Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông cấp tỉnh năm học 2009-2010 môn địa lí

4 323 1
Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông cấp tỉnh năm học 2009-2010 môn địa lí

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông cấp tỉnh năm học 2009-2010 môn địa lí

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẾN TRE ĐỀ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG CẤP TỈNH NĂM HỌC 2009-2010 Môn: ĐỊA LÝ Thời gian: 180 phút (không kể phát đề) Câu 1: (4 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và số liệu (bảng 1): a) Trình bày chế độ nhiệt và mưa ở Hà Nội, Huế và TP.Hồ Chí Minh. b) Nêu lên những nhân tố chính dẫn đến sự khác biệt về chế độ nhiệt và mưa ở các địa điểm trên. Bảng 1: Chế độ nhiệt và mưa ở Hà Nội, Huế và TP.Hồ Chí Minh Hà Nội 21 0 01’B , 105 0 48’Đ Huế 16 0 24’B , 107 0 41’Đ TP.Hồ Chí Minh 10 0 47’B , 106 0 47’Đ Địa điểm Tháng Nhiệt độ ( 0 C) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ ( 0 C) Lượng mưa (mm) Nhiệt độ ( 0 C) Lượng mưa (mm) 1 16,4 18,6 20,0 161,3 25,8 13,8 2 17,0 26,2 20,9 62,6 26,7 4,1 3 20,2 43,8 23,1 47,1 27,9 10,5 4 23,7 90,1 26,0 51,6 28,9 50,4 5 27,3 188,5 28,3 82,1 28,3 218,4 6 28,8 239,9 29,3 116,7 27,5 311,7 7 28,9 288,2 29,4 95,3 27,1 293,7 8 28,2 318,0 28,9 104,0 27,1 269,8 9 27,2 265,4 27,1 473,4 26,8 327,0 10 24,6 130,7 25,1 795,6 26,7 266,7 11 21,4 43,4 23,1 580,6 26,4 116,5 12 18,2 23,4 20,8 297,4 25,7 48,3 Câu 2: (4 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và Atlat Địa lý Việt Nam: a) Chứng minh miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ có hai đặc điểm tự nhiên cơ bản là: “quan hệ mật thiết với Hoa Nam (Trung Quốc) về cấu trúc địa chất – kiến tạo và chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc". b) Nêu các thế mạnh và hạn chế trong khai thác, sử dụng tự nhiên của miền. Câu 3: (4 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và số liệu (bảng 2), hãy phân tích: a) Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam thời kỳ 1979 – 2005. b) Những thế mạnh và mặt hạn chế của nguồn lao động nước ta. Bảng 2: Quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam, thời kỳ 1979-2005 (Đơn vị: %) Năm Nhóm tuổi 1979 1989 1999 2005 0 – 14 42,5 38,7 33,6 27,0 15 – 59 50,4 54,1 58,3 64,0 60 trở lên 7,1 7,2 8,1 9,0 Tổng số (triệu người) 52,7 64,3 76,3 83,1 Câu 4: (5 điểm) Dựa vào kiến thức đã học và số liệu (bảng 3): a) Vẽ biểu đồ thể hiện sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế ở nước ta. b) Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP phân theo khu vực kinh tế của nước ta trong giai đoạn 1995 – 2008. Bảng 3: Giá trị sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản của nước ta (giá thực tế) (Đơn vị: Ngàn tỷ đồng) Năm Khu vực 1995 2000 2005 2008 Nông-lâm-ngư nghiệp 62,22 108,35 175,98 326,50 Công nghiệp-xây dựng 65,82 162,22 344,22 587,16 Dịch vụ 100,85 171,10 319,00 564,06 Tổng số 228,89 441,67 839,20 1.477,72 Câu 5: (3 điểm) Dựa vào Atlat Địa lý Việt Nam (tờ Nông nghiệp), trình bày tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp của nước ta. – Hết – Ghi chú: Thí sinh được sử dụng Atlat Địa lý Việt Nam – nhà xuất bản Giáo dục. SỞ GD&ĐT BẾN TRE HƯỚNG DẪN CHẤM THI CHỌN HỌC SINH GIỎI LỚP 12THPT CẤP TỈNH NĂM HỌC 2009-2010 Môn: ĐỊA LÝ Câu Nội dung Điểm 1. a) Trình bày chế độ nhiệt và mưa (3đ) *Yêu cầu cho mỗi địa điểm (Hà Nội, Huế và Tp.HCM): -Về chế độ nhiệt: diễn biến nhiệt trong năm; tháng có nhiệt độ cao nhất, thấp nhất; biên độ nhiệt năm; nhiệt độ trung bình năm. -Về chế độ mưa: diễn biến phân bố lượng mưa trong năm; các tháng mưa nhiều (mùa mưa), các tháng ít mưa (mùa khô); tổng lượng mưa trung bình năm. @Cách tính điểm: ở mỗi địa điểm: chế độ nhiệt: 0,5đ; chế độ mưa: 0,5đ b) Những nhân tố chính (1đ) -Vĩ độ: Nhiệt độ trung bình năm ở Tp.HCM > Huế > Hà Nội. -Gió mùa: gió mùa đông làm cho Hà Nội có thời gian nhiệt độ xuống < 20 0 C (tháng 12 – 2); gió mùa hạ liên quan đến mùa mưa ở các nơi, tạo thời tiết nóng bức ở Huế (tháng 6 – 8). -Địa hình: gây mưa nhiều ở Huế (tháng 9 – 12). 0,25 0,5 0,25 2. a) Chứng minh hai đặc điểm tự nhiên cơ bản của miền B&ĐBBB (3đ) -Quan hệ mật thiết với Hoa Nam (TQ) về cấu trúc địa chất – kiến tạo: +Địa hình chủ yếu là đồi núi thấp với độ cao tb 600m; các dãy núi và thung lũng sông có hướng vòng cung; điạ hình cacxtơ khá phổ biến; hướng nghiêng chung là TB – ĐN, thấp dần ra biển và đồng bằng mở rộng. +Địa hình bờ biển đa dạng: nơi thấp phẳng, nơi nhiều vịnh, đảo, quần đảo; vùng biển đáy nông, tuy nhiên vẫn có vịnh nước sâu. +Giàu khoáng sản. (các ý trên phải có dẫn chứng từ bản đồ) 0,75 0,25 0,5 -Chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc: +Khí hậu có mùa đông lạnh (dẫn chứng nhiệt độ tháng 1-2) +Sự hạ thấp đai cao cận nhiệt đới (600 – 700m , trong khi ở miền Nam: 900 – 1000m) +Sự thay đổi cảnh quan thiên nhiên theo mùa. 0,5 0,5 0,5 b) Các thế mạnh và hạn chế (1đ) -Thế mạnh: giàu tài nguyên khoáng sản (năng lượng, kim loại,…); thủy điện; cảnh quan đẹp; tài nguyên đất – rừng;… -Hạn chế: sự bất thường của nhịp điệu mùa khí hậu, thời tiết, của dòng chảy sông ngòi  gây trở ngại trong quá trình sử dụng tự nhiên. 0,5 0,5 3. a) Sự thay đổi về quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số VN (2đ) -Quy mô dân số tăng nhanh, dù tốc độ tăng có hướng giảm (dẫn chứng số liệu)  dân số tăng trung bình > 1 triệu người/năm. 1,0 -Dân số nước ta thuộc loại trẻ, nhưng đang có sự biến đổi nhanh về cơ cấu nhóm tuổi (dẫn chứng số liệu) 1,0 b) Những thế mạnh và hạn chế của nguồn lao động (2đ) -Thế mạnh: +Nguồn lao động đông, tăng > 1 triệu lao động/năm. +Người lao động cần cù, sáng tạo, có kinh nghiệm sản xuất; chất lượng lao động ngày càng được nâng lên (dẫn chứng số liệu). 0,5 0,5 -Hạn chế: +Lực lượng lao động có trình độ cao, lao động kỹ thuật lành nghề còn ít (dẫn chứng số liệu) 0,5 +Lực lượng lao động đông gây khó khăn: giải quyết việc làm, tăng năng suất lao động, tăng thu nhập,… 0,5 4. a) Vẽ biểu đồ (2đ) -Hình thức: miền (3 khu vực, chuyển giá trị sang %) hoặc hình cột chồng (7 cột). -Nội dung: thể hiện đủ và đúng trục ngang (năm), trục đứng (giá trị sản xuất); độ lớn, vị trí các đối tượng có tỉ lệ phù hợp với trục ngang và trục đứng; chú thích tương ứng với ký hiệu thể hiện trên biểu đồ; có tên biểu đồ. @ Các trường hợp trừ điểm: +Hình thức thể hiện biểu đồ không phù hợp +Nội dung: mỗi chi tiết sai, hoặc không phù hợp -1,5 -0,25 b) Phân tích sự chuyển dịch cơ cấu GDP theo khu vực kinh tế (3đ) -Sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế theo hướng: tăng tỉ trọng khu vực II, giảm tỉ trọng khu vực I. Khu vực III có tỉ trọng khá cao nhưng chưa ổn định (dẫn chứng số liệu).  Có tác động tích cực đối với yêu cầu chuyển đổi cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH. 1,0 0,5 -Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn thể hiện trong nội bộ các ngành: +Khu vực I: giảm tỉ trọng nông nghiệp, tăng tỉ trọng ngành thủy sản. Trong nông nghiệp: giảm tỉ trọng trồng trọt, tăng tỉ trọng chăn nuôi. +Khu vực II: tăng tỉ trọng CN chế biến, có hàm lượng kỹ thuật cao; giảm tỉ trọng CN khai thác, các sản phẩm chất lượng thấp. +Khu vực III: tăng mạnh các lĩnh vực liên quan đến kết cấu hạ tầng kinh tế và phát triển đô thị. 0,5 0,5 0,5 5. Tình hình sản xuất và phân bố cây công nghiệp (3đ) *Yêu cầu: nội dung bài viết dựa trên cơ sở đọc và phân tích nội dung tờ bản đồ Nông nghiệp trong Atlat Địa lý Việt Nam; có số liệu minh họa cụ thể. *Nội dung: -Tình hình sản xuất: +Giá trị sx cây CN trong tổng GTSX ngành trồng trọt; +Diện tích trồng cây CN qua các năm; +Diện tích, sản lượng một số sản phẩm: cà phê, cao su, điều 0,5 0,5 0,5 -Phân bố: +Các vùng chuyên canh cây CN chính (tỷ lệ diện tích gieo trồng cây CN so với tổng diện tích gieo trồng); các sản phẩm chính của vùng. +Các tỉnh có diện tích trồng cây CN quan trọng của vùng (các biểu đồ cột) 1,0 0,5 * Lưu ý: -Để đạt được điểm tối đa của từng câu, từng ý, bài làm phải có lập luận, diễn đạt rõ ràng, chính xác, có số liệu dẫn chứng, minh họa. -Giám khảo có thể vận dụng thang điểm trong từng ý, nhưng không được lệch với số điểm quy định của mỗi câu. -----------//----------- . độ nhiệt n m; nhiệt độ trung bình n m. -Về chế độ m a: diễn biến phân bố lượng m a trong n m; các tháng m a nhiều (m a m a), các tháng ít m a (m a khô);. 47’Đ Địa đi m Tháng Nhiệt độ ( 0 C) Lượng m a (mm) Nhiệt độ ( 0 C) Lượng m a (mm) Nhiệt độ ( 0 C) Lượng m a (mm) 1 16,4 18,6 20,0 161,3 25,8 13,8 2 17,0

Ngày đăng: 26/08/2013, 15:46

Hình ảnh liên quan

Dựa vào kiến thức đã học và số liệu (bảng 1): - Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông cấp tỉnh năm học 2009-2010 môn địa lí

a.

vào kiến thức đã học và số liệu (bảng 1): Xem tại trang 1 của tài liệu.
Bảng 2: Quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam, thời kỳ 1979-2005 - Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông cấp tỉnh năm học 2009-2010 môn địa lí

Bảng 2.

Quy mô và cơ cấu nhóm tuổi của dân số Việt Nam, thời kỳ 1979-2005 Xem tại trang 2 của tài liệu.
-Địa hình: gây mưa nhiều ở Huế (tháng 9– 12). - Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông cấp tỉnh năm học 2009-2010 môn địa lí

a.

hình: gây mưa nhiều ở Huế (tháng 9– 12) Xem tại trang 3 của tài liệu.
-Hình thức: miền (3 khu vực, chuyển giá trị sang %) hoặc hình cột chồng (7 cột).    - Đề thi chọn học sinh giỏi lớp 12 trung học phổ thông cấp tỉnh năm học 2009-2010 môn địa lí

Hình th.

ức: miền (3 khu vực, chuyển giá trị sang %) hoặc hình cột chồng (7 cột). Xem tại trang 4 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan