ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 9 – LẦN 1 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN - PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ PHÚC YÊN

3 1.1K 0
ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 9 – LẦN 1 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN - PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ PHÚC YÊN

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 9 – LẦN 1 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN NGỮ VĂN - PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THỊ XÃ PHÚC YÊN

PHÒNG GIÁO DỤC ĐÀO TẠO THỊ PHÚC YÊN ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 9 LẦN 1 NĂM HỌC 2011-2012 MÔN: NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút Câu 1. (2,0 điểm) Đọc câu văn sau đây trả lời các câu hỏi bên dưới: “ Nếp sống giản dị thanh đạm của Bác Hồ, cũng như các vị danh nho xưa, hoàn toàn không phải là một cách tự thần thánh hoá, tự làm cho khác đời, hơn đời, mà đây là lối sống thanh cao, một cách di dưỡng tinh thần, một quan niệm thẩm mĩ về cuộc sống, có khả năng đem lại hạnh phúc thanh cao cho tâm hồn thể xác.” (Ngữ văn 9 - Tập một) a. Câu văn trên được trích trong văn bản nào, của ai ? b. Hãy giải nghĩa: - Danh nho - Di dưỡng tinh thần Câu 2. ( 2,0 điểm) Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau: a. Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. (Truyện Kiều- Nguyễn Du) b. Ngày xuân em hãy còn dài Xót tình máu mủ thay lời nước non. (Truyện Kiều- Nguyễn Du) Câu 3. (6,0 điểm) Viết bài văn giới thiệu về Nguyễn Du Truyện Kiều. Hết./. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. PHÒNG GD&ĐT PHÚC YÊN HƯỚNG DẪN CHẤM BIỂU ĐIỂM ĐỀ KHẢO SÁT HỌC SINH LỚP 9 LẦN 1 NĂM HỌC 2010-2011 Môn Ngữ văn Câu 1. (2,0 điểm) a. Câu văn trên được trích trong văn bản Phong cách Hồ Chí Minh của Lê Anh Trà (1,0 điểm) b. Hãy giải nghĩa: - Danh nho: Nhà nho nổi tiếng (0,5 điểm) - Di dưỡng tinh thần: Bồi bổ cho sảng khoái về tinh thần, giữ cho tinh thần vui khoẻ (0,5 điểm) Câu 2. (2,0 điểm) a. Nghĩa gốc (0,5 điểm) b. Nghĩa chuyển (0,5 điểm) Chuyển theo phương thức ẩn dụ (1,0 điểm) Câu 3. (6,0 điểm) Viết bài văn giới thiệu về Nguyễn Du Truyện Kiều * Về kĩ năng: học sinh biết làm bài văn thuyết minh. Lưu ý đến vận dụng các biện pháp nghệ thuật yếu tố biểu cảm . trong văn thuyết minh. Bài viết có bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát, không mắc các lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu . * Về kiến thức: bài viết cần nêu được những nội dung cơ bản sau: 1. Giới thiệu về Nguyễn Du (1765-1820) - Cuộc đời: Tên chữ Tố Như, hiệu Thanh Hiên. Quê ở Nghi Xuân- Hà Tĩnh. Gia đình có truyền thống văn chương, nhiều đời làm quan . Cuộc đời gắn với những thăng trầm của thời đại XHPK khủng hoảng trầm trọng, khởi nghĩa nông dân nổi dậy khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn . - Con người: có vốn sống phong phú, hiểu biết sâu rộng .là thiên tài văn học, là nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. - Sự nghiệp sáng tác: + Chữ Hán: Nam trung tạp ngâm, Bắc hành tạp lục, Thanh Hiên thi tập + Chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn . 2. Giới thiệu về Truyện Kiều 2.1 Nguồn gốc lai lịch: Dựa vào cốt truyện Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). TK gồm 3254 câu thơ lục bát . 2.2 Tóm tắt truyện (Nêu ý cơ bản) a. Gặp gỡ đính ước b. Gia biến lưu lạc c. Đoàn tụ 2.3. Giá trị - Giá trị nội dung: + Giá trị hiện thực: tác phẩm đã phản ánh sâu sắc hiện thực hội phong kiến đương thời với cả bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị số phận của những con người bị áp bức đau khổ, đặc biệt là số phận bi kịch của người phụ nữ. + Giá trị nhân đạo: niềm thương cảm sâu sắc trước những khổ đau của con người; lên án, tố cáo những thế lực tàn bạo sự trân trọng đề cao con người từ vẻ đẹp hình thức, phẩm chất đến những ước mơ, những khát vọng chân chính. - Giá trị nghệ thuật: + Ngôn ngữ văn học hết sức giàu đẹp đạt tới đỉnh cao ngôn ngữ NT . + Thể loại thơ lục bát cổ điển mẫu mực . + Nghệ thuật tự sự có bước phát triển vượt bậc, nghệ thuật miêu tả thiên nhiên đa dạng, nghệ thuật tả cảnh ngụ tình đặc sắc, nghệ thuật xây dựng nhân vật . Đánh giá chung: Truyện Kiều là kiệt tác văn học của thiên tài Nguyễn Du. Thang điểm: - 5-6 điểm: đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, văn viết có cảm xúc, diễn đạt trong sáng - 3-4 điểm: cơ bản đáp ứng được những yêu cầu nêu trên, diễn đạt tương đối tốt, có thể còn có một vài sai sót nhỏ -1- 2 điểm: chưa nắm được nội dung yêu cầu của đề bài, hầu như chỉ bàn bạc chung chung. Bố cục lộn xộn, mắc nhiều lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu… - 0 điểm: không hiểu đề, sai lạc về cả nội dung phương pháp. Lưu ý chung: Điểm của bài thi là tổng điểm của các câu cộng lại; cho từ 0 đến 10 điểm. Điểm lẻ làm tròn tính đến 0,5

Ngày đăng: 29/08/2013, 14:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan