ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA- NĂM 2012

8 428 5
 ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA- NĂM 2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Câu 1. Trong dd kim loại Cd khử được Cu2+ thành Cu. Nếu nhúng một thanh Cd vào dd CuSO4(1) hoặc AgNO3(2) hoặc Hg(NO3)2(3) sau một thời gian lấy thanh Cd ra khỏi dd rửa sạch, làm khô thì khối lượng của thanh Cd tăng khi nhúng trong dd A. (3). B. (2),(3). C. (1),(3). D. (1),(2),(3). Câu 2. Ion M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d 9 . Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 3, phân nhóm phụ nhóm VII. B. Chu kỳ 4, Phân nhóm chính nhóm I.

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA- NĂM 2012 Câu 1. Trong dd kim loại Cd khử được Cu2+ thành Cu. Nếu nhúng một thanh Cd vào dd CuSO4(1) hoặc AgNO3(2) hoặc Hg(NO3)2(3) sau một thời gian lấy thanh Cd ra khỏi dd rửa sạch, làm khô thì khối lượng của thanh Cd tăng khi nhúng trong dd A. (3). B. (2),(3). C. (1),(3). D. (1),(2),(3). Câu 2. Ion M2+ có cấu hình electron phân lớp ngoài cùng là 3d 9 . Vị trí của M trong bảng tuần hoàn là A. Chu kỳ 3, phân nhóm phụ nhóm VII. B. Chu kỳ 4, Phân nhóm chính nhóm I. C. Chu kỳ 4, phân nhóm phụ nhóm I. D. Chu kỳ 4, phân nhóm phụ nhóm II. Câu 3. Cho Zn vào dd chứa FeSO4 và CuSO4, sau khi các phản ứng kết thúc thu được dd X và chất rắn gồm 2 kim loại. Thành phần muối trong dd X là: A. ZnSO4 hoặc ZnSO4,FeSO4. B. ZnSO4 hoặc CuSO4, FeSO4. C. ZnSO4, CuSO4 hoặc FeSO4 . D. ZnSO4 hoặc FeSO4. Câu 4. Cho lá Fe lần lượt vào các dd chứa muối: AlCl3, Pb(NO3)2, NaNO3, AgNO3, NiSO4 số cặp chất phản ứng có thể xẩy ra là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 5. Điểm giống nhau giữa ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá là A. Đều có sự chuyển dời electron nên có phát sinh dòng điện. B. Các qúa trình oxihoa và khử đều xẩy ra cùng một thời điểm. C. Đều xẩy ra qúa trình oxihoa và qúa trình khử. D. Đều chỉ xẩy ra với kim loại nguyên chất. Câu 6. Nhúng một thanh kim loại M vào 50 ml dd AgNO3 1M, sau phản ứng xong nhận thấy khối lượng thanh kim loại tăng 7,6 gam. Kim loại M là: A. Cd. B. Cu. C. Pb. D. Hg. Câu 7. Cho 1,12 g bột Fe và 0,24 g bột Mg tác dụng với 250 ml dd CuSO4, khuấy nhẹ đến khi dd mất màu xanh. Nhận được khối lượng kim loại sau phản ứng là 1,88 g. CM của dd CuSO4 là A. 0,1 M. B. 0,12 M.C. 0,08.M. D. 0,037 M. Câu 8. Khi cho kim loại Na dư vào dd HCl thì phản ứng xẩy ra là A. Na + H2O ® NaOH + (1) . Sau đó NaOH + HCl ® NaCl + H2O (2). B. Na +HCl ® NaCl + (3) . Sau đó xẩy ra phản ứng (1). C. Chỉ xẩy ra phản ứng (3). D. Các phản ứng (1) và (3) xấy ra đồng thời. Câu 9. Khí clo có thể tác dụng với tất cả các chất thuộc dãy nào sau đây? A. O2, dd SO2, dd KI. B. P, HBr, KF trong dd. C. N2, dd KBr, dd FeCl2. D. NH3, CH4, dd H2S. Câu 10. Cho khí NH3 dư sục vào các dd: NaCl (1), AlCl3(2), FeCl2 (3), ZnCl2 (4), MgCl2(5). Những dd có kết tủa xuất hịên là A. 3,5. B. 1,2,3. C. 2,3,4,5. D. 2,3,5. Câu 11. Trong sơ đồ : X Z T - , X và Y là A. H2, Cl2. B. NO2, O2. C. NH3, CO2. D. H2S, SO2. Câu 12. Tính chất hoá học không phải của HNO3 là A. Tính axit mạnh. B. Tính khử mạnh. C. Tính kém bền. D. Tính oxihoa mạnh. Câu 13. Muối nitrat bị nhiệt phân huỷ tạo ra sản phẩm gồm: hợp chất rắn, khí NO2 và O2 thì muối đó là muối nitrát của A. kim loại tạo ra bazơ kiềm. B. kim loại yếu có oxit kém bền. C. amôniăc và amin. D. kim loại tạo bazơ không tan, oxit bền. Câu 14. Trong các phản ứng oxihoa - khử nguyên tố S trong các chất H2S(1), SO2(2), H2SO4 đặc(3) có vai trò lần lượt là… A. (1)-chất khử, (2)-chất khử, (3)-chất oxihoa. B. (1)-chất oxihoa, (2)-chất oxihoa, (3)-chất oxihoa. C. (1)-chất khử, (2)-vừa chất khử vừa chất oxihoa, (3)-chất oxihoa. D. (1)-vừa chất khử vừa chất oxihoa, (2)-chất khử, (3)-chất oxihoa. Câu 15. Dựa vào các phản ứng Fe cháy trong khí Cl2 rạo ra FeCl3 còn khi cháy trong khí O2 tạo ra Fe3O4 rút ra kết luận đúng là A. Đơn chất oxi hoạt động kém hơn đơn chất clo. B. Nguyên tử oxi hoạt động hơn nguyên tử clo. C. Nguyên tố clo hoạt động hoá học mạnh hơn nguyên tố oxi. D. Nguyên tử clo hoạt động hoá học mạnh hơn nguyên tử oxi. Câu 16. Đun nóng 22,12 g KMnO4 thu được 21,16 g hỗn hợp rắn. Cho hỗn hợp rắn tác dụng với dd HCl đặc thì lượng khí clo thoát ra là(hiệu suất phản ứng 100%) A. 0,29 mol. B. 0,49 mol. C. 0,26 mol. D. 0,17 mol. Câu 17. Trong các chất: êtan, prôpin, tôluen, styren, izo-butylen, số chất làm mất màu dd nước brôm là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 18. Khi cho izôpren cộng hợp Br2(tỷ lệ 1: 1) thì số sản phẩm cộng có thể tạo ra tối đa là A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 19. Biết rằng 8,4 g một hidrocácbon X tác dụng vừa hết 3,36 lít với H2 (xt, t0) ở đktc. Nếu oxihoa X bằng dd thuốc tím ở điều kiện thường thu được hợp chất có cấu tạo đối xứng. Công thức cấu tạo của X là A. CH2=CH2. B. CH3-CH=CH-CH3. C.CH2=CH-CH3. D. CH3-C(CH3)=C(CH3)-CH3. Câu 20. Tính chất không phải của xenlulôzơ là A. Thuỷ phân trong dd axit và đun nóng. B. Tác dụng với HNO3 đặc trong H2SO4 đặc. C. Tác dụng trực tiếp với CH3-COOH (xt và đun nóng) tạo thành este. D. Bị hoà tan bởi dd Cu(OH)2 trong NH3. Câu 21. Điểm khác nhau của glucôzơ so với frúctôzơ là ở A. phản ứng tác dụng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. B. phản ứng tác dụng với H2 (xt, đun nóng). C. phản ứng tác dụng với Ag2O/NH3. D. v ị trí nhóm cácbônyl trong công thức cấu tạo mạch hở. Câu 22. Đốt cháy hoàn toàn 2,25 g một gluxit X cần dùng vừa hết 1,68 lit khí oxi ở đktc. Công thức thực nghiệm của X là A. (C6H10O5)n. B. (C12H22O11)n. C. (C5H8O4)n. D. (CH2O)n. Câu 23. Bậc của amin được xác định dựa vào yếu tố nào sau đây? A. số nguyên tử H của phân tử NH3 đã bị thay thế bằng gốc hiđrôcácbon. B. số nhóm -NH2 trong phân tử amin. C. bậc của nguyên tử cácbon liên kết với chức amin. D. số nguyên tử nitơ có trong phân tử. Câu 24. Ứng với công thức phân tử C3H9NO2, số chất vừa tác dụng được với dd HCl vừa tác dụng được với dd NaOH là A.1. B. 2. C. 3. D. 4. Câu 25. Thuỷ phân hoàn toàn 14,6 g một đipéptít thiên nhiên X bằng dd NaOH, thu được sản phẩm trong đó có 11,1 g một muối chứa 20,72% Na về khối lượng. Công thức của X là. A. H2N-CH2-CO-NH-CH2-COOH. B. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH(CH3)-COOH. C. H2N-CH(CH3)-CO-NH-CH2-COOH hoặc H2N-CH2-CO-NH-CH(CH3)- COOH. D. H2N-CH(C2H5)-CO-NH-CH2-COOH hoặc H2N-CH2-CO-NH-CH(C2H5)- COOH. Câu 26. Trong các pôlime sau [-CH2-CH=C(CH3)-CH2-]n , [-CH2-CH=CH-CH2- CH(C6H5)-CH2-]n , [-CH2-CH2-]n , [-NH-(CH2)5-CO-]n , [-O-(CH2)3-CO-]n , số pôlime có thể điều chế theo phương pháp trùng hợp, phương pháp trùng ngưng, phương pháp đồng trùng hợp lần lượt là … A. 4,2,1. B. 1,3,1. C. 1,2,2. D. 2,2,1. Câu 27. Trong số các pôlime: Tơ nhện, xenlulôzơ, sợi capron, nhựa fênolfocmandehit, poli izopren, len lông cừu, polivinylaxetát, số chất không bền bị cắt mạch polime khi tiếp xúc với dung dịch kiềm là … A. 5. B. 4. C. 3. D. 2. Câu 28. Trong các rượu: etylíc, izo prôpylíc, izo butylíc, butanol-2, glixerin, số rượu khi oxihoa không hoàn toàn bằng CuO và đun nóng tạo ra sản phẩm có phản ứng trang gương là A. 2. B. 3. C. 4. D. 5. Câu 29. Hoà tan chất X vào nước thu được dd trong suốt; thêm tiếp dd chất Y vào thấy dd đục do tạo thành chất Z . X, Y, Z lần lượt là A. Anilin, HCl, fênylamôniclorua. B. Fênol, NaOH, natrifenolat. C. Natrifenolat, HBr, fênol. D. fênylamôniclorua, HCl, anilin. Câu 30. Axit focmíc không tác dụng được với A. C3H5(OH)3 xt, t0. B. dd Ag2O/NH3. C. CaCO3. D. Cu(NO3)2. Câu 31. Đốt cháy hoàn toàn 1,85 g một rượu no đơn chức mạch hở X, người ta phải dùng vừa hết 3,36 lít oxi đktc. Mặt khác khi đun rượu đó với H2SO4 đặc, 1700C thì sinh ra 2 an ken đồng phân vị trí. Tên gọi của X là. A. Butanol-1. B. Rượu izo-amylíc. C. Rượu sec-butylíc. D. 2-mêtyl,prôpanol-2. Câu 32. Y là một anđêhyt không no đơn chức mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn 0,025 mol Y cần dùng vừa hết 2,8 lít oxi ở đktc. Mặt khác khi Y cộng hợp thì cần thể tích H2 gấp hai lần thể tích Y đã phản ứng ở cùng điều kiện (t0, P). Công thức phân tử của Y là A. C3H4O. B. C4H6O. C. C4H4O. D. C5H8O. Câu 33. X là este thuần chức có hai liên kết đôi trong phân tử, không làm mất màu dd nước brôm. Khi X tác dụng với dd NaOH đun nóng, sinh ra một muối và một rượu có tỷ lệ số mol tương ứng 2:1. Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất X thì thể tích hỗn hợp CO2, H2O sinh ra bằng 1,5 lần thể tích của của hỗn hợp X và oxi vừa đủ để đốt hết X ở cùng 109,20C và1at. Công thức cấu tạo của X là A. HCOO-CH2-CH2-OOCH. B. CH3-OOC-COO-CH3. C. CH3-OOC-CH2-COO-CH3. D. HCOO-(CH2)3-OOCH. Câu 34. Cho 9 g một axit không no đơn chức tác dụng với dd Br2 1,25 M thì cần vừa hết 100 ml. Công thức axit là: A. CH2=C(CH3)-COOH. B. CHºC-COOH. C. CH2=CH-COOH. D. CH2=C=CH-COOH Câu 35. Nhận xét sai khi nói về chất béo là A. Chất béo bị phân huỷ khi đun với dd axit hoặc kiềm. B. Các chất đều không tan trong nước và nhẹ hơn nước. C. Cho H2 sục qua chất béo lỏng có xúc tác thì thu được chất béo rắn. D. Ở điều kiện thường các chất béo đều ở thể lỏng. Câu 36. Trong số các hợp chất đơn chức mạch hở có công thức phân tử CH2O, H4C2O2, H4C3O2, số chất có thể tác dụng với Ag2O/NH3, H2(xt, t0), NaOH lần lượt là A. 1,2,4. B. 3,3,4. C.3,4,4. D. 2,3,4. Câu 37. Từ glucozơ qua ba biến hoá liên tục: C6H12O6® X® Y® polime, số pôlime có thể điều chế được là A. 3. B. 2. C. 1. D. không có. Câu 38. Cho các chất axit focmíc, mêtylfocmiat, axit axetic, mêtylaxetat, axitacrylic, mêtylacrylat và các thuốc thử Cu(OH)2(1), Na2CO3(2), dd Br2(3) để nhận biết các chất đã cho phải dùng A. chỉ 1,2. B. chỉ 1,3. C. chỉ 2,3. D. cả 1,2,3. Câu 39. Có thể dùng một hoá chất nào sau đây để nhận biết được dd các chất: Rượu izopropylic, axitacrylic, axitfocmic, êtanal, nước vôi trong. A. DD Br2. B. CuO. C. DD Ag2O/NH3. D. Na2CO3. Câu 40. Hai chất hữu cơ X, Y đơn chức, đốt cháy 1,5 g mỗi chất đều thu được 2,2 g khí CO2 và 0,9 g H2O. Hỗn hợp 2 chất đó khi tác dụng với dd Ag2O/NH3 có Ag kết tủa, còn khi tác dụng với dd NaOH thì số mol NaOH bằng tổng số mol các chất trong hỗn hợp. X và Y lần lượt là A. CH3CHO, CH3COOH. B. HCOOCH3, CH3COOH. C. HCHO, HCOOCH3. D. HCOOH, CH3COOH. Câu 41. Oxihoa 9,2 g rượu etylíc bằng CuO đun nóng, thu được 13,2 g hỗn hợp gồm anđêhyt, axit, rượu chưa phản ứng và nước. Hỗn hơp này tác dụng với Na dư sinh ra 3,36 lít H2 ở đktc. Phần trăm khôi lượng rượu đã chuyển hoá thành sản phầm là A. 25%. B. 50%. C. 75%. D. 90%. Câu 42. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp bột Zn và Al trong 0,84 lít hỗn hợp khí gồm oxi và clo có tỷ khối so với H2 bằng 22,5 thì vừa đủ. Sau P.Ư thu được hỗn hợp các chất rắn có khối lượng 3,9875 g. Giá trị của m là A. 2,3. B. 2,03. C. 3,2. D. 3,02. Câu 43. Cho viên kẽm vào dd H2SO4 loãng, trong đó đã cho sẵn vài giọt dd CuSO4 . Viên kẽm đã bị phá huỷ theo cơ chế A. ăn mòn hoá học. B. ăn mòn điện hoá. C. ăn mònhọc và điện hoá. D. ăn mòn hoá học và điện hóa. Câu 44. Trộn các dd sau đây từng đôi một: NH4NO3, CuSO4, NH3, NaOH, Ba(HCO3)2 thì số phản ứng xẩy ra là A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 45. Kim loại đồng tác dụng được với dd nào sau đây? A. dd KNO3 + HCl B. dd HCl. C. dd NaNO3 + NH3. D. dd NH3. Câu 46. Cô cạn một dd chứa: Fe2+ 0,1 mol, Al3+ 0,2 mol, Cl- x mol, SO42- y mol thu được chất rắn khan X có khối lượng 46,9 g. Tối thiểu trong X chứa các chất A. FeCl2, FeSO4 và AlCl3. B. FeSO4 và AlCl3. C.Al2(SO4)3vàFeCl2. D. FeSO4, AlCl3 và Al2(SO4)3. Câu 47. Cho từng khí NO2, SO2, NH3, Cl2 lần lượt tác dụng với dd NaOH và dd KMnO4 + H2SO4. Số cặp chất phản ứng có thể xấy ra là A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. Câu 48. Cho các dd sau: MgCl2, Na2CO3, Al2(SO4)3, NH3 tác dụng với nhau từng đôi một, số cặp chất phản ứng được với nhau tạo ra kết tủa ; số cặp phản ứng tạo ra chất khí lần lượt là: A. 4; 0. B. 4, 1. C. 3; 0. D. 3; 1. Câu 49. Trong các nhận định sau, nhận định sai là: A. Tất cả các nguyên tố khối d là kim loại. B. Một số nguyên tố khối p là kim loại. C. Tất cả các nguyên tố khối s là kim loại. D. Tất cả các nguyên tố khối f là kim loại. Câu 50. Hoà tan hoàn toàn 2,16 gam kim loại M trong dd HNO3 loãng thu được m gam muối M(NO3)3 và 604,8 ml hỗn hợp khí E gồm N2 và N2O ở đktc. Tỷ khối của E so với H2 là 18,45. Giá trị của m là: A.17,04. B. 10,74. C. 14,07. D. 47,01. . ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC MÔN HÓA- NĂM 2012 Câu 1. Trong dd kim loại Cd khử được Cu2+ thành Cu. Nếu. giữa ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá là A. Đều có sự chuyển dời electron nên có phát sinh dòng điện. B. Các qúa trình oxihoa và khử đều xẩy ra cùng một

Ngày đăng: 29/08/2013, 13:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan