bài phát triển cộng đồng hoàn chỉnh

14 440 0
bài phát triển cộng đồng hoàn chỉnh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiểu luận phát triển cộng đồng

Tên đề tài “Phân tích dự án HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RAU CỦ QUẢ NGẮN NGÀY CHO ĐỒNG BÀO CHÂU MẠ, (Ấp 4 xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai)”. Nhóm 2: STT Họ Và Tên Mã SV Ghi Chú 1 Bùi Mạnh Hà 551622 Nhóm Trưởng 2 Nguyễn Trí Trung 551707 3 Lưu Thị Lệ Chi 561811 4 Bùi Thị Hồng Linh 564468 5 Phùng Đức Quỳnh 563310 6 Lê Thị Phượng 577038 7 Đỗ Thị Liên 566654 8 Nguyễn Thị Trà 564569 9 Nguyễn Thanh Tú 563336 10 Nguyễn Thị Phương Thúy 563215 1 MỤC LỤC. I. MỞ ĐẦU 1.Cơ sở lý luận. Thế nào là phát triển cộng đồng?. Trong những năm qua, cùng với những thành tựu to lớn về phát triển kinh tế-xã hội, nước ta cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức, trong đó vấn đề nghèo đói luôn được quan tâm hàng đầu. Tăng trưởng kinh tế một mặt đã góp phần cải thiện đáng kể đời sống nhân dân, dẫn tới hình thành những 2 cộng đồng dân cư có thu nhập cao, đời sống được bảo đảm bởi hệ thống cơ sở vật chất và hạ tầng, các dịch vụ chăm sóc sức khỏe, y tế, giáo dục tương đối khá. Người dân tại các cộng đồng này có nhiều cơ hội phát triển, đựoc phát huy khả năng và được bảo vệ thông qua mạng lưới an sinh xã hội an toàn, bền vững. Tuy nhiên, sự phân hóa ngay trong quá trình phát triển cũng làm xuất hiện những cộng đồng dân cư nghèo, các nhóm yếu thế tại vùng sâu, vùng xa, nơi có điều kiện tự nhiên không thuận lợi cùng một bộ phận dân cư ngay trong lòng các đô thị phát triển. Cộng đồng nghèo thường gắn liền với các đặc điểm: Cơ sở hạ tầng, dịch vụ xã hội thiếu hoặc yếu kém; kinh tế không phát triển; nhu cầu cơ bản của người dân chưa được đáp ứng đầy đủ; thiếu cơ hội tiếp cận khoa học – kỹ thuật, tâm lý thiếu tự tin hoặc trông chờ, ỷ lại vào Nhà nước và không được tham gia vào các quá trình ra quyết định. Chính vì vậy, việc giúp đỡ, phát triển các cộng đồng nghèo là hết sức cần thiết và việc lựa chọn các phương pháp phù hợp để phát triển cộng đồng có ý nghĩa khoa học và thực tiễn to lớn. Phát triển cộng đồng là một phương pháp của công tác xã hội được xây dựng trên những nguyên lý, nguyên tắc và giả định của nhiều ngành khoa học xã hội khác như: Tâm lý xã hội, xã hội học, chính trị học, nhân chủng học…, được áp dụng ở nhiều nước và đã phát huy vai trò trong việc giải quyết các vấn đề của các nhóm cộng đồng nghèo, các nhóm yếu thế trong thời gian qua. Đó là phương pháp giải quyết một số vấn đề khó khăn, đáp ứng nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật phạm vi một cộng đồng. Những nguyên tắc cơ bản của phát triển cộng đồng là sự tham gia và tự quyết của nhân dân; tin vào khả năng của người dân và phát huy nội lực của chính cộng đồng. Phương pháp này luôn đánh giá cao vai trò của người dân 3 và coi đây là nhân tố quyết định tới sự thành công trong việc phát triển cộng đồng nghèo.chất và tinh thần của người dân thông qua việc nâng cao năng lực, tăng cường sự tham gia, đoàn kết, phối hợp chặt chẽ giữa người dân với nhau, giữa người dân với các tổ chức và giữa các tổ chức với nhau trong việc phát triển cộng đồng. 2. Lý do chọn đề tài. Thực trạng đời sống bà con Ấp 4 xã Tà Lài. Đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu sổ trong những năm qua mặc dù đã được Đảng, Nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm hỗ trợ rất nhiều, có sự phát triển, tiến bộ về mọi mặt đời sống. Tuy nhiên hiện nay bà con đồng bào các dân tộc còn gặp không ít khó khăn trong cuộc sống, từ vấn đề lớn như kinh tế (thu nhập), giáo dục, y tế . và cả những thiếu thốn ngay trong từng bữa ăn hàng ngày. Đời sống kinh tế của đồng bào xã Tà Lài nói chung và Ấp 4 dân tộc Châu Mạ còn có rất nhiều khó khăn về mọi mặt. Điều này được thể hiện qua những bữa ăn rất đạm bạc ít giá trị dinh dưỡng, đặc biệt là nguồn thực phẩm xanh rất thiếu chủ yếu phụ thuộc vào những nguồn rau tự nhiên từ trong rừng mà bà con hái được không đảm bảo được về số lượng, chất lượng và độ an toàn thực phẩm. Trên thực tế thì diện tích đất trống tại đây khá lớn mà chưa được khai thác hết (chủ yếu là để trồng lúa). Còn những diện tích đất trong khu vườn quanh nhà là rất đáng kể mà đồng bào lại chưa sử dụng vào mục đích nào cả mà lại để trống. Về điều kiện khí hậu, thời tiết ở đây lại là một địa bàn khá mát mẻ, trong lành do nằm ở độ cao khá cao so với mặt nước biển. Lượng mưa trung bình cao, độ ẩm cao, nền nhiệt độ tương đối ổn định. Nguồn nước tưới dồi 4 dào do nằm đầu nguồn sông Đồng Nai và có con suối nhỏ chảy phía sau nhà của các hộ dân nằm trong vùng dự án. Người dân ở đây chăm chỉ, chịu khó làm ăn tuy nhiên họ lại chưa biết tận dụng thời gian nhàn rỗi để tạo hiệu quả kinh tế. Trình độ học vấn của người dân nói chung và phụ nữ nói riêng trên địa bàn còn tương đối thấp, khả năng nhận diện và tiếp thu các vấn đề còn tương đối khó khăn do đó dự án này với sự yêu cầu không cao về trình độ học vấn sẻ dễ được bà con dễ tiếp thu hơn. Chính vì vậy nhóm em chọn đề tài “Phân tích dự án HƯỚNG DẪN KỸ THUẬT TRỒNG RAU CỦ QUẢ NGẮN NGÀY CHO ĐỒNG BÀO CHÂU MẠ, (Ấp 4 xã Tà Lài, huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai)” nhằm làm rõ ý nghĩa, mục đích của hoạt động phát triển cộng đồng. 3.Phương pháp phân tích. - Các tiêu chí sử dụng để phân tích trong dự án: + Các chỉ tiêu phản ánh mức sống (thu nhập bình quân thực tế; bình quân lương thực/người). + Các chỉ tiêu phản ánh tuổi thọ và chăm sóc sức khỏe (tuổi thọ bình quân. + Các chỉ tiêu phản ánh trình độ văn hóa, giáo dục. + Các chỉ tiêu về môi trường sống (tỷ lệ rừng che phủ/đất rừng; diện tích bị ô nhiễm môi trường không khí; diện tích bị ô nhiễm môi trường tiếng ồn khu dân cư; khối lượng chất thải rắn chưa được xử lý; tổng chi phí từ ngân sách cho các hoạt động môi trường). + Các chỉ tiêu về nghèo đói và bất bình đẳng (tỷ lệ hộ đói, nghèo). 5 II. NỘI DUNG. 1.Đặc điểm cộng đồng nghiên cứu. 1.1.Điều kiện tự nhiên, kinh tế. 1.1.1 Vị trí địa lí: Ấp 4 xã Tà Lài có vị trí địa lí như sau: Đông giáp: sông Đồng Nai Tây, Nam giáp: Xã Thanh Sơn - Định Quán Bắc giáp: Vương quốc gia Cát Tiên 6 Trong đó đất rừng chiếm 40% Đất nông nghiệp chiếm 55% Đấ thổ cư chiếm 5% 1.1.2 Tình hình dân cư: Ấp 4 xã Tà Lài có 365 hộ/1598 khẩu. Trong đó bao gồm 7 dân tộc. Dân tộc S`tiêng: 124 hộ/545 khẩu Dân tộc Châu Mạ: 130 hộ/612 khẩu Dân tộc Châu Ro 07 hộ/22 khẩu Dân tộc SaRây 10 hộ/34 khẩu. Dân tộc Hoa nùng:01 hộ/ 03 khẩu. Dân tộc khơ me: 01 hộ/ 05 khẩu. Dân tộc kinh: 92 hộ/ 377 khẩu. 1.1.3.Tôn giáo: Riêng địa bàn ấp 4, xã Tà Lài có các tôn giáo như sau: Công giáo: 116 hộ/523 người, chiếm 32,72% Tin lành: 62 hộ/ 308 người, chiếm 43,93% Phật giáo: 15 hộ/ 308 người, chiếm 0,04% Không đạo: 172 hộ/ 702 người, chiếm 43,93% 1.1.4 Văn hóa: Tổng số người trong độ tuổi đến trường: ( từ 5 đến 25 tuổi) gồm có: 726 người. Trong đó: Đại học: 02 người (dân tộc mạ, s`tiêng) Cấp III: 21 người Cấp II: 89 người Cấp I: 276 người Mẫu giáo:93 người 1.1.5 Nghề nghiệp: Tổng số người trong độ tuổi lao động: 867 với độ tuổi như sau: 7 Nam từ 15-60. Nữ từ 15-55. Trong đó bao gồm: Buôn bán: 38 người. Công nhân: 31 người.Nông dân: 759 người. Nghề tự do: 39 người. 1.1.6.Tệ nạn xã hội: Trên địa bàn ấp 4, xã Tà Lài, nhìn chung không có các tệ nạn xã hội như ma túy, mại dâm. Chỉ có số ít thương xuyên đánh bài, số đề nhưng không lớn. 1.2. Nét đặc trưng của dân tộc Châu Mạ ở Tà Lài: Người Mạ là một trong bốn dân cư trú lâu đời trên địa bàn Đồng Nai. Huyện nay taị Tà Lài, huyện Tân Phú có 130 hộ với 612 khẩu. Người Mạ ngoài lao động sản xuất nông nghiệp như trồng cây lúa nước, bắp bí làm lương thực chính trong bữa ăn hằng ngày cộng thêm các nguồn lương thực thực phẩm được lấy từ rừng như: măng, nấm, đọt mây, củ chụp, rau díp…người Mạ còn biết làm các nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát, rèn, ủ rượu cần…Những sản phẩm làm ra chủ yếu là để sử dụng sinh hoạt trong gia đình. Và nói đến người Mạ chúng ta cũng nghĩ đến nét văn hóa đặc sắc luôn được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác đó là nghề dệt thổ cẩm. Ngày xưa nghề dệt thổ cẩm của người Mạ vốn dĩ như là một nghề để tự phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt trong gia đình, người con giá Mạ khi lớn lên phải biết tự mình dệt được cái sà rông để mặc, dệt được cái khố để tặng cho người con trai mình yêu thích và phải qua nhiều công đoạn công phu mới dệt thành một sản phẩm có giá trị. Nguyên liệu chính để dệt thành tấm vải thổ cẩm, người Mạ đã dùng từ cây bông vải, rồi qua các công đoạn như: cán bông cho tơi ra, sau đó se 8 thành sợi rồi dùng khung quay thành chỉ, tiếp đến là việc nhuộm màu, người Mạ đã biết tận dụng từ vỏ cây lá rừng để nhuộm thành màu tùy theo màu mình ưa thích và cuối cùng là đi vào dệt, bằng những thanh cây tự chế, họ ngồi dùng chân dạp và nhấc đưa những thân cây được gài sẵn để luồn con thoi chỉ qua lại trông rất là điêu luyện và thành thạo. Còn tạo họa tiết hoa văn trên tấm vải, người Mạ xưa cũng đã tạo ra những nét hoa văn rất độc đáo luôn mang nét tượng trưng cho mặt trời, núi rừng cây cỏ và chim thú… Với nét đặc trưng độc đáo này mà nghề dệt thổ cẩm của người Mạ luôn được lưu truyền từ đời này sang đời khác. Hiện nay nghề dệt thổ cẩm của người Mạ ở Tà Lài không còn là nghề để phục vụ cho gia đình mà còn là nghề tạo thêm thu nhập cho gia đình. Ngày nay nghề dệt thổ cẩm của người Mạ không còn phải qua nhiều công đoạn như trước mà họ chỉ việc mua sợi coton đã làm sẵn để dệt. *Nhận xét: • Kinh tế chủ yếu là tự cung tự cấp. • Trình độ học vấn nhìn chung là thấp, • Ý thức tự phát triển còn yếu mà chủ yếu họ còn mang tư tưởng trông chơ, ỷ lại nơi sự giúp đỡ của nhà nước. • Các mặt về đời sống, về cơ sở vật chất còn nhiều yếu kém. Khả năng tự vươn lên chưa cao. 1.3.Thuận lợi khó khăn cho dự án. A,Thuận lợi: Được nhà nước quan tâm đầu tư hâdu như toàn diện về các chương trình, chuyển giao các tiến bộ khoa học kĩ thuật trong sản xuật và chăn nuôi, xây dựng cơ sở hạ tầng, y tế, trường học, kênh mương tưới…Số người dân được thụ hưởng chiếm khỏang 85% tổng số hộ đồng bào dân tộc thiểu số của ấp 4 xã Tà Lài. 9 Tuy nhiên số người dân được thụ hưởng từ các chính sách xã hội của nhà nước không biết tận dụng để phát triển mà chỉ luôn ỷ lại trông chờ những chính sách hỗ trợ khác, điển hình như có một số hộ khi được cấp bò thì được đem đi bán, có hộ lại bán luôn cả nhà nhà nước xây cấp cho. B,Khó khăn: Trình độ học vấn thấp, ý thức kém đưa đến việc trông chờ ỷ lại vào sự đầu tư của nhà nước, không chịu khó học tập và đi làm. Văn hóa chưa hòa nhập với cộng đồng dẫn đến hữu khuynh, tự ty, bó hẹp, không muốn mở rộng dẫn đếntình trạng tiêu cực. Cha mẹ chỉ biết sinh con nhưng không biết cách giáo dục, chỉ bảo con cái trong việc học hành, không biết tự phán đấu, đưa đến việc thiếu ý chí, quyết tâm, tự thõa mạn theo bản năng sống dựa vào vật chất của thiên nhiên. 2. Phân tích khía cạnh phát triển cộng đồng 2.1.Lợi ích vật chất mà người dân được hưởng. Dự án thực hiện trước hết sẻ đem lại nguồn thực phẩm xanh cho bữa ăn của các hộ dân tham gia dự án và người dân vùng dự án. Việc có một nguồn thực phẩm xanh được trồng theo đúng kỹ thuật sẻ tăng cường cho chất lượng bữa ăn, cung cấp thêm nguồn Vitamin cho cơ thể. Từ đó có thể góp phần cải thiện trước hết về mặt sức khỏe người dân. Khoa học đã cho thấy nguồn thực phẩm rau xanh rất cần thiết cho thể trạng và sự phát triển của cơ thể con người. Dự án góp phần giải quyết việc làm cho người dân tại địa phương, đặc biệt là phụ nữ vì bà con ở đây có khoảng thời gian nhàn rỗi tương đối nhiều và phụ nữ ở đây thì trình độ học vấn còn chưa cao cho nên dự án này phù hợp đặc biệt với họ. 10 . nhu cầu của cộng đồng, hướng tới sự phát triển không ngừng về đời sống vật phạm vi một cộng đồng. Những nguyên tắc cơ bản của phát triển cộng đồng là sự. vậy, việc giúp đỡ, phát triển các cộng đồng nghèo là hết sức cần thiết và việc lựa chọn các phương pháp phù hợp để phát triển cộng đồng có ý nghĩa khoa

Ngày đăng: 05/09/2013, 23:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan