Tư liệu địa lí phổ thông- Khủng bố sinh học

5 417 0
Tư liệu địa lí phổ thông- Khủng bố sinh học

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Khủng bố sinh học Khái niệm chung Khủng bố bằng vũ khí sinh học hay khủng bố sinh học (bioterrorism) dùng để chỉ những hành động làm phát tán có chủ định các yếu tố sinh học gây hại (như vi khuẩn, virus, chất độc có nguồn gốc sinh vật như các độc tố từ vi khuẩn, nấm độc v.v.). Những yếu tố này có thể gây bệnh (hay làm chết) người, động vật, thực vật. Các yếu tố sinh học được sử dụng trong hình thức khủng bố này có thể được sản xuất hoặc đã có sẵn trong tự nhiên nhưng có khả năng biến đổi để tăng sức chống chịu với thuốc, tăng khả năng gây bệnh cũng như khả năng lan truyền trong môi trường. Chúng có thể phát tán trong không khí, trong nước, trong thức ăn. Việc phát hiện và hạn chế tác nhân dùng trong khủng bố sinh học không phải lúc nào cũng dễ dàng vì chúng có thể không gây hại ngay lập tức sau khi được phát tán. Một số tác nhân dùng trong khủng bố sinh học và có khả năng lây nhiễm giữa động vật hay người bị nhiễm và động vật hay người mạnh khỏe trong khi một số khác không có khả năng đó. Căn cứ vào mức độ ảnh hưởng, các nhân tố dùng trong khủng bố sinh học được phân làm ba nhóm I, II, III hay A, B, C. Các nhân tố thuộc nhóm A Bao gồm những loại có khả năng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng và mức độ lây lan lớn. Thuộc nhóm này gồm có vi khuẩn bệnh than, dịch hạch, virus đậu mùa, vi khuẩn ung khí thán . Dưới đây là một số ví dụ: Vi khuẩn bệnh than bacillus anthracis (anthrax) : Từ anthrax có nguồn gốc từ tiếng Hy lạp anthrakis có nghĩa là than để chỉ những nốt bệnh tích có màu đen trên da của động vật và người mắc bệnh. Vi khuẩn than được nhiều người nhớ đến sau những vụ phát hiện các phong bì thư trong có chứa chất bột trắng tại Mỹ năm 2001. Vi khuẩn thuộc nhóm gram dương, hình gậy, kích thước từ 1-6 micromet sinh nha bào có sức đề kháng cao với các nhân tố vật lý và hóa học. Bacillus anthracis được Robert-Koch chứng minh có tính gây bệnh vào năm 1877. Vi khuẩn gây bệnh cho động vật hoang dã và động vật nhai lại. Người cũng có thể bị nhiễm và mắc bệnh khi tiếp xúc với các cơ quan của gia múc mắc bệnh hay với một lượng lớn nha bào. Anthrax phát huy độc lực rất cao khi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp (khi ta hít phải). Bệnh than không lây từ người sang người và đã có vaccin nhưng yêu cầu phải tiêm nhiều lần và có khả năng gây ảnh hưởng phụ. Chủng Vellum (đặc biệt là biến chủng Vollum 1B) đã được sử dụng trong chương trình vũ khí sinh học ở Anh và Mỹ trong những năm 60. Độc tố của vi khuẩn gồm hai cấu phần (hai yếu tố): (1) yếu tố gây phù nề và (2) yếu tố gây chết nhưng vi khuẩn xâm nhập được vào tế bào của vật chủ nhờ một protein khác (do bản thân vi khuẩn sản sinh) là kháng nguyên bảo vệ. Yếu tố gây phù nề làm bất hoạt tế bào bạch cầu trung tính của vật chủ làm cho các tế bào này không có khả năng thực bào để tiêu diệt vi khuẩn. Các nhà nghiên cứu cho rằng yếu tố gây chết kích thích các đại thực bào sản sinh TNF-alpha và interleukin-1-beta (cả hai yếu tố này là cấu phần của hệ miễn dịch có tác dụng trong phản ứng viêm và sốc phản vệ) và có thể gây chết vật chủ. Các nghiên cứu gần đây cho thấy vi khuẩn bệnh than còn tác động đến các tế bào nội mạc gây tổn thương các mạch máu dẫn đến sốc và chết do mất máu (đây không phải là sốc phản vệ). Cơ thể chết do bệnh than thường có hiện tượng chảy máu từ các lỗ tự nhiên. Virus đậu mùa (small pox) là loại virus có tính lây lan mạnh trong không khí và có độc lực cao. Người nhiễm virus có thể bị tử vong. Virus này không có vật chủ trung gian truyền bệnh và chỉ gây bệnh cho người. Nếu được sử dụng làm vũ khí nó sẽ thật tác hại vì đặc tính lây lan. May thay, bệnh này đã được khống chế vào những năm 70 do các chương trình sản xuất vaccin và tiêm chủng trên thế giới. Người ta khuyên những người sinh trước năm 1970 nên tiêm phòng vaccin đậu mùa. Một số người cho rằng loài người không còn phải lo về nguy cơ của bệnh nữa nhưng chúng ta cũng khó có thể yên tâm khi một số phòng thí nghiệm trên thế giới vẫn còn giữ loại virus này. Điều quan trọng là virus có thể "thoát" khỏi tầm kiểm soát của các nhà nghiên cứu có đạo đức để vào tay những "kẻ có ác tâm" hay không! Vi khuẩn Clostridium botulinum (vi khuẩn gram dương do Emile van Ermengem phân lập vào năm 1895), sản sinh độc tố botulin (độc tố gây chết do làm suy hô hấp). Vi khuẩn có dạng hình que, sinh nha bào có sức đề kháng cao (đun sôi ở độ cao bằng mặt nước biển cũng không giết chết được vi khuẩn). Để tồn tại, clostridium botulinum cần rất ít oxy. Độc lực của botulin rất cao (chỉ cần 1 microgam hay 1 phần triệu gam đã có thể làm chết một người, một giọt chât độc này có thể làm chết cả trăm ngàn người). Nếu quy trình chế biến bảo quản không tốt trong chế biến thực phẩm (nhất là đồ hộp), thực phẩm có thể bị nhiễm vi khuẩn này. Phương pháp làm sôi kết hợp với điều áp có thể diệt được vi khuẩn. Nha bào của vi khuẩn không phát triển trong những đồ hộp có hàm lượng đường cao như mật ong, sirô nhưng có khả năng phát triển khi vào đường tiêu hóa của trẻ sơ sinh. Đây là điều cần chú ý! Virus Ebola thuộc giống Ebolavirus họ Filoviridea gây bệnh với tỷ lệ chết cao do khả năng gây suy nhược đa cơ quan và làm mất máu trầm trọng. Bệnh do Ebolavirus được xếp vào nhóm bệnh chung của động vật và người. Trong lịch sử đã có nước nghiên cứu phát triển vũ khí sinh học với loại virus này. Hiện nay trên thế giới vẫn có dịch sốt Ebola (đặc biệt là ở châu Phi). Bệnh dịch hạchdo vi khuẩn Yersinia pestis được các bác sỹ Thụy sĩ, Pháp và Alexandre Yersin phân lập vào năm 1894. Vi khuẩn thuộc giống Yersinia, họ enterobacteriaceae, bắt màu gram âm, sản xuất chất chống thực bào và có vật chủ trung gian là các loài gặm nhấm. Bệnh có thể được truyền sang người qua bọ chét. Vi khuẩn này từng gây ra "cái chết đen" ở châu âu vào những năm 1347-1353 cướp đi sinh mạng của xấp xỉ 1/3 dân số của châu lục này. Nhiều thế kỷ trước, vi khuẩn cũng đã được sử dụng làm vũ khí sinh học. Bệnh vẫn có nguy cơ nổ ra do đặc tính "cư trú" của vi khuẩn trong cơ thể động vật gặm nhấm. Marburg là virus gây sốt xuất huyết được phát hiện tại thành phố Marburg, Đức. Hiện chương trình nghiên cứu sản xuất vaccin vẫn đang được tiến hành. Tỷ lệ chết của bệnh rất cao. Tularemia hay "sốt thỏ" do vi khuẩn Francisella tularensis gây ra. Đây là bênh không gây chết nhưng có khả năng gây suy nhược trầm trọng. Vi khuẩn này được sử dụng làm vũ khí sinh học do đặc điểm dễ lây truyền và dễ sử dụng (có thể dùng dưới dạng phun). Các nhân tố thuộc nhóm B Nhóm này có khả năng lây nhiễm và gây bệnh ở mức nhẹ hơn. Ví dụ: Vi khuẩn brucella: Gây bệnh cho các loài động vật: Dê (do B. melintensis), lợn (B. suis), trâu (B.botus), chó (B. canis). Bệnh do brucella gây ra được gọi là brucellosis. Trong thú y, bệnh do vi khẩn này thường được gọi là bênh sẩy thai truyền nhiễm. Thời gian ủ bệnh có thể từ 1-3 tuần nhưng trong một số trường hợp có thể kéo dài vài tháng. Sữa không được hấp sử lý đúng quy trình, dụng cụ chăn nuôi thú y, các phủ tạng của gia súc mắc bệnh, các bác sỹ thú y cũng là những "phưong tiện truyền bệnh". Hiện đã có vaccin phòng bệnh. Nếu người bị tiêm phải vaccin một cách không có chủ định cũng có thể mắc bệnh. Sốt Q Staphylococcal enterotoxin B Viêm não do virus Mầm bệnh trong thức ăn Mầm trong nước uống Các nhân tố thuộc nhóm C Các nhân tố thuộc nhóm này có thể được sản xuất với một lượng lớn vì chúng dễ sử dụng, dể sản xuất và có độc tính cao (ví dụ vi khuẩn lao). Thiệt hại do khủng bố sinh học - Gây tâm lý hoảng loạn, bất an trong cộng đồng. - Đe dọa sức khỏe, tính mạng của một nhóm người, của cư dân trong một vùng, một quốc gia hay toàn thể giới. - Gây tổn thất về kinh tế do các chi phí sử lý nguồn bệnh được phát tán, do thiệt hại trong nông nghiệp từ dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, cây trồng; giảm chất lượng sản phẩm nông nghiệp và gây khó khăn cho tiêu thụ sản phẩm. - Suy thoái môi trường, mất cân bằng sinh học. - Ảnh hưởng đến ổn định kinh tế, chính trị v.v. Một số biện pháp phát hiện khủng bố sinh học - Thiết lập và vận hành có hiệu quả hệ thống chẩn đoán và phòng trị bệnh truyền nhiễm trong cộng đồng, vùng lãnh thổ và mỗi quốc gia. - Phát triển các hệ thống phòng trừ dịch bệnh trong nông nghiệp - Thiết lập và thực hiện hiệu quả các quy chế quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tuyên truyền trong cộng đồng những hiểu biết chung nhât về vũ khí sinh học và khủng bố sinh học. - Phát triển các phương pháp điều trị. - Quản lý chặt chẽ các cơ sở có nguy cơ là nơi làm "rò rỉ" các tác nhân sinh học có hại như bảo tàng giống vi sinh vật, ngân hàng giống vi sinh vật, ngân hàng gene . - Thực hiện chặt chẽ việc kiểm soát xuất-nhập các yếu tố sinh học v.v. * Một số phương pháp đang được nghiên cứu áp dụng: - Dùng các cây trồng như những vật có chức năng "cảm biến" (plant sensors): Các cây trồng được biến đổi gene có khả năng thay đổi màu sắc khi có sự hiện diện của các yếu tố sinh học và hóa học nhất định . - Phát triển các ống sợi quang học (fiber-optic tubes)được lát bằng các kháng thể nhận diện kháng nguyên là vi khuẩn, vi rút, nấm . - Các con chíp điện tử mang tế bào thần kinh có tác dụng phát hiện chất độc. - Phát triển các phương pháp chẩn đoán mới dựa trên những phương pháp chẩn đoán bệnh thường quy (ví dụ: chẩn đoán bệnh với các nucleic acid trong nước tiểu) v.v. . Khủng bố sinh học Khái niệm chung Khủng bố bằng vũ khí sinh học hay khủng bố sinh học (bioterrorism) dùng để chỉ những. quy chế quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm. - Tuyên truyền trong cộng đồng những hiểu biết chung nhât về vũ khí sinh học và khủng bố sinh học. - Phát triển

Ngày đăng: 25/08/2013, 20:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan