thiet lap so theo doi hoc sinh yeu

19 3.4K 22
thiet lap so theo doi hoc sinh yeu

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng 1 TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN QUANG 2 TỔ VĂN PHÒNG KINH NGHIỆM: CÁCH THIẾT LẬP SỔ THEO DÕI HỌC SINH YẾU Xuân Quang2, tháng 3 năm 2009 Người thực hiện : Ngô Thị Phượng Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng 2 TRƯỜNG TIỂU HỌC XUÂN QUANG 2 TỔ VĂN PHÒNG KINH NGHIỆM: CÁCH THIẾT LẬP SỔ THEO DÕI HỌC SINH YẾU Xuân Quang2, tháng 3 năm 2009 Người thực hiện : Ngô Thị Phượng Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu MỤC LỤC I.Phần mở đầu: ……………………………………………………………………………………………………………… 4 1. Lý do chọn đề tài ………………………………. ………………….……………………………………….4 2. Mục đích nghiên cứu ……………………………… ………………….………… .……………… .….4 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu ……………….………………….………… .…………………….4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu ……………….……………… .…………….………… .…………………….4 5. Phương pháp nghiên cứu………………………….………………….………… .…………………….4 6. Nội dung của đề tài : ……………………………….………………….…………… ………… ……….4 II. Nội dung đề tài: ………………………………. ………… ……….………………………………………………… 5 Chương I : Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài ………… ……….…………………… .……………… 5 1.Cơ sở pháp lý ……………………………….………………….………… .………… .…………………… .5 2. Cơ sở lý luận ……………………………….………………….………… .………………… .…………… .5 3. Cơ sở thực tiễn ……………………………….………………….………… .……………………… .…… 6 Chương II. Thực trạng của đề tài nghiên cứu ……………………………….………………….… …… 6 1. Khái quát phạm vi nghiên cứu … ……………………………….………………….… …… 6 2. Thực trạng của đề tài……………………………………………………….………………….… …… 6 3. Sự cần thiết của việc thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu ……………………… 7 Chương III. Cách thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu ……………………… .…………………… 7 1. Cơ sở đề xuất việc thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu ……………… ………… .7 2. Cấu trúc số theo dõi học sinh yếu …………………………………… ………… ………… 8 3. Tổ chức triển khai thực hiện ………….………………………………… ………… ……… .15 III. Kết luận và kiến nghị ………….………………………………….………… ……………………………… 15 Đánh giá của hội đồng khoa học : ………….………………………………….………… ……………………17 Danh mục các tài liệu tham khảo ………….………………………………… ………… ………………… 18 Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng 3 Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu I.PHẦN MỞ ĐẦU : 1.Lý do chọn đề tài : Xuân Quang 2 là một xã miền núi, trong đó có một thôn người dân tộc thiểu số, hòan cảnh kinh tế ở địa phương còn khó khăn. Chính vì vậy học sinh đa số thiếu sự quan tâm của gia đình dành cho việc học tập. Ngoài thời gian học tập nhiều học sinh về nhà còn phải làm lụng vất vả. Vì vậy chất lượng học tập không như mong muốn. Ở hầu hết tất cả các khối lớp đều có học sinh có hòan cảnh khó khăn. Làm như thế nào để giáo viên có thể nắm rõ hòan cảnh của từng học sinh là hết sức cần thiết. Người thầy giáo chỉ có thể hòan thành được nhiệm vụ theo mong muốn chỉ khi nào người thầy giáo nắm rõ chất lượng của từng học sinh khi đó người thầy mới có thể điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp. Nên việc thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu là điều kiện cần có trong quá trình dạy học. 2. Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu đối tượng học sinh yếu để thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu, qua đó định hướng mục tiêu dạy học cụ thể cho từng học sinh theo dõi kết quả qua mỗi tiết dạy, mỗi giai đoạn học tập cụ thể. 3. Đối tượng phạm vi nghiên cứu : Cách thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: - Khảo sát, kiểm tra đối tượng học sinh yếu đối chiếu với kết quả trước đó, với chuẩn kiến thức, kỹ năng để thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu từ đó điều chỉnh hoạt động dạy học cho phù hợp, từng bước giúp học sinh yếu đạt được chuẩn kiến thức kỹ năng đã quy định. 5. Phương pháp nghiên cứu : Kiểm tra, khảo sát, điều tra, nghiên cứu … Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng 4 Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu 6. Nội dung của đề tài : Thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.Cơ sở pháp lý : Căn cứ vào chỉ thị số 39/ CT-BGDĐT ngày 31/5/ 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo về nhiệm vụ trọng tâm của Giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên, giáo dục chuyên nghiệp và các trường , khoa sư phạm trong nhiệm vụ năm học 2007 – 2008, với mục đích đưa công tác giáo dục trẻ em có hòan cảnh khó khăn vào nền nếp đạt chất lượng thật sự và thực hiện công bằng trong giáo dục. Thực hiện theo sự chỉ đạo tại công văn số 896/ BGDĐT – GDTH về việc hướng dẫn điều chỉnh việc dạy và học cho học sinh Tiểu học và công văn số 9890/ BGDĐT – GDTH về việc hướng dẫn nội dung phương pháp giáo dục cho học sinh có hòan cảnh khó khăn. 2. Cơ sở lý luận : Để có thể nghiên cứu và thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu chúng ta cần tìm hiểu : + Mục tiêu dạy học là gì ? Mục tiêu dạy học là các kết quả học tập mà nhà trường trông mong người học đạt được sau khi học tập. Xét theo kết quả học tập mà người học đạt đến. Mục tiêu dạy học chia làm hai loại : mục tiêu thành thạo và mục tiêu phát triển. Đối với học sinh yếu trước hết mục tiêu cần đạt là mục tiêu thành thạo. + Kiểm tra thường xuyên là tiến trình thu thập thông tin về việc học tập của học sinh một cách liên tục trong lớp học. Các hình thức kiểm tra thường xuyên dùng để Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng 5 Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu đánh giá những phương diện cụ thể hay những phương án của chương trình học, Kết quả của kiểm tra dùng để theo dõi sự tiến bộ của người học trong quá trình giảng dạy và cung cấp những phản hồi liên tục cho học sinh và giáo viên, nhằm giúp giáo viên có những biện pháp điều chỉnh kịp thời việc giảng dạy, cũng như giúp học sinh nhận ra sự tiến bộ và chưa tiến bộ của bản thân để từ đó điều chỉnh và phát triển. + Kiểm tra định kỳ là phương thức xem xét kết quả học tập của học sinh theo thời điểm. Mục đích của việc kiểm tra định kỳ giúp giáo viên biết xem mỗi học sinh để thu thập được những gì sau mỗi đơn vị bài học hay sau mỗi phần học để có thể bổ khuyết hay điều chỉnh nội dung và phương pháp dạy học những phần kế tiếp. Kết quả kiểm tra qua các bài kiểm tra đột xuất phản ánh hành vi học tập điển hình của người học, những điều người học làm được trong điều kiện bình thường không chuẩn bị trước dùng để chẩn đóan những kiến thức học sinh tiếp thu qua các lần kiểm tra từ đó điều chỉnh lại hoạt động dạy học. 3. Cơ sở thực tiễn: Xuất phát từ những yêu cầu trên việc giáo dục cho học sinh : không đủ thời gian học tập, điều kiện thiếu thốn, tâm lý không ổn định, thiếu tự tin trong học tập, ngôn ngữ tiếng Việt bị hạn chế, thiếu sự quan tâm chăm sóc của gia đình và sự hỗ trợ của cộng đồng là hết sức cần thiết và để có thể thực hiện mỗi học sinh khi đến trường đều được học tập như nhau. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Khái quát phạm vi nghiên cứu : nghiên cứu những mạch kiến thức, những quy định về chuẩn kiến thức, kỹ năng mà học sinh chưa nắm vững để từ đó thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu một cách rõ ràng, cụ thể cho từng trường hợp. 2. Thực trạng của đề tài : Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng 6 Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu Đối với giáo viên và nhà trường, đánh giá kiểm sóat các hoạt động ngay trong, sau đó ra quyết định điều chỉnh, cải tiến dạy học là cơ chế đảm bảo cho việc phát triển chất lượng dạy học. Đối với học sinh thông tin kiểm tra đánh giá nhận được ( điểm số, nhận xét) từ giáo viên và tự đánh giá của bản thân giúp người học kiểm sóat điều chỉnh việc học của mình. Giáo viên không nên chỉ căn cứ vào điểm số của các bài kiểm tra định kỳ để đánh giá học sinh mà phải kết hợp với kiểm tra thường xuyên. Với những ghi nhận quan sát hằng ngày để đánh giá thực chất trình độ của học sinh. Ngoài ra ở các môn đánh giá như Tiếng Việt, Tóan cùng với điểm số giáo viên phải đưa ra những nhận xét để giúp học sinh biết mình đã đạt được những gì và chưa đạt được những gì ? Việc đánh giá không thực hiện trên cơ sở xác lập một cách tường minh các mục tiêu dạy học sẽ gây ra nhiều hậu quả cho giáo dục. Hai hậu quả cơ bản nhất là: không thực hiện được chức năng đo lường năng lực người học : không có cơ sở kiểm sóat điều chỉnh kịp thời và sát hợp quá trình dạy, học do vậy sẽ không biến đổi được chất lượng dạy và học. 3. Sự cần thiết của việc phải thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu: Đổi mới phương pháp dạy học để phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, từng bước nâng cao chất lượng dạy và học, để tất cả học sinh trong lớp đều được tham gia học tập, tất cả các em kể cả học sinh yếu đều được thể hiện được bản thân và mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp … là hết sức cần thiết đối với giáo viên. Nhưng việc thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu để giáo viên nắm rõ chất lượng cụ thể của từng học sinh, biết được mạch kiến thức nào các em chưa nắm, chuẩn kiến thức tối thiểu nào các em chưa đạt được qua từng giai đoạn cụ thể … hiện nay chưa được sự thống nhất chung đôi khi còn lúng túng, không biết phải ghi chép những gì và dựa vào đâu để ghi chép, ghi chép như thế nào cho khoa học để bản thân giáo viên có được Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng 7 Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu thông tin cần thiết để từ đó định hướng cho hoạt động dạy học kế tiếp và khi bàn giao cho giáo viên kế sau biết được thông tin về học sinh một cách rõ ràng và chắc chắn. CHƯƠNG III: CÁCH THIẾT LẬP SỐ THEO DÕI HỌC SINH YẾU 1. Cơ sở đề xuất việc thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu: Nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu cần đạt, quan sát và ghi chép kỹ các hành vi, thái độ học tập của học sinh nhận ra sự tiến bộ của học sinh để đối chiếu với chuẩn kiến thức, kỹ năng. Trên cơ sở đó thiết lập được sổ theo dõi một cách cụ thể qua từng giai đoạn. Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng 8 Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu 2. Cấu trúc sổ theo dõi học sinh yếu: Trang 1: Trang bìa Trang 3: Danh sách học sinh yếu Trang 4 và trang 5 : Ghi thông tin về học sinh cần theo dõi, qua từng giai đoạn ( lưu ý mỗi học sinh dành cho 2 trang mở để dễ theo dõiđối chiếu) Trang cuối dùng để thống kê chung kết quả qua từng giai đoạn. Cụ thể cấu trúc của theo dõi học sinh yếu như sau: Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng 9 Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu Trang 1: trang bìa Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng 10 TR ƯỜ NG TIỂU HỌC XUÂN QUANG2 SỔ THEO DÕI HỌC SINH YẾU LỚP ………… NĂM HỌC 200…… - 200 ……. Giáo viên phụ trách : …………………………………… [...]... thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu đối với một khối lớp; sau khi tiến hành thử nghiệm việc thiết lập, ghi chép sổ theo dõi học sinh yếu nhận thấy đã giúp cho giáo viên dễ dàng ghi chép và có cơ sở để thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu Từ đó giáo viên định hướng được hoạt động dạy học cụ thể cho từng học sinh Đối với nhà trường dựa trên cơ sở các bài kiểm tra và nhận xét ở sổ theo dõi học sinh yếu của... …………………………………………………Năm sinh ……… Thời gian Điểm TB Nhận xét Đầu năm Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng Ghi chú 13Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu Giữa kỳ I Cuối kỳ I Giữa kỳ II Cuối kỳ II Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng 14Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu Mỗi học sinh dành cho 2 trang mở : trang thứ nhất dành cho môn Tóan, trang kế theo dành cho môn Tiếng Việt ; những học sinh chỉ yếu một môn,... dành cho từng học sinh một cách cụ thể và cập nhật thông tin về thời gian một cách rõ ràng khi học sinh đã nắm được các kiến thức theo quy định Công việc này giúp cho các nhà quản lý dễ dàng trong việc theo dõi và có biện pháp kịp thời trong việc chỉ đạo dạy và học Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng 15Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu Trang cuối : thống kê điểm các lần kiểm tra định theo chuẩn kiến... sổ Theo dõi học sinh yếu Trang 3: DANH SÁCH HỌC SINH YẾU LỚP ………………… STT Điểm TB HỌ VÀ TÊN ( ghi điểm TB năm học trước ) Tiếng Việt Tóan Điểm khảo sát đầu Ghi chú năm Tiếng Việt Tóan Trang 4 : Dành cho môn Tóan Họ và tên : …………………………………………………Năm sinh ……… Nam, nữ : ……… Dân tộc : ………………………… Thời gian Điểm TB Nhận xét Đầu năm Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng Ghi chú 12Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh. .. năm 2009 – Ngô Thị Phượng 17Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu Cách thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu cũng chỉ là ý kiến khách quan và tiến hành thực nghiệm trong thời gian ngắn vì vậy chắc chắn còn nhiều thiếu sót và có những điểm chưa được khoa học rất mong sự góp ý của đồng nghiệp để hòan chỉnh hơn và có thể phổ biến rộng rãi cách theo dõi học sinh yếu trong tòan trường ở năm học sau Tháng... tiện theo dõi Khi cập nhật thông tin trước hết cần có những bài kiểm tra trong phạm vi chuẩn kiến thức, kỹ năng để đối chiếu và ghi vào sổ theo dõi cho phù hợp Chính vì vậy khi thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu giáo viên cần nắm vững chuẩn kiến thức, kỹ năng tối thiểu ( tham khảo thêm hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức, kỹ năng các môn học ở Tiểu học) để có thể thiết kế các bài kiểm tra đúng theo. .. 18Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu Tháng 3 năm 2009 – Ngô Thị Phượng 19Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu DANH MỤC CÁC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Chỉ thị số 39 / CT – BGDĐT 2 Công văn số 896/BGDĐT – GDTH 3 Công văn số 9890/ BGDĐT – GDTH 4 Công văn số 9682/ BGDĐT – GDTH 5 Công văn số 323/ Phòng GD-ĐT V/v hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 6 Quy định đánh giá và xếp loại học sinh Tiểu học 7 Chương... giáo viên nhà trường đã nắm được các mạch kiến thức đa số đối tượng học sinh yếu chưa nắm vững, điều tra được nguyên nhân tại sao các em chưa nắm vững để mở các chuyên đề tháo gỡ các vướng mắc về chuyên môn III Kết luận và kiến nghị : Việc thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu là hết sức cần thiết, giúp giáo viên và nhà trường dễ theo dõi để có thể hòan thành được nhiệm vụ năm học, từng bước đưa chất... Tóan 16Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu Ở trang cuối có thể ta không thống kê chung cột tổng cộng mà thống kê thêm một biểu mẫu cụ thể như sau: Môn Tiếng Việt : Thời gian Đầu nă m Giữa HK I CuốiHK I GiữaHK II CuốiHK II Ghi chú Đầu nă m Giữa HK I CuốiHK I GiữaHK II CuốiHK II Ghi chú TS HS yếu Môn Tóan : Thời gian TS HS yếu 3 Tổ chức, triển khai thực hiện : Thực hiện theo yêu cầu nhiệm vụ năm... Ví dụ : Đối với học sinh cuối lớp 3 : * Tiếng Việt Tốc độ đọc : khỏang 70 tiếng/ phút Trả lời được 1 câu hỏi về nội dung , thuộc được 2-3 đoạn ( bài thơ đã được họchọc kỳ II) Viết : khỏang 70 tiếng/ 15 phút * Tóan : Dựa trên chuẩn kiến thức đã được quy định giáo viên quan sát, kiểm tra để có thể đưa ra những nhận xét cụ thể và thích hợp cho quá trình dạy học cụ thể đến từng học sinh Sau khi đã đánh . về học sinh một cách rõ ràng và chắc chắn. CHƯƠNG III: CÁCH THIẾT LẬP SỐ THEO DÕI HỌC SINH YẾU 1. Cơ sở đề xuất việc thiết lập sổ theo dõi học sinh yếu:. Phượng 8 Cách thiết lập sổ Theo dõi học sinh yếu 2. Cấu trúc sổ theo dõi học sinh yếu: Trang 1: Trang bìa Trang 3: Danh sách học sinh yếu Trang 4 và trang

Ngày đăng: 27/08/2013, 21:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan