Lịch sử singapo, brunay... - Thầy Hoàng

91 567 4
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Lịch sử singapo, brunay... - Thầy Hoàng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

VÀ (TỪ THẾ KỈ XVI ĐẾN NHỮNG NĂM CỦA THẬP NIÊN 1980) MỤC LỤC PHẦN I. MALAYA CHƯƠNG I: THỜI CẬN ĐẠI I. Malacca dưới ách thống trò của Bồ Đào Nha và Hà Lan (1511 – 1824) II. Thực dân Anh bành trướng ở Malaya (1786 – 1910) III. Tình hình kinh tế, chính trò và xã hội Malaya CHƯƠNG II: TRONG THỜI KÌ KHỦNG HOẢNG CỦA CHẾ ĐỘ THUỘC ĐỊA I. Giữa hai cuộc chiến (1918 – 1941) II. Những năm bò Nhật chiếm đóng (1941 – 1945). CHƯƠNG III: ĐẤU TRANH GIÀNH ĐỘC LẬP VÀ XÂY DỰNG ĐẤT NƯỚC I. Từ sau chiến tranh thế giới thứ Hai II. Liên bang Malaysia (8.1957 – 9.1963) III. Malaysia (9.1963 .) PHẦN II. SINGAPORE PHẦN III. BRUNEI 2 Do vò trí đòa lí nằm án ngữ ngay trên đường biển nối liền các nước Tây Âu với những vủng đất trồng cây hương liệu và các loại cây nhiệt đới phương Đông, Malaya trở thành vùng đầu tiên ở Đông Nam Á có quan hệ thương mại với những lái buôn - cướp biển Bồ Đào Nha, những kẻ tiên phong của chủ nghóa tư bản thực dân Tây Âu. Năm 1505, một đoàn tàu Bồ Đào Nha gần 40 chiếc do Francisco de Almeida chỉ huy bỏ neo ngoài khơi Malacca. Ngay đầu năm sau, vua Bồ Đào Nha đã ra lệnh cho Almeida tìm cách lập ngay tại hải cảng này một pháo đài kiêm thương điếm nhằm hỗ trợ cho việc phát triển hoạt động buôn bán hương liệu và khống chế đường biển từ Tây sang Đông ngang qua eo biển cùng tên. Malacca vào thời điểm này thuộc lãnh thổ vương triều Hồi giáo Malacca, ra đời năm 1400. Từ một làng nhỏ nằm trên cửa sông Malacca vào đầu thế kỉ XV, nhờ một số điều kiện thuận lợi mà Malacca đã mau chóng phát triển thành một thành phố cảng phồn thònh nhất trong vùng, trung tâm của một vương quốc hùng mạnh mà lãnh thổ lúc cực thònh của nó dưới triều vua Mahmud (1488 – 1511) đã bao gồm phần lớn bán đảo Malaya (lãnh thổ cực bắc lan rộng đến Patani), một phần Đông Bắc Sumatra. Như vậy toàn bộ eo biển Malacca đều bò vương quốc cảng nàykhống chế. Thực ra ngay trong thời kì cực thònh, Malacca đã chứa trong lòng không ít nhược điểm cơ bản. Do Malacca buôn bán với nhiều vùng khác nhau trên thế giới mà ở vương quốc cảng tập trung nhiều sắc dân khác nhau: người Ả Rập từ Cairo, Mecca và Aden, người Ấn từ Gujerat, Malabar và Coromandel, thương nhân Xiêm từ Arakan, Pegu, người Chàm, Khmer, Trung Quốc, những người sống ở Java, Maluku, Banda và những đảo khác . Tomes Pires ước tính ở Malacca người ta nói đến 84 thứ tiếng. Những người nước ngoài đến đây để làm giàu trong khi người bản xứ lại có mức sống thấp kém hơn rất nhiều. Nông nghiệp, nghề sinh sống chủ yếu của người bản xứ, không được chú ý phát triển. Là người sở hữu chủ tất cả đất đai, sultan hầu như không làm gì cả để cải tiến tình trạng lạc hậu của nông nghiệp. Hậu quả là Malacca phải thường xuyên đối phó với nạn thiếu hụt thực phẩm. Giá sinh họat cao bất thường, và tình trạng này càng thêm trầm trọng do các sắc thuế đặc biệt đánh trên thực phẩm. Giới nông dân, ngư phủ và lao động nhập cư cũng như binh só người Malaya có một mức sống chỉ đủ để tồn tại. Một chỗ nhược khác của các sultanat Malacca nói riêng, các sultanat Malaya nói chung, là những cuộc đấu tranh xâu xé nội bộ để giành quyền thừa kế ngai vàng và cả chức vụ bendahara giữa hai dòng họ có thế lực nhất và kình chống nhau rất ác liệt là Tun Perat và Tun Ali đã làm lực lượng bò suy yếu và gây chia rẽ trầm trọng trong nội bộ. Trên bán đảo Malaya trước đó chưa bao giờ tồn tại một quốc gia hùng mạnh đủ sức lấn át các tiểu quốc khác để cho ra đời một đất nước thống nhất. Quan hệ giữa các 3 tiểu quốc Malaya với nhau là quan hệ thân thuộc và thống trò. Từ thế kỉ VII đến thế kỉ XVI, các tiểu quốc Malaya phải thần phục các vương triều ở Java và Sumatra. Phải đợi đến khi vương quốc Majapahit bò sụp đổ đầu thế kỉ XV thì Malacca mới có cơ hội khẳng đònh vai trò của nó trong lòch sử Malaya như là quốc gia đầu tiên có lãnh thổ bao gồm gần như toàn bộ bán đảo Malaya hiện nay. Sự nghiệp thống nhất các tiểu quốc Malaya chỉ thật sự diễn ra từ năm 1456, dưới triều vua Mansur (1459 – 1477). Như vậy quốc gia Malaya thống nhất – nếu có thể được gọi như vậy – ra đời không lâu trước khi chạm trán với người Bồ Đào Nha. Triều đại cực thònh của Mahmud chưa làm được gì nhiều để cố kết quốc gia non trẻ này thành một khối chặt chẽ. Quan hệ giữa Malacca và các tiểu quốc vẫn còn là quan hệ thần phục của các thế lực phong kiến cát cứ trước chính phủ phong kiến tập quyền trung ương. Ý thức dân tộc chưa có điều kiện bắt rễ sâu vào đời sống dân tộc để trở thành một thứ tình cảm không thể thiếu được, một nhân tố đoàn kết các tiểu quốc Malaya vào sự nghiệp chung đối phó với mối đe doạ xâm lược từ bên ngoài. Một nguyên nhân khác khiến quan hệ giữa các tiểu quốc Malaya cho đến thế kỉ XVI còn lỏng lẻo là vì trình độ phát triển của lực lượng sản xuất nói chung còn rất thấp: ngoại trừ một số rất ít cảng có được bộ mặt phồn thònh nhờ buôn bán với thế giới bên ngoài như Malacca, còn kì dư trên đại bộ phận lãnh thổ còn lại nền kinh tế hoàn toàn mang tính chất tự nhiên. Vả chăng, Malacca là một cảng – kho hàng đầu mối mua bán và phân phối các nguồn hàng được vận chuyển từ nơi khác đến chứ không phải là nơi buôn bán các sản phẩm đòa phương. Thành phần cư dân phức tạp, có tinh thần dân tộc yếu ớt, tình trạng khan hiếm lương thực, tình trạng nội bộ xâu xé, mối quan hệ rời rạc với các chư hầu; đó là những chỗ yếu cơ bản khiến Malacca bò thất thủ trước một lực lượng xâm lược không lấy gì làm đông, tạo cơ hội cho chủ nghóa thực dân phương Tây có được chỗ đứng thuận lợi trong buổi đầu bành trướng của nó ở Đông Nam Á. I. MALACCA DƯỚI ÁCH THỐNG TRỊ CỦA BỒ ĐÀO NHA VÀ HÀ LAN (1511 – 1825). Từ năm 1511, lịch sử Malaya gắn liền với lòch sử bành trướng thuộc đòa của thực dân châu Âu ở Đông Nam Á. Dù cho đến trước cuối thế kỉ XVIII trên bán đảo chỉ mỗi Malacca bò thực dân chiếm, nhưng sự hiện diện của bọn này đã tác động đến tình hình phát triển của các tiểu quốc Malaya trong các quan hệ kinh tế và chính trò của phần đất này ở Đông Nam Á. I.1.Thực dân Bồ Đào Nha tổ chức cai trò Malacca. Sau khi chiếm được Malacca, người Bồ Đào Nha đã dựng lên ở đó một pháo đài vững chắc hầu biến thành phố cảng này thành một trong những cứ điểm chính của đế 4 quốc thực dân Bồ Đào Nha ở phương Đông, cùng với Goa, Daman, Diu, Ormuz và Sokotra. Việc cai trò Malacca được tổ chức theo cách sau: người giữ trọng trách kinh tế là tư lệnh pháo đài (từ năm 1571 mang danh hiệu Thống đốc phương Nam) do vua Bồ Đào Nha bổ nhiệm theo nhiệm kì 3 hoặc 4 năm. Giúp việc cho ông này là Hội đồng thành phố gồm một số thành viên do phó vương Goa chỉ đònh, thẩm phán chính, thư kí hội đồng, 7 thẩm phán được bầu để phụ trách công tác tư pháp và tài chính của thành phố và một số thành viên vì nghóa vụ (giám mục .). Quân đồn trú và hạm đội Malacca do viên tổng tư lệnh chỉ huy, cũng được phó vương bổ nhiệm trong thời hạn 3 năm. Người Bồ Đào Nha giữ lại một số chức vụ của sultanat cũ: bendahara phụ trách tất cả những dân cư không theo đạo Thiên Chúa và người nước ngoài; temenggong cai quản dân bản đòa (Malaya và Menangkabau) sinh sống ở vùng Malacca; shahbandar – người giúp việc của bendahara – được giao trách nhiệm đánh thuế các tàu thuyền không phải của người Bồ Đào Nha và tiếp đãi các phái viên ngoại quốc đưa họ đến gặp thống đốc. Các cộng đồng người châu Á – Trung Quốc, Java, Tamil – đều có người phụ trách riêng. Nhiệm vụ của họ là đại diện chính quyền Bồ Đào Nha để đảm bảo luật pháp và trật tự công cộng. Chính sách cai trò của người Bồ Đào Nha ở Malacca mang nhiều mâu thuẫn. Họ chủ tâm duy trì thành phố cảng này như là thương cảng-kho hàng giống như trước, nơi luồng hàng hoá từ Ấn Độ phải đi ngang qua đó để đến vùng quần đảo, đồng thời họ lại muốn biến Malacca thành một trong những pháo đài chính bảo vệ độc quyền thương mại của Bồ Đào Nha ở các vùng biển phía Nam. Chính quyền thuộc đòa muốn tất cả các tàu thuyền qua lại eo biển chỉ được cập bến mỗi Malacca và sẵn sàng áp dụng chế độ khủng bố tàn bạo để duy trì chính sách độc quyền thương mại này, nhưng lại đánh thuế rất cao trong khi để cho tàu của người Bồ Đào Nha được hưởng mọi ưu đãi. Tất cả các tình hình trên đã khiến các thương nhân châu A,Ù nhất là thương nhân Hồi giáo, bỏ đến các cảng khác ở Bắc và Đông Sumatra, ở Nam bán đảo Malaya, Tây Java. Nạm tham nhũng lan tràn trong các viên chức. Một nhược điểm khác trong chế độ thống trò của Bồ Đào Nha là chính sách hẹp hòi tôn giáo đã dẫn đến những hành động tàn bạo đối với cư dân đòa phương vốn theo Hồi giáo. Tồn tại trong một thế giới Malaya-Indonesia Hồi giáo thù đòch, quyền lực của thực dân Bồ Đào Nha ở Malaya chưa bao giờ vượt quá phạm vò Malacca và vùng phụ cận. Mặt Nam, Đông và Bắc Malacca bò bao vây bởi các tiểu quốc Johore, Pahang và Perak nằm dưới quyền cai trò của các hậu duệ triều Malacca, vốn rất thù hận kẻ xâm lược. Ngay sau khi chiếm được Malacca và trong suốt thời kì thống trò ở đây, thực dân Bồ Đào Nha đã phải đương đầu với sự chống đối của cộng đồng người Java đông đúc. Các sultanat Bắc và Đông Java thường xuyên đe dọa con đường thương mại từ Malacca 5 đến quần đảo Maluku – trung tâm buôn bán gia vò vốn cũng đã bò thực dân Bồ Đào Nha khống chế. I.2.Cuộc chiến tranh tam giác Johore-Acheh-Malacca trong thế kỉ XVI – XVII. Đối thủ chính của thực dân Bồ Đào Nha là sultanat Johore vốn chiếm vai trò hàng đầu trong số các tiểu quốc Malaya trong các thế kỉ XVI- XVIII. Johore ngay từ đầu đã quyết liệt chống người Bồ Đào Nha nhằm hai mục đích: cản trở thực dân Bồ Đào Nha xác lập độc quyền thương mại ở eo biển, chiếm lại và phục hồi sultanat Malacca. Trong nửa đầu thế kỉ XVI, trước khi cuộc chiến tranh tam giác Johore-Acheh-Malacca thuộc Bồ Đào Nha khởi sự, sultanat Johore đã nhiều lần (1515 -1519, 1523, 1524) tổ chức các cuộc tiến công vào Malacca hoặc vây hãm ngặt nghèo thành phố cảng này; nhưng chính nó cũng bò thực dân Bồ Đào Nha tiến công (1526, 1536). Nằm ở cực Bắc Sumatra, sultanat Acheh chỉ một thời gian ngắn sau khi Malacca bò thất thủ đã vươn lên thành một trong những trung tâm thương mại chính của quần đảo nhờ việc các thương nhân châu Á không còn sử dụng đường hàng hải đi gnang qua eo biển Malacca, mà đi đường vòng qua Bắc Sumatra, chạy dọc theo bờ biển Tây nam đảo này và vòng lên eo biển Sondes để đến vùng quần đảo. Sau khi khuất phục các cảng Pedir và Pasé ở Bắc Sumatra, Acheh đã lao vào cuộc chiến tranh giành quyền kiểm soát đường hàng hải qua eo biển Malacca chống lại thực dân Bồ Đào Nha và sultan Johore. Kéo dài gần một thế kỉ , từ năm 1530 đến năm 1636, khi Iskandar Shah của Acheh từ trần, đánh dấu thời kì suy sụp của sultanat này, cuộc chiến tranh tam giác Johore-Acheh-Bồ Đào Nha đã đào sâu mâu thuẫn giữa hai tiểu quốc Malaya-Indonesia chính của thời này khiến chúng không thể tập hợp lực lượng đánh đuổi kẻ thù xâm lược, làm cho thực dân Bồ Đào Nha duy trì được ách thống trò ở Malacca vốn dó chưa bao giờ đóng một vai trò gì lớn hơn là một pháo đài thương điếm giữa một thế giới Malaya-Indonesia thù đòch trong suốt 130 năm để rồi cuối cùng bò đánh bật khỏi đây, không phải bởi người bản xứ mà bởi hai cường quốc thực dân khác – Anh và Hà Lan. Đến đây cũng cần đề cập đến sự kiện là cuộc đấu tranh chống thực dân Bồ Đào Nha đã tạo điều kiện cho đạo Hồi tăng cường ảnh hưởng ở các sultanat ven biển. Các nước này đã trở thành trung tâm truyền bá đạo Hồi đến quần đảo. Chính trong thế kỉ XVI mà đạo Hồi đã giành được ưu thế trong thế giới Malaya-Indonesia. Chiến thắng của đạo Hồi không chỉ tác động đến các mối quan hệ nội tại của vùng bờ biển Đông Nam Á, mà còn ảnh hưởng cả đến các quan hệ phát triển hơn về văn hóa giữa Đông Nam Á với Ấn Độ và các nước Trung, Cận Đông; đạo Hồi, đến lượt nó, đã trở thành 6 ngọn cờ duy nhất tập hợp các sultanat ven biển trong cuộc chiến tranh chống lại bọn thực dân ngoại nhập. I.3. Thực dân Anh và Hà Lan xuất hiện ở vùng eo biển Malacca. Cũng giống như người Bồ Đào Nha và Tây Ban Nha, người Anh và Hà Lan đến Đông Nam Á là để săn tìm hương liệu. Năm 1592, đoàn tàu thám hiểm của Anh đã cập bến đảo Penang. Năm 1995, đoàn tàu thám hiểm của Hà Lan đã đi ngang qua eo biển Malacca để đến quần đảo Indonesia. Dù tập trung sự chú ý vào Maluku, Anh và Hà Lan vẫn hoạt động tích cực ở Tây và Nam Malaya, cố đặt cơ sở ở vùng chiến lược quan trọng này. Phù hợp với quan điểm dựa vào sức mạnh của hải quân để bành trướng hoạt động thương mại cướp đoạt, Công ty Đông Ấn Hà Lan (V.O.C.) đã tìm cách tấn công cứ điểm vững chắc nhất của Bồ Đào Nha ở Malacca để đánh bạt ảnh hưởng của nước này khỏi Đông Nam Á. Năm 1637, Hà Lan đã lập liên minh với Johore. Từ tháng 6.1640 đến tháng 1.1641, quân đội liên minh Hà Lan-Johore đã tiến công Malacca. Ngày 14.1.1461, Malacca bò thất thủ vào tay thực dân Hà Lan. I.4.Ách thống trò của thực dân Hà Lan ở Malacca và trên bán đảo Malaya. Đối với người Hà Lan, giá trò của Malacca chủ yếu nằm trong lónh vực quân sự: đây là một pháo đài vững chắc án ngữ con đường đi ngang qua eo biển Malacca. Malacca không còn là đòa điểm quốc tế nữa vì V.O.C. cố gắng tập trung hoạt động tạo dựng một nền thương mại giữa Viễn Đông và quần đảo Indonesia, Ấn Độ và Batavia. Vả chăng phầlớn thương nhân cũng đã rời bỏ thành phố từ năm 1635. Dân số cũng bò sút giảm nhiều – từ 20.000 xuống còn 1.600 khi thành phố bò Hà Lan chiếm. Malacca chỉ còn là pháo đài ở eo biển và trung tâm thương mại của bán đảo. Các sản phẩm gia vò từ Java, Xiêm, Sumatra và Bengal cũng như vải từ Ấn Độ là những mặt hàng chính nhập vào Malacca, còn mặt hàng xuất khẩu quan trọng nhất là thiếc. Cũng như người Bồ Đào Nha, V.O.C. cố gắng giành độc quyền thương mại, buộc các tàu thuyền đi ngang qua eo biển phải cập bến Malacca và đóng thuế cao. Công ty đã ép các sultan trên bán đảo, nhất là Perak và Kedah kí các hiệp ước theo đó họ bò buộc phải bán cho công ty thiếc và hồ tiêu với giá hạ, phong toả bờ biển, xây dựng pháo đài, nhất là dọc theo bờ biển Negri-Sembilan, Selangor và cả Perak, và cho tàu tuần phòng eo biển. Perak và Kedah đã đấu tranh không ngừng chống lại chính sách độc quyền thương mại của Hà Lan. Trong nửa sau thế kỉ XVII, các pháo đài và thương điếm mà công ty đã ngang nhiên xây dựng trên lãnh thổ của hai sultanat này lần lượt bò triệt hạ. Nhằm củng cố vò trí ở Malacca, V.O.C. đã chinh phục tiểu quốc Naning của người Menangkabau nằm gần đó. Tuy nhiên, trên thực tế quyền hành của người Hà 7 Lan, giống như người Bồ Đào Nha trước đó, bò giới hạn trong thành phố, và những mưu toan của họ nhằm tăng cường quyền hành ở vùng khác trên đảo Malacca đều không mang lại kết quả. I.5.Johore từ giữa thế kỉ XVII đầu đến thế kỉ XVIII. Năm 1641 mở ra thời kì phát triển hùng mạnh và thònh vượng của Johore. Hai đối thủ nguy hiểm nhất: thực dân Bồ Đào Nha bò loại khỏi Malacca, sultan Acheh bò suy yếu sau cái chết của sultanat Iskandar Tani. Sultan Abdul Jalil-Shah III (1623 – 1677) đã khuất phục Pahang, Đông Sumatra (Kampar, Siak, Indragiri), lập các liên minh thân cận với Patani, Jambi, mở rộng ảnh hưởng đến các tiểu quốc của người Menangkabau ở trung bộ Malacca. Hàng hóa từ các nơi này được chở đến kinh đô Johore là Batu Sawar đã biến nơi này thành trung tâm thương mại lớn, cạnh tranh có hiệu quả với Malacca. Nhưng cảnh phồn thònh này chỉ kéo dài có 25 năm. Một loạt biến cố đã khiến sultanat phải sụp đổ. Do sự kình đòch của hai phe phái trong triều mà cuộc hôn nhân giữa người thừa kế của sultan Johore và con gái của panregan (vua) Jambi bất thành. Cho là bò xúc phạm, vua Jambi đã cầm quân sang đánh vào kinh đô Batu Sawar. Năm 1673, kinh đô bò thất thủ. Thất bại này đã đánh dấu thời kì suy yếu và tan rã của Johore. Sultan Johore là Abdul Jalil IV (1677 – 1722) đã cầu viện đến sự giúp đỡ của các đội thân binh Bugis thiện chiến. Quân đội Jambi bò đẩy lui, nhưng ảnh hưởng của người Bugis đã tăng lên mau chóng đến mức khống chế cả Johore và một số sultanat vốn trước đây là chư hầu của Johore. Người Hà Lan đã mau chóng tìm cách lợi dụng khó khăn của Johore để giành độc quyền thương mại. Năm 1689, hai bên đã kí hiệp ước theo đó Hà Lan có quyền buôn bán mà không bò đánh thuế ở Johore và cấm thương nhân Ấn Độ không được ngụ cư trên lãnh thổ của sultanat. Năm 1718, vua Siak là Kechil đã đánh chiếm kinh đô Johore và tự xưng là sultan xứ này. I.6.Người Bugis ở Malaya và cuộc chiến đấu của họ chống thực dân Hà Lan. Trong thế kỉ XVIII trên chính trường Malaya đã xuất hiện một lực lượng mới là người Bugis, vốn là những thủy thủ can đảm, khéo léo, sinh sống bằng nghề cướp biển, buôn bán hoặc đánh thuê. Quê hương của họ là vùng Tây Nam bán đảo Sulawesi. Sau khi bò người Hà Lan chiếm năm 1667, người Bugis đã di cư hàng loạt sang bán đảo Malacca. Tại đây, khả năng thiện chiến của họ đã được giới quý tộc Johore sử dụng vào việc tranh chấp giành giật ngôi vua. Kết quả là năm 1722, Kechil bò đánh đuổi về Siak, em trai của Abdul-Jalil IV là Sulaiman (1722 -1760). Lên cầm quyền, 8 còn một trong những thủ lónh của người Bugis là Daining Merewah làm phó vương (Yam-tuan-Muda). Từ đó, quyền hành thực tế ở sultanat lọt vào tay người Bugis. Từ Johore, các thủ lónh Bugis tích cực mở rộng ảnh hưởng sang các sultanat Kechah, Perak, Selangor. Tình hình này đã khiến thực dân Hà Lan lo lắng. Thêm một lý do khác để họ bực dọc là các hoạt động thương mại và cướp biển của người Bugis đã phá tan chính sách độc quyền thương mại của Hà Lan. Dưới thời Yam-tuan-Muda Daing Kamboja (1745 – 1777) và Raja Jahi (1777-1784), Riau – trung tâm của Johore vào thời kì này – đã trở thành một cảng phồn thònh cạnh tranh với Malacca, thu hút các thương nhân Âu, Ấn, Hoa và Malaya. Thực dân Hà Lan đã tìm cách khai thác sự bất mãn của một bộ phận phong kiến Malaya bò người Bugis chèn ép. Cầm đầu họ là Mansur, sultan Trengganu. Ông này đã âm mưu với Sulaiman, sultan Johore, kêu gọi người Hà Lan giúp đỡ. Năm 1755, ở Malacca, V.O.C. và Sulaiman đã kí hiệp ước theo đo V.O.C. được độc quyền mua bán thiếc và quyền buôn bán trên lãnh thổ Johore mà không phải chòu thuế, còn những người Âu khác bò cấm hoạt động thương mại ở Johore. Bù lại V.O.C. hứa giúp sultan khôi phục quyền hành của mình, nghóa là đánh đuổi người Bugis. Bò đánh bại, năm 1758 người Bugis phải kí hiệp ước thừa nhận quyền lực của sultanat Johore và độc quyền mua bán thiếc của V.O.C. Nhưng chỉ sau năm đó, các lãnh tụ Bugis đã khôi phục quyền hành của mình ở Johore, và lợi dụng sự suy yếu của V.O.C., người Bugis đã phục hồi nền thương mại phồn thònh của Riau. Một nguồn sử liệu của Hà Lan thế kỉ XVIII đã chép rằng các thương nhân người Anh, Hoa, Bồ Đào Nha, Ấn Độ và cả từ Xiêm, Acheh và những vùng đất khác của quần đảo "đã đến Riau mua thuốc phiện, vải nâu, các hàng hoá Trung Quốc khác và đổi hàng hoá của mình . và dân cư Riau bán và mua mà không lấy lời nhiều". Sự hồi phục ảnh hưởng của người Bugis đã làm mối quan hệ giữa họ và người Hà Lan căng thẳng trở lại. Năm 1873, chiến tranh giữa hai bên lại bùng nổ. Dứơi sự trợ lực của Selangor và Rembau, người Bugis lúc đầu đã giành được thắng lợi lớn, nhưng sau khi vò thống soái của họ là Rajah Hagi tử trận (6.1784), thì tình hình trở nên bất lợi cho họ. Cuối tháng 10, người Bugis bò hạm đội Hà Lan đánh bại ở Riau. Ngày 1.11.1784, sultan Johore ký hiệp ước đầu hàng, chòu thừa nhận vò thế là chư hầu của V.O.C. phục hồi hiệp ước 1758, những người Bugis nào không sinh ở Riau phải rời quần đảo này. Còn sultan Selangor năm 1786 phải kí hiệp ước trao cho Công ty độc quyền mua bán thiếc. Tháng 2.1788, Công ty đã ép sultan Johore kí hiệp ước mới đặt sultanat dưới quyền kiểm soát hoàn toàn của họ. Kể từ nay, mọi công việc quan trọng đều do viên trú sứ Hà Lan giải quyết, kể cả quan hệ pháp lí giữa người ngoài và dân đòa phương. Năm 1797, nhờ người Anh chiếm các thuộc đòa của Hà Lan ở phương Đông, người Bugis mới có cơ hội quay lại Riau. Năm 1801, phong kiến Malaya và Bugis kí 9 hiệp ước phân chia quyền hành ở quần đảo Riau Linga: người Bugis nắm chức Yam- tuan-Muda, người Malaya – Temanggong. I.7.Tình hình chính trò và xã hội-kinh tế các tiểu quốc Malaya cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX. Phần phía bắc đảo (Patani, Ligor .) thuộc ảnh hưởng của Xiêm. Các sultanat miền Bắc (Kedah, Kelantan, Trengganu) cũng tự coi là chư hầu của Xiêm. Tuy nhiên, mối quan hệ thân thuộc này chủ yếu là hình thức. Cuối thế kỉ XVIII, vương quốc Kelantan ra đời trên cơ sở gồm thâu một số tiểu quốc nhỏ hơn. Nằm ở phía Nam Kedak và tiếp giáp về phía Đông với Kelantan và Pahang, sultanat Perak đã một thời mạnh lên dứơi triều Iskandar (1756 – 1770), nhưng sau đó đã rơi vào tình trạng nội bộ xâu xé lẫn nhau. Sultanat Selangor nằm ở phía Nam Perak. Quan hệ giữa hai bên thường mang tính chất thù đòch. Thậm chí năm 1804, sultan Salengor đã chiếm và thống trò Perak trong hai năm. Từ biên giới Selangor trải dài về phía Đông Nam là Negri- Sembilan, vùng đất ngụ cư của người Menangkabau. Năm 1773, chín tiểu quốc của họ đã tập hợp thành liên bang mang tên Negri- Sembilan (9 vương quốc). Chỉ riêng tiểu quốc Maning chòu thần phục Malacca thuộc Hà Lan. Như vậy vào cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX, bán đảo Malaya chỉ là tập hợp những tiểu quốc bé nhỏ, không có được bất kì một ảnh hưởng chính trò nào đáng kể. Johore bò thực dân Anh và Hà Lan xâu xé, Pahang là chư hầu của Riau. Xứ này đến lựợt mình lại lệ thuộc Hà Lan; còn Kedak, Kelantan và Trengganu là những chư hầu của Xiêm, riêng Kedak còn bò Anh uy hiếp và cưỡng đoạt đảo Penang và dải đất trên bán đảo Malaya đối diện; Patani và Johore bò sáp nhập vào lãnh thổ vương quốc Xiêm. Perak và Selangor đã phải hao tốn rất nhiều sức lực trong cuộc chiến đấu bảo vệ quyền độc lập chính trò chống lại Xiêm. Negri-Sembilan không thủ giữ một vai trò chính trò nào đáng kể. Nét độc đáo trong cấu trúc xã hội-kinh tế của các tiểu quốc Malaya từ cuối thế kỉ XVII là sự phát triển của chế độ sở hữu ruộng đất tư nhân. Cuối thế kỉ XVIII, các sultan chỉ còn thu được thuế trong phần lãnh thổ của mình, còn phần đất còn lại đã thuộc quyền sở hữu của phong kiến đòa phương. Lấy tư cách là đại diện chính quyền trung ương, phong kiến đã thu thuế, bắt người dân lao dòch và chiếm giữ phần nào đáng kể thuế đoan. 10 [...]... cho dù là hình thức, chế độ sultan, sử dụng phong kiến bản xứ như là công cụ thống trò của chính quyền thực dân Sau khi trấn áp được cuộc khởi nghóa nói trên, trong những năm 1876 – 1877, Anh đã lần lượt buộc các tiểu quốc Negri-Sembilan kí các hiệp ước cho phép các thương nhân vào mua bán và trong những năm 188 6-1 889, buộc các tiểu quốc này tiếp nhận trú sứ Sau Negri-Sembilan đến lượt Pahang, vốn cũng... giới thứ nhất, bán đảo Malaya đã trở thành thuộc đòa của Anh và bò chia thành 3 vùng khác nhau: - Straits Settlements, theo quy chế thuộc đòa, gồm: Singapore, Penang, Malacca, tỉnh Wellesley và đảo Dindings - Các tiểu quốc Liên bang Malaya (Federated Malaya States) gồm: Perak, Selangor, Negri-Sembilan và Pahang - Các tiểu quốc Malaya không Liên bang (Unfederated Malaya States) gồm: Kedah, Perlis, Kelantan,... tác phẩm rất nổi tiếng là "Tulifat al-Nafis" (Tặng phẩm quý giá) đề cập đến lòch sử của Singapore, Malacca và Johore Năm 1857, ông cho in cuốn văn phạm và từ đầu tiên của tiếng Malaya Đầu thế kỉ XX, luồng tư tưởng khai sáng của đạo Hồi đã được truyền từ Ai Cập và Thổ Nhó Kỳ đến Malaya, qua tờ "Al-Inam" (Lãnh tụ) xuất bản ở Singapore từ năm 1906 đến năm 1908 "Al-Inam" hô hào giải phóng cá nhân, cổ võ... công nhân trong dân số là cao nhất: cuối thập niên 192 0- ầu thập niên 1930, Malaya có 25 – 30 vạn công nhân đồn điền, 8 vạn công nhân mỏ thiếc và hàng vạn trong các ngành giao thông, bến cảng, chế biến tập trung ở Singapore, Kuala-Lumpur trong 4,3 triệu dân (1931), phong trào công nhân không thực sự mạnh vì bò ngăn cách bởi hàng rào dân tộc-tôn giáo - Phong trào giải phóng dân tộc 30 Nhìn chung, phong... 1821, lấy cớ sultan Ahmad Tajud-din (1798 – 1843) không thực hiện đầy đủ bổn phận của một nước chư hầu và cũng vì lí do muốn mở rộng ảnh hưởng đến sultanat Penang, vua Xiêm đã cho vời sultan đến Bangkok Lo sợ, Tajud-din đã từ chối Tức giận, vua Xiêm ra lệnh cho raja của sultanat Ligor kéo quân sang xâm chiếm Kedah Bò đánh bất ngờ và cũng không đủ lực lượng chống đỡ, Tajud-din bỏ chạy ra đảo Penang cầu... xuất tư bản chủ nghóa ở Malaya phát triển mạnh hơn so với các nước Đông Nam Á khác - Cấu trúc giai cấp – dân tộc Cấu trúc dân tộc và giai cấp của Malaya vốn đã bước đầu hình thành từ cuối thế kỉ XIX-đầu thế kỉ XX đã hoàn toàn được khẳng đònh trong 30 năm đầu thế kỉ XX 29 Số kiều dân người Hoa tăng từ 1,5 triệu (191 1-1 920) lên 2,379 triệu (1941), chiếm 43% dân số Họ chiếm tỉ lệ rất cao trong giới công... lónh canh-cấy rẽ Quan hệ tư bản chủ nghóa ở nông thôn còn rất yếu ớt Bộ mặt của nông thôn Malaya không thay đổi bao nhiêu so với trước kia Như vậy cho đến giữa thế kỉ XX, cấu trúc giai cấp-dân tộc ở Malaya là như sau: người Malaya theo đạo Hồi chiếm 42% dân số (2,278 triệu năm 1941); đa số họ là nông dân, tức còn bò chi phối bởi quan hệ sản xuất phong kiến, bò thống trò bởi các sultan và quý tộc-đòa chủ;... lan rộng đến vùng mỏ thiếc Larut thì Anh chủ trương can thiệp trực tiếp Tháng 11.1873, Andrew Clarke, thống đốc Straits Settlements, nhận được chỉ thò như sau: "Chính phủ Hoàng gia cho rằng cần sử dụng ảnh hưởng có được đối với các hoàng thân bản xứ để ráng cứu giúp các xứ giàu có và đang sản xuất khỏi nguy cơ bò phá sản nếu những cảnh rối loạn hiện nay cứ tiếp tục mà không bò chặn đứng lại" Chỉ thò... nghiên cứu cho rằng Phong trào Công-Nông đánh dấu một giai đoạn trong quá trình thành lập đảng cộng sản Trong những năm 1930, Quốc Dân Đảng tiếp tục có ảnh hưởng đáng kể đến bộ phận tiểu tư sản trong cộng đồng người Hoa thông 10() Pierre Fistié, Singapour et la Malaise, coll QueSais- je, ed PUF, Paris, 1960, p.96 32 qua các trường học của họ Dưới thời thống đốc Clement (193 0-1 934), chính quyền Anh đã kiểm... nhân mỏ than Batu-Arang đã kết thúc bằng cuộc khởi nghóa chiếm giữ thò trấn này trong một thời gian ngắn Một viên chức cảnh sát người Anh sau Theo tài liệu của đảng Cộng sản Malaya công bố năm 1945 (X Mc Lane, Soviet Strategies in Southeast Asie An Exploration of Eastern Policy under Lenin and Stalin, New Jersey, Princteton University Press, 1966, p.132) 12() Pan-Pacific Monthly, September-October 1930, . THỐNG TRỊ CỦA BỒ ĐÀO NHA VÀ HÀ LAN (1511 – 1825). Từ năm 1511, lịch sử Malaya gắn liền với lòch sử bành trướng thuộc đòa của thực dân châu Âu ở Đông Nam Á trước khi cuộc chiến tranh tam giác Johore-Acheh-Malacca thuộc Bồ Đào Nha khởi sự, sultanat Johore đã nhiều lần (1515 -1 519, 1523, 1524) tổ chức các cuộc tiến

Ngày đăng: 31/08/2013, 15:10

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan