Chinh sach tin dung

27 277 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Chinh sach tin dung

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

cuc hay

CÁC CHÍNH SÁCH VỀ ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN 1 Danh sách nhóm thuyết trình Vũ Phương Loan CQ522156 Nguyễn Thị Vân Anh CQ520168 Nguyễn Thị Hằng CQ521135 Đặng Thị An CQ520002 2 Phần 1.Tổng Quan Về Chính Sách Tín Dụng 1. Định nghĩa chính sách tín dụng Hoạt động tín dụng: là hoạt động vay mượn, quan hệ sử dụng vốn giữa người đi vay và người cho vay theo nguyên tắc có hoàn trả. Đối với chủ thể thừa vốn, tín dụng mang đến cho họ cơ hội không những bảo tồn được vốn mà còn tạo thu nhập. Đối với các chủ thể thiếu vốn, tín dụng giúp cho họ bổ sung vốn để đáp ứng nhu cầu sản xuất, kinh doanh hoặc đời sống. Như vậy, nhờ có hoạt động tín dụng mà có một bộ phận lớn nguồn vốn trong nền kinh tế được huy động, tập trung và phân phối từ nơi tạm thời dư thừa sang nơi thiếu để đáp ứng các nhu cầu khác nhau của các chủ thể trong nền kinh tế. Chính sách tín dụng là tổng thể các quy định của ngân hàng về hoạt động tín dụng nhằm đưa ra định hướng và hướng dẫn hoạt động của cán bộ ngân hàng trong việc cấp tín dụng cho khách hàng. Tổng thể các quy định này bao gồm các vấn đề liên quan đến cấp tín dụng như: Quy mô, lãi suất, kỳ hạn, đảm bảo phạm vi các khoản tín dụng có vấn đề và các nội dung khác,… 2. Mục tiêu của chính sách Chính sách tín dụng bao gồm hệ thống các chủ trương, định hướng chi phối các hoạt động tín dụng với mục đích chung là sử dụng hiệu quả nguồn vốn tài trợ cho các doanh nghiệp, các tổ chức, các hộ gia đình, cá nhân trong phạm vi quy định của Chính phủ, thể hiện thông qua các dự án phát triển kinh tế. Các dự án phát triển kinh tế là dự án trực tiếp tạo ra các sản phẩm chiến lược, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của ngành, vùng, thúc đẩy quá trình thay đổi cơ cấu kinh tế hoặc cơ cấu thu nhập của nhiều bộ phận dân cư. Các mục tiêu của chính sách tín dụng được xem xét trên hai khía cạnh: •Mục tiêu tổng thể 3 •Mục tiêu cụ thể 2.1. Mục tiêu tổng thể Thứ nhất, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước giúp thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa. Trong thời kỳ công nghiệp hóa hiện đại hóa, các dự án đầu tư phát triển đóng vai trò then chốt tạo nên các cơ sở vật chất cơ bản nhất cho sự phát triển. Chính vì thế Nhà nước luôn có những chính sách đặc biệt đối với những dự án có tác dụng thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế. Thứ hai, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước nhằm điều tiết vĩ mô nền kinh tế, bảm bảo công bằng xã hội. Nhà nước có vai trò trung tâm điều tiết các thành phần khác trong nền kinh tế. Và chính sách tín dụng là một công cụ tốt để điều tiết vĩ mô và đảm bảo công bằng xã hội bằng cách phân bổ nguồn lực tài chính một cách hợp lý hướng đến sự phát triển kinh tế bền vững, cân đối. Thứ ba, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tăng cường hiệu quả sử dụng các nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế xã hội. Các nguồn lực quốc gia luôn có giới hạn. Việc phân phối các nguồn lực này phải đảm bảo tính kinh tế và đạt hiệu quả cao. Nhà nước, qua chính sách tín dụng đầu tư phát triển, góp phần điều tiết việc sử dụng các nguồn lực hợp lý và tối ưu, tập trung các nguồn lực vào những mục đích quan trọng của đất nước, phục vụ phát triển kinh tế xã hội. 4 2.2. Mục tiêu cụ thể Ở Việt Nam, mục tiêu cụ thể của chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là: Thứ nhất, đảm bảo nhu cầu vốn cho các chương trình mục tiêu quốc gia; đầu tư cơ sở hạ tầng cho các vùng kinh tế, ngành kinh tế trọng điểm nhằm thực hiện thành công chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước trong từng giai đoạn. Văn kiện đại hội Đảng XI về “Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011- 2020” đã nêu rõ định hướng phát triển kinh tế chung của nước ta đến năm 2020 vẫn là:“Phấn đấu đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại…”. Cụ thể là: - “Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 7 - 8%/năm”. - ”GDP năm 2020 theo giá so sánh bằng khoảng 2,2 lần so với năm 2010; GDP bình quân đầu người theo giá thực tế đạt khoảng 3.000 USD”. - “Tỉ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ chiếm khoảng 85% trong GDP. Giá trị sản phẩm công nghệ cao và sản phẩm ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 45% trong tổng GDP. Giá trị sản phẩm công nghiệp chế tạo chiếm khoảng 40% trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp. - “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế gắn với chuyển dịch cơ cấu lao động; tỉ lệ lao động nông nghiệp khoảng 30 - 35% lao động xã hội”. Như vậy, với định hướng phát triển kinh tế theo chiến lược công nghiệp hóa - hiện đại hóa nền kinh tế tới năm 2020, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước sẽ vẫn tiếp tục đóng vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các mục tiêu chiến lược đã đề ra. 5 Thứ hai, đảm bảo công bằng xã hội, bảo vệ môi trường, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững. Thông qua việc đầu tư cho các dự án có tác động tích cực đến kinh tế - xã hội, đặc biệt là đối với các khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa và biên giới hải đảo còn nhiều khó khăn để tạo sự phát triển cân bằng, hài hòa giữa các vùng, các bộ phận dân cư trong cả nước, cụ thể như sau: - Thông qua việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn (điện, đường, trường, trạm…) để thu hẹp khoảng cách phát triển giữa nông thôn và thành thị. - Thông qua đầu tư vào các công trình phúc lợi để thực hiện tốt công tác phúc lợi xã hội: y tế, trường học, đời sống văn hóa,… - Thông qua đầu tư vào các dự án môi trường, góp phần giảm ô nhiễm môi trường, bảo vệ nguồn tài nguyên đất nước khoáng sản, rừng, biển,… phục cho chiến lược phát triển bền vững của đất nước. Thứ ba, chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tạo ra cơ chế ràng buộc về tài chính, từ đó nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triền của Nhà nước. Chính sách tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước là một hình thức quá độ chuyển từ phương thức cấp phát vốn trực tiếp từ NSNN (quan hệ hành chính xin- cho) trước kia, sang phương thức tín dụng (quan hệ thị trường) đối với các dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp. Với cơ chế tín dụng, đơn vị sử dụng vốn (chủ đầu tư) có trách nhiệm phải hoàn trả vốn vay, do đó phải tính toán kỹ hiệu quả đầu tư, đảm bảo sử dụng vốn vay tiết kiệm, có hiệu quả. Mặt khác, bên cho vay cũng có trách nhiệm giám sát việc sử dụng vốn, đảm bảo việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hợp lý. 2. Nguyên tắc của chính sách 6 Để có thể đạt được mục tiêu kinh tế cũng như xã hội thì hoạt động tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước cần tuân thủ các nguyên tắc sau. Thứ nhất, sử dụng nguồn vốn phải đúng mục tiêu và tiến độ đầu tư của từng dự án nhằm duy trì sự điều tiết vĩ mô như mong muốn và bảo đảm cho dự án đầu tư hiệu quả. Việc phân bổ nguồn vốn sai đối tượng sẽ làm mất cơ hội đầu tư vào các lĩnh vực cần điều tiết của Nhà nước vì nguồn vốn tín dụng đầu tư của nhà nước chịu các giới hạn nhất định và việc phân bổ nguồn vốn không đúng với dự án sẽ ảnh hưởng tới kết quả dự án đầu tư. Thứ hai, quản lý và sử dụng nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển trên nguyên tắc đảm bảo hoàn trả. Thứ ba, phải thẩm định tính hiệu quả của dự án để quyết định thực hiện việc đầu tư tín dụng mới là điều kiện cần trong hoạt động tín dụng. Vấn đề quyết định đối với việc truy hoàn vốn trong hoạt động tín dụng là quá trình kiểm tra, giám sát việc sử dụng nguồn vốn. Thứ tư, lãi suất cho vay linh hoạt theo khả năng sinh lợi của từng dự án, theo diễn biến thị trường nhưng thấp hơn lãi suất thị trường cùng kỳ. Thứ năm, bảo toàn và phát triển nguồn vốn tín dụng thông qua một cơ chế xử lý rủi ro thích hợp. 7 Phần 2. Các Chính Sách Về Đầu Tư Phát Triển Của Nhà Nước 1. Chính sách hạn mức tín dụng: 1.1. Mức vốn cho vay - Mức vốn cho vay đối với từng dự án do Ngân hàng phát triển quyết định, tối đa bằng 70% tổng số vốn đầu tư TSCĐ được duyệt của dự án. - Phần vốn đầu tư còn lại của dự án, chủ đầu tư phải sử dụng các nguồn vốn hợp pháp khác như vốn chủ sở hữu, vốn vay các tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật để đầu tư. Các nguồn vốn này phải được xác định cụ thể và bảo đảm tính khả thi của từng nguồn vốn. - Ngân hàng phát triển thực hiện giải ngân theo đúng cơ cấu nguồn vốn đã được xác định trong hợp đồng tín dụng; chủ đầu tư phải sử dụng vốn chủ sở hữu, vốn tự huy động để tham gia đầu tư dự án theo đúng cam kết. 1.2. Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của một dự án đầu tư phát triển được xác định như sau: - Đối với dự án vay vốn bằng đồng Việt Nam Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án = Số nợ gốc thực trả x 50% Lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước x Thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả - Đối với dự án vay vốn ngoại tệ 8 Mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án = Số nợ gốc nguyên tệ thực trả trong năm x 35% lãi suất cho vay vốn ngoại tệ theo hợp ðồng vay vốn của TCTD x Thời hạn thực vay (quy đổi theo năm) của số nợ gốc thực trả Cách xác định các yếu tố trong công thức tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư của dự án: • Lãi suất tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước được sử dụng để tính mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là lãi suất tài thời điểm rút vốn của số nợ gốc được hỗ trợ lãi suất sau đầu tư. • Đối với các khoản vay vốn bằng ngoại tệ: Lãi suất để xem xét hỗ trợ lãi suất dau đầu tư là lãi suất thực vay của các tổ chức tín dụng theo hợp đồng tín dụng. Trường hợp áp dụng lãi suất thả nổi, lãi suất để xem xét hỗ trợ lãi suất sau đầu tư trong suốt thời gian hỗ trợ lãi suất là lãi suất thực vay của khoản vay đầu tiên của các tổ chức tín dụng theo hợp đồng tín dụng. • Việc xác định mức hỗ trợ lãi suất dau đầu tư đối với các dự án vay vốn bằng ngoại tệ được thực hiện theo nguyên tệ. Trên cơ sở đó, căn cứ vào tỷ giá gao dịch bình quân USD/VNĐ trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoặc tỷ giá tính chéo cho các loại ngoại tệ/ VNĐ do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cấp tiền hỗ trợ, để xác định mức hỗ trợ lãi suất sau đầu tư bằng đồng Việt Nam cho dự án. • Thời hạn thực vay để tính hỗ trợ lãi suất sau đầu tư là khoảng thời gian (quy đổi theo năm) từ ngày, tháng, năm nhận vốn vay đến ngày, tháng, năm nợ gốc trong hạn được trả cho tổ chức tín dụng. Nguyên tắc xác định: Căn cứ vào thời điểm nhận nợ ghi trên khế ước và thời điểm trả nợ gốc ghi trên chứng từ trả nợ (quy đổi theo năm) của chủ đầu tư 9 cho tố chức tín dụng được lấy từ thời điểm giải ngân số vốn vay lần đầu để tính số ngày thực vay của số nợ gốc thực trả lần đầu và trên cơ sở đó tính lùi để xác định số ngày thực vay của số nợ gốc trả các lần tiếp theo. Phương pháp xác định: Tính thời hạn hỗ trợ lãi suất sau đầu tư cho các trường hợp số vốn giải ngân một lần và được hoàn trả vào một lần; số vốn giải ngân một lần được trả vào nhiều lần; số vốn giải ngân nhiều lần được hoàn trả vào một lần; số vốn giải ngân nhiều lần được hoàn trả vào nhiều lần. 2. Chính sách khuyến khích Vì dự án phát triển là những dự án lớn có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của kinh tế quốc gia tuy nhiên lại có quy mô vốn lớn, thời gian thực hiện dài nên và thường không thu hồi được vốn ngay nên các dự án phát triển nhận được dự hỗ trợ và khuyến khích từ Nhà nước. Thứ nhất, sản phẩm của dự án áp dụng giá độc quyền (có thể cao hơn hoặc thấp hơn giá thị trường) để đảm bảo doanh nghiệp có lãi, hoặc để các doanh nghiệp sử dụng sản phẩm của dự án có chi phí đầu vào thấp. Ví dụ như việc khuyến khích đầu tư vào dự án điện gió ở các tỉnh Nam Trung Bộ, Chính phủ đã phê duyệt quyết định hỗ trợ điện gió có hiệu lực từ ngày 20 tháng 8 năm 2011. Theo quyết định này thì không những các dự án điện gió cũng sẽ được hưởng nhiều hỗ trợ phát triển như ưu đãi về vốn đầu tư, thuế, phí, hạ tầng đất đai, hỗ trợ giá điện đối với dự án điện gió nối lưới mà còn được Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có trách nhiệm mua toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện gió với giá mua điện là 1.614 đồng/kWh – cao hơn mức trung bình tại thời điểm đó. Theo quyết định này, Nhà nước sẽ hỗ trợ giá điện cho EVN đối với toàn bộ sản lượng điện từ các dự án điện gió là 207 đồng/kWh (tương đương 1 cent/kWh) thông qua Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam. Việc 10 . Những trục trặc về thanh khoản sẽ làm sói mòn niềm tin của dân chúng vào ngân hàng. Chúng ta hãy hình dung những gì sẽ xảy ra với ngân hàng nếu vào một. góp phần phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Bắc. Diện tích hồ chứa: 224km2. Dung tích toàn bộ hồ chứa: 9,26 tỉ mét khối nước. Thứ ba, dự án đầu tư phát

Ngày đăng: 05/09/2013, 11:07

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan