bai 50 : Hệ sinh thái

3 1.2K 2
bai 50 : Hệ sinh thái

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Ngày: Tiết 54: HỆ SINH THÁI I-Mục tiêu: Sau bài này học sinh: - Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái, lấy ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái, chuỗi và lưới thức ăn. - Giải thích được ý nghĩa của các biện pháp nông nghiệp nâng cao năng suất cây trồng đang sử dụng rộng rãi hiện nay. II- Phương tiện dạy học: H.50.2, 50.2. III- Các hoạt động dạy học: 1- Hoạt động1: Tìm hiểu thế nào là một hệ sinh thái: a- Mục tiêu: Học sinh phát biểu được thế nào là hệ sinh thái , nêu ví dụ minh hoạ về hệ sinh thái, xác định các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái. b- Cách tiến hành: -Học sinh quan sát H50.1 xác định các sinh vật có trong hệ sinh thái đó. Hệ sinh thái giống với khái niệm nào đã học? - Quan sát H50.1, thảo luận theo đôi bạn trả lời các câu hỏi sau: + Những thành phần vô sinh và hữu sinh có thể có trong hệ sinh thái rừng là gì? + Lá và cành cây mục là thức ăn cho những sinh vật gì? + Cây rừng có ý nghĩa như thế nào đối với động vật rừng? + Động vật rừng có ảnh hưởng như thế nào tới thực vật rừng? + Nếu như rừng bị cháy mất hầu hết các cây gỗ lớn, nhỏ thì điều gì sẽ xảy ra đối với các động vật? Tại sao? - Học sinh báo cáo kết quả, giáo viên và học sinh bổ sung . -Nhận xét mối quan hệ giữa các sinh vật trong hẹ sinh thái và với môi trường sống? - Phát biểu khái niệm về hệ sinh thái? - Hệ sinh thái giống và khác với quần xã ở những điểm nào? - Nêu các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái? - Giống quần xã - Lá và cành cây mục là thức ăn cho các sinh vật phân giải: giun đất, vi khuẩn, nấm, . -Cây rừng là thức ăn, nơi ở cho các động vật rừng. - Động vật rừng thải ra phân cung cấp cho cây rừng, xác chết của động vật rừng tạo thành chất vô cơ cho cây rừng sinh sống, động vật góp phần thụ phấn, phát tán cho thực vật. - Nếu rừng bị cháy thì động vật mất nơi ở, mất thức ăn, nguồn nước, .nhièu loài động vật bị chết hoặc di chuyển đi nơi khác ,và có thể làm thay đổi hệ sinh thái. - Giữa các sinh vật trong hệ sinh thái có tác động qua lại lẫn nhau và tác động tới môi trường sống tạo thành hệ thống tương đối ổn định. - Giống : các đặc trưng của quần xã và sinh cảnh. - Khác : hệ sinh thái tạo thành hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. - Giáo viên bổ sung và hoàn chỉnh. *Tiểu kết: - Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã ( sinh cảnh) . Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định. - Các thành phần chủ yếu của hệ sinh thái hoàn chỉnh: + Các thành phần vô sinh + Sinh vật sản xuất + Sinh vật tiêu thụ. + Sinh vật phân giải. 2- Hoạt động2: Tìm hiểu về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn: a- Mục tiêu: Phát biểu khái niệm về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn, nêu ví dụ minh hoạ, giải thích ý nghĩa các biện pháp nông nghiệp nhằm nâng cao năng suất cây trồng. b- Cách tiến hành: -Quan sát H50.2 cho biết chuỗi và lưới thức ăn biểu hiện mối quan hệ gì giữa các sinh vật? - Quan sát H50.2 thực hiện bài tập điền từ vào ô trống trước và sau mỗi mũi tên. - Trong chuỗi thức ăn mỗi loài sinh vật là một mắt xích. Có nhận xét gì về mối quan hệ giữa một mắt xích với mắt xích đứng trước và mắt xích đứng sau nó. - Tìm từ thích hợp điền vào ô trống trong bài tập sách giáo khoa . - Phát biểu khái niệm về chuỗi thức ăn. - Giáo viên yêu cầu học sinh viết 2 chuỗi thức ăn có một loài sinh vật tham gia vào 2 chuỗi thức ăn đó? ( Sâu ăn lá cây tham gia vào những chuỗi thức ăn nào ?) - Tìm mắt xích chung trong 2 chuỗi thức ăn đó? - Các chuỗi thức ăn có mắt xích chung gọi là lưới thức ăn. Học sinh phát biểu khái niệm về lưới thức ăn. - Hãy sắp xếp các sv theo từng thành phần chủ yếu của hệ sinh thái dựa vào H50.2. - Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm những thành phần chủ yếu là gì? - Từng đôi bạn viết lưới thức ăn dựa vào H50.2. - Giáo viên yêu cầu 1 học sinh viết trên Cây cỏ chuột rắn Sâu bọ ngựa rắn Lá cây sâu cầy Lá cây bọ ngựa sâu Cỏ chuột đại bàng hổ cầy bọ ngựa rắn Hươu cây gỗ Sâu chuột cỏ xác sinh vật vi sv giun đất nấm, địa y bảng, học sinh khác nhận xét bổ sung , học sinh đối chiếu với bài làm trong vở rồi sửa lại. *Tiểu kết: - Chuỗi thức ăn là dãy nhiều loài sv có quan hệ dinh dưỡng với nhau. Mỗi loài trong chuỗi thức ăn vừa là sinh vật tiêu thụ mắt xích đứng trước vừa là sinh vật bị mắt xích đứng sau tiêu thụ . - Lưới thức ăn là các chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung . - Một lưới thức ăn hoàn chỉnh bao gồm 3 thành phần chủ yếu: + sinh vật sản xuất + sinh vật tiêu thụ + sinh vật phân giải IV- Kiểm tra đánh giá: 1- Nêu ví dụ về hệ sinh thái và phân tích các thành phần chính trong hệ sinh thái đó. 2- Vẽ lưới thức ăn có các sinh vật sau: cây cỏ, bọ rùa, ếch nhái, rắn, châu chấu, diều hâu, nấm, vi khuẩn, cáo, gà rừng, dê, hổ. V- Hướng dẫn về nhà: - Làm bài tập 1,2 sách giáo khoa - Ôn tập từ chương VI đến tiết 54 để chuẩn bị kiểm tra 1 tiết. . Ngày: Tiết 5 4: HỆ SINH THÁI I-Mục tiêu: Sau bài này học sinh: - Trình bày được thế nào là một hệ sinh thái, lấy ví dụ minh hoạ các kiểu hệ sinh thái, . học: H .50. 2, 50. 2. III- Các hoạt động dạy học: 1- Hoạt động 1: Tìm hiểu thế nào là một hệ sinh thái: a- Mục tiêu: Học sinh phát biểu được thế nào là hệ sinh

Ngày đăng: 29/08/2013, 18:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan