Lịch sử 4 cả năm

20 407 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Lịch sử 4 cả năm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lịch sử: NƯỚC VĂN LANG I. Mục tiêu: Sau bài học, HS nêu được: - Nhà nước đầu tiên trong lịch sử nước ta là nhà nước Văn Lang, ra đời vào khoảng 700 năm TCN, là nơi người Lạc Việt sinh sống. - Tổ chức xã hội của nhà nước Van Lang gồm 4 tầng lớp: Vua Hùng, các lạc tướng và lạc hầu, lạc dân, tầng lớp thấp kém nhất là nô tì. - Những nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt. - Một số tục lệ của người Lạc Việt còn được lưu giữ tới ngày nay. II: Đồ dùng dạy học: - Phiếu học tập; Lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Thời gian hình thành và địa phận của nước Văn Lang: - T treo lược đồ Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ ngày nay. - HS qs lược đồ và đọc SGK, thảo luận nhóm 2 điền thông tin vào phiếu học tập: - Các nhóm trình bày kết quả. - Hướng dẫn HS xác định thời gian ra đời của nước Văn Lang trên trục thời gian. * KL: Nhà nước đầu tiên trong lịch sử của dân tộc ta là nước Văn Lang. Nước Văn Lang ra đời vào khoảng 700 năm TCN trên khu vực của sông Hồng, sông Mã, sông Cả, đây là nơi người Lạc Việt sinh sống. HĐ3: Các tầng lớp trong xã hội Văn Lang: - HS đọc SGK và điền tên các tầng lớp trong xã hội Văn Lang vào sơ đồ: - HS trình bày sơ đồ. * T nhận xét và kết luận: Xã hội Văn Lang có bốn tầng lớp chính. Đứng đầu nhà nước có vua, gọi là Hùng Vương. Giúp vua cai quản đất nước có các lạc hầu và lạc tướng. Dân thường thì được gọi là lạc dân, tầng lớp thấp kém nhất là nô tì. HĐ4: Đời sống vật chất, tinh thần của người Lạc Việt: - HS quan sát hình và đọc SGK thảo luận nhóm 6 điền thông tin về đời sống vật chất và tinh thần của người Lạc Việt vào bảng thống kê ở phiếu học tập. - Các nhóm báo cáo kết quả. - HS dựa vào bảng thống kê mô tả một số nét về cuộc sống của người Lạc Việt. HĐ5: Phong tục của người Lạc Việt: - HS thảo luận theo cặp trả lời các câu hỏi: + Hãy kể tên một số câu chuyện cổ tích, truyền thuyết nói về các phong tục của người Lạc Việt mà em biết? ( Sự tích bánh chưng bánh dày, Sự tích dưa hấu, Sơn Tinh, Thuỷ Tinh; Sự tích Chử Đồng Tử, . ) + Địa phương chúng ta còn lưu giữ các phong tục nào của người Lạc Việt? ( tục ăn trầu, dấu vật, làm bánh chưng, bánh dày . ) HĐ6: Củng cố, dặn dò: - Trong một lần đến thăm đền Hùng, Bác Hồ đã nói với đại đoàn quân tiên phong khi về tiếp quản thủ đô: " Các vua Hùng đã có công dựng nước, bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước". Em có suy nghĩ gì về câu nói của Bác Hồ? - HS về nhà học bài và chuẩn bị bài " Nước Âu Lạc" Lịch sử: NƯỚC ÂU LẠC I.Mục tiêu: Sau bài học, HS nêu được: Lịch sử: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ NHẤT ( Năm 981 ) I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Lê Hoàn lên ngôi vua là phù hợp với yêu cầu của đất nước và hợp với lòng dân. - Kể lại được diễn biến của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược. - Ý nghĩa thắng lợi của cuộc kháng chiến. II. Đồ dùng dạy học: Lược đồ; Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Đinh Bộ Lĩnh đã có công gì? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Tình hình nước ta trước khi quân Tống xâm lược. - HS hđộng nhóm hai, thảo luận, làm việc vói phiếu học tập. - Các nhóm nối tiếp trình bày kết quả. - Lớp thảo luận: + Lê Hoàn lên ngôi vua trong hoàn cảnh nào? (…ĐBL và con trai cả Đinh Liễn bị giết hại. Con trai thứ Đinh Toàn lên ngôi nhưng còn quá nhỏ, không lo nổi việc nước. Quân Tống lợi dụng thời cơ đó sang xâm lược nước ta…) + Việc Lê Hoàn được tôn lên làm vua có được nhân dân ủng hộ không? (…rất được nhân dân ủng hộ…) HĐ2: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ nhất. - T treo lược đồ khu vực cuộc kháng chiến chống quân Tống lần thứ nhất. - HS hđộng nhóm 4 quan sát lược đồ và đọc SGK cùng xây dựng diễn biến theo câu hỏi gợi ý sau: + Quân Tống xâm lược nước ta vào năm nào? (…năm 981…) + Quân Tống tiến vào nước ta theo những đường nào? (…theo hai con đường, quân thuỷ theo cửa sông Bạch Đằng, quân bộ tiến vào theo đường Lạng Sơn) + Kể lại hai trận đánh lớn giữa quân ta và quân Tống? (Tại cửa sông Bạch Đằng, cũng theo kế của Ngô Quyền, Lê Hoàn cho quân ta đóng cọc ở cửa sông để đánh địch.Bản thân ông trực tiếp chỉ huy quân ở đây. Nhiều trận đấu ác liệt đã xảy ra giữa ta và địch, kết quả quân thuỷ của địch bị đánh lui. Trên bộ, quân ta chặn đánh giặc quyết liệt ở ải Chi Lăng buộc chúng phải lui quân) + Kết quả của cuộc kháng chiến ntn? ( Quân giặc chết quá nửa, tướng giặc bị giết. Cuộc kháng chiến hoàn toàn thắng lợi) - Đại diện 3 – 4 nhóm dựa vào kết quả thảo luận lên trình bày lại diễn biến cuộc khởi nghĩa chống quân Tống lần thứ nhất. - T hỏi: Cuộc kháng chiến chống quân Tống thắng lợi có ý nghĩa ntn đối với lịch sử dân tộc ta? (…đã giữ vững nền độc lập của nước nhà và đem lại cho nhân dân ta niềm tự hào, lòng tin ở sức mạnh dân tộc) 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại nội dung bài học ở SGK Lịch sử: NHÀ LÝ DỜI ĐÔ RA THĂNG LONG I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Tiếp theo nhà Lê là nhà Lý. Lý Thái Tổ là ông vua đầu tiên của nhà Lý. Ông cũng là người đầu tiên xây dựng kinh thành Thăng Long ( nay là Hà Nội ) - Kinh đô Thăng Long thời Lý ngày càng phồn thịnh. II. Đồ dùng dạy học: Bản đồ hành chính Việt Nam; Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: 1 HS thuật lại diễn biến cuộc kháng chiến chống quân Tống của nhân dân ta trên lược đồ. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Nhà Lý - Sự tiếp nối của nhà Lê. - HS đọc SGK trả lời các câu hỏi sau: + Sau khi Lê Đại Hành mất, tình hình đất nước ntn? (…Lê Long Đỉnh lên làm vua. Nhà vua tính tình rất bạo ngược nên lòng người rất oán hận ) + Vì sao khi Lê Long Đỉnh mất, các quan trong triều lại tôn Lý Công Uẩn lên làm vua? ( …ông là một vị quan trong triều đình nhà Lê. Ông vốn là người thông minh văn võ đều tài, đức độ cảm hoá được lòng người…) + Vương triều nhà Lý bắt đầu từ năm nào? ( …từ năm 1009 ) HĐ2: Nhà Lý dời đô ra Đại La, đặt tên kinh thành là Thăng Long. - T treo bản đồ hành chính Việt Nam – HS chỉ vị trí của vùng Hoa Lư – Ninh Bình và vị trí của Thăng Long – Hà Nội. - HS hđộng nhóm 2 đọc SGK, để lập bảng so sánh vào phiếu bài tập. - Các nhóm trình bày két quả - Lớp nhận xét, thống nhất. - HS thảo luận: Lý Thái Tổ suy nghĩ ntn mà quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La? ( …cho con cháu đời sau xây dựng cuộc sống ấm no ) - T giới thiệu: Mùa thu năm 1010, Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư ra Đại La và đổi tên thành Thăng Long. Sau đó, Lý Thánh Tông đổi tên nước là Đại Việt. HĐ3: Kinh thành Thăng Long dưới thời Lý. - HS quan sát tranh, ảnh ở SGK, trả lời câu hỏi: Thăng Long dưới thời Lý được xây dựng ntn? * KL: Thăng Long, có nhiều lâu đài, cung điện, đền chùa. Dân tụ họp làm ăn ngày càng đông và lập nên nhiều phố, phường nhộn nhịp, vui tươi. 3. Củng cố, dặn dò: - HS đọc lại nội dung bài học ở SGK - HS học bài và chuẩn bị bài “ Chùa thời Lý” Lịch sử: CHÙA THỜI LÝ I. Mục tiêu: Sau bài học, HS nêu được: - Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển, chùa chiền được xây dựng ở nhiều nơi. - Chùa là công trình kiến trúc đẹp, là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi sinh hoạt văn hoá của cộng đồng. II. Đồ dùng dạy học: Các tranh ảnh minh hoạ ở SGK. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Vua Lý Thái Tổ suy nghĩ thế nào khi dời đô ra Đại La và đổi tên là Thăng Long? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Đạo phật khuyên làm điều thiện, tránh làm điều ác. - HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Đạo Phật du nhập vào nước ta từ bao giờ và có giáo lý ntn? (…từ rất sớm … khuyên người ta phải biết yêu thương đồng loại, phải biết nhường nhịn nhau, giúp đỡ người gặp khó khăn, không được đối xử tàn ác với loài vật,…) + Vì sao nhân dân ta tiếp thu đạo Phật? ( Vì giáo lý của đạo Phật phù hợp với lối sống và cách nghĩ của nhân dân ta…) * KL: Đạo Phật có nguồn gốc từ Ấn Độ, đạo Phật du nhập vào nước ta từ thời phong kiến phương Bắc đô hộ. Vì giáo lý của đạo Phật có nhiều điểm phù hợp với cách nghĩ, lối sống của nhân dân ta nên được nhân dân tiếp nhận và tin theo. HĐ2: Sự phát triển của đạo Phật dưới thời Lý. - HS hđộng nhóm 4, thảo luận: + Những sự việc nào cho ta thấy dưới thời Lý đạo Phật rất thịnh đạt? (…được truyền bá rộng rãi trong cả nước, nhân dân theo đạo Phật rất đông, nhiều nhà vua thời này cũng theo đạo Phật…; Chùa mọc lên khắp nơi, năm 1031, triều đình bỏ tiền xây 950 ngôi chùa, nhân dân cũng đóng góp tiền xây chùa ) * KL: Dưới thời Lý, đạo Phật rất phát triển và được xem là Quốc giáo. HĐ3: Chùa trong đời sống sinh hoạt của nhân dân. - HS đọc SGK, quan sát tranh ảnh, trả lời câu hỏi: Chùa gắn với sinh hoạt văn hoá của nhân dân ta như thế nào? ( Chùa là nơi tu hành của các nhà sư, là nơi tế lễ của đạo Phật nhưng cũng là trung tâm văn hoá của các làng xã. Nhân dân đến chùa để lễ Phật, hội họp, vui chơi…) 3. Củng cố, dặn dò: - Theo em những ngôi chùa thời Lý còn lại đến ngày nay có giá trị gì đối với văn hoá dân tộc? (…khẳng định nền văn hoá lâu đời và bản sắc riêng của dân tộc; là những di tích văn hoá có giá trị,…) - HS học bài và chuẩn bị bài “ Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai” Lịch sử: CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG QUÂN TỐNG XÂM LƯỢC LẦN THỨ HAI ( 1075 – 1077 ) I. Mục tiêu: Sau bài học, HS biết: - Trình bày sơ lược nguyên nhân, diễn biến, kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống dưới thời Lý; Kể về anh hùng dân tộc LTK. - Tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm kiên cường, bất khuất của dân tộc ta. II. Đồ dùng dạy học: Lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Vì sao đến thời Lý, đạo phật trở nên thịnh đạt nhất? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Lý Thường Kiệt chủ động tấn công quân xâm lược Tống. - T giới thiệu về nhân vật lịch sử Lý Thường Kiệt. - HS đọc SGK từ “ Năm 1072 … rồi rút về nước”, trả lời các câu hỏi sau: + Khi biết quân Tống đang xúc tiến việc chuẩn bị xâm lược nước ta lần thứ hai, LTK có chủ trương gì?( … đem quân đánh trước để chặn mũi nhọn của giặc ) + Ông đã thực hiện chủ trương đó ntn? (… LTK chia quân thành hai cánh, bất ngờ đánh vào nơi tập trung quân lương của nhà Tống, rồi rút về nước ) + Theo em việc LTK chủ động cho quân sang đánh Tống có tác dụng gì? (…để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống ) *KL: LTK chủ động tấn công nơi tập trung lương thảo của quân Tống để phá âm mưu xâm lược nước ta của nhà Tống. Vì trước đó, khi nghe tin vua Lý Thánh Tông mất, vua Lý Nhân Tông còn nhỏ, nhà Tống đã lợi dụng tình hình khó khăn của nước ta để chuẩn bị kéo quân sang xâm lược. HĐ2: Trận chiến trên sông Như Nguyệt. - T treo lược đồ phòng tuyến sông Như Nguyệt và trình bày diễn biến cho HS nghe. - HS hđộng nhóm 6, nhớ và xây dựng lại các ý chính của diễn biến kháng chiến chống quân xâm lược Tống. - Đại diện 2 – 3 nhóm lên tường thuật lại diễn biến trận chiến trên sông Như Nguyệt. HĐ3: Kết quả của cuộc kháng chiến và nguyên nhân thắng lợi. - HS đọc SGK từ “ Sau hơn ba tháng … Nền độc lập của nước ta được giữ vững”, trả lời các câu hỏi sau: + Em hãy trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai? ( Quân Tống chết quá nửa và phải rút về nước, nền độc lập của nước Đại Việt được giữ vững ) + Theo em, vì sao nhân dân ta có thể giành được chiến thắng vẻ vang ấy? *KL: Cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai đã kết thúc thắng lợi vẻ vang, nền độc lập của nước ta được giữ vững. Có được thắng lợi ấy là vì nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước, tinh thần dũng cảm, ý chí quyết tâm đánh giặc, bên cạnh đó có sự lãnh đạo tài giỏi của Lý Thường Kiệt. 3. Củng cố, dặn dò: - Giới thiệu bài thơ “ Nam quốc sơn hà” - HS về học bài và chuẩn bị bài “ Nhà Trần thành lập” Lịch sử: NHÀ TRẦN THÀNH LẬP I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Nêu được hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. - Nêu được tổ chức bộ máy hành chính nhà nước, luật pháp, quân đội thời Trần và những việc nhà Trần làm để xây dựng đất nước. - Thấy được mối quan hệ gần gũi, thân thiết giữa vua với quan, giữa vua với nhân dân dưới thời nhà Trần. II. Đồ dùng dạy học: Tranh minh hoạ ở SGK; Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Trình bày kết quả của cuộc kháng chiến chống quân Tống xâm lược lần thứ hai? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Trần. - HS trả lời các câu hỏi sau: + Hoàn cảnh nước ta cuối thế kỉ XII ntn? ( …nhà Lý suy yếu, nội bộ triều đình lục đục, đời sống nhân dân khổ cực. Giặc ngoại xâm lăm le xâm lược nước ta. Vua Lý phải dựa vào thế lực của nhà Trần ( Trần Thủ Độ ) để giữ ngai vàng ) + Trong hoàn cảnh đó nhà Trần đã thay thế nhà Lý ntn? ( Vua Lý Huệ Tông không có con trai nên truyền ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng. Trần Thủ Độ tìm cách cho Lý Chiêu Hoàng lấy Trần Cảnh, rồi nhường ngôi cho chồng. Nhà Trần được thành lập ) *KL: Khi nhà Lý suy yếu, tình hình đất nước khó khăn, nhà Lý không còn gánh vác được việc nước nên sự thay thế nhà Lý bằng nhà Trần là một điều tất yếu. HĐ2: Nhà Trần xây dựng đất nước. - HS làm việc nhân với phiếu học tập. - HS nối tiếp báo cáo kết quả. - T hỏi thêm: Hãy tìm những sự việc cho thấy dưới thời Trần, quan hệ giữa vua và quan, giữa vua và dân chưa quá xa cách? ( Vua Trần cho đặt chuông lớn ở thềm cung điện để nhân dân đến thỉnh khi có việc cầu xin hoặc oan ức. Trong các buổi yến tiệc, có lúc vua và các quan nắm tay nhau ca hát vui vẻ ) * KL: Nhà Trần đã lập lại bộ máy nhà nước từ trung ương đến địa phương. Xây dựng quân đội, có chính sách để phát triển nông nghiệp. 3. Củng cố, dặn dò: - 2 HS đọc lại phần ghi nhớ ở SGK. - Nhận xét giờ học. - HS về học bài và chuẩn bị bài “ Nhà Trần và việc đắp đê” Lịch sử: NHÀ TRẦN VÀ VIỆC ĐẮP ĐÊ I. Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Nhà Trần rất quan tâm tới việc đắp đê, phòng lũ lụt. - Đắp đê giúp cho nông nghiệp phát triển và là cơ sở xây dựng khối đoàn kết dân tộc. - Bảo vệ đê điều và phòng chống bão lụt ngày nay là truyền thống của nhân dân ta. - Có ý thức bảo vệ đê điều và phòng chống lũ lụt. II. Đồ dùng dạy học: Tranh cảnh đắp đê dưới thời nhà Trần. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Nêu các chính sách được nhà Trần thực hiện để xây dựng đất nước? 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Điều kiện của nước ta và truyền thống chống lũ lụt của nhân dân ta. - HS đọc SGK và trả lời các câu hỏi sau: + Nghề chính của nhân dân ta dưới thời Trần là nghề gì? (…nông nghiệp ) + Sông ngòi ở nước ta ntn? (…chằng chịt…) + Sông ngòi tạo ra những thuận lợi và khó khăn gì cho sản xuất nông nghiệp và đời sống nhân dân? (…cung cấp nước cho việc cấy trồng nhưng cũng thường xuyên tạo ra lũ lụt làm ảnh hưởng đến mùa màng sản xuất và cuộc sống của nhân dân ) * KL: Từ thưở ban đầu dựng nước, cha ông ta đã phải hợp sức để chống lại thiên tai địch hoạ. Trong kho tàng truyện cổ Việt Nam cauu chuyện “ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh” cũng nói lên tinh thành đấu tranh kiên cường của cha ông ta trước lũ lội. Đắp đê phòng chống lụt lội đã là một truyền thống có từ ngàn đời của người Việt. HĐ2: Nhà Trần tổ chức đắp đê chống lụt. - HS hđộng nhóm 4, đọc SGK thảo luận trả lời câu hỏi: Nhà Trần đã tổ chức đắp đê chống lụt ntn? - Các nhóm trình bày kết quả. - Lớp nhận xét, thống nhất. * KL: Nhà Trần quan tâm đến việc đắp đê phòng chống lụt bão: Đặt chức quan Hà đê sứ để trông coi việc đắp đê; Đặt ra lệ mọi người đều phải tham gia đắp đê; Hàng năm con trai từ 18 tuổi trở lên phải dành một số ngày tham gia việc đắp đê; Có lúc, các vua Trần cũng tự mình trông nom việc đắp đê;… HĐ3: Kết quả công cuộc đắp đê của nhà Trần. - HS đọc SGK trả lời câu hỏi: Nhà Trần đã thu được kết quả ntn trong công cuộc đắp đê? ( Hệ thống đê điều đã được hình thành dọc theo sông Hồng và các con sông lớn khác ở ĐBBB và Bắc Trung Bộ ) * KL: Dưới thời Trần, hệ thống đê điều đã được hình thành giúp cho sản xuất nông nghiệp phát triển, đời sống nhân dân thêm no ấm, công cuộc đắp đê trị thuỷ cũng làm cho nhân dân ta thêm đoàn kết. 3. Củng cố, dặn dò: - Địa phương em, nhân dân đã làm gì để phòng chống lũ lụt? - HS học bài và chuẩn bị bài “ Cuộc kháng chiến chống quân Mông – Nguyên” Lịch sử: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu: * HS biết: - Các giai đoạn lịch sử từ bài 11 đến bài 14. - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong các thời kì rồi thể hiện nó tren trục thời gian. II. Đồ dùng dạy học: - Băng và hình vẽ trục thời gian. - Một số tranh ảnh. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Làm việc cả lớp: - T treo băng thời gian lên bảng. - HS trao đổi và gắn nội dung của mỗi gian đoạn. - HS nêu lại. - T tổng kết. HĐ3: Làm việc theo nhóm: - HS hoạt động nhóm 6, thảo luận ghi các sự kiện tương ứng với thời gian có trên trục thời gian. - Các nhóm trình bày kết quả lên bảng. - Lớp nhận xét, thống nhất. - T nhận xét, tổng kết. HĐ4: Củng cố, dặn dò: - T hệ thống lại nội dung bài học. - HS về học bài chuẩn bị cho kiểm tra học kì I Lịch sử: NƯỚC TA CUỐI THỜI TRẦN I. Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể: - Nêu được tình hình nước ta cuối thời Trần. - Hiểu được sự thay thế nhà Trần bằng nhà Hồ. - Hiểu được vì sao nhà Hồ không thắng được quân xâm lược. II. Đồ dùng dạy học: Phiếu học tập. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: 1. Bài cũ: Nhận xét kết quả bài kiểm tra. 2. Bài mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Tình hình đất nước cuối thời Trần. - HS hđộng nhóm 4 thảo luận và làm việc theo nd phiếu học tập. - Đại diện 2 -3 nhóm trình bày . - Các nhóm khác nhận xét, bổ sung. * KL: Giữa thế kỉ XIV, nhà Trần bước vào thời kì suy yếu. Vua quan ăn chơi sa đoạ, bóc lột nhân dân tàn khốc. Nhân dân cực khổ, căm giận nổi dậy đấu tranh. Giặc ngoại xâm lâm le xâm lược nước ta. HĐ2: Nhà Hồ thay thế nhà Trần. - HS đọc SGK và lần lượt trả lời các câu hỏi sau: + Em biết gì về Hồ Quý Ly? (…là quan đại thần có tài của nhà Trần) + Triều Trần chấm dứt vào năm nào? Nối tiếp nhà Trần là triều đại nào? (Năm 1400, nhà Hồ do Hồ Quý Ly đứng đầu lên thay nhà Trần, xây thành Tây Đô ( Vĩnh Lộc, Thanh Hoá), đổi tên nước là Đại Ngu). + HQL đã tiến hành những cải cách gì để đưa nước ta thoát khỏi tình hình khó khăn? (…thay thế các quan cao cấp của nhà Trần bằng những người thực sự có tài, đặt lệ các quan phải thường xuyên xuống thăm dân. Quy định lại số ruộng đất, nô tì của quan lại, quý tộc, nếu thừa phải nộp cho nhà nước. những năm có nạn đói nhà giàu buộc phải bán thóc và tổ chức nơi chữa bệnh cho nhân dân) + Theo em viêc HQL truất ngôi vua Trần và tự xưng làm vua là đúng hay sai? Vì sao? ( …là đúng vì lúc đó nhà Trần lao vào ăn chơi, hưởng lạc, không quan tâm đến phát triển đất nước, nhân dân đói khổ, giặc ngoại xâm lâm le. Cần có triều đại khác thay thế nhà Trần gánh vác giang sơn) + Theo em, vì sao nhà Hồ lại không chống lại được quân xâm lược nhà Minh? (Vì nhà Hồ chỉ dựa vào quân đội, chưa đủ thời gian thu phục long dân, dựa vào sức mạnh đoàn kết của các tầng lớp xã hội ) * KL: Năm 1400, HQL truất ngôi vua Trần, lập nên nhà Hồ. Nhà Hồ đã tiến hành nhiều cải cách tiến bộ đưa đất nước thoát khỏi khó khăn. Tuy nhiên, do chưa đủ thời gian đoàn kết được nhân dân nên nhà Hồ đã thất bại trong cuộc kháng chiến chống quân Minh xâm lược. Nhà Hồ sụp đổ, nước ta rơi vào ách đô hộ của nhà Minh. 3. Củng cố, dặn dò: - Theo em nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đỏ của một triều đại phong kiến? (Do vua quan lao vào ăn chơi sa đoạ, không quan tâm đến đời song nhân dân, phát triển đất nước…) - HS học bài và chuẩn bị bài “ Chiến thắng Chi Lăng” Lịch sử: CHIẾN THẮNG CHI LĂNG [...]... giai đoạn lịch sử đã học III Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Thống kê lịch sử: - T treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã học ( nhưng che phần nội dung ) - T lần lượt đặt câu hỏi để HS nêu các nội dung trong bảng thống kê - T nhận xét, chốt ý đúng và mở nội dung ở bảng thống kê đã chuẩn bị HĐ3: Thi kể chuyện lịch sử: - HS tiếp nối nhau nêu tên các nhân vật lịch sử tiêu... của nhân dân vì thế nhân dân vô cùng căm phẫn Triều Nguyễn là triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam Lịch sử: TỔNG KẾT I Mục tiêu: Giúp HS: - Hệ thống được quá trình phát triển của nước ta từ buổi đầu dựng nước đến giữa thế kỉ thứ XIX - Nhớ được các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu trong quá trình dựng nước và giữ nước của dân tộc ta từ thời Hùng Vương đến buổi đầu thời... và chuẩn bị bài “ Nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Thăng Long” Lịch sử: NGHĨA QUÂN TÂY SƠN TIẾN RA THĂNG LONG Lịch sử: QUANG TRUNG ĐẠI PHÁ QUÂN THANH I Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Thuật lại diễn biến trận Quang Trung đại phá quân Thanh theo lược đồ - Quân Quang Trung rất quyết tâm và tài trí trong việc đánh bại quân xâm lược nhà Thanh - Cảm phục tinh thần quyết chiến, quyết thắng quân xâm lược... mất ( 1792 ) Người đời sau đều thương tiếc một ông vua tài năng đức độ nhưng mất sớm - Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về nhà vua Quang Trung - HS học bài và chuẩn bị bài “ Nhà Nguyễn thành lập” Lịch sử: NHÀ NGUYỄN THÀNH LẬP I Mục tiêu: Học xong bài này, HS biết: - Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào, kinh đô đóng ở đâu và một số ông vua thời Nguyễn - Nhà Nguyễn thành lập một chế độ quân chủ hà... mới: * Giới thiệu bài: HĐ1: Hoàn cảnh ra đời của nhà Nguyễn: - HS trao đổi nhóm 2, trả lời câu hỏi: + Nhà Nguyễn ra đời trong hoàn cảnh nào? (Khi vua Quang Trung mất triều Tây Sơn suy yếu Lợi dụng hoàn cảnh đó Nguyễn Ánh đã đem quân tấn công lật đổ nhà Tây Sơn và lập ra nhà Nguyễn ) + Sau khi lên ngôi hoàng đế, Nguyễn Ánh lấy niên hiệu là gì? Đặt kinh đô ở đâu? Từ 1802 đến năm 1858, triều Nguyễn đã trải... cuộc khai hoang ở địa phương - HS về học bai fvà chuẩn bị bài “ Thành thị ở thế kỉ XVI – XVII” THÀNH THỊ Ở THẾ KỈ XVI – XVII Lịch sử: I Mục tiêu: Sau bài học, HS nêu được: - Vào thế kỉ XVI – XVII, nước ta nổi lên ba đô thị lớn đó là Thăng Long, Phố Hiến, Hội An - Mô tả được cảnh các đô thị lớn thế kỉ XVI – XVII - Sự phát triển của thành thị phản ánh sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là thương... việc đang tiến hành thuận lợi thì vua Quang Trung mất ( 1792 ) Người đời sau đều thương tiếc một ông vua tài năng đức độ nhưng mất sớm - Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về nhà vua Quang Trung - HS học bài và chuẩn bị bài “ Nhà Nguyễn thành lập” Lịch sử: KINH THÀNH HUẾ I Mục tiêu: Sau bài học, HS có thể nêu được: - Sơ lược về quá trình xây dựng kinh thành Huế: sự đồ sộ, vẻ đẹp của kinh thành và lăng... công nhận kinh thành Huế là di sản văn hoá thế giới 3 Củng cố, dặn dò: - HS hoạt động nhóm 6 làm bài tập vào phiếu học tập để tìm hiểu thêm về kinh thành Huế - HS về học bài và chuẩn bị bài “ Tổng kết” Lịch sử: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG I Mục tiêu: HS biết: - Kể được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung - Tác dụng của chính sách đó II Đồ dùng dạy... nhân - T đưa các mốc thời gian: + Ngày 20 tháng chạp năm Mậu Thân ( 1789 ) … + Đêm ngày mồng 3 tết Kĩ Dậu ( 1789 ) … + Mờ sáng ngày mồng 5 … - HS dựa vào SGK điền các sự kiện chính tiếp vào đoạn ( … ) trong phiếu bài tập cho phù hợp với mốc thời gian - HS thuật lại diễn biến sự kiện Quang Trung đại phá quân Thanh qua lược đồ HĐ2: Làm việc cả lớp - Hướng dẫn để HS thấy được quyết tâm đánh giặc và... voi, áo bào xạm đen khói súng, đi đầu đại quân chiến thắng tiến vào Thăng Long giữa muôn ngàn tiếng reo hò - HS về học bài và chuẩn bị bài “ Những chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung” Lịch sử: NHỮNG CHÍNH SÁCH VỀ KINH TẾ VÀ VĂN HOÁ CỦA VUA QUANG TRUNG I Mục tiêu: HS biết: - Kể được một số chính sách về kinh tế và văn hoá của vua Quang Trung - Tác dụng của chính sách đó II Đồ dùng dạy . Mông – Nguyên” Lịch sử: ÔN TẬP HỌC KÌ I I. Mục tiêu: * HS biết: - Các giai đoạn lịch sử từ bài 11 đến bài 14. - Kể tên những sự kiện lịch sử tiêu biểu trong. đoạn lịch sử đã học. III. Các hoạt động dạy học chủ yếu: HĐ1: Giới thiệu bài: HĐ2: Thống kê lịch sử: - T treo bảng có sẵn nội dung thống kê lịch sử đã

Ngày đăng: 01/09/2013, 22:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan