Ve Tu tuong triet hoc Nho gia cua Khong tu

4 863 9
Ve Tu tuong triet hoc Nho gia cua Khong tu

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

tưởng triết học Nho gia của Khổng tử, quan điểm cơ bản của triết học Nho gia. Khác với Triết học phương tây, Triết học Phương đông nhấn mạnh mối quan hệ thống nhất giữa con người với thế giới tự nhiên, con người giữ vai trò chủ thể, còn thế giới tự nhiên là đối tượng nhân thức của con người, giữa con người và thế giới tự nhiên có sự hòa hợp, thống nhất, trong mối quan hệ ấy Triết học Phương đông đã đề cao sức mạnh của lý trí, sức mạnh duy của con người, Triết học Phương đông mang đậm tưởng của Triết học Nho giaTriết học của Phật giáo. Người sáng lập ra Triết học Nho giaKhổng Tử (551 - 419 Trước Công nguyên) dưới thời Xuân Thu, Ông có hơn 3000 học trò trong đó có 72 học trò thành đạt và nổi tiếng, kinh điển của Ông được biểu hiện trong Tứ thư và ngủ kinh. tưởng nổi bật và giữ vai trò quyết định trong triết học của Khổng tử tưởng thiên mạnh, con người sinh ra thì số mệnh đã được định đoạt trước giàu hay nghèo, sang hay hèn, hạnh phúc hay đau khổ, quân tử hay tiểu nhân, mạnh khỏe hay bệnh tật, một đất nước thịnh hay suy, chiến tranh hay hòa bình, dân no đủ hay loạn lạc, tất cả điều đó đều do mệnh trời quyết định con người không thể làm thay đổi được. tưởng thiên mệnh của Không Tử biểu hiện một thế giới quan duy tâm. Vì vậy con người phải biết quý trọng quỷ, thần, tuân theo và an bài với thiên mệnh của mình, có thể nói tưởng thiên mệnh là tưởng bao trùm và chi phối toàn bộ hệ thống triết học Nho gia, đây là khuynh hướng chủ yếu về mặt bản thể luận của Khổng Tử, xét trên trường phái Nhị nguyên thiên mệnh và nhân mệnh "Quỷ, thần thì xa, con người thì gần gủi, nên con người có thể tự định đoạt lấy mọi công việc của mình". Như vậy dù rất tin tưởng vào thiên mệnh, nhưng cũng có lúc Ông đã đề cao vai trò của con người, biểu hiện tưởng duy vật về lịch sử trong mối quan hệ giữa con người với trời đất. Xét về bản thể thuận thì Khổng Tử vẫn dao động giữa lập trường duy vật và duy tâm, bản thể luận của Ông mang tính nhị nguyên nên có thể nói Nho gia là một triết lý nhập thế. Sau tưởng thiên mệnh, Khổng tử đề cập đến con người, vai trò vị trí của từng con người trong xã hội. Theo Ông con người được chia làm 2 loại quân tử và tiểu nhân, đức tính của người quân tử là thành ý, chí tâm, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, việc làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi, dệt vải không phải là việc của người quân tử mà người quân tử chỉ lo việc đạo "người quân tử sáng lo việc đạo chiều chết cũng xong", người quân tử khoác trên vai sứ mệnh cai trị thiên hạ, còn kẻ tiểu nhân có trách nhiệm phải phụng sự người quân tử, kẻ tiểu nhân dù có học cũng không thể biết được, đây là sự phân chia giai cấp trong xã hội, chế độ phong kiến đã áp dụng một cách triệt để tưởng này, khi bàn về đạo nhân, "nhân" là phạm trù chi phối toàn bộ đời sống của người quân tử, nói đến nhân là nói đến lòng thương người, nhân chỉ có ở người quân tử còn kẻ tiểu nhân không thể có nhân, chỉ có người quân tử bất nhân, chứ không thể có kẻ tiểu nhân có nhân, nhân là một phạm trù trung tâm, chi phối các phạm trù khác, có nhân là có tất cả mối quan hệ đạo đức giữa con người với con người, có nhân tất có cả trí và dũng, còn có trí và có dũng chưa hẳn đã có nhân. Đức tính của người quân tử theo Không Tử là phải có nhân, trí, dũng, người có nhân không bao giờ buồn, người có trí thì không nhầm lẫn, người có dũng thì không bao giờ sợ hãi, Khổng Tử đã nêu lên những điểm mà người quân tử phải có từ hình thức bên ngoài đến lời nói và việc làm cần đạt được 9 điều: Khi nhìn thì phải nhìn cho minh bạch; khi nghe thì phải nghe cho rõ ràng; sắc mặt phải ôn hòa; tướng mạo phải trang nghiêm; nói năng phải trung thực; khi làm việc phải trọng sự kính nể; điều gì còn nghi hoặc thì phải hỏi han; khi tức giận thì phải nhớ tới hậu họa; khi thấy lợi ích thì phải nhớ đến điều nghiã. Theo Khổng Tử cần phải coi trọng việc giáo dục con người dù đó là kẻ tiểu nhân hay người quân tử, nhưng mục đích giáo dục thì phải khác nhau, với người quân tử thì phải giáo dục họ trở thành người làm quan giúp đời, giúp nước, giúp dân, nhưng với kẻ tiểu nhân thì phải dạy cho họ phải phục vụ cho lợi ích của người quân tử, phục tùng người quân tử, giáo dục cho họ làm ruộng, làm vườn, chăn nuôi, dệt vải để làm ra sản phẩm phụng sự người quân tử, trong giáo dục phải lấy đạo đức làm gốc, học phải đi đôi với hành, học để thấm nhuần đạo đức thánh hiền nhưng không dừng lại ở chử, nghĩa mà cần phải biết vận dụng vào việc giúp nước, giúp đời, tạo cơm no, áo ấm cho muôn dân, an bình và thịnh vượng cho xã tắc. Vấn đề con người trong Khổng Tử rất phong phú và đa dạng, nhưng tập trung nhất là đạo làm người, đạo nhân, đó là yếu tố chi phối tất cả hình mẫu cao nhất của con người, người quân tử được coi là một biểu tượng con người cao quý nhất thời bấy giờ, hình mẫu ấy đã chi phối nhận thức của tầng lớp trên của xã hội phong kiến trong suốt 2000 năm ở trung quốc và cũng đã có ảnh hưởng khá sâu sắc ở đất nướcViệt nam của chúng ta. Bên cạnh đó Khổng Tử còn nêu tưởng chính danh, theo Ông mỗi con người, mỗi sự vật đều có tên gọi riêng đó là danh, tên gọi đó phải phù hợp với vai trò, vị trí của con người và công dụng của sự vật. Nếu phù hợp là chính danh, không phù hợp tức là dị danh. Từ đó Khổng Tử cho rằng: Con người trong xã hội cũng như các sự vật khác nhau đều phải là chính danh. Chính danh biểu hiện trong tam cương (3 mối quan hệ rường cột có ý nghiã quyết định). Đó là quan hệ Vua-Tôi, Vua phải hiền thì bề tôi mới tôn trọng, quan hệ Cha-Con, Cha phải là cha tốt thì con mới nghe, quan hệ Vợ-Chồng, Chồng phải là Chồng tốt thì vợ mới nghe, quan hệ này thể hiện sự bình đẳng, hai chiều, thể hiện tưởng tiến bộ của Khổng Tử. tưởng chính danh biểu hiện trong vai trò của người quân tử và tiểu nhân, người quân tử phải thực hành theo đạo đó là đạo nhân, phải tuân theo chuẩn mực giá trị là: Nhân, trí, dũng, còn tiểu nhân thì không phải thực hành việc đạo mà phải biết thân phận của chính mình là lo phụng sự cho người quân tử. Như vậy tưởng chính danh thực chất là sự sắp đặt, phân chia mối quan hệ giữa người với người trong xã hội theo chuẩn mực giá trị nhất định mà Khổng Tử đã đề ra và đặc biệt là biểu hiện trong một số quan hệ chủ yếu Vua - Tôi, Cha - Con, Vợ - Chồng. Tóm lại Khổng Tử là người mở đầu cho trường phái triết học Nho gia, Ông vừa là người đặt nền móng vừa là người phát triển những tưởng hết sức cơ bản của triết học Nho gia, đặc biệt là tưởng về thiên mệnh, về con người và chính danh. Vì vậy có thể coi đóng góp của Ông giữ một phần quan trọng có ý nghĩa to lớn trong Nho gia nói riêng và trong toàn bộ lịch sử tưởng triết học của Trung quốc và Triết học phương đông nói chung. Nguồn: Đồng nghiệp. Sưu tầm và biên tập: Trần Quốc Thành, 090 5 59 00 99 http://ngoclinhson.violet.vn, http://ngoclinhson.tk . Tư tưởng triết học Nho gia của Khổng tử, quan điểm cơ bản của triết học Nho gia. Khác với Triết học phương tây, Triết học Phương. Phương đông mang đậm tư tưởng của Triết học Nho gia và Triết học của Phật giáo. Người sáng lập ra Triết học Nho gia là Khổng Tử (551 - 419 Trước Công nguyên)

Ngày đăng: 31/08/2013, 10:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan