Bình luận sự tương thích giữa các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của vùng biển theo quy định của pháp luật việt nam và quy định về công

8 393 5
Bình luận sự tương thích giữa các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của vùng biển theo quy định của pháp luật việt nam và quy định về công

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

A ĐẶT VẤN ĐỀ Là một quốc gia ven biển có chỉ số tính biển cao trong khu vực, với bờ biển dài 3260km,2773 đảo ven biển với tổng diện tích khoảng 1630 km2, Việt Nam có một vị thế tài nguyên đặc biệt về biển Sớm nhận thức được tầm quan trọng của biển, Việt Nam là một trong 119 quốc gia và thực thể ký Công ước về Luật biển năm 1982 từ ngày đầu, Việt Nam luôn ủng hộ và đi đầu tại khu vực trong việc áp dụng Công ước năm 1982 để giải quyết các vấn đề biển liên quan Ngày 23/6/1994, Việt Nam trở thành nước 64 phê chuẩn công ước Công ước luật biển năm 1982( gọi tắt là Công ước năm 1982) là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực luật quốc tế của thế kỉ XX, là văn bản có ý nghĩa đặc biệt quan trọng về biển và đại dương của cộng đồng quốc tế Đây là văn bản pháp lý có tính chất tổng hợp toàn diện, bao quát tất cả các vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương, đáp ứng được lợi ích của tất cả các nước thành viên Liên Hợp Quốc với 320 điều khoản, 17 phần và 9 phụ lục, trên 1000 quy phạm pháp luật Kể từ khi gia nhập Công ước năm 1982 đến nay, Việt Nam đã có những bước đi cụ thể nhằm thực hiện các điều khoản của Công ước Trong tiến trình khai khác và sử dụng biển, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về biển tương ứng, đồng thời chuyển các quy định của Công ước thành các quy định tương ứng của pháp luật trong nước Nhằm làm rõ và chứng minh Việt Nam đã thực thi hiệu quả Công ước luật biển năm 1982 , nhóm chúng em xin chọn đề tài: “Bình luận sự tương thích giữa các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của vùng biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định về công ước luật biển năm 1982( Nhóm sinh viên chọn ít nhất 3 vùng biển để phân tích)” Tuy nhiên vì số lượng trang có giới hạn, nhóm chúng em không làm rõ đến toàn bộ vùng biển, mà chỉ tập trung vào phân tích 3 vùng biển chính : nội thủy, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải để làm rõ về sự tương thích giữa các quy định về cách xác định và quy chế pháp lý của vùng biển theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định về công ước luật biển năm 1982 1 B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ I Nội thủy 1 Quy định về cách xác định Khoản 1, Điều 8 Công ước 1982 định nghĩa, nội thủy là:“…các vùng nước phía bên trong đường cơ sở của lãnh hải thuộc nội thủy của quốc gia” Đối với Việt Nam, theo Điều 9 Luật Biển Việt Nam 2012 thì nội thủy là “vùng nước tiếp giáp với bờ biển, ở phía trong đường cơ sở và là bộ phận lãnh thổ của Việt Nam.” Theo đó, nội thủy của Việt Nam bao gồm: biển nội địa, các cửa sông, vũng, vịnh, cảng biển và các vùng nước ở khoảng giữa bờ biển và đường cơ sở; trong đó, vùng nước lịch sử cũng thuộc chế độ nội thủy Như vậy, về khái niệm nội thủy, pháp luật Việt Nam đã có sự tương thích với Công ước Luật Biển 1982 Cách định nghĩa về nội thủy của Công ước năm 1982 và Luật biển Việt Nam tuy có khác nhau về câu chữ nhưng đều định nghĩa : Nội thủy của quốc gia ven biển chính là vùng biển có chiều rộng được xác định bởi một bên là đường bờ biển còn bên kia là đường cơ sở 2 Quy chế pháp lý Sự tương thích giữa các quy định về quy chế pháp lý của vùng nước nội thủy theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định về công ước luật biển năm 1982 được thể hiện cơ bản ở các phương diện sau: Thứ nhất, về nguyên tắc pháp lý chủ đạo: theo quy định tại khoản 1, điều 2, công ước năm 1982, trong vùng nội thủy, quốc gia thực hiện chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối như trên lãnh thổ đất liền Chủ quyền này bao trùm lên cả vùng trời bên trên, vùng đá biển và lòng đất dưới đáy biển vùng nước nội thủy Quy định của Việt Nam hoàn toàn tương thích với luật nguyên tắc Công ước năm 1982 được chứng minh ở điều 10 Luật Biển Việt Nam 2012 : “Nhà 2 nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền.” Thứ hai, quy chế ra vào và hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong vùng nội thủy: Về nguyên tắc được quy định trong công ước năm 1982, tàu thuyền nước ngoài muốn vào nội thủy của quốc gia ven biển phải thực hiện chế độ xin phép và phải được sự đồng ý của quốc gia này Trình tự, thủ tục xin phép đối với từng loại tày do từng nước hữu quan quy định Theo đó, điều 10 Luật Biển Việt Nam 2012 : “Nhà nước thực hiện chủ quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như trên lãnh thổ đất liền” Vậy điều đó có nghĩa, Việt Nam có quyền tối cao đối với cả vùng nước, vùng trời, đáy biển và trong lòng đất Mọi vấn đề có liên quan đến nội thủy về mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội… đều do Nhà nước Cộng hòa XHCN Việt Nam quyết định; mọi tổ chức, cá nhân, phương tiện nước ngoài hoạt động trong nội thủy của Việt Nam đều phải tuân thủ pháp luật Việt Nam; các quốc gia, các tổ chức quốc tế không có quyền can thiệp Thứ ba về thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển trong vùng nội thủy: Trong Công ước năm 1982, Quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với taù thuyền nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong vùng nội thủy của mình Tàu quân sự và tàu nhà nước sử dụng vào mục đích phi thương mại được hưởng quyền ưu đãi và miễn trừ Quốc gia treo cờ có thẩm quyền tài phán đối với những vụ việc xảy ra trên con tàu Trong trường hợp tàu quân sự nước ngoài vi phạm pháp luật của quốc gia ven biển thì quốc gia này có quyền buộc tàu rời khỏi vùng nội thủy, đồng thời yêu cầu cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà tàu mang cờ trừng trị các hành vi vi phạm Quốc gia tàu treo cơ chịu trách nhiệm về mọi thiệt hại do con tàu đó gây ra Pháp luật Việt Nam quy định Việt nam có chủ quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối trong vùng nội thủy của mình Có thể hiểu một cách đơn giản rằng “vùng nội thủy được coi như một phần lãnh thổ kéo dài ra phía biển của tổ quốc” Ở đó ta có thể áp đặt mọi luật lệ của nhà nước lên mọi đối tượng có hoạt động trong vùng nội thủy đó Bất cứ sự vi phạm nào đối với vùng nội thủy của Việt Nam của tổ chức hay cá nhân nước ngoài, khi chưa được sự cho phép của cơ quan quản lý hành chính đại diện cho chính phủ Việt Nam, hành vi đó dù vô tình hay cố ý đều bị coi là vi phạm chủ quyền và luật pháp Việt Nam Đối với hàng hải, các tàu biển treo cờ quốc 3 tịch nước ngoài khi muốn đi vào vùng nội thủy của Việt Nam đều phải làm thủ tục xin phép tại cơ quan biên phòng Việt Nam theo pháp luật hiện hành Như vậy, nội thủy là một vùng biển gắn với đất liền, là một bộ phận của lãnh thổ quốc gia, tại đó quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối Chủ quyền này bao trùm cả lớp nước biển, đáy biển, lòng đất dưới đáy biển và vùng trời trên nội thủy Chính vì vậy, trong vùng nội thủy, quốc gia ven biển sẽ thực hiện đầy đủ quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp giống như trên đất liền Mọi luật lệ do quốc gia ban hành đều được áp dụng cho vùng nội thủy mà không có một ngoại lệ nào Quy định của pháp luật Việt Nam là tương thích với Luật Quốc tế II Lãnh hải 1 Quy định về cách xác định Điều 2, 3 Công ước năm 1982 quy định: “ Lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở” Theo đó, ranh giới phía trong của lãnh hải là đường cơ sở và ranh giới phía ngoài là đường mà mỗi điểm trên đường đó ở cách điểm gần nhất của cơ sở một khoảng cách bằng chiều rộng của lãnh hải và không vượt quá 12 hải lý Điều 9 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định: “Điều 9 Lãnh hải của Việt Nam rộng mười hai hải lý tính từ đường cơ sở ra phía ngoài Lãnh hải của Việt Nam bao gồm lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo.” Qua đây có thể thấy, quy định trong Luật Việt Nam có sự tương đồng với quy định về lãnh hải của Công ước luật biển năm 1982 vì đều quy định cách xác định lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài và tiếp liền nội thủy, có chiều rộng không vượt quá 12 hải lý tính từ đường cơ sở 2 Quy chế pháp lý 4 Sự tương thích giữa các quy định về quy chế pháp lý của vùng biển lãnh hải theo quy định của pháp luật Việt Nam và quy định về công ước luật biển năm 1982được thể hiện cơ bản ở các phương diện sau: Thứ nhất, về nguyên tắc pháp lý chủ đạo: Theo quy định tại Điều 2, Công ước Luật biển năm 1982, quốc gia ven biển có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với lãnh hải ( bị hạn chế bởi quyền qua lại vô hại) , vùng trời bên trên cũng như đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải Theo quy định của pháp luật Việt Nam Luật Biển quy định (khoản 1 Điều 12): Nhà nước thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải và vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải phù hợp với Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 Thứ hai về quyền qua lại không gây nguy hại của tàu thuyền nước ngoài : Điều 17 Công ước Luật biển năm 1982 quy định tàu thuyền của tất cả các quốc gia, có biển hay không có biển, đều được hưởng quyền qua lại không gây hại trong lãnh hải Việt Nam đã áp dụng và thực hiện quy ước đó, cụ thể là tại Điều 23 luật Biển Việt Nam – đi qua không gây nguy hại cho lãnh hải Thứ ba về thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển: Điều 27, Điều 28 Công ước Luật biển năm 1982 quy định quốc gia ven biển có quyền tài phán đối với tàu thuyền nước ngoài thực hiện hành vi vi phạm pháp luật trong lãnh hải quốc gia đó Quốc gia ven biển có quyền ban hành các quy định để kiểm soát và giám sát tàu thuyền nước ngoài thực hiện việc đi qua trong lãnh hải của mình trong một số vấn đề và quy định hành lang để tàu thuyền đi qua Tương ứng với thẩm quyền tài phán của quốc gia ven biển theo quy định tại Điều 27, Điều 28 Công ước về luật biển năm 1982, Việt Nam có quy định về quyền tài phán hình sự đối với tàu thuyền nước ngoài tại Điều 30 và quyền tài phán dân sự đối với tàu thuyền nước ngoài tại Điều 31 của Luật biển Việt Nam năm 2012 Nhà nước có chủ quyền đối với mọi loại hiện vật khảo cổ, lịch sử trong lãnh hải Việt Nam Từ những dẫn chứng trên, cho thấy Việt Nam khi tham gia ký kết và tham gia vào Công ước luật Biển năm 1982 đã nghiêm chỉnh chấp hành và áp dụng vào quy định của Luật biển 5 Việt Nam năm 2012 Việt Nam thể hiện sự tôn trọng quy định của Công ước về Biển năm 1982, không thực hiện những hành vi trái với quy định của Công ước luật Biển năm 1982 III Vùng tiếp giáp lãnh hải 1 Quy định về cách xác định Căn cứ vào Điều 33 Công ước luật biển năm 1982: “ vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải” Khoản 2 điều 4 Luật Biên giới quốc gia năm 2003 quy định:“Vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí” Từ các quy định trên có thể thấy được sự tương ứng của các giữa quy định về cách xác định vùng tiếp giáp lãnh hải trong công ước năm 1982 và quy định của pháp luật Việt Nam được thể hiện rõ ở: Trong Công ước về luật biển năm 1982 quy định vùng tiếp giáp lãnh hải là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền với lãnh hải, có chiều rộng không vượt quá 24 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải, thì Việt Nam lại tính vùng tiếp giáp lãnh hải có chiều rộng 12 hải lí tính từ ranh giới phía ngoài của lãnh hải quy định Như vậy, vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một vùng biển rộng 24 hải lý tính từ đương cơ sở là hoàn toàn tương thích với Công ước quốc tế năm 1982 2 Quy chế pháp lý: Quy chế pháp lí về vùng tiếp giáp lãnh hải trong Công ước luật biển năm 1982 được quy định như sau: Điều 33 Công ước Luật biển năm 1982 quy định trong vùng tiếp giáp lãnh hải quốc gia ven biển thực hiện các thẩm quyền riêng biệt.Vùng tiếp giáp lãnh hải có thể được coi là một vùng đệm mà ở đó, các quốc gia ven biển có quyền thực hiện sự kiểm soát cần thiết nhằm mục đích ngăn ngừa và trừng trị các vi phạm có thể xảy ra đối với luật lệ về nhập cư, thuế khóa, y tế, thậm chí cả an ninh xảy ra trong lãnh hải của quốc gia đó.Vùng tiếp giáp lãnh hải đồng thời là một bộ phận của vùng đặc quyền kinh tế nên tại đây quốc gia ven biển có thể thực thi các quyền chủ quyền và quyền tài phán áp dụng đối với vùng đặc quyền kinh tế Mặt 6 khác, quốc gia ven biển có đặc quyền đối với cá hiện vật lịch sử và khảo cổ nằm ở đáy biển vùng tiếp giáp lãnh hải Việc khai thác, mua bán những hiện vật này mà không được sự cho phép của quốc gia ven biển được coi là sự vi phạm các luật và quy định của quốc gia ven ở trên lãnh thổ quốc gia (Điều 303 Công ước Luật biển năm 1982) Ở Việt Nam Quy chế pháp lí về vùng tiếp giáp lãnh hải được quy định ở Tuyên bố ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa đã nêu rõ: “ Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của mình, nhằm bảo vệ an ninh, bảo vệ quyền lợi về hải quan, thuế khóa, bảo đảm sự tôn trọng các quy định về y tế, về di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trên lãnh hải Việt Nam” Tuyên bố này cũng được khẳng định và cụ thể hóa trong Luật biên giới quốc gia 2003, Luật biển Việt Nam (Điều 14 và Điều 16) cùng các văn bản dưới luật khác Vậy có thể thấy chế độ pháp lý đối với vùng tiếp giáp lãnh hải theo quy định của pháp luật Việt Nam cũng hoàn toàn tương thích phù hợp với quy định của Công ước năm 1982 nhưng cụ thể và chi tiết hơn, phù hợp với điều kiện kinh tế và xã hội ở Việt Nam C NHẬN XÉT CHUNG Từ những phân tích ở trên, có thể thấy rằng kể từ khi gia nhập Công ước năm 1982 đến nay, Việt Nam đã tiếp thu và vận dụng sang tạo các quy định của Công ước để thực thi các chính sách pháp luật về các quy định của các vùng biển.Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản pháp luật về biển tương ứng, đồng thời chuyển các quy định của Công ước thành các quy định tương ứng của pháp luật trong nước, bổ sung và sửa đổi các quy định pháp luật hiện hành cho phù hợp với luật biển tế, đồng thời cụ thể hóa thành các văn bản pháp quy mới Các quy định này hoàn toàn phù hợp với Công ước Luật biển quốc tế năm 1982 Thể hiện rõ ý chí thực hiện các quyền trong giới hạn cho phép của công ước, có tính đến sự tự do của các quốc gia khác Điều này hoàn toàn phù hợp với xu thế của thế giới hiện nay, đồng thời thực hiện chủ chương, chính sách đối ngoại đổi mới, hội nhập, đa phương hóa, đa dạng hóa mà Đảng ta đề ra trong thời kỳ đổi mới 7 D DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Giáo trình Luật Quốc tế Ths Nguyễn Thị Kim NGân_THs Chu Mạnh HÙng Nxb Giáo dục Việt Nam 2 Giáo trình Luật Quốc tế Đại học luật Hà Nội Nxb Công an nhân dân 3 CÔng ước của Liên Hợp Quốc về luật biển năm 1982 4 Luật biển Việt Nam 2012 5 Luật biên giới quốc gia năm 2003 6 Công ước Biển 1982 và chiến lược biển của Việt Nam TS Nguyễn Hồng Thao ( chủ biên) , PGS.TS Đỗ Minh Thái, TS Nguyễn Thị Như Mai, ThS Nguyễn Thị Hường Nxb Chính trị quốc gia 7 Chính sách, pháp luật biển của Việt Nam và chiến lược phát triển bền vững Đại học quốc gia Hà Nội khoa luật, PGS.TS Nguyễn Bá Diễn ( chủ biên) Nxb Tư pháp 8 Việt Nam với việc thực hiện Công ước về luật biển năm 1982 Nxb Tư pháp 8 ... vượt q 12 hải lý tính từ đường sở Quy chế pháp lý Sự tương thích quy định quy chế pháp lý vùng biển lãnh hải theo quy định pháp luật Việt Nam quy định công ước luật biển năm 1982được thể phương diện... 1982 Luật biển Việt Nam có khác câu chữ định nghĩa : Nội thủy quốc gia ven biển vùng biển có chiều rộng xác định bên đường bờ biển bên đường sở Quy chế pháp lý Sự tương thích quy định quy chế pháp. .. pháp lý vùng nước nội thủy theo quy định pháp luật Việt Nam quy định công ước luật biển năm 1982 thể phương diện sau: Thứ nhất, nguyên tắc pháp lý chủ đạo: theo quy định khoản 1, điều 2, công

Ngày đăng: 27/03/2019, 12:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan