ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2018 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐÔNG CỨNG BẰNG GÂY TÊ, KÉO NẮN TRỊ LIỆU KHỚP VAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SƠN LA TỪ THÁNG 01 NĂM 2018 ĐẾN THÁNG 09 NĂM 2018

78 692 8
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC NĂM 2018 ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ CHO BỆNH NHÂN VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐÔNG CỨNG BẰNG  GÂY TÊ, KÉO NẮN TRỊ LIỆU KHỚP VAI TẠI BỆNH VIỆN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SƠN LA TỪ THÁNG 01 NĂM 2018 ĐẾN THÁNG 09 NĂM 2018

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Viêm quanh khớp vai (VQKV) bao gồm tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương ở phần mềm (gân, cơ, dây chằng, bao khớp) quanh khớp không do nhiễm khuẩn, không do chấn thương mới. Viêm quanh khớp vai (VQKV) gồm 3 thể trong đó viêm quanh khớp vai thể đông cứng tắc nghẽn (VQKVTĐCTN) (Frozen shoulder) là thuật ngữ được Codman đưa ra đầu tiên vào năm 1934 33 và ngày nay được nhiều tác giả sử dụng, với đặc điểm đau và hạn chế vận động cả chủ động và thụ động của khớp vai, do viêm dính bao khớp.

MỤC LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI DANH MỤC BẢNG DANH MỤC HÌNH ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1 GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG KHỚP VAI 4 1.1.1 Cấu tạo của xương khớp và động tác của khớp vai .4 1.1.2 Bao khớp và dây chằng 5 1.1.3 Gân và cơ vùng vai 6 1.1.4 Các bao hoạt dịch 6 1.1.5 Thần kinh và mạch máu vùng khớp vai 7 1.1.5.1 Động mạch 7 1.1.5.2 Thần kinh 8 1.2 VIÊM QUANH KHỚP VAI .8 1.2.1 Định nghĩa .8 1.2.2 Nguyên nhân 9 1.2.3 Phân loại 9 1.2.4 Sự thường gặp .9 1.2.5 Cơ chế bệnh sinh của viêm quanh khớp vai 10 1.2.6 Chẩn đoán viêm quanh khớp vai thể đông cứng 13 1.2.7 Điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng 18 1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VIÊM QUANH KHỚP VAI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 22 1.3.1 Trên thế giới 22 1.3.2 Tại Việt Nam .24 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .24 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24 2.1.1 Đối tượng .24 2.1.2 Tiêu chuẩn chọn bệnh nhân 25 2.1.3 Tiêu chuẩn loại trừ .25 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu .25 2.2.2 Các bước tiến hành 26 2.2.3 Phương pháp và liệu trình điều trị .28 2.3 Xử lý số liệu 33 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ CẬN LÂM SÀNG CỦA BỆNH NHÂN VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐÔNG CỨNG 34 3.1.1 Đặc điểm lâm sàng 34 3.1.2 Đặc điểm cận lâm sàng 36 3.2 LIÊN QUAN TUỔI, GIỚI, THỜI GIAN MẮC BỆNH VỚI TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐÔNG CỨNG 37 3.3 KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ .42 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 50 4.1 ĐẶC ĐIỂM CỦA ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 50 4.2 LIÊN QUAN TUỔI, GIỚI, THỜI GIAN MẮC BỆNH VỚI TRIỆU CHỨNG CỦA VIÊM QUANH KHỚP VAI THỂ ĐÔNG CỨNG 57 4.3 BÀN LUẬN VỀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ 58 KẾT LUẬN 65 KIẾN NGHỊ 66 TÀI LIỆU THAM KHẢO 67 DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI STT Phần viết tắt Phần viết đầy đủ 1 VQKV Viêm quanh khớp vai 2 3 4 5 6 8 9 10 11 VQKVTĐCTN BN NC VLTL VLTL - PHCN CĐ TĐ WHO VAS Viêm quanh khớp vai thể đông cứng tắc nghẽn Bệnh nhân Nghiên cứu Vật lý trị liệu Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Chủ động Thụ động World Health Organization (Tổ chức y tế thế giới) Visual analogue scale DANH MỤC BẢNG Bảng 3.1 Phân loại theo tuổi 34 Bảng 3.2 Phân loại theo giới 34 Bảng 3.3 Phân loại bệnh nhân theo thời gian mắc bệnh 35 Bảng 3.4 Phân loại bệnh nhân theo vị trí vai mắc bệnh 35 Bảng 3.5 Phân loại đau theo phân độ VAS 35 Bảng 3.6 Phân loại hạn chế vận động khớp vai tổn thương 36 Bảng 3.7 Hình ảnh X – quang 36 Bảng 3.8 Liên quan của triệu chứng đau với tuổi 37 Bảng 3.9 Liên quan của hạn chế vận động dạng khớp vai tổn thương với tuổi 37 Bảng 3.10 Liên quan của hạn chế vận động xoay trong khớp vai tổn thương với tuổi 38 Bảng 3.11 Liên quan của hạn chế vận động xoay ngoài khớp vai tổn thương với tuổi 38 Bảng 3.12 Liên quan của triệu chứng đau với giới 39 Bảng 3.13 Liên quan của hạn chế vận động dạng khớp vai tổn thương với giới 39 Bảng 3.14 Liên quan của hạn chế vận động xoay trong khớp vai tổn thương với giới 39 Bảng 3.15 Liên quan của hạn chế vận động xoay ngoài khớp vai tổn thương với giới 40 Bảng 3.16 Liên quan của triệu chứng đau với thời gian mắc bệnh 40 Bảng 3.17 Liên quan của hạn chế vận động dạng khớp vai tổn thương với thời gian mắc bệnh 41 Bảng 3.18 Liên quan của hạn chế vận động xoay trong khớp vai tổn thương với thời gian mắc bệnh 41 Bảng 3.19 Liên quan của hạn chế vận động xoay ngoài khớp vai tổn thương với thời gian mắc bệnh 42 Bảng 3.20 Mức độ đau theo thang điểm VAS 42 Bảng 3.21 Kết quả giảm đau theo điểm VASLỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định Bảng 3.22 Đánh giá kết quả điều trị vận động khớp vai theo The McGill – McRomi trên động tác dạng chủ động 43 Bảng 3.23 Đánh giá kết quả điều trị vận động khớp vai theo The McGill – McRomi trên động tác xoay trong chủ động 45 Bảng 3.24 Đánh giá kết quả điều trị vận động khớp vai theo The McGill – McRomi trên động tác xoay ngoài chủ động 46 Bảng 3.25 Tầm vận động khớp vai 48 Bảng 3.26 Tác dụng không mong muốn 49 DANH MỤC HÌNH Hình 1.1 Các thành phần cấu tạo của khớp vai 4 Hình 1.2 Dây chằng và bao khớp ổ chảo-cánh tay 5 Hình 1.3 Các dây chằng liên quan đến khớp vai 6 Hình 1.4 Các bao hoạt dịch khớp vai .6 Hình 1.5 Động mạch vùng vai .7 Hình 1.6 Thần kinh vùng vai 8 Hình 1.7 Hình ảnh viêm dính bao khớp qua nội soi .13 Hình 1.8 Bài tập vận động con lắc .19 Hình 1.9 Tập theo tầm vận động của khớp vai và kéo nắn trị liệu bằng tay .20 Hình 1.10 Tập khớp vai với dụng cụ 20 Hình 1.11 Các bài tập khớp vai bổ xung 20 Hình 2.1 Thang điểm VAS lượng giá mức độ đau .27 Hình 2.2 Gấp và duỗi khớp vai 29 Hình 2.3 Tập vận động dạng, khép khớp vai .30 Hình 2.4 Tập xoay khớp vai vào trong và ra ngoài 30 Hình 2.5 Tập khớp vai với dụng cụ Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định Hình 2.6 Các bài tập khớp vai bổ xung .Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định Hình 2.7 Vị trí gây tê thần kinh trên vai .31 Hình 2.8 Vị trí gây tê bao khớp ổ chảo cánh tay dưới mỏm quạ 31 Hình 2.9 Vị trí gây tê bao khớp ổ chảo cánh tay dưới mỏm cùng vai 32 Hình 2.10 Quy trình kỹ thuật bóc tách khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai .33 ĐẶT VẤN ĐỀ Viêm quanh khớp vai (VQKV) bao gồm tất cả các trường hợp đau và hạn chế vận động khớp vai do tổn thương ở phần mềm (gân, cơ, dây chằng, bao khớp) quanh khớp không do nhiễm khuẩn, không do chấn thương mới Viêm quanh khớp vai (VQKV) gồm 3 thể trong đó viêm quanh khớp vai thể đông cứng tắc nghẽn (VQKVTĐCTN) (Frozen shoulder) là thuật ngữ được Codman đưa ra đầu tiên vào năm 1934 [33] và ngày nay được nhiều tác giả sử dụng, với đặc điểm đau và hạn chế vận động cả chủ động và thụ động của khớp vai, do viêm dính bao khớp VQKV là hội chứng bệnh lý thường gặp Theo Trần Ngọc Ân [5] trong hai năm (1993 – 1995) số bệnh nhân VQKV chiếm 4% tổng số bệnh nhân đến khám tại phòng khám cơ - xương - khớp Bệnh viện Bạch Mai Trong 10 năm (1991 – 2000) số bệnh nhân VQKV điều trị nội trú tại khoa cơ – xương – khớp bệnh viện Bạch Mai là 12,23% Nguyên nhân VQKV rất phức tạp, đôi khi không rõ nguyên nhân Nguyên nhân tại chỗ: chấn thương cũ, vi chấn thương do nghề nghiệp, viêm gân, viêm bao hoạt dịch, viêm màng hoạt dịch khớp… VQKV không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh nhưng ảnh hưởng đến khả năng lao động và chất lượng cuộc sống của họ Bệnh thường diễn biến kéo dài từ 6 tháng đến vài năm, và có thể để lại di chứng teo cơ, giảm sức cơ và giảm tầm hoạt động của khớp vai [4] Tỉ lệ tái phát sau điều trị khoảng 20% VQKVTĐCTN là thể gây khó khăn cho điều trị, nó chiếm tỉ lệ 15% bệnh nhân VQKV theo Lê Thị Hoài Anh [1], theo Dias R [44] tỷ lệ là từ 6 – 17% Điều trị VQKV thể đông cứng bằng các thuốc kháng viêm non – steroid [4], [5], Costicosteroid [20], [41], phong bế bằng thuốc giảm đau đạt được hiệu quả giảm đau, song tầm vận động khớp vai vẫn không được cải thiện do 1 viêm dính bao khớp sử dụng các thuốc kháng viêm có hạn chế do tác dụng không mong muốn của thuốc (tổn thương đường tiêu hóa, giữ nước, suy gan thận…) Điều trị bằng các thuốc y học cổ truyền, châm cứu và xoa bóp bấm huyệt cũng có tác dụng giảm đau nhưng tầm vận động khớp vai viêm bị hạn chế Điều trị VQKVTĐCTC phải giải quyết 2 vấn đề: chống viêm và bóc tách được dính bao khớp để trả lại tầm vận động của khớp Nếu dùng thuốc đơn thuần thì hầu như không đạt hiệu quả, vì tổn thương khớp vai là do viêm dính bao khớp Hiện nay điều trị còn khó khăn [1] Các phương pháp điều trị bảo tồn kinh điển gồm thuốc giảm đau chống viêm không steroid hoặc steroid kết hợp với các biện pháp không dùng thuốc và vận động trị liệu thường chỉ giúp giảm đau còn tầm vận động khớp vai cải thiện không đáng kể, bệnh thường phải điều trị kéo dài 6 tháng đến 1 năm Để trả lại tầm vận động khớp vai phải bóc tách được viêm dính khớp vai hiện nay có 2 kỹ thuật được áp dụng là kéo bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây mê hoặc phẫu thuật nội soi khớp vai [2] nhưng gây mê đòi hỏi phải tiến hành ở phòng mổ và có kíp gây mê, mổ nội soi là kỹ thuật cao, thời gian điều trị sau mổ kéo dài và đắt tiền Bệnh viện - khoa VLTL - PHCN Bệnh viện Phục hồi chức năng đã tiến hành kỹ thuật kéo nắn trị liệu kết hợp với thuốc chống viêm giảm đau Kỹ thuật đã áp dụng trên nhiều bệnh nhân tại bệnh viện Đây là một kỹ thuật đơn giản, rẻ tiền, kết quả tốt trả lại tầm vận động khớp vai ngay sau kỹ thuật, chỉ cần điều trị ngoại trú với thời gian ngắn và có thể áp dụng rộng rãi tại các tuyến y tế Xuất phát từ những khó khăn trong điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng chúng tôi tiến hành đề tài “Nghiên cứu hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng bằng kỹ thuật gây tê, kỹ thuật kéo nắn trị liệu khớp vai tại bệnh viện phục hồi chức năng Sơn La ” với mục tiêu: 2 - Đánh giá kết quả giảm đau và tầm vận động khớp vai của kỹ thuật bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai để điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng - Đánh giá tai biến, tác dụng phụ của kỹ thuật bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai để điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1 GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG KHỚP VAI [7], [38], [46] Khớp vai là khớp linh hoạt nhất của cơ thể Nó có nhiều động tác, động tác của cánh tay (ra trước, ra sau, lên trên, vào trong, ra ngoài, xoay tròn) và động tác của riêng vai (lên trên, ra trước, ra sau) [3], [4], [33] Khớp vai có vận động linh hoạt vì vậy bao khớp rộng, lỏng lẻo, dây chằng không đủ chắc nên nó cũng dễ bị tổn thương nhất Có nhiều động tác như vậy là do khớp vai có cấu trúc phức tạp với sự tham gia của nhiều khớp, gân, cơ, dây chằng 1.1.1 Cấu tạo của xương khớp và động tác của khớp vai - Khớp vai được cấu tạo bởi 3 xương: xương bả vai, xương đòn, chỏm xương cánh tay và 5 khớp sau: + Khớp giữa ổ chảo xương bả vai và chỏm xương cánh tay, đây là khớp chính, lớn nhất và quan trọng nhất + Khớp giữa mỏm cùng vai và chỏm xương cánh tay, khớp này bao gồm cả bao thanh mạc dưới mỏm quạ và bao thanh mạc dưới cơ delta (khớp chức năng) + Khớp cùng vai – đòn là khớp giữa mỏm cùng vai và đầu ngoài xương đòn + Khớp ức đòn là khớp giữa xương ức và đầu trong xương đòn + Khớp giữa xương bả vai và lồng ngực (khớp chức năng) X-quang khớp vai trái bình thường Hình minh họa tương ứng Hình 1.1 Các thành phần cấu tạo của khớp vai 4 với điều trị các phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, sau đó tiến hành thủ thuật bóc tách viêm dính khớp vai và tiến hành điều trị tiếp sau thủ thuật bóc tách để chống dính lại khớp vai Ta thấy tại thời điểm trước thủ thuật và ngay sau thủ thuật bóc tách khớp vai mức độ đau theo thang điểm VAS không thay đổi nhiều thậm chí còn tăng so với trước kéo ở các mức độ khác nhau từ nhẹ - trung bình đến nặng Nguyên nhân là ngay sau khi tiến hành thủ thuật bệnh nhân còn đang trong tình trạng đau bởi bản thân bệnh cộng với quá trình làm thủ thuật nên tình trạng đau không cải thiện mà còn có chiều hướng tăng lên Tuy nhiên sau khi thủ thuật bóc tách viêm dính khớp vai chúng tôi tiếp tục điều trị nội khoa bằng phương pháp chống viêm giảm đau, kết hợp điều trị vật lý trị liệu – phục hồi chức năng để chống dính lại thì sau 1 tuần cho kết quả rất tốt Mức độ đau theo thang điểm VAS thay đổi rõ rệt: mức độ đau nhẹ tại thời điểm trước thủ thuật là 34,38% và ngay sau thủ thuật giảm còn 23,44%, sự thay đổi này không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05; nhưng sau thủ thuật 1 tuần mức độ đau nhẹ chiếm 89,06%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 Tương tự với mức độ đau trung bình tại thời điểm trước thủ thuật là 48,44% và ngay sau thủ thuật là 34,38%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05; tuy nhiên sau thủ thuật 1 tuần ta thấy mức độ đau trung bình giảm xuống còn 10,94%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Với mức độ đau nặng theo thang điểm VAS ta thấy sự thay đổi là rõ rệt nhất, trước thời điểm thủ thuật là 17,18% và ngay sau thủ thuật là 42,18%, sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 Sau 1 tuần tiến hành thủ thuật bóc tách ta thấy không còn bệnh nhân nào đau ở mức độ nặng nữa, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,01 Sở dĩ có kết quả như vậy là do các bệnh nhân trước khi tiến hành thủ thuật được điều trị các phương pháp vật lý trị liệu có tác dụng giảm đau tốt 58 Phương pháp điều trị bằng điện xung, theo Nguyễn Trọng Lưu [19] chúng tôi dùng dòng điện xung có tác dụng ức chế dẫn truyền cảm giác đau từ ngoại vi lên trung ương (dòng xung có tần số trên 80 Hz và có độ dốc xung thấp), như ta đã biết theo thuyết cổng kiểm soát do Melzack R và Wall P D đề xuất (1979): các xung được ứng dụng trong điều trị được dẫn truyền theo sợi thần kinh A alpha và A bêta, các xung động này đến hoạt hóa neuron trung gian, nó sẽ phát xung động làm ức chế trước xinap của tế bào T (tế bào dẫn truyền cảm giác đau ở sừng sau tủy sống) làm đóng cổng với cả xung động dẫn truyền theo sợi to và sợi nhỏ, do vậy xung động dẫn truyền cảm giác đau không đi lên não được Trong các yếu tố vật lý dòng điện xung có tác dụng giảm đau hữu hiệu nhất Phương pháp điều trị bằng paraffin có tác dụng truyền nhiệt sâu và nhiều, nó có nhiều ưu điểm tạo cảm giác dễ chịu, tăng lưu thông máu và bạch mạch, ngoài tác dụng giảm đau do trực tiếp tác dụng lên thụ cảm thể cảm giác nó còn hấp thu các mediator ra khỏi vùng viêm do đó cũng có tác dụng giảm đau Paraffin còn tác dụng làm mềm cơ và tổ chức liên kết tạo thuận cho tập vận động Tập vận động trước khi tiến hành thủ thuật bóc tách có tác dụng làm tăng cường tuần hoàn tại chỗ, phá vỡ các mô xơ dính có tác dụng điều trị tận gốc nguyên nhân gây ra đau và hạn chế vận động khớp Viêm và đau gây hạn chế vận động khớp Hạn chế vận động gây tăng viêm dính và đau tăng, đó là vòng xoắn bệnh lý Vận động giúp phá vỡ vòng xoắn bệnh lý này nên góp phần làm giảm đau tốt hơn - Đánh giá hiệu quả điều trị vận động khớp + Động tác dạng chủ động (bảng 3.21): trước thủ thuật tất cả bệnh nhân đều bị hạn chế động tác dạng chủ động ở các mức độ khác nhau, độ 1 chiếm 7,81%, độ 2 chiếm 76,56% và độ 3 là 15,63% Ngay sau khi tiến hành thủ thuật bóc tách viêm dính khớp vai thì tỷ 59 lệ bệnh nhân độ 0 là 76,56%, độ 1 chiếm 15,63%, độ 2: 7,81% và không có bệnh nhân nào hạn chế động tác dạng chủ động độ 3 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Và sau khi tiến hành thủ thuật 1 tuần ta đánh giá lại thấy tỷ lệ bệnh nhân độ 0 tăng lên chiếm 98,43%, độ 1 giảm còn 1,57% Và đặc biệt là không còn bệnh nhân bị hạn chế vận động dạng chủ động độ 2 và 3 nữa Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Như vậy rõ ràng sau thủ thuật bóc tách tầm vận động dạng khớp vai chủ động của bệnh nhân tiến triển rất tốt + Động tác xoay trong chủ động (bảng 3.22): trước thủ thuật tất cả bệnh nhân đều bị hạn chế động tác xoay trong chủ động ở các mức độ khác nhau, độ 1 chiếm 32,81%, độ 2 chiếm 56,25% và độ 3 là 10,94% Ngay sau khi tiến hành thủ thuật bóc tách viêm dính khớp vai thì tỷ lệ bệnh nhân độ 0 là 56,25%, độ 1 chiếm 32,81%, độ 2: 10,94% và không có bệnh nhân nào hạn chế động tác xoay trong chủ động độ 3 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Và sau khi tiến hành thủ thuật 1 tuần ta đánh giá lại thấy tỷ lệ bệnh nhân độ 0 tăng lên chiếm 98,43%, độ 1 giảm còn 1,57% Và đặc biệt là không còn bệnh nhân bị hạn chế vận động xoay trong chủ động độ 2 và 3 nữa Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Như vậy rõ ràng sau thủ thuật bóc tách tầm vận động xoay trong khớp vai chủ động của bệnh nhân tiến triển tốt + Động tác xoay ngoài chủ động (bảng 3.23): trước thủ thuật tất cả bệnh nhân đều bị hạn chế động tác xoay ngoài chủ động ở các mức độ khác nhau, độ 1 chiếm 15,63%, độ 2 chiếm nhiều nhất với 71,87% và độ 3 là 12,5% Ngay sau khi tiến hành thủ thuật bóc tách viêm dính khớp vai thì tỷ lệ bệnh nhân độ 0 là 71,87%, độ 1 chiếm 15,63%, độ 2: 12,5% và không có bệnh nhân nào hạn chế động tác xoay ngoài chủ động độ 3 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 60 Và sau khi tiến hành thủ thuật 1 tuần ta đánh giá lại thấy tỷ lệ bệnh nhân độ 0 tăng lên chiếm 96,88%, độ 1 giảm còn 3,12% Và chúng tôi thấy không còn bệnh nhân bị hạn chế vận động xoay ngoài chủ động độ 2 và 3 nữa Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001 Như vậy rõ ràng sau thủ thuật bóc tách tầm vận động xoay ngoài khớp vai chủ động của bệnh nhân tiến triển tốt Kết quả trên cho thấy tập vận động có vai trò rất quan trọng trong việc duy trì và phục hồi tầm vận động khớp Một khớp bình thường không vận động sau vài tuần đã gây nên tình trạng hạn chế vận động khớp do teo cơ, co rút cơ, xơ dính các tổ chức mô mềm, co thắt bao khớp thậm chí có thể gây viêm dính khớp Đặc biệt trong tình trạng viêm các tổ chức phần mềm như gân, cơ, dây chằng và bao khớp thì tình trạng xơ dính diễn ra rất nhanh Nhiều tác giả đã khẳng định điều đó như Trần Ngọc Ân [3], [4], Vũ Quang Bích [6], Lương Chí Thành [26]… Theo Cailliet R (1998) bất động dẫn đến tình trạng thiếu máu tổ chức trong sâu, giảm lưu thông dịch gây phù nề, giảm chuyển hóa của tổ chức gây teo cơ, thoái hóa mỡ, mất tính đàn hồi của gân, cơ, dây chằng, bao khớp, loãng xương, cuối cùng là tình trạng cứng khớp Tập vận động khớp đặc biệt là những bài tập vận động chủ động có trở kháng không những duy trì mà còn làm tăng cường sức mạnh của cơ, duy trì tầm vận động của khớp Các hoạt động co cơ tác động lên xương một lực, tạo áp lực cho xương, giúp cho sự phát triển bình thường của xương đặc biệt là các chất khoáng trong xương, cân bằng giữa quá trình phá hủy và tái tạo xương, chống loãng xương Với viêm quanh khớp vai thể đông cứng các bài tập chủ động, chủ động có kháng trở chưa đủ, các bài tập này tuy có cải thiện được sức cơ và tầm vận động của khớp vai nhưng chậm và ở nhiều trường hợp sự cải thiện rất ít, do đau bệnh nhân sợ tập mạnh, mặt khác một động tác mạnh đột ngột gây co rút cơ làm cho hạn chế vận động nặng lên Song ta cũng cần phải có kiến thức và thái độ đúng về tập vận động trong viêm quanh khớp 61 vai, theo Hà Hoàng Kiệm [2] đối với thể đơn thuần do viêm gân trong giai đoạn cấp cần áp dụng các biện pháp giảm đau và chế độ luyện tập vận động thụ động nhẹ nhàng, hết giai đoạn này mới tăng cường độ luyện tập Với thể đông cứng tắc nghẽn ngoài điều trị vận động thì kết hợp cả kỹ thuật bóc tách viêm dính khớp vai cho kết quả rất tốt Các bài tập mà chúng tôi áp dụng trong đề tài nghiên cứu (đã nêu ở phần phương pháp nghiên cứu) gồm các bài tập chủ động (không có và có dụng cụ), chủ động có kháng trở và các động tác kéo nắn, kéo dãn thụ động khớp vai bằng tay của người điều trị Các bài tập này được các kỹ thuật viên chuyên nghành thực hiện Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước: Đoàn Quang Huy nghiên cứu điều trị viêm quanh khớp vai bằng bạch hoa xà thấy kết quả phục hồi chức năng khá tốt, song với thể đông cứng kém tác dụng Lê Thị Hoài Anh [1] nghiên cứu điều trị viêm quanh khớp vai gồm 2 nhóm: nhóm 1 điều trị bằng các phương pháp điện châm, xoa bóp và vận động; nhóm 2 điều trị bằng điện châm, xoa bóp Kết quả là nhóm 1 (có kết hợp với vận động) đạt kết quả phục hồi chức năng khớp vai tốt hơn nhóm 2 rõ ràng với p < 0,05 Bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đông cứng tắc nghẽn kết quả giảm đau và cải thiện tầm vận động khớp kém hơn thể đơn thuần Năm 1995 Melzer nghiên cứu điểu trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng tắc nghẽn bằng thuốc giảm đau chống viêm non – steroid và hướng dẫn bệnh nhân tự tập vận động thấy kết quả giảm đau tốt, nhưng chức năng vận động khớp vai phục hồi kém Philip W ứng dụng chương trình luyện tập 6 tuần với bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đông cứng tắc nghẽn thấy kết quả vận động khớp vai tăng trên cả 3 bình diện - Kết quả điều trị chung: 62 Bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đông cứng tắc nghẽn sau khi được điều trị nội khoa trước 1 tuần bằng thuốc chống viêm giảm đau kết hợp với điều trị bằng các phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, sau đó tiến hành thủ thuật bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai cho kết quả rất tốt, ngay sau thủ thuật tầm vận động khớp vai gần như trở về bình thường Cụ thể: Động tác đưa cánh tay ra trước – lên trên chủ động tính theo độ (bình thường 1800) tại thời điểm trước kéo là 94,33 ± 12,94; ngay sau kéo 160,12 ± 8,67 và sau kéo 1 tuần là 165,67 ± 9,79 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Động tác đưa cánh tay ra sau chủ động tính theo độ (bình thường 50 0) tại thời điểm trước kéo là 20,33 ± 3,39; ngay sau kéo 40,32 ± 2,45; sau kéo 1 tuần là 42,13 ± 1,34 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Động tác dạng khớp vai và đưa cánh tay lên trên chủ động (bình thường 1800) tại thời điểm trước kéo là 82,67 ± 5,83; ngay sau kéo 158,18 ± 7,56 và sau kéo 1 tuần là 163,25 ± 7,62 Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,05 Như vậy ta thấy ngay sau thủ thuật và sau 1 tuần, tầm vận động khớp vai chủ động đã về gần bình thường, tầm vận động thụ động đã về bình thường - Tác dụng không mong muốn: (bảng 3.25) Sau khi tiến hành thủ thuật chúng tôi ghi nhận không có trường hợp nào bị dị ứng thuốc, nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm, chảy máu, rách bao khớp cũng như gãy xương KẾT LUẬN 63 Qua điều trị 64 bệnh nhân viêm quanh khớp vai thể đông cứng bằng kỹ thuật bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai kết hợp với Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Nhóm nghiên cứu - Bệnh viện phục hồi chức năng Sơn La Chúng tôi rút ra một số kết luận sau: 1 Kết quả giảm đau và tầm vận động khớp vai sau đợt điều trị - Ngay sau thủ thuật mức độ đau không khác biệt so với trước thủ thuật, nhưng điều trị tiếp sau thủ thuật 1 tuần BN gần như hết đau ở khớp vai (p < 0,01) - Điểm VAS trung bình: trước thủ thuật là 7,53 ± 1,2; ngay sau thủ thuật 7,49 ± 1,2 (p > 0,05) Sau thủ thuật một tuần là 1,87 ± 0,5 (p < 0,001) - Tầm vận động chủ động KV ở các tư thế trở lại gần bình thường ngay sau thủ thuật Sau 1 tuần làm thủ thuật tầm vận động chủ động KV về bình thường 100% (p < 0,05) 2 Tai biến, tác dụng phụ của thủ thuật bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai kết hợp với thuốc chống viêm giảm đau và VLTL để điều trị VQKV thể đông cứng Sau khi tiến hành thủ thuật không ghi nhận trường hợp nào bị dị ứng thuốc, nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm, chảy máu, rách bao khớp cũng như gãy xương KIẾN NGHỊ 64 - Cần tiến hành điều trị với số lượng bệnh nhân lớn hơn và theo dõi thời gian dài hơn để đánh giá thêm về kết quả và tác dụng không mong muốn của thủ thuật - Điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng bằng thủ thuật bóc tách viêm dính khớp vai dưới gây tê thần kinh trên vai là một thủ thuật đơn giản, rẻ tiền, kết quả tốt trả lại tầm vận động khớp vai ngay sau thủ thuật, chỉ cần điều trị ngoại trú với thời gian ngắn và có thể áp dụng rộng rãi tại các tuyến y tế 65 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Lê Thị Hoài Anh (2001), Nghiêng cứu tác dụng điều trị VQKV bằng điện châm, xoa bóp kết hợp vận động trị liệu, Luận văn thạc sĩ Y học, Trường Đại học Y Hà Nội 2 Hà Hoàng Kiệm; “Viêm quanh khớp vai, chẩn đoán và điều trị" NXB TDTT 2015 3 Trần Ngọc Ân (1999), “Viêm quanh khớp vai”, Bệnh khớp, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 334 – 344 4 Nguyễn Hữu Huyền và Võ Xuân Nội, Đánh giá hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng nghẽn tắc bằng vật lý trị liệu kết hợp tập vận động, tạp chí y dược học quân sự, số 3-2008, trang 12-17 5 Trần Ngọc Ân và cộng sự (2000), Tài liệu nghiêng cứu khoa học, Bệnh viện Bạch Mai Hà Nội 6 Vũ Quang Bích (2007), “Viêm quanh khớp vai và cách điều trị”, Tạp chí sức khỏe và đời sống, số ra tháng 10/ 2007 7 Bộ môn giải phẫu – Đại học Y Hà Nội (1996), Giải phẫu học tập I, Nhà xuất bản Y học Hà Nội, tr 35 – 59 8 Cao Minh Châu (2002), “Phục hồi chức năng vai tay”, Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, NXB Y học, tr 721 – 722 9 Dương Xuân Đạm (2004), Vật lý trị liệu đại cương – Nguyên lý và thực hành, NXB Văn hóa thông tin, tr 293 – 343 10 Lê Quang Đạo (2005), “Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm quanh khớp vai bằng phương pháp vật lý trị liệu”, Tạp chí sinh lý học, tập 9 (1), tr 42 – 47 11 Đào Mạnh Hùng (1995), Sử dụng siêu âm để phát hiện tổn thương trong viêm quanh khớp vai Luận văn thạc sỹ khoa học y dược, Hà Nội 12 Nguyễn Thị Thu Hiền (2005), Đánh giá hiệu quả phương pháp xoa bóp bấm huyệt điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần tại khoa Y học cổ truyền, bệnh viện Xanh Pôn Hà Nội Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội 66 13 Dương Trọng Hiếu (1992), “Kết hợp day bấm huyệt với điện xung điều trị viêm quanh khớp vai”, Tổng hội Y Dược học Việt Nam (2), tr 20 – 22 14 Lê Thị Kiều Hoa (2006), “Tập theo tầm vận động khớp”, Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, NXB Quân đội, tr 181 – 185 15 Phạm Việt Hoàng (2005), Đánh giá tác dụng của phương pháp xoa bóp bấm huyệt Y học cổ truyền trong điều trị viêm quanh khớp vai Luận văn Bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội 16 Đoàn Quang Huy (1999), Nghiên cứu tác dụng điều trị viêm quanh khớp vai của cây bạch hoa xà, Luận văn Thạc sỹ Y học, trường Đại học Y khoa Hà Nội 17 Hà Hoàng Kiệm (2006), “Phục hồi chức năng cho bệnh nhân thấp ngoài khớp”, Vật lý trị liệu và Phục hồi chức năng, NXB Quân đội, tr 278 – 284 18 Nguyễn Thị Lực (1999), Nghiên cứu các thể bệnh của viêm quanh khớp vai, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội 19 Nguyễn Trọng Lưu (1998), Điều trị bằng các dòng điện xung, Tài liệu tập huấn chuyên nghành Cục Quân y 20 Hoàng Văn Lý và cộng sự (1996), “Một số nhận xét qua 50 trường hợp viêm quanh khớp vai ở người có tuổi được điều trị bằng phương pháp xoa bóp bấm huyệt tại Bệnh viện Hữu Nghị” Tạp chí Y học, tập 225 (9), tr 102 – 104 21 Nguyễn Thị Nga (2006), Đánh giá hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai thể đơn thuần bằng thuốc kết hợp Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội 22 Nguyễn Xuân Nghiên, Trần Văn Chương, Cao Minh Châu, Trần Trọng Hải… (1991), “Các bài tập theo tầm vận động khớp”, Bài giảng phục hồi chức năng, NXB Y học, tr 160 – 164 23 Nguyễn Xuân Nghiên, Cao Minh Châu, Trần Trọng Hải, Vũ Bích Hạnh, Trần Quốc Khánh… (2005), “Các bài tập theo tầm vận động khớp”, Vật lý trị liệu – Phục hồi chức năng Xưởng in Trường Đại học Y khoa Hà Nội, tr 121 – 128 67 24 Nguyễn Vĩnh Ngọc (2008), “Chớ coi thường viêm quanh khớp vai”, Tin tức tổng hợp Bệnh viện Việt Đức 20 /02 /2008, pp 1 – 4 25 Đặng Văn Tam (1996), Kết quả điều trị viêm quanh khớp vai bằng điện châm xoa bóp, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, trường Đại học Y Hà Nội 26 Lương Chí Thành (2008), “Đau vai”, Tạp chí thông tin Y Dược Việt Nam, 249/GP – CBC, CIMSI 2008 27 Nguyễn Thị Kim Xuyến (2002), “Bước đầu đánh giá hiệu quả điều trị viêm quanh khớp vai bằng laser He – Ne và điện trường tại BVĐKTT Tiền Giang từ tháng 09/ 2001 đến 09/ 2002”, NXB Y khoa Tiền Giang, Tạp chí Y học (2), tr 1 – 9 28 Lê Vinh (2001), “Thăm khám và vận động khớp vai”, Y học bằng tay, Nhà xuất bản Y học, tr 168 – 185 29 Ngô Thế Vinh và đồng nghiệp (1982), “Phương pháp đo tầm hoạt động khớp”, Tài liệu chuyên đề Y học phục hồi XX, Thành phố Hồ Chí Minh, tr 60 – 75 30 Nguyễn Quang Vinh (1996), Kết quả điều trị tổn thương khớp vai ở 123 bệnh nhân bằng phương pháp vật lý trị liệu – phục hồi chức năng, Luận văn bác sỹ chuyên khoa cấp II, Học Viện Quân Y 31 Alper B S (2006), “Adhesive capsulitis”, J Musculoskel Med 23(1), pp 57 32 Anton H A (1993), “Practises physical medicine and rehabilitation in Vancuver”, He is residency training director for physical medicine and rehabilitation and head of the division of rehabilitation medicine at the University of British Columbia (39), pp 1773 – 1777 33 Codman EA (1934), “The shoulder”, In Thomas T Rupture of the suprapinatus tendon and other lesions in or about subacrominal Bursa, Boston 34 Calis M, Demir H, Ulker S, Kirnap M, Duygulu F, Calis HT Is intraarticular sodium hyaluronate injection an alternative treatment in patients with adhesive capsulitis? Rheumatol Int 2006; 26: 536-540 68 35 Cinar M, Akpinar S, Derincek A, Circi E, Uysal M   Comparison of arthroscopic capsular release in diabetic and idiopathic frozen shoulder patients Arch Orthop Trauma Surg 2010; 130: 401-406 36 Dias R, Cutts S (2005), “Frozen shoulder”, BMJ (331), pp 1453 – 1456 37 Milgrom C, Novack V … (2008), “Risk factors for idiopathic frozen shoulder”, Isr Med Assoc J 2008 – PubMed Result, 10(5), pp 361 – 364 38 Miranda H, Juntura E V… (2001), “Apropective study of work related factors and physical exercise as predictors of shoulder pain”, Occup Environ Med (58), pp 528 – 534 39 Neer C S (1972), “Anterior Acomioplasty for the chronic impingement syndrome in the shoulder: a preliminary report”, J Bone Join Surg Am Jan, 54 (1), pp 41 – 50 40 Philip W McClure, Jason Bialker (2004), “Shoulder function and 3dimensional kinematics in people with shoulder impingement syndrome before and after a 6- Week exercise program”, Physical therapy, Vol 84, No 9, pp 832 – 848 41 Roy S (1977), “Painful shoulder and painful arcs”, Department of rheumatology and rahabilitation, Leicester Royal Infirmary, R Oldham, British medical journal 12 november 1977, pp 1286 42 Samnani M (2004), “Passive exercises coupled with therapeutic activities – a comparative study in the managemet of frozen shoulder”, The indian Journal of Occupational Therapy: Vol XXXVI: No II 43 Jones DS, Chattopadhyay C Suprascapular nerve block for the treatment of frozen shoulder in primary care: a randomized trial Br J Gen Pract 1999; 49:39-41 44 The McGill Range of Motion Index – McRomi (08/ 2005) 45 Van der Windt DA, van der Heijden GJ, Scholten RJ, Koes BW, Bouter LM.  The efficacy of non-steroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDS) for shoulder complaints A systematic review J Clin Epidemiol 1995; 48:691-704 69 46 Vermeulen H M, Rozing P M (2006), “Comparison of high – grade and low – grade mobilization techniques in the management of adhesive capsulitis of the shoulder: randomized cotrolled trial”, Phys The Vol 86 (3), pp 355 – 368 47 Vecchio PC, Adebajo AO, Hazleman BL Suprascapular nerve block for persistent rotator cuff lesions J Rheumatol 1993; 20:453-5 48 Van der Windt DA, van der Heijden GJ, Scholten RJ, Koes BW, Bouter LM.  The efficacy of non-steroidal anti-inflammatory drugs (NSAIDS) for shoulder complaints A systematic review J Clin Epidemiol 1995; 48:691-704 49 Parris WC Suprascapular nerve block: a safer technique Anesthesiology 1990; 72:580-1 50 Kelley MJ, McClure PW, Leggin BG Frozen shoulder: evidence and a proposed model guiding rehabilitation J Orthop Sports Phys Ther 2009; 39:135-148 51 Wassef MR Suprascapular nerve block: a new approachfor the management of frozen shoulder Anaesthesia 1992; 47:120-4 70 71 ... hiệu điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng kỹ thuật gây tê, kỹ thuật kéo nắn trị liệu khớp vai bệnh viện phục hồi chức Sơn La ” với mục tiêu: - Đánh giá kết giảm đau tầm vận động khớp vai. .. mỏm vai 1.2.7 Điều trị viêm quanh khớp vai thể đông cứng (tắc nghẽn) Viêm quanh khớp vai thể đông cứng thể bệnh khó khăn điều trị Vấn đề bao khớp bị viêm dính, dày xơ hóa dẫn đến bó cứng khớp. .. điều trị viêm quanh khớp vai thể đơng cứng, Nhóm nghiên cứu - Khoa Vật lý trị liệu - Bệnh viện Phục hồi chức Sơn La nghiên cứu đưa kỹ thuật bóc tách viêm dính khớp vai gây tê thần kinh vai Hội

Ngày đăng: 05/07/2019, 09:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ, KÝ HIỆU VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI

  • DANH MỤC BẢNG

  • DANH MỤC HÌNH

  • ĐẶT VẤN ĐỀ

  • CHƯƠNG 1

  • TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1. GIẢI PHẪU CHỨC NĂNG KHỚP VAI [7], [38], [46].

      • 1.1.1. Cấu tạo của xương khớp và động tác của khớp vai

        • Hình 1.1. Các thành phần cấu tạo của khớp vai

        • 1.1.2. Bao khớp và dây chằng

          • Hình 1.2. Dây chằng và bao khớp ổ chảo-cánh tay

          • 1.1.3. Gân và cơ vùng vai

            • Hình 1.3. Các dây chằng liên quan đến khớp vai

            • 1.1.4. Các bao hoạt dịch

              • Hình 1.4. Các bao hoạt dịch khớp vai

              • 1.1.5. Thần kinh và mạch máu vùng khớp vai

              • 1.1.5.1. Động mạch

                • Hình 1.5. Động mạch vùng vai

                • 1.1.5.2. Thần kinh

                • Khớp vai được nuôi dưỡng và chi phối bởi bó mạch thần kinh cánh tay. Ngoài ra khớp vai còn được chi phối bởi các rễ thần kinh vùng cổ, vùng trên lưng và các hạch giao cảm cổ, ở đây có những đường phản xạ ngắn vì vậy khi có tổn thương gây kích thích ở đốt sống cổ, trung thất, lồng ngực đều có thể gây nên các dấu hiệu vùng vai [7].

                  • Hình 1.6. Thần kinh vùng vai

                  • 1.2. VIÊM QUANH KHỚP VAI

                    • 1.2.1. Định nghĩa

                    • 1.2.2. Nguyên nhân

                    • 1.2.3. Phân loại

                    • 1.2.4. Sự thường gặp

                    • 1.2.5. Cơ chế bệnh sinh của viêm quanh khớp vai

                    • 1.2.6. Chẩn đoán viêm quanh khớp vai thể đông cứng (tắc nghẽn):

                      • Hình 1.7. Hình ảnh viêm dính bao khớp qua nội soi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan