ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010-2011 MÔN LỊCH SỬ THPT – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG

6 503 0
ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010-2011 MÔN LỊCH SỬ THPT – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH NĂM HỌC 2010-2011 MÔN LỊCH SỬ THPT – SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO LÂM ĐỒNG

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ - THPT (Đề thi gồm có 01 trang) Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề) Ngày thi: 18/2/2011 Câu 1. (3.0 điểm) Trong quá trình hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1945, hãy xác định phân tích những hoạt động tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với cách mạng Việt Nam. Câu 2. (2.5 điểm) Vì sao nói: Xô Viết Nghệ - Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là chính quyền kiểu mới khai đầu tiên của giai cấp công nông Việt Nam ? Câu 3. (2.5 điểm) Có người nhận xét: : “Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 của Việt Nam thành công là nhờ ăn may”. Hãy giải thích điều đó đúng hay sai ? Câu 4. (3.0 điểm) Chứng minh chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất, có ý nghĩa quyết định của ta trong kháng chiến chống Pháp. Câu 5. (3.0 điểm) Lập bảng so sánh những điểm khác nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương 1954 Hiệp định Pari về Việt Nam 1973 (hoàn cảnh kí kết, nội dung cơ bản ý nghĩa lịch sử) Câu 6. (2.0 điểm) Vì sao vào tháng 8 năm 1945 khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh, ở khu vực Đông Nam Á chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập? Câu 7. (4.0 điểm) Nêu phân tích ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu trong thời kì “Chiến tranh lạnh” đến tình hình Châu Á? …………………HẾT………………… Họ tên thí sinh:……………………………………Số báo danh………………… Giám thị 1:………………………………………… . Ký tên:…………………… . Giám thị 2:………………………………………… . Ký tên:…………………… . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ - THPT Ngày thi: 18/2/2011 A. LƯỢC NỘI DUNG CHỦ YẾU CÁCH TÍNH ĐIỂM CÂU HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM Câu 1 Trong quá trình hoạt động của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ 1911-1945, hãy xác định phân tích những hoạt động tiêu biểu, có ý nghĩa quan trọng nhất đối với cách mạng Việt Nam. 3.0 điểm a. Tìm ra con đường cứu nước đúng đắn theo khuynh hướng vô sản, phù hợp xu thế lịch sử 0.5 -5.6.1911 ra đi tìm con đường cứu nước với hướng đi cách đi khác biệt với các nhà cách mạng đi trước…7.1920 đọc Luận cương về vấn đề dân tộc thuộc địa của Lênin, tìm ra con đường cứu nước: con đường cách mạng vô sản, chấm dứt thời kỳ khủng hoảng về đường lối giai cấp lãnh đạo của cách mạng Việt Nam… 0.25 -12.1920 dự Đại hội Tua (XVIII) của Đảng Xã hội Pháp, bỏ phiếu tán thành Quốc tế III tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp…trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên là chiến sĩ cộng sản quốc tế, đưa cách mạng Việt Nam phát triển phù hợp với xu thế lịch sử… 0.25 b. Sáng lập Đảng Cộng sản Việt Nam (Đảng Cộng sản Đông Dương) mở ra bước ngoặt to lớn của cách mạng Việt Nam 0.5 -1921-1929 tích cực truyền bá chủ nghĩa Mác- Lê nin về nước, xây dựng quan hệ giữa cách mạng Việt Nam thế giới, thúc đẩy phong trào công nhân phân hóa phong trào yêu nước theo khuynh hướng vô sản dẫn đến sự ra đời 3 tổ chức cộng sản đánh dấu sự thắng lợi của chủ nghĩa Mác- Lê nin, tạo điều kiện trực tiếp cho việc thành lập chính đảng vô sản duy nhất ở Việt Nam 0.25 -6.1.1930 Nguyễn Ái Quốc với tư cách phái viên Quốc tế Cộng sản, chủ động triệu tập Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản thành Đảng Cộng sản Việt Nam, soạn thảo Cương lĩnh chính trị đầu tiên. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời đã mở ra bước ngoặt to lớn sự chuẩn bị quyết định đầu tiên đối với mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam sau này 0.25 c. Soạn thảo đọc Tuyên ngôn Độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa 0.5 -8.1945 Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, mở ra “thời cơ ngàn năm có một” cho nhân dân ta giành độc lập…Đảng Việt Minh kịp thời phát động lãnh đạo cuộc Tổng khởi nghĩa. Chủ tịch Hồ Chí Minh được giao soạn thảo Tuyên ngôn Độc lập… 0.25 -2.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa, mở ra kỷ nguyên mới của lịch sử dân tộc… 0.25 Câu 2 Vì sao nói: Xô Viết Nghệ- Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 là chính quyền kiểu mới khai đầu tiên của giai cấp công nông Việt Nam ? 2.5 điểm a. Xô Viết Nghệ- Tĩnh là đỉnh cao của phong trào cách mạng 1930-1931 1.0 - Đầu 1930 Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập với đường lối đấu tranh chống đế quốc, phong kiến… phù hợp nguyện vọng đông đảo quần chúng, đã kịp thời lãnh đạo phong trào cách mạng cả nước… 0.25 - 1930-1931 quần chúng công nông cả nước do Đảng lãnh đạo đã phối hợp đấu tranh quyết liệt từ thấp đến cao rộng khắp chống đế quốc phong kiến tay sai (1.5.1930 công nhân cả 0.25 nước kỷ niệm lần đầu tiên ngày Quốc tế Lao động…) -Phong trào diễn ra mạnh nhất ở 2 tỉnh Nghệ An Hà Tĩnh(1.8.1930 công nhân Vinh- Bến Thủy bãi công đánh dấu thời kỳ đấu tranh kịch liệt đã đến…) 0.25 - 12.9.1930 cuộc biểu tình của nông dân Hưng Nguyên bị đàn áp, được công nhân Vinh- Bến Thủy hưởng ứng, phát triển thành đấu tranh vũ trang tự vệ…đã làm cho hệ thống chính quyền địch tan rã ở nhiều nơi xuất hiện chính quyền tự quản của công nông binh do các tổ chức Đảng địa phương lãnh đạo ( gọi là Xô Viết)… 0.25 b. Xô Viết Nghệ- Tĩnh là chính quyền kiểu mới khai đầu tiên của giai cấp công nông Việt Nam 1.5 -Từ 9.1930 Xô Viết thành lập ở nhiều thôn, xã thuộc các huyện Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Lộc, Hưng Nguyên, Anh Sơn, Diễn Châu( Nghệ An), Hương Khê, Nghi Xuân, Can Lộc (Hà Tĩnh)… do quần chúng nhân dân tự quản lý, điều hành mọi mặt ( Nhà nước do dân) 0.25 -Các chính sách của Xô Viết …thực sự mang lại quyền lợi thực hiện quyền làm chủ cho nhân dân, được nhân dân bảo vệ (Nhà nước của dân, vì dân) 0.5 -Bộ máy tổ chức của Xô Viết còn đơn giản, chưa hoàn chỉnh…(Nhà nước khai) 0.25 -Xô Viết Nghệ- Tĩnh thực sự là Nhà nước kiểu mới nhưng còn khai của công nông …khác hẳn Nhà nước bóc lột áp bức nhân dân của đế quốc phong kiến …( Có thể liên hệ Công xã Pa ri 1871 ở Pháp) 0.25 -Do sự đàn áp của đế quốc phong kiến tay sai, Xô Viết chỉ tồn tại trong 4-5 tháng (cuối 1930- đầu 1931) nhưng đã cổ vũ mạnh mẽ quần chúng nhân dân (nhất là công nông) trong cả nước… 0.25 Câu 3 Có người nhận xét: : “Cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám 1945 của Việt Nam thành công là nhờ ăn may”. Hãy giải thích điều đó đúng hay sai ? 2.5 điểm a. Điều kiện khách quan thuận lợi “ngàn năm có một” 0.5 -8.1945 quân Đồng Minh (Liên Xô, Mỹ) dồn dập tấn công tiêu diệt phát xít Nhật… 0.25 -14.8.1945 Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh vô điều kiện, làm cho chính quyền Nhật tay sai ở Đông Dương hoang mang, tê liệt…mở ra thời cơ “ngàn năm có một ” 0.25 b. Lực lượng cách mạng đã chuẩn bị sẵn sàng kịp thời hành động 2.0 -9.1939 Chiến tranh thế giới thứ 2 bùng nổ…Trước tình hình mới, Đảng đã kịp thời chuyển hướng chủ trương cách mạng, tích cực chuẩn bị tiến tới khởi nghĩa giành chính quyền… 0.25 - 3.1945 Nhật đảo chính Pháp, cao trào kháng Nhật cứu nước diễn ra sôi nổi…đã tạo ra khí thế sẵn sàng khởi nghĩa trong cả nước… 0.25 -13.8.1945 nghe tin Nhật đầu hàng, Trung ương Đảng Tổng bộ Việt Minh lập tức thành lập Ủy ban Khởi nghĩa toàn quốc, ra Quân lệnh số 1 chính thức phát động Tổng khởi nghĩa… 0.25 -14-17.8.1945 Hội nghị toàn quốc của Đảng, Đại hội Quốc dân…đã chuẩn bị đầy đủ những công việc cuối cùng cho Tổng khởi nghĩa toàn quốc sau khi giành chính quyền thắng lợi. 0.25 -14-28.8.1945 tùy tình hình địa phương (vận dụng chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau…”, nhận Lệnh Tổng khởi nghĩa), khởi nghĩa lần lượt nổ ra…- Thắng lợi giành chính quyền ở Hà Nội, Huế, Sài gòn đã cổ vũ mạnh mẽ các địa phương trong cả nước, 30.8.1945 vua Bảo Đại tuyên bố thoái vị, chấm dứt vĩnh viễn chế độ phong kiến Việt Nam… 0.25 -2.9.1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời, đọc Tuyên ngôn Độc lập khai sinh nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa …trước khi quân Đồng Minh vào Đông Dương giải giáp quân Nhật ( nhưng mang ý đồ phủ nhận chính quyền cách mạng còn non trẻ) 0.25 -Trong vòng 15 ngày, cuộc Tổng khởi nghĩa Tháng Tám nổ ra thắng lợi nhanh chóng ít đổ máu nhờ sự chuẩn bị chu đáo sẵn sàng của lực lượng cách mạng do Đảng Việt Minh lãnh đạo là nhân tố chủ quan quyết định…không phải là “nhờ ăn may” (điều kiện khách quan thuận lợi). 0.5 Câu 4 Chứng minh chiến thắng Điện Biên Phủ là thắng lợi quân sự lớn nhất, có ý nghĩa quyết 3.0 định của ta trong kháng chiến chống Pháp. điểm - Ngày 19/12/1946, cuộc kháng chiến toàn quốc bùng nổ mở đầu là cuộc chiến đấu ở các đô thị Bắc vĩ tuyến 16, quân dân ta đánh bại âm mưu đánh úp của địch…. 0.25 -Thu đông 1947 với chiến thắng Việt Bắc ta đã bảo vệ cơ quan đầu não, chiến khu Việt Bắc an toàn, phá tan âm mưu đánh nhanh thắng nhanh của địch, thay đổi so sánh lực lượng có lợi cho ta . 0.25 - Thu Đông 1950, chiến thắng Biên giới đã đẩy địch về thế phòng ngự bị động, ta bắt đầu giành quyền chủ động phản công địch ở chiến trường chính Bắc Bộ… 0.25 - Đông Xuân1953- 1954, với chủ trương chiến lược đúng đắn ta đã chủ động phân tán lực lượng của địch thành năm vị trí quan trọng: Đồng bằng Bắc Bộ, Điện Biên Phủ, Sê Nô, Plâycu, Luông Phabăng. Kế hoạch Nava bước đầu bị phá sản 0.25 - Pháp Mĩ đã chiếm đóng, xây dựng tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ mạnh nhất “pháo đài bất khả xâm phạm” - với hy vọng chuyển bại thành thắng…. Điện Biên Phủ trở thành tâm điểm của kế hoạch Nava. 0.25 - Tháng 12/1953, Bộ Chính trị Trung ương Đảng quyết định mở chiến dịch Điện Biên Phủ nhằm đập tan kế hoạch Nava… 0.25 - Diễn biến: chia làm 3 đợt + Đợt 1( 13/3 -17/3/1954): Ta tấn công, tiêu diệt cứ điểm Him Lam toàn bộ phân khu Bắc. 0.25 + Đợt 2 (30/3/1954 26/4/1954): ta đồng loạt tấn công các cứ điểm phía Đông phân khu trung tâm Mường Thanh, ác liệt nhất ở C1, A1. Ta bao vây, chia cắt , địch lâm vào nguy khốn 0.25 + Đợt 3 (1/5/1954 7/5/1954): ta tổng công kích phân khu Trung tâm Mường Thanh phân khu Nam ; tướng Đờ Caxtơri toàn bộ Ban Tham mưu địch bị bắt; 17h30 ngày 7/5/1954, chiến dịch toàn thắng 0.25 - Kết quả. + Ta bắt một thiếu tướng, loại khỏi vòng chiến đấu 16200 địch, hạ 62 máy bay các phương tiện chiến tranh… 0.25 - Ý nghĩa. + Đập tan hoàn toàn kế hoạch Nava, giáng đòn quyết định vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp, làm xoay chuyển cục diện chiến tranh ở Đông Dương, tạo điều kiện thuận lợi cho cuộc đấu tranh ngoại giao của ta giành thắng lợi… 0.25 - Như vậy, với chiến thắng Điện Biên Phủ - đỉnh cao của cuộc tiến công chiến lược Đông xuân 1953 1954, là thắng lợi quân sự lớn nhất quyết định buộc thực dân Pháp chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương… 0.25 Câu 5 Lập bảng so sánh những điểm khác nhau giữa Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương 1954 Hiệp định Pari về Việt Nam 1973 (hoàn cảnh kí kết, nội dung cơ bản ý nghĩa lịch sử) 3.0 điểm Hiệp định Giơnevơ 1954 Hiệp định Pari 1973 Hoàn cảnh LS + Pháp bị thất bại hoàn toàn ở Điện Biên Phủ. Ta ký Hiệp định buộc Pháp phải công nhận các quyền dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương (21/7/1954) Mĩ bị thất bại trong chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai. Ta kí Hiệp định buộc Mĩ phải rút quân về nước để cho nhân dân Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của mình (27/1/1973) 0.5 Nội dung + Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia. + Ngừng bắn, lập lại hòa bình, thực hiện tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực: Việt Nam lấy vĩ tuyến 17 (dọc sông Bến Hải) làm giới tuyến quân sự tạm thời… + Hoa Kỳ các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền thống nhất toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam. + Ngừng bắn ở miền Nam Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động chống phá miền Bắc Việt Nam… + Hoa Kỳ rút hết quân đội quân đồng minh 1.75 + Tháng 7/1956,Việt Nam sẽ tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước trong vòng 60 ngày… huỷ bỏ các căn cứ quân sự Mỹ, cam kết không tiếp tục can thiệp vào miền Nam Việt Nam góp phần hàn gắn hậu quả chiến tranh + Nhân dân miền Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài. Ý nghĩa + Đánh dấu thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp làm thất bại âm mưu kéo dài, mở rộng chiến tranh xâm lược Đông Dương của Pháp - Mĩ. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc . + Là thắng lợi của cuộc đấu tranh kiên cường, bất khuất của quân dân 2 miền Nam Bắc trên mọi mặt trận. Mở ra bước ngoặt mới cho cách mạng Việt Nam: tạo thời cơ thuận lợi để nhân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam. Cổ vũ phong trào cách mạng thế giới… 0.75 Câu 6 Vì sao vào tháng 8 năm 1945 khi phát xít Nhật đầu hàng Đồng Minh, ở khu vực Đông Nam Á chỉ có ba nước Inđônêxia, Việt Nam, Lào tuyên bố độc lập? 2.0 điểm - Từ năm 1940 1945, các nước Đông Nam Á lần lượt bị phát xít Nhật chiếm đóng. Tháng 8/1945, Nhật đầu hàng Đồng Minh mở ra thời cơ chung cho các nước Đông Nam Á nổi dậy giành chính quyền, tuyên bố độc lập. Đó là nhân tố khách quan quan trọng nhưng không phải là quyết định vì muốn giành thắng lợi cần phải chuẩn bị kĩ về những nhân tố chủ quan như: lực lượng, lãnh đạo, ý thức cách mạng của quần chúng …. 0.5 - So với các nước Đông Nam Á khác, ba nước Inđônêxia, Việt Nam và Lào có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về nhân tố chủ quan, đặc biệt giai cấp lãnh đạo dù là tư sản (ở Inđônêxia) hoặc vô sản (Việt Nam, Lào) đã trưởng thành, có kinh nghiệm đấu tranh… 0.25 + ở Inđônêxia: Đảng Cộng sản ra đời năm 1920 đã thúc đẩy phong trào dân tộc phát triển. Từ những năm 30 của thế kỷ XX, Đảng Dân tộc của giai cấp tư sản do Xucácnô đứng đầu dần dần chiếm vị trí quan trọng kịp thời lãnh đạo nhân dân tuyên bố độc lập vào ngày 17/8/1945 0.5 + Ở Việt Nam Lào, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Đông Dương trải qua ba phong trào cách mạng;1930-1935, 1936 -1939, 1939-1945 đã chớp thời cơ giành chính quyền tuyên bố độc lập: Việt Nam(2/9/1945), Lào(12/10/1945) 0.5 + Còn các nước Đông Nam Á khác do chưa có sự chuẩn bị kĩ lưỡng về lực lượng cách mạng, lực lượng lãnh đạo nên chưa chớp được thời cơ “ngàn năm có một”, bỏ lỡ cơ hội giành chính quyền 0.25 Câu 7 Nêu phân tích ảnh hưởng của các cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu trong thời kì “Chiến tranh lạnh” đến tình hình Châu Á? 4.0 điểm a. Các cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu trong thời kì “Chiến tranh lạnh” 1.0 - Cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp(1945 1954) 0.25 - Cuộc chiến tranh xâm lược Triều Tiên của đế quốc Mĩ (1950 1953) 0.25 - Cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam của đế quốc Mĩ (1954 1975) 0.5 b. Phân tích ảnh hưởng 3.0 - Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, tình hình Châu Á nhiều biến đổi nhiều nước giành được độc lập nhưng kinh tế nghèo nàn, lạc hậu, một nước tiếp tục đấu tranh giành bảo vệ độc lập, Nhật Bản bại trận . Châu Á trở thành nơi diễn ra nhiều cuộc chiến tranh cục bộ tiêu biểu thể hiện rõ rệt mâu thuẫn Đông Tây sự đối đầu Xô 0.5 - Mĩ lôi kéo nhiều nước châu Á vào các khối liên minh quân sự do Mĩ đứng đầu như SEATO, CENTO, ANZUS, xây dựng căn cứ quân sự .nhằm chống phá các nước xã hội chủ nghĩa phong trào giải phóng dân tộc 0.5 - Từ năm 1945 1954, Pháp quay lại xâm lược Đông Dương, lúc đầu là cuộc chiến tranh tái chiếm thuộc địa, những từ sau năm 1950, cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương ngày càng chịu sự tác động của hai phe. Nhân dân Đông Dương được Trung Quốc, Liên Xô các nước xã hội chủ 0.5 nghĩa giúp đỡ tiến hành kháng chiến thắng lợi với Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương . - Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt làm hai miền với sự ra đời của hai nhà nước Đại Hàn Dân quốc (do Mĩ bảo trợ) Cộng hòa Dân chủ nhân dân Triều Tiên(do Liên Xô bảo trợ) - Tháng 6/1950 -7/1953, cuộc chiến tranh giữa hai miền bùng nổ kết thúc là Hiệp định đình chiến 1953, tiếp tục chia cắt Triều Tiên thành hai quốc gia có chế độ chính trị khác nhau, được xem là “sản phẩm” của Chiến tranh lạnh sự đụng đầu trực tiếp đầu tiên giữa hai phe. 0.5 - Từ 1954 1975, Mĩ thay Pháp thực hiện chiến tranh xâm lược thực dân mới ở miền Nam Việt Nam, lôi kéo nhiều nước đồng minh Đông Nam Á tham chiến Được sự giúp đỡ của Liên Xô, Trung Quốc các nước XHCN khác nhân dân ba nước Đông Dương đã làm thất bại âm mưu của Mĩ dẫn đến việc kí kết Hiệp định Pari về Việt Nam Hiệp định Viêng Chăn về Lào năm 1973. Đây là cuộc chiến tranh cục bộ lớn nhất phản ánh mâu thuẫn giữa hai phe, đánh dấu sự phá sản của mọi chiến lược chiến tranh xâm lược thực dân mới của đế quốc Mỹ, mở ra thời kỳ xây dựng, phát triển của khu vực Đông Nam Á 0.75 - “Chiến tranh lạnh” đã tác động mạnh mẽ đến tình hình ở Châu Á, nhưng nhiều nước biết tận dụng lợi thế so sánh để phát triển kinh tế như: Thái Lan, Xingapo, Hàn Quốc, Nhật Bản… 0.25 B. MỘT SỐ ĐIỂM CẦN LƯU Ý KHI CHẤM BÀI. 1. Nếu thí sinh làm bài theo cách riêng mà vẫn đáp ứng được những yêu cầu cơ bản nêu trong hướng dẫn chấm thì vẫn cho đủ điểm như hướng dẫn qui định. 2. Hướng dẫn chấm chỉ nêu nội dung chủ yếu, giám khảo chấm căn cứ vào mức độ thí sinh đã làm được, đối chiếu với yêu cầu của đề thi hướng dẫn chấm để cho điểm một cách đúng mức. 3. Phần trả lời của thí sinh phải đủ các ý, chữ viết rõ ràng thì mới cho điểm tối đa. 4. Trong trường hợp bài làm có nhiều sai sót quan trọng về kiến thức lập trường tư tưởng chính trị thì tùy mức độ mà trừ điểm cho thỏa đáng. 5. Tổng điểm toàn bài không làm tròn số, lấy đến 0,25 điểm . SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 – 2011 ĐỀ CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ - THPT (Đề thi gồm có 01. DỤC & ĐÀO TẠO KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH LÂM ĐỒNG NĂM HỌC 2010 – 2011 HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI CHÍNH THỨC Môn: LỊCH SỬ - THPT Ngày thi: 18/2/2011

Ngày đăng: 28/08/2013, 09:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan