Bình giảng đoạn thơ sau:

2 646 0
Bình giảng đoạn thơ sau:

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bình giảng đoạn thơ sau: "Những đường VB của ta Vui lên Việt Bắc,đèo De, núi Hồng" HƯỚNG DẪN CỦA CƯỜNGVĂN I. Mở bài II. Thân bài 1. Vị trí đoạn thơ (13.1) 2. Bình giảng Trong đoạn thơ này TH không hề sử dụng dù chỉ một từ "nhớ" nhưng cả đoạn thơ vẫn là TG của nỗi nhớ của kỉ niệm hiện về qua hồi tưởng của người về xuôi. Nó vẫn là những lời thơ được dệt bằng kỉ niệm nhưng không phải là kỉ niệm về thiên nhiên thơ mộng hoà với người bên nhau, mà là những kỉ niệm về những ngày kháng chiến gian khổ hào hùng. Nếu ở đoạn thơ trên TH đã nhắc đến " Rừng cây núi đá", nhắc đến "đất trời ta" đến "chiến khu" thì ở đây lời thơ lại mở ra với hình ảnh những con đường: "Những đường VB của ta" Đối với TH con đường luôn là biểu tượng của sự tiến lên phía trước. Hình ảnh ngả đường VB ở đây gắn liền với sự mở rộng của CM của kháng chiến, với sự lớn mạnh của chiến khu VB. Đằng sau lời thơ cũng ẩn giấu cả niềm tự hào kín đáo trước quyền làm chủ thiêng liêng đối với những con đường trên mặt đất nơi chiến khu VB. Nhà thơ còn cảm nhận được sức mạnh cụ thể của những lực lượng tham gia kháng chiến. Hình ảnh so sánh "Đêm …rung" đã gợi lên một sức mạnh lớn lao có tiềm ẩn vũ trụ sức mạnh lay trời chuyển đất của những bước chân hành quân đánh giặc, bước chân CM. Cái sức mạnh ấy càng trở lên cụ thể hơn khi được diễn tả qua âm thanh được gợi lên với từ láy tượng thanh "rầm rập" , lời thơ khéo léo làm hiện lên những đêm chuyển quân hào hùng những đêm hành quân không ngủ nơi chiến khu VB. Hai dòng thơ đầu đoạn thể hiện ấn tượng cảm nhận khía quát về sự lớn mạnh của CM, thì bốn dòng thơ tiếp triển khai cụ thể sức mạnh ấy qua hình ảnh của dân công, bộ đội. TH đã khéo léo làm hiện lên sức mạnh vô hạn và sự đông đảo của những đoàn quân đi đánh giặc qua từ láy "điệp…trùng". Những đoàn quân như nối tiếp nhau trải dài không dứt hết lớp này qua lớp khác. Hình ảnh "ánh sao đầu súng" có thể hiểu được là ánh sao trên mũ của mỗi người chiến sĩ hành quân. Vẫn bằng một từ "cùng" nhà thơ đã gợi lên đuợc cái chung của những người lính. Dừ những đoàn quân đông đảo vô tận "trùng trùng" "điệp điệp" không dứt nhưng những người lính ở đó vẫn có nhiều điểm chung. Họ cùng chung mũ nan chung ánh sao đêm, đầu súng, và nhất là chung quyết tâm đánh đuổi kẻ thù. Cái chung và sự đông đảo này cũng được nhấn mạnh thêm qua hình ảnh dân công "Dân công….từng đoàn"…lửa bay". Đó là những con người cùng chung ngọn đuốc trong đêm, chung bước chân nát đá… Những hình ảnh thậm xưng này đã làm cho những người dân công bình thường bỗng trở lên lớn lao hơn và có tầm vóc khổng lồ, có sức mạnh vô song. Hình ảnh "muôn tàn lửa bay" như làm cho sống động hơn đêm vắng, làm cho những đêm hành quân cũng trở lên lung linh hơn, thi vị hơn huyền ảo hơn. Cách nhìn cách cảm của nhà thơ đã xoá đi cái khó khăn vất vả của những đêm hành quân, để làm nổi bật hơn sự đông đảo sức mạnh lớn lao và không khí hào hùng của những ngày kháng chiến. Lời thơ vì vậy in đậm dấu ấn cảm hứng lãng mạn và khuynh hướng sử thi. Từ trong những đêm hành quân hào hùng, nhà thơ như cũng đã cảm nhận được cái tươi sáng của tương lai: "Nghìn đêm……mai lên" Hình ảnh "nghìn đêm….dày" không chỉ là hình ảnh tả thực về những đêm hành quân mà còn kín đáo gợi lên cái tăm tối bế tắc của cả một quá khứ nô lệ, những ngày bị kẻ thù xâm chiếm trong tương quan của hai dòng thơ này, hình ảnh "đèn pha bật sáng" vì vậy ít nhiều cũng có ý nghĩa tượng trưng. Nó là ánh sáng của tương lai, của ngày mai, của niềm tin hi vọng chung của toàn dân tộc trong những ngày kháng chiến về một tương lai tươi đẹp hơn. Với TH việc nói về những đoàn quân "điệp - trùng" những đoàn quân "dân công đỏ đuốc'' chẳng qua là để khẳng định sức mạnh đoàn kết khẳng định tinh thần lòng chung thuỷ, sức mạnh toàn dân tộc trong cuộc kháng chiến Chính tinh thần đoàn kết ấy đã làm nên chiến thắng: "Tin vui thắng trận …núi hồng" Hàng loạt các địa danh nơi chiến khu VB đã đi vào thơ rất khéo léo gợi lên vô vàn những phạm vi không gian khác nhau trải dài khắp đất trời VB. Các chiến thắng nhờ phép liệt kê liên tiếp đã hiện về dồn dập nối tiếp nhau không dứt, chiến thắng này chưa qua chiến thắng khác đã vọng về. Cả không gian VB như ngập tràn chiến thắng, những chiến thắng lây lan từ miền này sang miền khác, từ địa danh này sang địa danh khác vừa khẳng định sức mạnh đồng lòng chung sức của con người vừa thể hiện niềm tự hào lớn lao. Cũng vì vậy càng về cuối đoạn thơ phơi phới niềm vui, phơi phới tinh thần lãng mạn. Cả đoạn thơ đều là những kỉ niệm là nỗi nhớ về những ngày hành quân chiến đấu và chiến thắng. Những sự việc, sự kiện thuần tuý thời sự chính trị này qua hồn thơ TH dường như đã có một sức sống mới, một sinh mệnh nt mới. Nó đã hóa thân thành kỉ niệm đặc trưng cho VB để ngưòi về xuôi mang theo trong buổi biệt li độc đáo này. Thể thơ lục bát (13) III. Kết bài . Thân bài 1. Vị trí đoạn thơ (13.1) 2. Bình giảng Trong đoạn thơ này TH không hề sử dụng dù chỉ một từ "nhớ" nhưng cả đoạn thơ vẫn là TG của nỗi. Bình giảng đoạn thơ sau: "Những đường VB của ta Vui lên Việt Bắc,đèo De, núi Hồng" HƯỚNG DẪN CỦA CƯỜNGVĂN I. Mở bài II. Thân bài 1. Vị trí đoạn

Ngày đăng: 03/09/2013, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan