các đề ôn tập dành cho HSG khối 4

3 814 5
các đề ôn tập dành cho HSG khối 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề ôn tập Môn:Tiếng Việt 1. Viết lại đoạn văn sau vào vở rồi gạch chân dưới chủ ngữ và vị ngữ của các câu kể theo mẫu Ai làm gì? Trừ cái tội ấp bóng, con gà già này chẳng có gì lẩm cẩm. Mấy con ngan nhà hàng xóm hết sức kính nể nó. Con mèo mướp thì sợ nó hết hồn. Chú mèo mướp này hay thường nằm lim dim hong nắng ở góc sân . Thấy con gà già, mướp ta lừ lừ lảng vội. Hồi sơ tán, mẹ mái già này đã lập chiến tích . Nó đánh nhau với cả bọn quạ . Lũ trẻ con mải xem , quên cả xuống hầm khi máy bay tới. 2. Ghi lại các danh từ có trong đoạn văn trên. 3. Ghi lại nội dung của đoạn văn trên. 4. Dựa vào nội dung của đoạn văn sau, tìm chủ ngữ thích hợp để hoàn chỉnh các câu trong đoạn, rồi viết lại vào vở ( Gạch chân dưới chủ ngữ) Buổi sáng ở làng quê em thật trong trẻo, thanh bình. Trên cây bưởi đầu ngõ, . nhảy nhót hót líu lo. Sau một đêm rình bắt chuột , nằm dài sưởi nắng, mắt lim dim, chẳng thèm để ý đến lũ gà nhíp đang đánh nhau chí choé. Chả là, này đang tranh nhau một con giun đất.Sau khi học bài xong, . giúp ông tưới nước mát cho mấy chậu lan bên thềm. 5. Viết một đoạn văn ngắn khoảng 5 câu, tả một giờ học trong lớp hoặc cảnh sân trường giờ ra chơi, . Trong đoạn có sử dụng mẫu câu Ai làm gì? Đề ôn tập Môn:Tiếng Việt 1. a) Nối các từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B. Viết lại từ và nghĩa từ vào vở: A B Tài năng Tài năng điêu luyện trong nghề nghiệp Tài hoa Tài năng và trí tuệ nói chung Tài trí Giỏi và khéo đến mức đáng khâm phục khi làm việc khó Tài tình Năng lực xuất sắc, khả năng làm giỏi và sáng tạo Tài ba Tài giỏi trong nhiều lĩnh vực Tài nghệ Tài trong lĩnh vực nghệ thuật văn chương b)Các từ ở cột A đều là từ đồng nghĩa.Các từ đó có nghĩa chung là gì? 2. Điền các từ đồng nghĩa thích hợp trong ngoặc vào chỗ trống.( Tài giỏi, tài trí, tài ba, tài tình, tài nghệ, tài đức) a) Những người thợ gốm Bát Tràng có tuyệt vời trong việc tạo ra những đồ gốm truyền thống . b) Chớ có cậy mình . mà lười biếng kiêu ngạo. c) Tô Hiến Thành là một con người vẹn toàn. d) Chị Mai đã đánh đàn hay lại còn vẽ đẹp! Ai cũng khen chị . e) Anh Trung làm gì cũng giỏi. Anh thật là . g) Muốn thànhngười có thì phaỉ học tập và rèn luyện. 3. Nối các từ ở cột A vaới các từ có thể kết hợp được ở cột B để tạo thành các cụm từ thường dùng. Viết lại các cụm từ này . Chọn 3 cụm từ để đặt thành câu hoàn chỉnh. A Tài đức Tài trí Tài năng Tài tình Tài nghệ B Khéo léo Đức độ Hơn người Điêu luyện Vẹn toàn 4. Viết lại bài văn miêu tả sau đây và thực hiện các yêu cầu ở phần cuối bài tập: Tùng! Tùng!Tùng! Đó là tiếng trống trường vang lên mỗi sớm gịuc chúng em đến lớp đấy! Tan học trống lại cất tiếng cùng chúng em chào tạm biệt lớp học và mái trường thân yêu. Khi ngôi trường đã vắng lặng , chỉ còn những chú chim sẻ ríu rít trước hành lang , nhảy nhót bên cửa sổ , chiếc trống như ngủ thiếp đi. Đến ngày mới,trống lại thức giấc chào đón chúng em tới trường. Xem này , trống không còn mới nhưng tiếng vẫn rất vang. Đấy là vì hai mặt trống làm bằng da thô loại tốt. Các bác thợ đã dùng những chiếc đinh tre nhỏ và chắc , đóng thành những đường tròn , gim mặt trống vào tang trống. Vào năm học mới ,mặt trống bao giờ cũng được căng lại . Sao mà lúc ấy tiếng trống vang giòn , khoả khoắn ! Đến cuối năm , hai mặt trống sờn đi . Lớp da hơi chùng xuống và ở giữa bợt màu đi rõ rệt . Sau bao ngày hò reo cùng lũ học trò chúng em , tiếng trống trầm hơn, như bị khản giọng nhưng nghe vẫn rất ấm. Tang trống được ghép lại từ nhiều mảnh gỗ nhỏ, đều, khít vào nhau. Lớp sơn bóng đã mờ đi . Mặt gỗ nhẵn thín . Hai đầu và phần giữa tang trống có ba chiếc đai tre như ba chiếc thắt lưng . Những chiếc đai này là để giữ cho các miếng gỗ ghép trên tang trống được chắc chắn hơn đấy! Nếu quan sát thật kĩ chúng ta sẽ thấy trên chiếc trống không được dùng một thứ gì bằng kim loại và tang trống phải được ghép thật kín. Có như thế tiếng trống đánh lên mới to,vang xa. Chắc hẳn những bác thợ làm trống phải khéo tay giỏi nghề lắm! Tiếng trống trường thật quen thuộc và thân thương biết bao! Ngôi trường nhỏ và tiếng trống âm vang đã đem đến biết bao niềm vui và để lại những kỉ niệm khó quên trong em. a, Em hãy viết một kết bài khác thay cho kết bài trên. b, Trong hai cách mở bài sau đây em thích chọn cách nào? Vì sao? - Tùng! Tùng!Tùng! Tiếng trống trường đã trở nên qúa đỗi quen thuộc, thân thiết với chúng em suốt mấy năm học. Em luôn nhớ tới tiếng trống vang lên như tiếng gọi, lời chào mỗi sớm vào lớp, mỗi buổi tan trường. - Trường em có một chiếc trống đã cũ nhưng tiếng trống vẫn rất vang . Nó được treo ngay ngắn dưới mái hiên, trước cửa văn phòng nhà trường. c, Em hãy ghi lại các danh từ chỉ các bộ phận của cái trống. d, Em hãy ghi lại các hình ảnh có sử dụng biện pháp nhân hoá. Các hình ảnh đó được nhân hoá bằng cách nào? e, Em hãy ghi lại các hình ảnh có sử dụng biện pháp so sánh g, Hãy ghi lại các từ láy chỉ hình ảnh và âm thanh có trong bài văn 5. Hãy viết phần mở bài và kết bài cho bài văn tả chiếc bút của em ( Theo cách mở bài gián tiếp và kết bài mở rộng) . 6. Em hãy viết một bài văn tả một quyển sách mà em thích nhất. . Đề ôn tập Môn:Tiếng Việt 1. Viết lại đoạn văn sau vào vở rồi gạch chân dưới chủ ngữ và vị ngữ của các câu kể theo mẫu Ai làm. giờ ra chơi, . Trong đoạn có sử dụng mẫu câu Ai làm gì? Đề ôn tập Môn:Tiếng Việt 1. a) Nối các từ ở cột A với nghĩa thích hợp ở cột B. Viết lại từ và

Ngày đăng: 30/08/2013, 08:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan