà trường Gia đinh Cộng đồng Giáo viên có tri thức, kinh nghiệm, luôn luôn tư duy linh hoạt và học tập không ngừng KẾT LUẬN GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CẦN ĐẢM BẢO Hứng thú, nhu cầu, khả năng, thế mạnh của mỗi đứa trẻ đều được hiểu, đánh giá đúng và được tôn trọng Mỗi đứa trẻ đều có cơ hội tốt nhất để thành công Mỗi đứa trẻ đều có các cơ hội để học bằng nhiều cách khác nhau kể cả thông qua vui chơi IV THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC Cách thức mà môi trường giáo dục trong trường MN được thiết kế, sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến:  Việc học của trẻ,  Cách học của trẻ  Cách mà giáo viên dạy. Môi trường giáo dục có sự ảnh hưởng đến sự thành công trong học tập của trẻ và ảnh hưởng đến việc nội dung và kết quả mong đợi có đạt được hay không. MÔI TRƯỜNG BÊN TRONG VÀ NGOÀI LỚP HỌC ĐỀU RẤT QUAN TRỌNG Chúng cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi khác nhau cho trẻ Trong lớp  khoảng không gian thường xuyên bị giới hạn nhưng giúp trẻ dễ tập trung hơn  việc học thường xuyên diễn ra một cách hàn lâm hơn, hệ thống hơn  thường bao gồm các trò chơi xây dựng lắp ghép cũng như hoạt động nghệ thuật hay các hoạt động phát triển vận động tinh. Ngoài trời Trẻ được tự do hơn để:  khám phá  sử dụng các giác quan  hòa mình vào thế giới tự nhiên  có nhiều cơ hội hơn cho các hoạt động phát triển vận động thô MÔI TRƯỜNG VẬT CHẤT Không gian và đồ dùng các góc, các khu vực khác nhau cho các loại hoạt động khác nhau Vật liệu và phương tiện các loại đồ chơi, nguyên vật liệu và phương tiện để trẻ làm hoặc để thao tác với đồ chơi Để kích thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động vui chơi và học tập của trẻ MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Phong phú các góc hoạt động trong nhà và ngoài trời Nhiều học liệu cho trẻ sử dụng theo nhiều cách khác nhau và sáng tạo Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động, để trẻ có thể: + Chủ động + Vui chơi + Tòi khám phá + Thực hành + Trải nghiệm + Sáng tạo + Hợp tác với bạn bè + Trò chuyện và chia sẻ ý kiến GIÁ TRỊ CỦA CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG  Trẻ có thể “học bằng chơi, chơi mà học”  Trẻ có nhiều cơ hội để thực hành và học hỏi nhiều thứ  Trẻ có nhiều lựa chọn  Trẻ có thể thực hiện theo hứng thú của mình  Tất cả trẻ không phải làm cùng một thứ trong cùng một thời điểm  Giáo viên có thể sử dụng các góc chơi để hỗ trợ cho kế hoạch dạy và học  Giáo viên có thể hỗ trợ từng cá nhân trẻ và từng nhóm nhỏ THIẾT KẾ MÔI TRƯỜNG Trong giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, các góc học tập chính được duy trì thường xuyên, chúng không cần phải di chuyển đi hoặc đóng lại. cần suy nghĩ cẩn trọng về việc bố trí các góc này. Cũng rất quan trọng là việc sắp xếp phải rất linh hoạt để có thể sắp xếp lại. KHI THIẾT KẾ CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG CẦN Sắp xếp: những hoạt động tương đồng thì ở gần nhau (hoạt động tĩnh xa hoạt động động) Giới hạn không gian: chiếu, giá, đồ dùng Nhiều góc sẽ ở trong phòng , nhiều góc sẽ ở ngoài trời Kiểu lưu chuyển: chắc chắn rằng sự di chuyển qua lại trong phòng hay ngoài trời đều phải hạn chế tối đa sự cản trở . Đảm bảo rằng trẻ có thể di chuyển dễ dàng giữa các góc mà không va chạm vào nhau hoặc vấp ngã hay va chạm vào đồ vật Có đồ chơi, học liệu và phương tiện đặc chủng cho từng góc Các góc phải được bày biện hấp dẫn Không gian để chơi và di chuyển xung quanh: cần giới hạn số trẻ trong những không gian nhỏ Không cần thiết phải có một không gian rộng thoáng cố định vì nó có thể sẽ làm giảm không gian của các góc học tập thú vị và vì vậy sẽ hạn chế việc học và chơi của trẻ trong các góc hoạt động này Trong phòng học này có rất nhiều góc hoạt động khác nhau như góc lắp ghép xây dựng, tạo hình, sách truyện, góc đóng vai.... Mỗi góc chơi đều được xác định rõ ràng với giới hạn bởi các lối đi giữa các góc HỌC LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN TRONG GÓC HOẠT ĐỘNG HỢP LÝ Hỗ trợ giáo viên lập kế hoạch học tập cho trẻ, kích thích trẻ tham gia và làm phong phú hoạt động chơi và học của trẻ Có thể thay đổi tùy theo giáo viên dự định và tùy vào hứng thú, khả năng của trẻ Phong phú, đa dạng và được bổ sung khi cần Được bày biên một cách hấp dẫn Sắp đặt hợp lý và thuận tiện HỌC LIỆU VÀ PHƯƠNG TIỆN TRONG GÓC HOẠT ĐỘNG HỢP LÝ Sắp đặt hợp lý và thuận tiện Mang tính mở, không cố định trẻ phải sử dụng theo cách nào cho đúng Nguyên vật liệu tự nhiên và phế liệu Phản ánh rõ sự khác biệt văn hóa (mang màu sắc vùng miền, địa phương) của trẻ trong trường và của cộng đồng. Đảm bảo rằng trẻ có thể thể hiện các ý tưởng và không bị gò bó CẦN ĐÁNH GIÁ CAO MÔI TRƯỜNG HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Không có việc gì chúng ta thực hiện trong nhà mà lại không thể làm ngoài trời. Song, có rất nhiều việc chúng ta có thể làm ở ngoài trời nhưng lại không thể thực hiện được ở trong nhà GIÚP TRẺ THAM GIA VÀO CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG  Cho trẻ lựa chọn góc mà trẻ muốn chơi hoặc thu hút trẻ vào các góc khác nhau  Giúp trẻ ổn định tại các góc  Nói chuyện với trẻ tại các góc và giúp trẻ tham gia – giúp hỗ trợ việc học của trẻ  Đặt ra vài quy tắc đơn giản rõ ràng về sự an toàn và tôn trọng lẫn nhau. Nên để trẻ cùng xây dựng những quy tắc ấy  Đảm bảo rằng các hoạt động thú vị và có đủ học liệu, vật liệu và dụng cụ cho trẻ SỬ DỤNG CÁC GÓC HOẠT ĐỘNG TRONG CÁC THỜI ĐIỂM KHÁC NHAU TRONG NGÀY  Thỉnh thoảng giáo viên sẽ dạy cả lớp và trẻ sẽ không chơi ở các góc  Các góc hoạt động thì luôn ở đó những trẻ thì không phải lúc nào cũng sử dụng chúng  Trong suốt thời gian học tập và vui chơi trẻ sẽ sử dụng tất cả các góc  Đôi khi giáo viên sẽ yêu cầu nhóm nhỏ chơi ở một góc, nhóm khác chơi ở góc khác và sau đó trẻ sẽ đổi góc hoạt động cho nhau SỬ DỤNG MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC HỢP LÝ  Tổ chức nhiều hoạt động ngoài trời thậm chí là cả trò chơi đóng vai ở ngoài trời  Chia trẻ thành các nhóm và kiểm soát chúng  Phân công nhiệm vụ và phối hợp giữa các giáo viên phụ trách lớp  Sắp xếp lại các góc trong lớp để lấy phòng cho trẻ chơi MÔI TRƯỜNG GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM  Là môi trường giáo dục mà trẻ tham gia xây dựng cùng giáo viên: bổ sung thêm học liệu, đồ chơi; sắp xếp và vệ sinh góc chơi...  Học liệu đa dạng, hấp dẫn, khuyến khích trẻ có thể sử dụng theo nhiều cách sáng tạo khác nhau  Phong phú các góc học tập trong lớp và ngoài trời  Tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương  Có nhiều cơ hội cho trẻ lựa chọn học liệu và hoạt động  Giáo viên trò chuyện và chơi với trẻ, kích thích trẻ tư duy  Trẻ có thể chủ động, tích cực  Vui chơi  Tìm tòi khám phá  Trải nghiệm  Thực hành  Sáng tạo  Hợp tác  Trò chuyện và chia sẻ ý tưởng V LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM 1.LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC Việc học của trẻ có thể trở nên hiệu quả hơn, hấp dẫn hơn, đa dạng hơn và tiến bộ hơn nếu việc kế hoạch của giáo viên được thức hiện tốt. Quá trình phát triển chương trình giáo dục đòi hỏi giáo viên phải liên tục: Lập kế hoạch > Thực hiện> Đánh giá > Điều chỉnh > Lập kế hoạch cho thời gian tiếp theo, để đáp ứng với nhu cầu học tập của trẻ KẾ HOẠCH NGÀY VÀ KẾ HOẠCH TUẦN RẤT QUAN TRỌNG, BỞI VÌ:  Sát với thực tiễn đang diễn ra trong lớp  Dễ nhìn thấy sự tiến bộ hay không tiến bộ của trẻ để có biện pháp giáo dục có hiệu quả  Giáo viên tập trung hơn vào đứa trẻ  Kế hoạch càng ngắn hạn càng đòi hỏi giáo viên luôn phải suy nghĩ đến đứa trẻ  Giáo viên dễ dàng thực hiện những gì họ muốn dạy trẻ  Việc xác định mục tiêu rõ ràng, cụ thể hơn, sẽ cho giáo viên tốt hơn để đạt mục tiêu đặt ra LẬP KẾ HOẠCH Cần phải có suy nghĩ trước và bao gồm các quyết định về: Mục tiêu và kết quả mong đợi với việc học của trẻ Các trải nghiệm và các cơ hội hỗ trợ những kết quả mong đợi đó Vật liệu và đồ dùng Địa điểm và thời gian cho trẻ trải nghiệm Vai trò của giáo viên – họ sẽ làm gì và nói gì Nếu một hoạt động không đi theo kế hoạch hoặc nó không diễn ra, giáo viên có thể đánh giá xem liệu hoạt động đó có phù hợp với trẻ không và có thể tìm kiếm các cơ hội khác để đạt được hoạt động học tập như đã kỳ vọng cho trẻ. 1.MỤC TIÊU: Xác định theo các lĩnh vực phát triển: Phát triển thể chất Phát triển nhận thức Phát triển ngôn ngữ Phát triển tình cảm kỹ năng xã hội Phát triển thẩm mỹ 2. NỘI DUNG Trả lời các câu hỏi: Dạy trẻ hiểu gì, biết gì? (Kiến thức gì?) Dạy trẻ những kỹ năng nào? ( Kỹ năng nào?) Giáo dục trẻ có thái độ như thế nào với thế giới xung quanh? 3. HOẠT ĐỘNG: Triển khai thực hiện nội dung trên thông qua những hoạt động nào Các môn học: Toán, khám phá MTXQ, tạo hình, Âm nhạc) Góc hoạt động: Đóng vai, Xây dựng lắp ghép, Toán và Khám phá, Biểu diễn, Sách truyện, Chữ cái.... Hoạt động ngoài trời Tham quan Lễ hội 4. KẾ HOẠCH THỰC HIỆN: có nhiều cách để trình bày, tùy vào từng giáo viên. Có thể : Lập kế hoạch theo các lĩnh vực hoạt động Lập kế hoạch dựa trên nội dung Lập kế dựa vào lịch sinh hoạt hàng ngày Các kế hoạch này phải được dựa trên những hiểu biết về phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm giáo dục và đảm bảo rằng:  Trẻ tham gia tích cực trong việc học tập của mình  Trẻ học thông qua chơi Trẻ học hỏi bằng nhiều cách khác nhau 2.GỢI Ý LẬP KẾ HOẠCH THEO CHẾ ĐỘ SINH HOẠT Mục tiêu: Theo các lĩnh vực phát triển ( Thể chất, Ngôn ngữ, Tình cảm Kỹ năng xã hội, thẩm mỹ) Nội dung: Kiến thức gì, kỹ năng gì , thái độ Các hoạt động: Học, linh hoạt lựa chọn cho phù hợp với trẻ và điều kiện của trường, lớp Kế hoạch thực hiện Hoạt động Thứ 2 Thứ 3 Thứ 4 Thứ 5 Thứ 6 Ghi chú Đón trẻ Trò chuyện đầu ngày Giờ học Hoạt động ngoài trời Hoạt động góc Ăn trưa Ngủ trưa Hoạt động chiều Trả trẻ LẬP KẾ HOẠCH GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM Việc lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch cần hết sức linh hoạt, bởi vì: Có những nội dung không đưa được vào kế hoạch mà giáo viên cần giải quyết trong hoàn cảnh thực tế xảy ra. Có những nội dung đã xây dựng trong kế hoạch nhưng có sự thay đổi, nên không thực hiện được trong thời gian đã dự kiến, phải thay bằng một nội dung khác . Việc lập kế hoạch phải đảm bảo rằng từng trẻ trong lớp được hỗ trợ để phát triển Việc lập kế hoạch cần chú trọng đến các hoạt động sao cho trẻ được “học bằng chơi, chơi mà học” VI KẾT LUẬN Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm là quan điểm chỉ đạo xuyên suốt, thống nhất trong mọi hoạt động giáo dục trẻ trong trường mầm non để đảm bảo việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non có hiệu quả, có chất lượng và tất cả trẻ được hưởng lợi từ chương trình này. Quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm được thể hiện trong tất cả các yếu tố của quá trình giáo dục. Từ việc xác định mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục cho đến những hoạt động cụ thể của người giáo viên như lập kế hoạch, xây dựng môi trường giáo dục …. Mọi hoạt động đều hướng tới từng trẻ cũng như từng nhóm trẻ nhỏ và nhóm trẻ lớn để tạo cơ hội cho trẻ được học tập trong điều kiện cụ thể nhằm hỗ trợ trẻ phát triển ở tất cả các lĩnh vực. Thực tiễn giáo dục mầm non của Việt Nam hiện nay đòi hỏi nhà quản lí cần hiểu đúng, hiểu sâu sắc và vận dụng vào thực tiễn quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm trong công tác chỉ đạo và hỗ trợ chuyên môn cho GVMN. Việc hỗ trợ chuyên môn của nhà quản lí cần rất cụ thể, sát thực, linh hoạt, không áp đặt. Cần khuyến khích sự sáng tạo của GV, tôn trọng giáo viên (bởi giáo viên là người hiểu trẻ rõ nhất ) VII KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG CÁ NHÂN Thực tế giáo dục lấy trẻ làm trung tâm tại trường anhchị làm việc làm với, hãy chỉ ra: Một điều gì đó mà anhchị có thể làm để cải thiện: Môi trường hoạt động trong lớp Môi trường hoạt động ngoài trời Một điều gì đó mà anhchị có thể làm để thực hiện phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm và anhchị sẽ làm như thế nào? MÔ ĐUN MN1A GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ (Dành cho giáo viên) 1 Kiến thức Phân tích được quan điểm giáo dục “lấy trẻ làm trung tâm” trong tổ chức hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ và chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ. Nêu được phương phápbiện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. Nêu được phương phápbiện pháp dạy tiếng Việt là ngôn ngữ thứ 2 cho trẻ em DTTS Hiểu và trình bày được ý nghĩa và trách nhiệm của việc huy động cha mẹ trẻ tham gia vào quá trình giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ, bao gồm cả trẻ DTTS. 2 Kỹ năng Tổ chức được các hoạt động giáo dục phát triển ngôn ngữ một cách có kết quả. Thực hiện được việc huy động cha mẹ trẻ và cộng đồng tham gia vào quá trình giáo dục phát triển ngôn ngữ và chuẩn bị tiếng Việt cho trẻ. 3 Thái độ Có ý thức vận dụng linh hoạt sáng tạo các hình thức tổ chức thực hiện, tích cực đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục phát triển ngôn ngữ. Có được kế hoạch rõ ràng về việc triển khai áp dụng vào thực tiễn công việc. NỘI DUNG CHÍNH 1. Giới thiệu 2. Thực trạng về ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ em Việt Nam hiện nay, bao gồm cả trẻ em dân tộc thiểu số. 3.Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ 4. Phương phápbiện pháp giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo. 5. Phương phápbiện pháp giáo dục phát triển tiếng Việt như ngôn ngữ thứ 2 cho trẻ em DTTS 6. Thu hút sự tham gia của cha mẹ và cộng đồng trong giáo dục phát triển ngôn ngữ cho trẻ. 7. Kế hoạch hành động thự tế. TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÔN NGỮ Ngôn ngữ là phương tiện tiếp nhận thông tin, hiểu biết và kinh nghiệm sống, văn hóa,… từ các thế hệ trước truyền lại. Phát triển nhận thức • công cụ để phân loại, so sánh và đánh giá • công cụ để hiểu thế giới và hiểu thế giới hoạt động như thế nào • khả năng tưởng tượng và sáng tạo • chia sẻ và làm rõ ý tưởng • giải quyết vấn đề Phát triển tình cảm và xã hội • Lòng tự tin. • Lòng tự trọng. • Giao tiếp. • Mối quan hệ với mọi người xung quanh. • Kiểm soát hành vi của mình và của người khác. Trình độ phát triển ngôn ngữ của trẻ góp phần quan trọng vào việc học tập ở trường phổ thông cũng như sự thành đạt trong cuộc sống sau này của trẻ. GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Giáo dục phát triển ngôn ngữ được hiểu là nội dung giáo dục nhằm nâng cao sự hiểu biết và khả năng sử dụng ngôn ngữ, khả năng giao tiếp hiệu quả cũng như những kỹ năng tiền đọc, viết của trẻ. Trẻ học ngôn ngữ với tốc độ khác nhau và theo các cách khác nhau. Đặc biệt đối với trẻ em học ngôn ngữ thứ hai.Muốn trẻ học hiệu quả, chúng ta: Phải tôn trọng cá nhân mỗi đứa trẻ: Ngôn ngữ Văn hóa và hoàn cảnh gia đình Khuyến khích sự tham gia tích cực của trẻ em vào các hoạt động ở trường mầm non. Khuyến khích các bậc cha mẹ hỗ trợ việc học ngôn ngữ ở nhà. NHỮNG VẤN ĐỀ VỀ NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP CỦA TRẺ • Trẻ nói không rõ ràng về ngữ pháp nên thường khó hiểu. • Kĩ năng diễn đạt còn khó khăn (trẻ hiểu nhưng không diễn tả được bằng lời). • Trẻ có khó khăn trong việc nghe và hiểu những gì người khác nói với trẻ. • Vốn từ vựng còn hạn chế. • Trẻ em nói ngôn ngữ dân tộc thiểu số. • Không hiểu ngôn ngữ của trẻ em dân tộc thiểu số. • Trẻ gặp khó khăn trong việc học đọc và viết KẾT QUẢ KHẢO SÁT EDI, 2012 • Hơn 50% trẻ Việt Nam bị thiếu hụt hoặc có nguy cơ bị thiếu hụt ít nhất 1 (trong 5) lĩnh vực phát triển. • Trẻ gặp nhiều khó khăn trong các nội dung liên quan đến khả năng sử dụng tiếng Việt. Tỷ lệ % trẻ kémrất kém về kỹ năng ngôn ngữ và nhận thức rất cao (cao nhất là khả năng hiểu ngay từ lần đầu những điều người khác nói với trẻ chiếm 97,50%) (Trích báo cáo Kết quả khảo sát EDI, 2012) TRONG SỐ NHỮNG TRẺ THIẾU HỤT, TỶ LỆ % TRẺ BỊ THIẾU HỤT CAO NHẤT TRONG LĨNH VỰC KỸ NĂNG GIAO TIẾP VÀ HIỂU BIẾT CHUNG TỶ LỆ % TRẺ BỊ THIẾU HỤT TRONG TỪNG LĨNH VỰC THEO GIỚI TÍNH TỶ LỆ % TRẺ BỊ THIẾU HỤT TRONG TỪNG LĨNH VỰC THEO DÂN TỘC NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Trong chương trình GDMN Nghe và hiểu • Nghe hiểu các từ, câu. • Nghe hiểu trong g.tiếp hàng ngày. • Nghe hiểu các câu chuyện,.... Nói • Từ vựng và ngữ điệu. • Thể hiện nhu cầu bản thân. • Hỏi và trả lời câu hỏi. • Kể lại một sự kiện. • Kể lại một câu chuyện đã nghe. • Đóng vai nhân vật Trong chỉ số EDI Nghe và hiểu • Lắng nghe bằng tiếng Việt. • Hiểu ngay lập tức những gì người khác nói. Nói • Từ vựng và ngữ điệu. • Thể hiện nhu cầu bản thân. • Hỏi và trả lời câu hỏi. • Kể lại một sự kiện. • Kể lại một câu chuyện đã nghe. Đóng vai nhân vật NỘI DUNG GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ Trong chương trình GDMN Đọc và viết • Nhận diện mặt chữ cái. • Sao chép chữ cái . • Biết sd các dụng cụ viết. • Biết rằng viết từ trái sang phải. • Biết rằng đọc từ trái sang phải. • Sao chép và tự viết tên mình • Kể chuyện theo tranh. • Biết cách sử dụng sách (như lật giở trang sách, xem tranh, ..). Trong chỉ số EDI Đọc và viết • Nhận diện mặt chữ cái. • Sao chép các chữ cái. • Thích đọc tò mò về ý nghĩa của các chữ in. • Cố gắng sử dụng các dụng cụ viết. • Viết từ trái sang phải. • Thích viết (không có hướng dẫn của giáo viên). • Tự viết tên mình. • Kể chuyện theo tranh. Biết cách sử dụng sách (như lật giở trang sách). ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ • Mức độ kỹ năng ngôn ngữ của trẻ mầm non khi vào trường là rất khác nhau. • Vai trò của giáo viên là xác định kỹ năng ngôn ngữ của trẻ và lên kế hoạch phát triển ngôn ngữ cho trẻ, cho toàn thể lớp và cho cá nhân từng trẻ. Đối với một số trẻ, việc học ngôn ngữ tương đối dễ dàng, nhưng đối với các trẻ khác việc đó có khó khăn hơn. • Quan trọng là phải đánh giá ngay sự khó khăn về ngôn ngữ của trẻ. ĐÁNH GIÁ SỰ PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CỦA TRẺ Cách hiệu quả nhất để làm việc này là sử dụng các nội dung trong chương trình GDMN và EDI như một danh mục. Cần đánh giá các khía cạnh khác nhau của ngôn ngữ của trẻ: • Khả năng nghe hiểu. • Khả năng nói. • Khả năng tiền đọc. • Khả năng tiền viết. Có thể làm việc này khi trẻ chơi, hoạt động và đôi khi qua việc ngồi với từng trẻ và đặt câu hỏi để trẻ trả lời hoặc làm bài tập. Việc sớm đánh giá là rất quan trọng vì vậy chúng ta cần làm ngay sau khi bước vào năm học mới và sau đó là đánh giá định kỳ. Sau khi đánh giá được mức độ ngôn ngữ của từng trẻ, cần xác định hỗ trợ đặc biệt gì là cần thiết và cách để tiến hành như thế nào là hiệu quả. BIỆN PHÁP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ MẪU GIÁO • Thảo luận theo nhóm và xác định các biện pháp giáo viên có thể sử dụng để giúp phát triển NN của trẻ. • Chia sẻ những ví dụ đã thành công • Sau đó, chọn người để chia sẻ ý tưởng của nhóm với các nhóm khác. CHIA NHÓM • Nhóm 1 và 2: Trò chơi bưu điện. • Nhóm 3 và 4: Trò chơi bán hàng. • Nhóm 5: Trò chơi nấu ăn. THẢO LUẬN • Khi trẻ đóng vai: những các danh từ, động từ, tính từ nào mà trẻ em và giáo viên có thể sử dụng ? • Những kỹ năng ngôn ngữ nào có thể phát triển? HỌC NGÔN NGỮ THỨ HAI: SONG NGỮ • Không nên cấm đoán trẻ nói tiếng mẹ đẻ • Việc trẻ nói tiếng mẹ đẻ sẽ hỗ trợ cho việc phát triển tiếng Việt – duy trì ngôn ngữ mẹ đẻ không ảnh hưởng tới việc học ngôn ngữ thứ hai. • Hiện nay lợi ích về mặt xã hội, cá nhân và nhận thức của việc học song ngữ đã được công nhận rộng rãi. Ví dụ, duy trì ngôn ngữ thứ nhất trong khi học ngôn ngữ thứ hai hỗ trợ sự phát triển nhận thức liên tục, ý thức về tài sản cá nhân và bản sắc văn hóa của trẻ. • Năng lực ngôn ngữ thứ hai liên quan tới năng lực ngôn ngữ thứ nhất – khi khả năng ngôn ngữ thứ nhất tăng lên thì khả năng ngôn ngữ thứ hai cũng vậy CÁC GIAI ĐOẠN HỌC NGÔN NGỮ THỨ HAI • Giai đoạn im lặng. • Cử chỉ. • Từ đơn. • Cụm từ. • Câu và hội thoại. • Đọc và viết. • Trong những tuần đầu tiếp xúc với tiếng Việt, trẻ bắt đầu hiểu những từ khóa riêng lẻ và những từ quen thuộc, đặc biệt nếu ngôn ngữ được hỗ trợ bởi cử chỉ, vật cụ thể và các phương tiện trực quan. Một vài trẻ sẽ cố gắng nói ngay, lặp lại những từ và cụm từ. • Những trẻ khác sẽ không dễ bắt đầu nói tiếng Việt, quan sát những bạn khác một cách lặng lẽ và tham gia vào việc trả lời phi ngôn ngữ hay những từ đơn như “có” hoặc “không”. Một số trẻ khác sẽ giữ im lặ

Sáng thứ ngày 05 tháng 12 năm 2015 Thời gian 30 phút Do cô: Kim Thị Phiên phó phòng giáo dục mầm non sở giáo dục triển khai MÔ ĐUN MN1 – C GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ KĨ NĂNG XÃ HỘI (Dành cho giáo viên) A MỤC TIÊU CỦA MODULE * Kiến thức: - Trình bày khái niệm, nội dung phát triển TC, KNXH cho trẻ MG & tầm quan trọng phát triển TCXH với phát triển nhân cách trẻ - Nêu cách thức hỗ trợ trẻ phát triểnTC, KNXH theo quan điểm GD lấy trẻ làm TT tổ chức MT học tập thực HĐGD trường/lớp mầm non * Kỷ - Thực hoạt động giáo dục hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ xã hội theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm - Tổ chức môi trường giáo dục theo quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm nhằm phát triển tình cảm, kĩ xã hội cho trẻ * Thái độ - Chủ động sáng tạo thực quan điểm giáo dục lấy trẻ làm trung tâm vào việc tổ chức, thực hoạt động hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ xã hội trường mầm non B /NỘI DUNG CHÍNH Giới thiệu Phát triển tình cảm, kĩ xã hội tầm quan trọng phát triển nhân cách trẻ 2.1 Phát triển tình cảm 2.2 Phát triển kĩ xã hội Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tình cảm, kĩ xã hội trẻ 3.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển tình cảm, kĩ xã hội trẻ 3.2 Kết EDI Cách thức hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ xã hội 4.1 Cách thức hỗ trợ phát triển tình cảm 4.2 Phát triển kĩ xã hội 4.2.1 Tự nhận thức 4.2.2 Phát triển kĩ xã hội Kế hoạch hành động cá nhân I/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI VÀ TẦM QUAN TRỌNG ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN NHÂN CÁCH CỦA TRẺ 1/ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM Tình cảm thái độ thể rung cảm người vật, tượng có liên quan tới nhu cầu, động Phát triển tình cảm trẻ phát triển lực: Nhận biết hiểu cảm xúc thân Thể kiểm soát cảm xúc Hiểu đáp lại cảm xúc người khác Cảm xúc có sức mạnh lớn sống người Phát triển tình cảm việc trẻ em có hiểu biết khơng ngừng cảm xúc, khả thể kiểm soát cảm xúc trẻ Sự thể cảm xúc trẻ em khóc, cười ảnh hưởng đến hành vi người khác với trẻ, ngược lại, biểu cảm xúc người giúp định hướng điều tiết hành vi xã hội trẻ 2/CÁC CẢM XÚC CƠ BẢN CỦA CON NGƯỜI • Vui • Buồn • Tức giận • Ngạc nhiên • Sợ hãi • Ghê tởm • Thích thú 3/CẢM XÚC XÃ HỘI - Con người trải nghiệm cảm xúc khác biết tới cảm xúc xã hội - Những cảm xúc liên quan tới • Sự đánh giá hành vi chúng ta: tốt đẹp hay xấu xa; tích cực hay tiêu cực • Khả nhìn nhận, nói về, nghĩ thân mối quan hệ với người khác • Cách mà nghĩ đánh giá thân TRẢI NGHIỆM CỦA BẢN THÂN - Từ kinh nghiệm thân mình- Hãy viết thời điểm trình học anh/chị mà anh/chị: - Cảm thấy sợ hãi - Cảm thấy hạnh phúc - Cảm thấy bối rối - Mỗi lần anh/chị làm điều khiến anh/chị cảm thấy vậy? 5/ THƠNG ĐIỆP - Cách giáo viên nói chuyện cư xử với trẻ quan trọng với phát triển cảm xúc tích cực trẻ em - Chúng ta cần chắn nhạy cảm sẵn sàng hỗ trợ trẻ cần thiết lúc, nơi II/PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI - Khái niệm kĩ xã hội Phát triển kĩ xã hội gì? - Phát triển kĩ xã hội trẻ phát triển kĩ gì? 1/PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI  Kỹ xã hội tập hợp kỹ giúp giao tiếp, tương tác hòa nhập, thích nghi với xã hội Phát triển KNXH phát triển kỹ thích ứng trì mối quan hệ xã hội  Phát triển KNXH trẻ phát triển khả hiểu thân, hiểu người khác, quy tắc mong đợi xã hội, điều chỉnh kiểm soát hành vi thân  Phát triển KNXH liên quan đến việc hiểu thân: • Tự nhân thức • Ý thức thân tự trọng  Hiểu ứng xử phù hợp với người khác  Phát triển trì mối quan hệ với người khác • Kết bạn gìn giữ tình bạn • Hợp tác với người khác • Xử lý vấn đề giải mâu thuẫn  Hiểu vai trò trách nhiệm xã hội Có trách nhiệm với mơi trường THƠNG ĐIỆP Khả phát triển TC, KNXH có liên quan trực tiếp với phát triển não khả nhận thức để tư Điều • Các kĩ tình cảm xã hội cần có thời gian để phát triển • Chúng ta cần nhận thức trẻ em có giai đoạn phát triển TCXH khác • Giáo viên cần có kì vọng thực tế • Giáo viên cần quan sát hiểu trẻ 2/PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG XÃ HỘI Phát triển tình cảm, kỹ xã hội liên quan chặt chẽ với phát triển nhận thức học tập trẻ Trong nhóm anh/chị: Hãy thảo luận giải thích thêm câu nói 3/SỰ PHÁT TRIỂN ĐẦY ĐỦ VỀ TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI HỖ TRỢ VIỆC HỌC CỦA TRẺ NHƯ THẾ NÀO? - Những trẻ có cảm nhận tốt thân (có lòng tự trọng tự tin) chất chúng thường tò mò, có động lực làm việc độc lập Những trẻ có xu hướng muốn thử điều mẻ kiên định gặp phải khó khăn - Khả kiểm sốt tình cảm khả điều khiển điều chỉnh hành vi mình, liên quan tới kỹ ghi nhớ, khả giải vấn đề tư hiệu - Khả học tập cải thiện trẻ sẵn sàng hợp tác coi trọng nhu cầu người khác, thể nhu cầu ý tưởng CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI TRONG EDI Lĩnh vực tình cảm Khả biểu kiểm sốt cảm xúc, phản ứng lại với tình cảm người khác, suy nghĩ trước hành động Lĩnh vực xã hội Khả hợp tác, chơi, làm việc với người khác, tơn trọng họ, kiểm sốt hành vi cá nhân, làm theo quy tắc, hiểu mức độ chấp nhận hành vi TỶ LỆ % VỀ SỰ THIẾU HỤT CỦA TRẺ PHÂN THEO MỨC ĐỘ TRONG TỪNG LĨNH VỰC TỈ LỆ % THIẾU HỤT CỦA LĨNH VỰC THEO VÙNG TỈ LỆ % TRẺ BỊ THIẾU HỤT CỦA LĨNH VỰC THEO GIỚI KẾT QUẢ EDI Giáo viên nên: • Lên kế hoạch hỗ trợ phát triển tình cảm, kỹ xã hội cho trẻ • Hỗ trợ phát triển tình cảm, kỹ xã hội cho trẻ trai • Hỗ trợ phát triển tình cảm, kỹ xã hội cho trẻ nơng thơn vùng sâu vùng xa • Cung cấp thơng tin phát triển tình cảm, kỹ xã hội cho cha mẹ CÁCH THỨC HỖ TRỢ TRẺ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM, KĨ NĂNG XÃ HỘI Những cách tốt để hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kỹ xã hội: Sử dụng trò chơi Sử dụng câu chuyện, hát, rối, tranh ảnh Sử dụng tình thực tế sinh hoạt ngày Trò chuyện, đàm thoại, chia sẻ kinh nghiệm Luyện tập rèn giũa kỹ lúc, nơi Dạy trực tiếp tình trải nghiệm thực tế Làm gương, làm mẫu Động viên, khuyến khích Tạo mơi trường lớp học tích cực Phối hợp với gia đình CÁCH THỨC HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM HỖ TRỢ TRẺ NHẬN BIẾT VÀ THỂ HIỆN CẢM XÚC CÁC CÁCH GIÁO VIÊN CÓ THỂ HỖ TRỢ TRẺ NHẬN BIẾT CẢM XÚC - Dạy cảm xúc gắn với trải nghiệm thực tế trẻ cách gọi tên cảm xúc trẻ để cung cấp từ vựng, giúp trẻ đặt tên nhận cảm xúc (vui vẻ, buồn, ) VD: Trẻ buồn khơng tìm thấy đồ chơi, nói “Con cảm thấy buồn điều không?” - Cho trẻ xem tranh thể cảm xúc khác để dạy trẻ nhận biết gọi tên cảm xúc - Khuyến khích trẻ nhớ lại vài lần chúng cảm thấy buồn, vui, tức giận hay sợ hãi vẽ tranh trải nghiệm cảm xúc - Trẻ tìm ảnh thân thể trạng thái vui, buồn, sợ hãi, tức giận khác để kể với bạn tình trải nghiệm - Cắt, sưu tầm tranh cách người thể cảm xúc khác từ tạp chí, hoạ báo để tạo sách với tên gọi” Mọi người cảm xúc” - Trò chơi từ thẻ/ tranh lơ tơ: Nhìn thẻ để “Đoán cảm xúc”, “ phân loại cảm xúc ” - Tôn trọng loại cảm xúc trẻ - không nên phớt lờ, nhạo báng hay làm trẻ xấu hổ thể tức giận trẻ làm chủ tình cảm - Dạy trẻ thể cảm xúc lời, nét mặt, củ chỉ, điệu qua sử dụng tình thực tế, câu chuyện đặc biệt trò chơi - Cung cấp cho trẻ phương tiện để thể cảm xúc - Tạo hội để trẻ nói tình cảm với người lớn bạn bè - Tận dụng hội thực tiễn để dạy trẻ học cách kiềm chế hành vi, kiểm soát cảm xúc phù hợp - Khuyến khích trẻ thể cảm xúc cách phù hợp sống hàng ngày - Thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm với trẻ cách giải vấn đề Giáo viên cần đóng vai trò người cung cấp mẫu hình cách thể cảm xúc, có thái độ quan tâm đến cảm xúc người xung quanh, cách ứng xử mực sống sinh hoạt với trẻ Khi đọc truyện, kể truyện, đọc thơ cần diễn cảm giọng đọc điệu để thể cảm xúc nhân vật HỖ TRỢ TRẺ KIỂM SỐT CẢM XÚC Anh/chị có kinh nghiệm cách hỗ trợ trẻ kiểm sốt cảm xúc? Ví dụ: Trong tình trẻ khóc? Trong tình trẻ tức giận? Trong tình trẻ thất vọng? Hãy thảo luận tình nhóm anh/chị Hãy chọn đại diện để chia sẻ ý kiến với nhóm lại HỖ TRỢ TRẺ KIỂM SỐT CẢM XÚC Trong tình trẻ khóc, tức giận hay thất vọng • Cố gắng tìm hiểu trẻ khóc, tức giận hay thất vọng • Thể thông cảm với trẻ giúp trẻ nhận cảm xúc cách gọi tên cảm xúc nói trẻ lại cảm thấy Ví dụ:” biết cảm thấy tức giận vì…” “đúng rồi, cảm thấy buồn ” hay cảm thấy thất vọng • Cho trẻ thời gian để trẻ bình tĩnh lại, động viên trẻ nói tình cảm lắng nghe trẻ Khuyến khích trẻ tìm giải pháp, ví dụ: “nếu tình lại xảy lần nữa, thay khóc thơi làm gì?” Hoặc “ tìm… nhé” • Dựa vào tình cụ thể • Gợi ý cho trẻ làm hoạt động khác • Ôm lấy trẻ An ủi, động viên trẻ để trẻ bình tĩnh, an tồn SỬ DỤNG TRANH LƠ TƠ ĐỂ DẠY TRẺ VỀ CẢM XÚC VÀ TÌNH CẢM SỬ DỤNG TRANH LÔ TÔ ĐỂ DẠY TRẺ VỀ CẢM XÚC VÀ TÌNH CẢM Những ảnh gấu trạng thái cảm xúc tình cảm khác sử dụng với trẻ theo nhiều cách khác Ví dụ: Trải thẻ sàn yêu cầu trẻ lựa chọn thẻ có hình ảnh bạn gấu cảm thấy… (ví dụ: vui, buồn,) Nói tình cảm cách thức trẻ cảm nhận tình cảm u cầu trẻ nói thời điểm mà trẻ cảm thấy vui, buồn Trải thẻ sàn nói trẻ lựa chọn thẻ sau kể lại cho bạn nhóm xem bạn gấu thẻ cảm thấy Chọn thẻ Các trẻ chuyền tay thẻ Khuyến khích trẻ cầm thẻ nói “Tơi cảm thấy…… khi…… ” Nếu có trẻ khơng thể nghĩ để nói bỏ qua để đến lượt trẻ Đưa thẻ cho trẻ khuyến khích trẻ xem qua tất thẻ Bằng cách này, trẻ học suy nghĩ trạng thái tình cảm với bạn bè cách khơng thức Giáo viên ngồi với trẻ nói trẻ gọi tên cảm xúc bạn gấu thẻ KỂ CHUYỆN VÀ DÙNG RỐI - Chuẩn bị vài búp bê, rối đồ chơi mềm để đóng vai nhân vật - Tự tạo câu chuyện đơn giản, ví dụ cảm xúc buồn: - Tìm đồ chơi mềm nhỏ gấu bơng, sau dùng bút đỏ chấm lên dải băng để trông bị chảy máu băng vào tay đồ chơi Đặt vào hộp rổ, đắp chăn cho (có thể dùng khăn mặt mảnh vải đó) Mang vào phòng cách cẩn thận, giải thích mà bạn tìm thấy chó nhỏ hay gấu nhỏ đường bị ngã Trẻ hiểu tình này, hầu hết trẻ biết bị ngã cảm thấy - Thảo luận nhân vật cảm thấy cần phải làm để giúp cảm thấy dễ chịu Hoặc - Khuyến khích trẻ vẽ chân dung với cảm xúc khác giáo viên viết số câu thích bên cạnh “Tơi thấy vui tơi sợ hãi - Cùng chia sẻ với trẻ cách thể hiện, đáp lại tình cảm trẻ với người khác người khác với trẻ (Trong ngày sinh nhật bạn, vui vẻ nói lời chúc mừng, tặng quà cho bạn Khi bạn buồn/ bị đau nói lời an ủi bạn, ơm bạn ) THƠNG ĐIỆP Chúng ta biết • Những trẻ nhanh chóng hiểu tình cảm người khác, điều chỉnh cảm xúc kiểm sốt cách thể cảm xúc ấy, • Trẻ trẻ có hồn cảnh khó khăn có nguy bị ức hiếp, kỳ thị khác biệt với bạn bè • Trẻ dễ nảy sinh tự ti mặc cảm • Khó đáp ứng cách đầy đủ phù hợp nhu cầu cá nhân Với giáo viên • Sẽ vất vả phải quan tâm đáp ứng nhiều nhu cầu khác trẻ • Khó cơng với tất trẻ • Phải ứng phó với nhiều tình nảy sinh từ khác biệt nhiều trẻ • Phải xây dựng nhiều kế hoạch tác động cá nhân cho nhiều trẻ khác TÔN TRỌNG SỰ KHÁC BIỆT TRONG TRƯỜNG HỌC • Tôn trọng khác biệt trường học điều vơ quan trọng có ý nghĩa phát triển trẻ giáo dục mầm non • Trong lớp học trẻ có hồn cảnh gia đình đặc điểm cá nhân khác nhau, làm nên đa dạng lớp học • Sự đa dạng đem lại nhiều lợi ích đồng thời nảy sinh nhiều khó khăn q trình chăm sóc giáo dục trẻ • Cơ giáo mầm non cần phải hiểu sâu sắc điều để có biện pháp chăm sóc giáo dục trẻ cho phù hợp, nhằm phát huy tối đa tiềm trẻ, giúp trẻ phát triển tốt • Hiểu giá trị chấp nhận tính đa dạng khác biệt cá nhân trẻ • Tơn trọng đặc điểm thể chất, hứng thú, nhu cầu, lực hồn cảnh gia đình trẻ • Tin tưởng tất trẻ thành cơng TRẺ BỊ THIẾU HỤT VÀ CÓ NGUY CƠ BỊ THIẾU HỤT Trẻ bị thiếu hụt Những trẻ đánh giá bị thiếu hụt việc sẵn sàng học điểm số trẻ lĩnh vực phát triển đạt 10% số điểm (được quy định EDI) Ví dụ: điểm số lĩnh vực thể chất nằm khoảng từ đến 30 trẻ có số điểm từ đến trẻ bị thiếu hụt Ở Việt nam, 24, 19% trẻ đánh giá thiếu hụt lĩnh vực Lĩnh vực thiếu hụt nhiều trẻ VN nhận thức ngôn ngữ NHỮNG TRẺ CÓ NGUY CƠ CAO BỊ THIẾU HỤT (Theo Kết luận EDI) • Có mẹ học hết tiểu học thấp • Từ gia đình nghèo • Từ dân tộc thiểu số • Là bé trai • Từ tơn giáo • Sống vùng núi phía Bắc Tây Ngun • Khơng học trường bán trú- học buổi ngày • Là người nói ngơn ngữ khác tiếng Việt (đơn ngữ song ngữ tiếng Việt) Là trẻ không đến trường thường xuyên TRẺ MẦM NON DÂN TỘC THIỂU SỐ • Là trẻ từ đến tuổi • Có cha mẹ người dân tộc người dân tộc người (khơng phải người Kinh/người Việt) 53 dân tộc thiểu số Việt Nam • Nói tiếng mẹ đẻ khác tiếng Việt TRẺ MẦM NON CĨ HỒN CẢNH KHĨ KHĂN • Trẻ em có hồn cảnh khó khăn "trẻ em có hồn cảnh khơng bình thường thể chất tinh thần, khơng đủ điều kiện để thực quyền hòa nhập với gia đình, cộng đồng” (Luật Bảo vệ chăm sóc & giáo dục trẻ em, 2004) • Trong mơ đun này, trẻ mầm non có HCKK bao gồm: o Khuyết tật/ chậm phát triển - thể chất, nhận thức, tình cảm xã hội, ngơn ngữ, học tập o Có vấn đề sức khỏe: bị nhiễm chất độc hóa học, HIV, tim bẩm sinh, ung thư,… o Có hồn cảnh gia đình éo le: nhà nghèo; trình độ văn hóa thấp: mẹ học hết tiểu học thấp hơn; bố mẹ li hôn, tù, nghiện ma túy, nhiễm HIV; bố mẹ bị mắc bệnh hiểm nghèo bị khuyết tật; bố mẹ đơn thân,… o Mồ côi, không nơi nương tựa o Bị xâm hại bị bỏ rơi o Con nhà vạn chài, sống vùng sông nước Sống vùng hẻo lánh, xa trường học NGUYÊN NHÂN KHIẾN TRẺ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ TRẺ CĨ HỒN CẢNH KHĨ KHĂN DỄ CĨ NGUY CƠ THIẾU HỤT • Khơng chăm sóc đầy đủ, khoa học điều kiện kinh tế kém, trình độ cha mẹ thấp • Khơng học cha mẹ nhận thức giá trị giáo dục mầm non, • Điều kiện trường lớp hạn chế (quá xa nhà, điều kiện lại khó khăn ) • Phải tham gia lao động từ sớm • Bị kỳ thị (trẻ khuyết tật, trẻ bị HIV ) • Không biết tiếng Việt (trẻ dân tộc thiểu số) Thể chất yếu, khó tham gia vào hoạt động chung CÁC CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ TRẺ EM CĨ HỒN CẢNH KHĨ KHĂN • Cơng ước quốc tế quyền trẻ em • Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em 25/2004/QH11 (ngày 15/06/2004) có chương bảo vệ , chăm sóc giáo dục trẻ em có hồn cảnh đặc biệt khó khăn • Luật người khuyết tật (2011) Chính phủ nước CHXHCNVN • Quyết định số 239/QĐ-TTg ngày 9/2/2010 Thủ tướng Chính phủ : Phê duyệt Đề án Phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi giai đoạn 2010-2015 • Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26 tháng 10 năm 2011 Thủ tướng Chính phủ số sách phát triển giáo dục mầm non giai đoạn 2011-2015 CÁC CHÍNH SÁCH • Thơng tư liên tịch số 09/2013/TTLT-BGDĐT-BTC-BNV kí ngày 11/3/2013, có hiệu lực từ 25/4/2013 hướng dẫn thực chi hỗ trợ ăn trưa cho trẻ em mẫu giáo sách giáo viên mầm non quy định Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg ngày 26/10/201 Chính sách chăm sóc giáo dục trẻ em vùng dân tộc thiểu số: Quyết định số 2123/QĐ-TTg ngày 22 tháng 11 năm 2010 Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giáo dục dân tộc người giai đoạn 2010 – 2015 NỘI DUNG 4: GIẢI PHÁP HỖ TRỢ TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ TRẺ EM CĨ HỒN CẢNH KHĨ KHĂN 1.GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM CẦN ĐẢM BẢO • Hứng thú, nhu cầu, khả năng, mạnh đứa trẻ hiểu , đánh giá tơn • Mỗi đứa trẻ có hội tốt để thành cơng • Mỗi đứa trẻ có hội để học nhiều cách khác kể thông qua vui chơi GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM GIÁO DỤC HƯỚNG VÀO TỪNG CÁ NHÂN TRẺ • Tin tưởng tất trẻ em thơng minh có khả năng, tạo hội để phát huy tiềm trẻ • Nhận biết cố gắng vượt qua cản trở tham gia trẻ • Nhận đáp ứng cách trân trọng khác biệt đặc điểm tảng văn hóa trẻ gia đình trẻ • Khơng kỳ vọng giống với tất trẻ Nhận đứa trẻ có cách thức tốc độ học tập v GIÁO DỤC LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂMà phát triển riêng • Đáp ứng kịp thời hứng thú, khả năng, kỹ hiểu biết trẻ • Dạy trẻ dựa trẻn trẻ biết, làm làm • Hỗ trợ theo hướng mở rộng, thay đổi cá thể hóa với trẻ thiếu hụt có khó khăn • Tạo nhiều hội phong phú lặp lại cho trẻ luyện tập rèn rũa kỹ vốn hiểu biết • Xác định nói với trẻ điều tốt đẹp ngày TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ THIẾU HỤT LỚN CẢ LĨNH VỰC: • Thể chất tâm lý • Ngơn ngữ nhận thức • Giao tiếp hiểu biết chung • Tình cảm Năng lực xã hội CÁC BIỆN PHÁP HỖ TRỢ • Thu hút hỗ trợ địa phương, cộng đồng • Nâng cao nhận thức cho phụ huynh giá trị giáo dục • Tạo mơi trường giáo dục hấp dẫn (hoạt động, đồ dùng đồ chơi hấp dẫn) để thu hút trẻ đến lớp • Giáo dục phù hợp với cá nhân trẻ BIỆN PHÁP THU HÚT SỰ HỖ TRỢ CỦA ĐỊA PHƯƠNG VÀ CỘNG ĐỒNG • Tư vấn cho ban giám hiệu phối hợp với quyền địa phương, sở phòng giáo dục • Tun truyền cho nhân dân gần trường khu vực sống giá trị giáo dục mầm non qua trò chuyện, tặng sách báo tranh ảnh, chia sẻ kinh nghiệm cá nhân • Nhờ tham gia người dân thực hoạt động giáo dục, ví dụ đến trò chuyện phong tục, tập quán hay công việc phổ biến người dân địa phương; nhờ trẻ lớn biêt tiếng Việt đến chơi dạy em nói tiếng Việt • Tạo mối quan hệ tốt với địa phương cộng đồng thông qua hoạt động cụ thể hỗ trợ tiết mục văn nghệ, viết vẽ trang trí hiệu, pa nô cho ngày hội, lễ địa phương • Xin ý kiến tư vấn, giúp đỡ thành viên cộng đồng quyền địa phương BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN PHỤ HUYNH TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ • Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh cách thường xuyên, ân cần, niềm nở để nắm bắt suy nghĩ, tâm tư, tình cảm nhu cầu cụ thể gia đình để đưa tác động, tư vấn phù hợp • Kể cho họ nghe gương giá trị việc trẻ học; chia sẻ kinh nghiệm cá nhân lợi ích có học • Mời phụ huynh đến tham quan trường lớp hoạt động trẻ trường • Khuyến khích phụ huynh tham gia vào hoạt động trường lớp • Đến thăm gia đình trẻ THU HÚT TRẺ EM VÙNG DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐẾN TRƯỜNG • Chào đón tiếp nhận trẻ dân tộc gia đình trẻ • Tìm hiểu khác biệt văn hóa, tảng giá trị, niềm tin, thực trạng sống, ngôn ngữ truyền thống trẻ gia đình trẻ • Tìm hiểu hứng thú, nhu cầu khả trẻ tận dụng điều để giúp trẻ gắn bó học tập THU HÚT TRẺ EM • Tạo động lực cho trẻ tham gia trải nghiệm nhóm bạn bè • Tổ chức hoạt động phong phú đa dạng, khuyến khích trẻ tương tác với bạn khác • Tổ chức cân đối vui chơi tự với hoạt động có chủ đích giáo viên • Sử dụng loại hình nghệ thuật, câu chuyện, hát, âm nhạc truyền thống trẻ trường, lớp • Học tiếng dân tộc trẻ số từ đơn giản, phổ biến để giao tiếp với trẻ phụ huynh cộng đồng • Dạy Tiếng Việt cho trẻ sở tôn trọng tiếng dân tộc trẻ • Xây dựng mối quan hệ với gia đình thành viên khác cộng đồng, xin họ lời khuyên, đừng cho bạn biết hết • Khuyến khích thành viên gia đình cộng đồng trực tiếp tham gia vào hoạt động trường lớp • Giải thích cho trẻ, cho gia đình cộng đồng giá trị trước mắt sau giáo dục học tập • Đến thăm gia đình trẻ HỖ TRỢ TRẺ HỌC TIẾNG VIỆT • Tơn trọng tiếng mẹ đẻ trẻ • Dạy tiếng Việt cách từ từ, dạy qua hát , thơ, truyện • Giao tiếp với trẻ cách tích cực tạo nhiều hội cho trẻ tham gia hoạt động với giáo bạn nói tiếng Việt • Sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ trẻ để hỗ trợ trẻ việc học tiếng Việt, đặc biệt lần đầu trẻ học tiếng Việt • Cung cấp sách truyện song ngữ gồm tiếng Việt tiếng dân tộc trẻ Sử dụng từ ngữ đơn giản, rõ ràng, có nghĩa kết hợp với hỗ trợ diễn đạt cử phương tiện trực quan để chào hỏi trẻ giúp trẻ hiểu ý muốn • Khuyến khích phát triển kỹ nghe cho trẻ cách sử dụng hát, câu chuyện, đồng dao đơn giản có minh họa rõ ràng, chơi trò chơi luyện nghe cung cấp nhiều đĩa CD, trò chơi • Đáp ứng trẻ cách tích cực để khuyến khích trẻ sử dụng tiếng Việt- cho trẻ phát âm tiếng Việt cách xác Sẽ tốt bao gồm từ cụm từ câu để phát âm mẫu cho trẻ • Tạo động lực để thúc đẩy trẻ tham gia trải nghiệm • Tổ chức hoạt động phong phú đa dạng để trẻ khuyến khích trẻ tương tác với trẻ khác • Tổ chức cân đối hoạt động vui chơi (tự do) với hoạt động học tập có hướng dẫn giáo viên • Giáo viên học số từ ngôn ngữ dân tộc trẻ sử dụng chúng giao tiếp với trẻ thành viên gia đình trẻ Ví dụ: xin chào, cảm ơn, xin lỗi • Hỏi cha mẹ trẻ từ mà trẻ hay sử dụng để diễn đạt nhu cầu đói, mệt, muốn vệ sinh • Thu hút thành viên cộng đồng người thành thạo ngôn ngữ, người dành thời gian để nói chuyện với trẻ tiếng dân tộc trẻ giao tiếp với thành viên gia đình trẻ CHĂM SĨC, GIÁO DỤC TRẺ CĨ HỒN CẢNH KHĨ KHĂN  Tìm hiểu trẻ: để nhận trẻ có khó khăn trẻ làm gì, trẻ có mong muốn hay hứng thú  Phân tích để tìm hiểu ngun nhân dẫn đến khó khăn trẻ, nguyên nhân thể chất, nhận thức, hay ngơn ngữ hay tình cảm xã hội Ví dụ: Anh/chị tự hỏi đứa trẻ tuổi vẽ nghuệch ngoac bé gặp khó khăn việc cầm bút, hay khơng thể điều khiển cơng việc vẽ mình, hay trẻ khơng biết cách thể ý tưởng qua việc vẽ, hay trẻ gặp khó khăn để tập trung ý  Lên kế hoạch chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ • Đặt kết mong đợi o Xác định mục đích - yêu cầu cách cụ thể, rõ ràng o Đặt thử thách có tính khả thi tin tưởng trẻ thành công o Dựa hứng thú, hiểu biết khả trẻ o Chú ý đến cá nhân trẻ  Thay đổi môi trường hoạt động cho phù hợp với trẻ o Có bàn ghế đặc biệt cho trẻ khó khăn ngồi; o Sắp xếp phòng nhóm phù hợp cho trẻ tự kỷ o Trò chuyện nhiều với trẻ chậm phát triển ngơn ngữ o Thiết lập nhóm bạn bè cho trẻ nhút nhát, mặc cảm  Thiết kế hoạt động phong phú phù hợp với cá nhân trẻ  Biện pháp giáo dục phù hợp o Đưa trẻ vào hoạt động với trẻ khác hoạt động chung, thích nghi với nếp sinh hoạt hay học chung lớp o Tổ chức đa dạng hình thức giáo dục theo nhóm nhỏ - trẻ o Tổ chức tiết học với thời gian linh hoạt, phù hợp với hứng thú trẻ o Sử dụng cách linh hoạt phong phú kỹ thuật dạy học nhằm tạo động trì hứng thú học tập cho trẻ o Thiết lập mối quan hệ xã hội Giúp trẻ tương tác xã hội với trẻ khác, bao gồm việc thiết lập tình bạn cho trẻ Điều giúp trẻ bạn bè tiếp nhận BIỆN PHÁP TÁC ĐỘNG ĐẾN PHỤ HUYNHCỦA TRẺ CĨ HỒN CẢNH KHĨ KHĂN - Cần phải gần gũi với cha mẹ trẻ có hồn cảnh khó khăn để: • Tìm hiểu xem trẻ có khó khăn • Tìm hiểu hồn cảnh gia đình, đặc điểm cá nhân khó khăn trẻ xem ảnh hưởng đến trẻ • Tìm hiểu xem trẻ nhận trợ giúp • Tìm hiểu xem phụ huynh muốn giúp cho trẻ làm để giúp trẻ • Cha mẹ người khác trợ giúp cho trẻ gia đình - Tuyền truyền thơng tin kịp thời cho phụ huynh nắm sách hỗ trợ nhà nước với đối tượng trẻ có hồn cảnh khó khăn - Tư vấn cung cấp cho phụ huynh thông tin ý tưởng làm để giúp họ (Ví dụ: với trẻ cha mẹ trẻ khuyết tật, giới thiệu đến sở giáo dục đặc biệt để chẩn đốn xác dạng tật hỗ trợ đặc biệt, phù hợp; với gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, gợi ý cho họ cách thay thực phẩm ) - Tham khảo lời khuyên phụ huynh vấn đề mà anh/chị quan tâm MÔ ĐUN MN2 HỢP TÁC VỚI CHA MẸ TRONG VIỆC CHĂM SÓC VÀ GIÁO DỤC TRẺ (Dành cho giáo viên) A/ MỤC TIÊU CỦA MÔ ĐUN I/ KIẾN THỨC - Mơ tả lợi ích, nội dung, phương pháp hợp tác với cha mẹ II/ KỸ NĂNG - Lựa chọn, áp dụng ND, PP phù hợp với đối tượng cha mẹ - Có kỹ xây dựng kế hoạch hợp tác với cha mẹ CS&GD trẻ III/ THÁI ĐỘ - Nhiệt tình kiên trì việc hợp tác với cha mẹ CS&GD trẻ B/ NỘI DUNG CHÍNH Giới thiệu Cơ sở pháp lí cơng tác thu hút cha mẹ cộng đồng tham gia chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non Ích lợi việc phối kết hợp nhà trường, gia đình cộng đồng chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non Sự hợp tác tham gia cha mẹ cộng đồng trường mầm non Nhu cầu cha mẹ gửi vào trường mầm non Hình thức, phương pháp hợp tác chia sẻ thông tin với cha mẹ Kế hoạch hành động cá nhân I/ GIỚI THIỆU II/ CƠ SỞ PHÁP LÍ CỦA CƠNG TÁC THU HÚT CHA MẸ VÀ CỘNG ĐỒNG THAM GIA CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON 1/HÃY QUAN SÁT KỸ SƠ ĐỒ VÀ CÙNG THẢO LUẬN VỀ Ý NGHĨA CỦA SƠ ĐỒ 2/ Ý NGHĨA CỦA SƠ ĐỒ HÌNH TRỊN • Trẻ em sống lớn lên gia đình, trường học cộng đồng chịu ảnh hưởng mơi trường • Gia đình mơi trường trẻ học kiến thức, kĩ đầu đời (học nói, học cách ứng xử với người khác ) nơi để lại dấu ấn lâu người Gia đình giúp trẻ phát triển tồn diện: thể chất, tình cảm, ngơn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ, • Nhà trường cộng đồng (thôn/bản, làng/xã) giữ vai trò quan trọng: tạo cho trẻ mơi trường hội phát triển tồn diện Thơng điệp: Muốn trẻ phát triển tốt cần có phối hợp chặt chẽ gia đình với nhà trường cộng đồng 3/TẦM QUAN TRỌNG CỦA GIÁO DỤC GIA ĐÌNH ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA TRẺ - Gia đình mơi trường trẻ tiếp xúc, học hỏi nơi để lại dấu ấn lâu người - Gia đình giúp trẻ phát triển tồn diện: thể chất, tình cảm, ngơn ngữ, nhận thức, thẩm mỹ 4/QĐ: 149/2006/QĐ-TTG NGÀY 23 THÁNG NĂM 2006 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN "PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON GIAI ĐOẠN 2006-2015" Quan điểm giải pháp xã hội hóa giáo dục mầm non: “Việc chăm sóc, giáo dục trẻ mầm non phải thực với phối hợp, gắn kết chặt chẽ nhà trường, gia đình xã hội Coi trọng nâng cao hiệu công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho bậc phụ huynh, cha mẹ trẻ nhằm thực đa dạng hoá phương thức chăm sóc giáo dục trẻ em.” 5/ ĐIỀU LỆ TRƯỜNG MẦM NON Ban hành kèm theo Quyết định số 14/2008/QĐ-BGDĐT ngày 07 tháng năm 2008 Bộ trưởng Bộ Giáo dục Đào tạo Điều 47 Trách nhiệm gia đình • Thường xun liên hệ với nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập để thơng báo kịp thời tình hình trẻ em nhằm phối hợp việc nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em Tham gia hoạt động nhóm trẻ, lớp mẫu giáo, nhà trường, nhà trẻ góp phần nâng cao chất lượng ni dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em Điều 46 Trách nhiệm nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Phối hợp với quan, tổ chức trị - xã hội cá nhân có liên quan nhằm: • Tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học nuôi dạy trẻ cho cha mẹ cộng đồng; thực phòng bệnh, khám sức khoẻ định kỳ cho trẻ em nhà trường, nhà trẻ, nhóm trẻ, lớp mẫu giáo độc lập Huy động nguồn lực cộng đồng chăm lo nghiệp GDMN; góp phần xây dựng sở vật chất; xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, an toàn; tạo điều kiện để nâng cao chất lượng nuôi dưỡng, CS-GD trẻ em * Ý NGHĨA CỦA CÁC VĂN BẢN • Là sở pháp lý hợp tác với cha mẹ • Nhà trường cần phối hợp với cha mẹ • Cha mẹ có trách nhiệm hợp tác với nhà trường 6/CỘNG ĐỒNG NƠI TRẺ SỐNG - Cộng đồng là: Nhóm người sống khu vực địa lý định: trẻ em, thầy giáo, người hàng xóm, người lao cơng trường… - Hội Phụ nữ, Ban đại diện phụ huynh, Hội đồng giáo dục, Trung tâm y tế, Đoàn Thanh niên, Mặt trận Tổ quốc, Hội Khuyến học, Hội Cựu chiến binh, Hội Người cao tuổi, Hội Nông dân, sở sản xuất hợp tác xã, sở dịch vụ, * XÁC ĐỊNH CÁC THÀNH VIÊN TRONG GIA ĐÌNH TRẺ LÀ NHỮNG AI? Trong phạm vi tài liệu này, từ cha mẹ hiểu người chăm sóc trẻ liên tục, bao gồm: cha mẹ đẻ, ông/bà, anh/chị em, người giúp việc thành viên gia đình cộng đồng 7/ PHỐI HỢP/ HỢP TÁC • Bố trí làm theo kế hoạch chung để đạt mục đích chung • Có chung mục đích, cộng đồng trách nhiệm, cơng việc phân công phù hợp với lực người, chia sẻ nguồn lực thông tin III/ ÍCH LỢI CỦA VIỆC PHỐI KẾT HỢP GIỮA NHÀ TRƯỜNG, GIA ĐÌNH VÀ CỘNG ĐỒNG TRONG CHĂM SĨC, GIÁO DỤC TRẺ MẦM NON 1/ LỢI ÍCH CỦA VIỆC PHỐI HỢP GIỮA CHA MẸ VÀ NHÀ TRƯỜNG TRONG CS & GD TRẺ Chia nhóm thảo luận lợi ích phối hợp: • Đối với trẻ em • Đối với giáo viên • Đối với cha mẹ • Đối với cộng đồng 2/ ĐỐI VỚI GIÁO VIÊN • Được cha mẹ chia sẻ, cảm thơng, tin tưởng • Được cha mẹ hỗ trợ nhiều hoạt động CS, GD trẻ • Khi cha mẹ thành viên cộng đồng cung cấp thông tin họ trẻ em, GV hiểu tốt trẻ đáp ứng tốt nhu cầu học tập cá nhân trẻ • Giáo viên nắm hồn cảnh, truyền thống, nề nếp gia đình,… có cách tiếp cận cá nhân trẻ tốt 3/ ĐỐI VỚI CHA MẸ • Học cách làm cha mẹ kỹ ni dạy • Tăng dần tin tưởng vào nhà trường giáo viên • An tâm tham gia lao động sản xuất, cơng tác xã hội • Tin họ an toàn, tôn trọng, học tập 4/ ĐỐI VỚI TRẺ EM • Được thụ hưởng chăm sóc & giáo dục tốt • Tự tin vào giá trị thân • Nâng cao kết học tập phát triển 5/ ĐỐI VỚI CỘNG ĐỒNG • Nâng cao nhận thức GDMN • Cộng đồng hợp tác với tốt • Cha mẹ làm tốt vai trò kết học tập trẻ liên tục cải thiện IV/SỰ HỢP TÁC VÀ THAM GIA CỦA CHA MẸ VÀ CỘNG ĐỒNG Ở TRƯỜNG MẦM NON 1/ SỰ PHỐI HỢP MANG TÍNH HAI CHIỀU Gia đình cộng đồng Cha mẹ tham gia, đóng góp cho nhà trường Nhà trường Có nhiệm vụ cung cấp thơng tin, cho cha mẹ 2/ MỨC ĐỘ THAM GIA CỦA CHA MẸ SẼ THAY ĐỔI TÙY VÀO • Cơng việc họ, điều kiện kinh tế, địa điểm, sức khỏe, cam kết gia đình • Sự sẵn sàng hứng thú • Mong muốn tham gia lại thiếu tự tin dè dặt • Mức độ thoải mái mà họ cảm thấy trường học 3/ XÂY DỰNG MỐI QUAN HỆ • Cha mẹ có khả tham gia nhiều với trường mầm non họ cảm thấy có giá trị xem trọng chào đón trường • Mối quan hệ có ý nghĩa dựa sở tơn trọng lẫn giáo viên phụ huynh • Điều có nghĩa nên chấp nhận người họ vốn có mà khơng phán xét, định kiến với họ • Đảm bảo cha mẹ thành viên cộng đồng khơng bị phân biệt giới tính, độ tuổi, khả năng, tình trạng kinh tế, thành phần gia đình, lối sống, dân tộc, ngơn ngữ, sức khỏe,… • Nên công nhận chấp nhận thử thách niềm tin, nỗi sợ hãi, định kiến cách thức định hình kiểu người khác Tìm hiểu văn hóa bối cảnh khác – giá trị, tín ngưỡng, tập tục, ngơn ngữ, truyền thống trẻ gia đình trẻ 4/ CÁC MỐI QUAN HỆ ĐƯỢC PHÁT TRIỂN THÔNG QUA VIỆC GIAO TIẾP Giao tiếp liên quan tới: Cho nhận thông tin lắng nghe: • nói • nói • ngơn ngữ thể • ngơn ngữ viết • cách thức tiếp nhận điều truyền đạt tới * CHÚNG TA GIAO TIẾP NHƯ THẾ NÀO? Có ý kiến rằng: • 55% giao tiếp đến từ ngơn ngữ thể • 38% đến từ âm điệu giọng nói • 7% từ ngữ Chúng ta nên cẩn thận với việc giao tiếp thông điệp mà muốn truyền tải tới người khác 5/ CÁC CÁCH GIÁO VIÊN CÓ THỂ SỬ DỤNG - Lựa chọn đối tượng phù hợp - Nêu rõ mục đích - Gợi mở dần việc cần làm - Nâng cao vai trò phụ huynh - Trân trọng đóng góp phụ huynh 6/KHUYẾN KHÍCH SỰ THAM GIA CỦA CHA MẸ • Cụ thể hóa vấn đề dựa tầm quan trọng trẻ • Nói lợi ích việc làm phát triển trẻ, giải thích để phụ huynh nhận thấy việc làm họ lợi ích họ • Giải thích khó khăn trường/lớp V/ NHU CẦU CỦA CHA MẸ KHI GỬI CON VÀO TRƯỜNG MẦM NON 1/ NHU CẦU CỦA CHA MẸ KHI GỬI CON Ở TRƯỜNG MẦM NON (THEO NGHIÊN CỨU CỦA VIỆN KHGD) • Phụ huynh muốn họ học tập trường tốt • Một số phụ huynh đặc biệt nông thôn tin trẻ em khơng cần phải đến trường mầm non trẻ không thực học trẻ học trường (khơng hiểu lợi ích) • Biết nhiều GDMN dinh dưỡng cho trẻ • Chất lượng giảng dạy chăm sóc tốt - nguồn lực tốt • Muốn trẻ em có thức ăn ngon, học vi tính, khiếu • Cha mẹ nhập cư muốn họ đối xử đứa trẻ khác • Muốn giúp đỡ đưa trẻ tới trường vào buổi sáng gửi ngày • Cha mẹ người DTTS muốn GV hiểu ngôn ngữ họ 2/VIỆC LIÊN LẠC GIỮA PHỤ HUYNH VÀ GIÁO VIÊN LÀ VƠ CÙNG QUAN TRỌNG - Khi có chia sẻ thông tin thường xuyên liên tục - Cha mẹ tham gia vào q trình giáo dục trẻ tham gia vào hoạt động trường - Giáo viên thơng báo cho cha mẹ tiến đề xuất gợi ý việc làm để giáo dục trẻ nhà - Cha mẹ thơng báo cho giáo viên bất tình liên quan đến sống trẻ (ví dụ tình trạng sức khỏe trẻ, ốm đau hay mát thành viên gia đình, bố mẹ ly dị, chuyển nhà, vấn đề kinh tế gia đình…) giáo viên sử dụng thơng tin để giúp trẻ tốt 3/ CÁC CÁCH GIAO TIẾP THÀNH CƠNG • Sử dụng thông điệp “tôi” - bày tỏ nỗi băn khoăn “tơi” mà khơng mang tính đổ lỗi cho cha mẹ hay trẻ • Lắng nghe • Yêu cầu cha mẹ chia sẻ quan điểm họ • Yêu cầu cha mẹ đưa ý kiến • Nói chuyện với cha mẹ họ làm học • Khơng tranh cãi với cha mẹ • Nói chuyện sử dụng ngơn ngữ giản dị dễ hiểu 4/ CÁCH THÔNG TIN CHO PHỤ HUYNH VỀ GIÁ TRỊ CỦA TRƯỜNG MẦM NON • Quay fim, làm CD/DVD lớp học MN cho cha mẹ mượn xem • Làm sách với hình trẻ tham gia vào hoạt động khác viết lời giải đơn giản việc học tập diễn hình • Bảng giới thiệu hoạt động cha mẹ giúp nhà trường • Bảng thơng báo trẻ học • Khuyến khích cha mẹ trợ giúp cơng việc trường MN • Nói chuyện với cha mẹ trẻ tham gia học • Dùng sổ liên lạc ghi lại thông tin trẻ làm học phụ huynh dễ dàng tiếp cận sổ • Cung cấp số tài liệu giá trị GDMN, vai trò cha mẹ ni dạy 5/ CÁCH THÔNG TIN CHO PHỤ HUYNH VỀ KỸ NĂNG LÀM CHA MẸ • Chia sẻ thơng tin liên quan đến phát triển sức khỏe trẻ, học tập dinh dưỡng trẻ • Thu hút tham gia chuyên gia cộng đồng vào cơng việc này: ví dụ Hội Phụ nữ, cán y tế • Xây dựng thư viện cung cấp tài liệu, báo cho cha mẹ • Tổ chức buổi trao đổi thông tin cách mời diễn giả; Mời phụ huynh có thành cơng học tập hay thành đạt sau trình bày phương pháp ni dạy • Tổ chức hội thảo, khóa học, hội chợ nâng cao nhận thức học tập cho gia đình, chương trình thơng tin khác để giúp cha mẹ đối phó với tình ni dạy • Hỏi ban phụ huynh nhà lãnh đạo cộng đồng họ muốn hiểu biết nhiều • Đưa thơng tin lên chương trình phát thơng báo cơng cộng địa phương • Giới thiệu cho cha mẹ dịch vụ hỗ trợ họ nuôi dạy cái: trang web, kiện, quan hỗ trợ • Tổ chức hội thảo, khóa học, đối phó với tình ni dạy • Giải thích với cha mẹ tầm quan trọng việc đọc nói chuyện với họ KẾT LUẬN - Giáo dục gia đình có ý nghĩa quan trọng phát triển trẻ, hợp tác GV với cha mẹ việc CS&GD trẻ cần thiết - Sự hợp tác tốt với cha mẹ CS&GD trẻ cần thực nhiều hình thức phương pháp phong phú, linh hoạt, phù hợp với đối tượng * NHIỆM VỤ CỦA GIÁO VIÊN • Hiểu đặc điểm hồn cảnh trẻ • Hiểu phong tục, tập qn cộng đồng, ngơn ngữ • Đáp ứng nhu cầu cha mẹ trẻ học nhà • Hiểu cha mẹ tham gia q trình giáo dục trẻ, trẻ thường có hứng thú, phản ứng tích cực đến trường có kết học tập tốt • Đánh giá chấp nhận khác biệt người, cá nhân, phụ huynh Tôn trọng khác biệt hồn cảnh gia đình ... đình giáo dục trẻ Chủ nhật ngày 6/ 12/2015 vào lúc 30 phút MÔ ĐUN MN1 - D XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM (Dành cho giáo viên) XÂY DỰNG TRƯỜNG MẦM NON LẤY TRẺ LÀM TRUNG TÂM MỤC TIÊU... trọng Lòng tự trọng tích cực thường liên quan đến mức độ thành công TỰ NHẬN THỨC Ở TRẺ MẦM NON Trẻ mầm non có khái niệm thân mang tính thực tế, nhận diện số thơng tin mình: - tên, - diện mạo,... thời điểm để hỗ trợ trẻ phát triển tình cảm, kĩ xã hội thơng qua tất hoạt động diễn trường, lớp mầm non, như: vui chơi, học tập, lao động vừa sức, tham quan, lễ hội… sinh hoạt ngày • Tạo mơi trường

Ngày đăng: 07/08/2019, 21:07

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan