tiểu luận Xây dựng giai cấp nông dân giàu kinh nghiệm, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và đội ngũ các nghệ nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay

40 174 1
tiểu luận Xây dựng giai cấp nông dân giàu kinh nghiệm, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và đội ngũ các nghệ nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC Bước vào thời kỳ hội nhập quốc tế, Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam, để bảo đảm sự thành công của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước luôn đặt vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn là vấn đề có ý nghĩa chiến lược Vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào điều kiện nước ta, nhiều chủ trương, đường lối đúng đắn của Đảng ra đời, góp phần giải phóng sức lao động của các tầng lớp nhân dân nói chung, giai cấp nông dân nói riêng, tạo đà tăng trưởng kinh tế và ổn định chính trị - xã hội Bước đột phá cho sự nghiệp đổi mới nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng là đường lối đổi mới của Đại hội VI, và tiếp theo là “Nghị quyết 10” trong nông nghiệp Các chỉ thị, nghị quyết của các đại hội và hội nghị Trung ương Đảng khoá VII, VIII, IX, X, XI sau này cũng luôn tập trung giải quyết những vấn đề then chốt trong nông nghiệp Dưới tác động của những chính sách đó, nông nghiệp, nông dân và nông thôn Việt Nam đã có nhiều khởi sắc, góp phần quan trọng đưa nước ta thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, tạo tiền đề đẩy mạnh công nghiệp hóa (CNH) – hiện đại hóa (HĐH) đất nước Dù cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch nhưng giai cấp nông dân nước ta hiện vẫn chiếm gần 73% dân số và 56% lực lượng lao động cả nước Trong bối cảnh hiện nay, ít quốc gia có lực lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp đông đảo như vậy Nếu giải quyết tốt ba vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn thì kinh tế nông nghiệp và xã hội nông thôn sẽ đóng góp to lớn cho tiến trình CNH Việc tìm cách phát huy vai trò của nông dân cũng chính là tìm ra biện pháp để thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp, thực hiện CNH, giải quyết vấn đề xã hội, hướng tới sự phát triển bền vững mà các quốc gia hiện nay đều rất quan tâm, đặc biệt là Việt Nam Vì vậy, việc nghiên cứu để tìm ra phương hướng, giải pháp để xây dựng đội ngũ nông dân giàu kinh nghiệm, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và đội ngũ các nghệ nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay là một việc cấp bách và cần thiết Là một sinh viên chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, thì việc nghiên cứu vấn đề này là cần thiết và bổ sung kiến thức cho ngành học Vì vậy, tôi xin chọn đề tài “Xây dựng đội ngũ nông dân giàu kinh nghiệm, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại và đội ngũ các nghệ nhân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong giai đoạn hiện nay” B – NỘI DUNG CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN VỀ VẤN ĐỀ NÔNG DÂN 1.1 Quan niệm của V.I.Lênin về những đặc điểm cơ bản của nông dân Thứ nhất, nông dân vừa là những người lao động, vừa là những người tư hữu nhỏ Mặc dù khác nhau về trình độ, địa vị kinh tế và lợi ích, nhưng giữa họ có một điểm chung là đều sinh sống bằng cách làm thuê cho các giai cấp bóc lột ở nông thôn hoặc là tồn tại bằng chính lao động của bản thân mình với những điều kiện sẵn có về tư liệu sản xuất chứ không sống bằng việc bóc lột lao động của người khác Lao động đó có thể đủ đáp ứng nuôi sống gia đình và nhu cầu sản xuất của họ; thậm chí, với trung nông thì lao động đó có thể tạo ra sản phẩm dư thừa để tích luỹ “Giai cấp đó, một mặt là người tư hữu, mặt khác lại là người lao động Nó không bóc lột những người lao động khác”[6; tr.237] Lenin đồng thời nhấn mạnh họ là những người sản xuất hàng hoá, như những người đầu cơ mà bản chất tư hữu của nông dân là cơ sở kinh tế sâu xa của hành vi đầu cơ ấy Theo Người, “nông dân là người đầu cơ, vì anh ta bán lúa mì, một sản phẩm cần thiết mà khi người ta thiếu nó thì người ta có thể đem toàn bộ tài sản ra để đổi” và chính vì lẽ đó, họ được coi là một giai cấp đặc biệt.[6; tr.435] Thứ hai, nông dân không có hệ tư tưởng độc lập Tư tưởng của họ luôn dao động, đầy tính thực tế và phụ thuộc rất lớn vào hệ tư tưởng của giai cấp thống trị Nông dân chỉ sẵn sàng tin và đi theo giai cấp nào mang lại lợi ích cho họ Đây có thể được xem là một đặc điểm quan trọng của nông dân trong bất kỳ giai đoạn nào Với bản chất tư hữu và thái độ dao động, ngả nghiêng, người nông dân không dễ dàng và ngay tức khắc tin theo và ủng hộ giai cấp vô sản được Người viết: “Nông dân sẽ không tin bất cứ một lời nói nào, bất cứ một cương lĩnh nào… Nông dân chỉ tin vào hành động, vào kinh nghiệm thực tiễn”[6; tr.443] Lenin đã chỉ rõ rằng, tầng lớp này thường nghiêng ngả giữa vô sản và bọn culắc Một số ít trung nông nhờ may mắn có thể trở thành culắc, bởi vậy họ nghiêng về phía culắc, nhưng phần lớn thì không thể trở thành culắc được Do vậy, nếu những người xã hội chủ nghĩa và những người cộng sản biết cách tuyên truyền, giáo dục nói điều hơn lẽ thiệt với trung nông, thì sẽ thuyết phục được họ, làm cho họ thấy rằng chính quyền Xô viết có lợi cho họ hơn bất cứ chính quyền nào khác, vì mọi chính quyền khác đều áp bức và bóc lột họ Chính vì đặc điểm đó của nông dân mà Lenin yêu cầu những người cộng sản, bất luận thế nào, cũng không thể dùng bạo lực để ép nông dân đi theo mình, mà phải cương quyết xây dựng mối quan hệ hoà thuận với họ Thứ ba, cùng với sự phát triển của cơ cấu kinh tế thì cơ cấu giai cấp nông dân luôn có sự biến đổi mạnh mẽ Trước cách mạng xã hội chủ nghĩa, do sự tác động của cơ chế kinh tế hàng hoá và nền sản xuất tư bản chủ nghĩa, cơ cấu giai cấp nông dân Nga có sự biến đổi mạnh mẽ Một phần trong số họ gia nhập vào giai cấp bóc lột ở nông thôn, một phần lớn trở thành những người lao động làm thuê Điển hình trong đó là tầng lớp trung nông Tầng lớp này có thể do điều kiện vốn có của mình mà phát triển trở thành những người bóc lột sức lao động của người khác, nhưng cũng có không ít trung nông không chịu nổi sự cạnh tranh, bị phá sản và phải tham gia vào đội quân lao động làm thuê Cách mạng vô sản thành công đã xoá bỏ sự áp bức, bóc lột giai cấp, xoá bỏ sự thống trị của bọn địa chủ đối với giai cấp nông dân, nhưng cũng chính điều kiện đó lại giúp cho người nông dân thiết lập cơ sở để trở thành tiểu chủ Lenin viết: “Những điều kiện sinh hoạt kinh tế và chính trị của họ đã không làm cho họ gần nhau, mà lại còn làm cho họ xa nhau, rời nhau, biến họ thành hàng triệu người tiểu sở hữu riêng lẻ” [7; tr.161] Chính vì lẽ đó mà giai cấp nông dân còn có cơ sở tồn tại lâu dài, cho dù cách mạng vô sản đã thành công Do vậy, Lenin cho rằng, nếu ai đó nghĩ tới việc có thể nhanh chóng xoá bỏ được giai cấp nông dân trong một thời gian ngắn thì người đó là những người viển vông, không tưởng Thứ tư, giai cấp nông dân tất yếu sẽ đi theo giai cấp vô sản, ủng hộ giai cấp vô sản tiến hành thắng lợi cách mạng xã hội chủ nghĩa Trong xã hội có áp bức, bóc lột, nông dân là giai cấp bị áp bức, bóc lột một cách nặng nề, bị giam hãm và phải sống trong những điều kiện thấp kém Vì vậy, để thay đổi cuộc sống của mình, giai cấp nông dân chỉ có thể ủng hộ và đi theo con đường cách mạng do giai cấp vô sản lãnh đạo nhằm xoá bỏ tầng lớp địa chủ và giai cấp tư sản Lenin khẳng định: “Do địa vị kinh tế của mình trong xã hội tư sản, nông dân nhất định phải đi theo hoặc công nhân, hoặc giai cấp tư sản Không có con đường trung gian” [5; tr.438] Một khi nông dân đã hoàn toàn tin tưởng vào giai cấp vô sản thì họ sẽ hết lòng đi theo và phục vụ cho sứ mệnh lịch sử của giai cấp vô sản và khi đó, cách mạng nhất định thành công Điều đó đã được vạch ra trong lý luận của C.Mác và được thực tiễn cách mạng vô sản Nga chứng minh Như vậy, theoLenin, nông dân là giai cấp được hình thành từ rất lâu trong lịch sử Họ là những người sinh sống và lao động ở nông thôn gắn với các tư liệu sản xuất nhỏ lẻ, phân tán mà mình sở hữu Trong các xã hội có áp bức, bóc lột, cùng với giai cấp công nhân, giai cấp nông dân là những người bị áp bức, bóc lột nặng nề nhất Do vậy, con đường giải phóng của nông dân chỉ có thể là đi theo giai cấp vô sản tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa 1.2 Quan điểm của V.I.Lênin về vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội xã hội chủ nghĩa Cách mạng xã hội chủ nghĩa là cuộc cách mạng bao gồm hai giai đoạn Giai đoạn thứ nhất là giai đoạn giai cấp công nhân cùng với các giai cấp, tầng lớp nhân dân lao động khác đấu tranh giành chính quyền và giai đoạn thứ hai là giai đoạn giai cấp công nhân sử dụng chính quyền đã giành được và cùng với các tầng lớp nhân dân lao động khác thực hiện công cuộc xây dựng chế độ xã hội mới Từ thực tiễn cách mạng thế giới, thực tiễn cách mạng dân chủ tư sản và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết Lenin đã đề cập nhiều đến vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa Một là, Leninđã khẳng định vai trò quan trọng của giai cấp nông dân trong đấu tranh giành chính quyền nhà nước Trong hoàn cảnh nước Nga cuối thế kỷ XIX đấu tranh chống chế độ Nga hoàng, Lenin chỉ rõ một trong những điều kiện để giai cấp công nhân giữ vững được vai trò lãnh đạo và hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình là giai cấp công nhân phải được sự ủng hộ của nông dân Chỉ có sức mạnh của sự liên minh giai cấp giữa giai cấp công nhân và giai cấp nông dân, giai cấp công nhân mới có cơ sở để thực hiện thắng lợi cuộc đấu tranh cách mạng nhằm lật đổ giai cấp tư sản thống trị và các thế lực phản động khác, giành lấy chính quyền về tay giai cấp công nhân và các tầng lớp nhân dân lao động Trong thời kỳ cách mạng dân chủ tư sản, mục tiêu chính đề ra là lật đổ chế độ chuyên chế Nga hoàng, giành chính quyền về tay giai cấp công nhân Lenin nhận thức rõ các phong trào nông dân đấu tranh đòi dân chủ cũng có tác động lớn tới phong trào đấu tranh cho chủ nghĩa xã hội của công nhân, vì cuộc khởi nghĩa của nông dân thành công, cuộc cách mạng dân chủ thắng lợi sẽ dọn đường cho một cuộc đấu tranh thực sự và kiên quyết cho chủ nghĩa xã hội, trên cơ sở chế độ cộng hoà dân chủ Do đó, để giành thắng lợi triệt để cho cuộc cách mạng đó và tiến nhanh sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa, giai cấp công nhân sẽ phải dốc toàn lực nhằm xây dựng khối liên minh công - nông, giúp đỡ toàn thể giai cấp nông dân làm cách mạng dân chủ Đó là mối quan hệ hữu cơ, gắn bó một cách tự nhiên giữa hai giai cấp này Mối quan hệ này được xây dựng trên nền tảng vốn có là những lợi ích trước mắt và lâu dài cả về chính trị lẫn kinh tế của giai cấp công nhân và giai cấp nông dân - một lực lượng đông đảo nhất trong xã hội Nhấn mạnh vai trò của giai cấp nông dân cũng như của liên minh công nông trong cuộc cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới ở nước Nga, Lenin đã khẳng định: “Chỉ có lập nên chuyên chính dân chủ - cách mạng của giai cấp vô sản và nông dân thì cách mạng dân chủ mới có thể giành được thắng lợi quyết định”[5;tr.356] Giai cấp nông dân cần phát huy được vai trò của mình vì vậy giai cấp vô sản phải nhận thấy và tranh thủ được sức mạnh tiềm tàng của nông dân, phải tin vào sức mạnh đó và tạo mọi điều kiện để nông dân tham gia tích cực vào phong trào của mình, tức là sử dụng chính sức mạnh của nông dân để giải phóng cho nông dân Lenin nói: “Nông dân với tư cách là quần chúng, thì muốn tìm sự lãnh đạo của Đảng cách mạng và cộng hòa… Nông dân thì có thể tiến hành cách mạng đến cùng được, và chúng ta cần hết sức giúp cho họ làm được như thế”[5; tr.113] Hai là, Leninkhẳng định vai trò của giai cấp nông dân trong sự nghiệp xây dựng xã hội mới Cách mạng tháng Mười Nga thắng lợi đã đánh dấu sự ra đời của một chế độ xã hội mới, một kiểu nhà nước mới Nước Nga Xô viết bước vào thời kỳ xây dựng và bảo vệ chính quyền cách mạng với vô vàn khó khăn và thử thách Trước hết, liên minh với giai cấp nông dân là điều kiện để giai cấp vô sản có thể nâng cao sức mạnh, bảo đảm giữ vững, củng cố và phát huy vai trò của chính quyền cách mạng, từng bước xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa Lenin luôn nhấn mạnh điều kiện khác biệt của nước Nga là công nhân công nghiệp chiếm thiểu số, còn tiểu nông chiếm tuyệt đại đa số Đối với một nước như vậy thì cách mạng xã hội chủ nghĩa chỉ có thể thắng lợi triệt để với hai điều kiện: “Điều kiện thứ nhất là có sự ủng hộ kịp thời của cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước hay một số nước tiên tiến… Điều kiện nữa là sự thỏa thuận giữa giai cấp vô sản đang thực hiện sự chuyên chính của mình hoặc đang nắm chính quyền nhà nước với đại đa số nông dân” [7; tr:69] Lenin cho rằng, chừng nào cách mạng vô sản còn chưa nổ ra ở các nước khác, thì chỉ có thỏa thuận với nông dân mới có thể cứu vãn được cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa ở Nga Cách mạng thành công, chính quyền non trẻ mới ra đời đã gặp phải sự chống đối quyết liệt của các lực lượng phản động trong và ngoài nước Chính vì vậy, vấn đề bảo vệ và củng cố chính quyền được đặt lên hàng đầu Và giai cấp công nhân phải làm thế nào để đạt được mục tiêu đó? Về điều này, như Lenin đã khẳng định, “chỉ nhờ có sự ủng hộ hết sức thành thực của đa số nhân dân lao động, chính quyền đó mới có thể đứng vững được” [6;tr:75] Ba là, nông dân cung cấp sản phẩm nông nghiệp để đảm bảo nhu cầu của xã hội, nâng cao đời sống nhân dân, đồng thời góp phần khôi phục và phát triển nền đại công nghiệp, tạo cơ sở vững chắc để giai cấp công nhân từng bước xây dựng và phát triển nền kinh tế mới cũng như các lĩnh vực khác của đời sống xã hội Việc nông dân tích cực sản xuất nhằm cung cấp lương thực cũng như những sản phẩm nông nghiệp khác sẽ giúp đưa nền kinh tế nước Nga ra khỏi sự khủng hoảng do tình trạng thiếu lương thực xảy ra triền miên sau cách mạng Theo Lenin, Đảng phải thuyết phục để công nhân và nông dân thấy rằng, nếu không có sự hợp lực mới, không có các hình thức đoàn kết mới trong nội bộ nhà nước thì sẽ không thoát ra khỏi tình trạng phá sản về kinh tế Phân tích mối quan hệ giữa công nghiệp với nông nghiệp, Lenin đã chỉ ra cơ sở thực sự và duy nhất để làm tăng các nguồn dự trữ, để xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ có thể là đại công nghiệp; bởi lẽ, không có công xưởng lớn với quy mô như chủ nghĩa tư bản đã tạo ra, không có một nền đại công nghiệp được tổ chức cao, thì không thể nói đến chủ nghĩa xã hội nói chung, càng không thể nói đến chủ nghĩa xã hội ở một nước nông nghiệp nói riêng Tuy nhiên, ông cũng chỉ rõ, nếu không có dự trữ lương thực đầy đủ và thực sự đảm bảo thì nhà nước hoàn toàn không thể tập trung chú ý để tiến hành có hệ thống công tác khôi phục đại công nghiệp dù là trên một quy mô nhỏ bé Ngay sau khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, Lenin thẳng thắn chỉ ra rằng, những người cộng sản phải tự coi là mắc nợ nông dân và phải trả “món nợ” đó bằng cách khôi phục nền công nghiệp Trong tác phẩm “Bàn về thuế lương thực”,Lenin đã khẳng định dứt khoát rằng, giai cấp công nhân phải tạo mọi điều kiện giúp nông dân cải thiện đời sống của mình Tư tưởng đúng đắn mang tầm chiến lược và đậm nét nhân văn đó xuất phát từ việc ông ý thức sâu sắc được vai trò của giai cấp nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa ở một nước mà nông dân chiếm đại đa số Lenin khẳng định: “Phải bắt đầu từ nông dân Người nào không hiểu điều đó, người nào có ý coi đưa vấn đề nông dân lên hàng đầu như thế là một sự “từ bỏ” hoặc tương tự như sự từ bỏ chuyên chính vô sản, thì chẳng qua chỉ là vì người đó không chịu suy nghĩ kỹ càng vấn đề đó và bị lời nói trống rỗng chi phối”[7; tr:263] Trong diễn văn tại Đại hội ngành nông nghiệp tỉnh Mátxcơva tổ chức vào tháng 11 năm 1921, V.I.Lênin đã tiếp tục nhấn mạnh vấn đề phát triển nền kinh tế nói chung, trước hết là đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp Như vậy, vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân là vấn đề cơ bản và mấu chốt nhất trong giai đoạn đầu xây dựng chủ nghĩa xã hội Chỉ có sự tham gia của giai cấp nông dân vào cách mạng xã hội chủ nghĩa mới có thể đảm bảo cho thắng lợi toàn diện và triệt để của giai cấp công nhân [1] 1.3 Tư tưởng của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề nông dân và một số quan điểm về nghệ nhân: Trong quá khứ, khi xã hội chưa có các phương tiện truyền thông, đội ngũ nghệ sĩ chuyên nghiệp chưa ra đời, nghệ nhân dân gian chính là chủ thể của quá trình sáng tạo - truyền bá các tài sản văn hóa phi vật thể, từ điệu hát, câu hò trong sinh hoạt hằng ngày đến hoạt động văn hóa tinh thần có quy tắc và tổ chức chặt chẽ như ca trù, hát quan họ, hát xoan, hát ví dặm, đàn ca tài tử, ca bài chòi Các tài sản văn hóa ấy được trao truyền, sáng tạo và bổ sung trong tiến trình lịch sử, trở thành các tài sản văn hóa mà bản chất là sự tích tụ giá trị biểu thị cho thế giới tâm hồn và khả năng sáng tạo thẩm mỹ của cộng đồng địa lý - dân cư, góp phần làm nên sự phong phú, độc đáo của bản sắc văn hóa dân tộc Trên thực tế, hầu như các thế hệ nghệ nhân không có văn bản ghi chép, nhưng sự gắn bó với văn hóa cộng đồng, nhiệt huyết và trí nhớ, đã giúp họ giữ vai trò hết sức quan trọng trong sự sáng tạo - truyền bá các giá trị văn hóa truyền thống Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Hồ Chí Minh luôn quan tâm và nhận thức sâu sắc nông nghiệp, nông dân và nông thôn về lý luận cũng như thực tiễn dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin Đồng thời, đây cũng là vấn đề được Hồ Chí Minh vận dụng thành công trong thực tiễn cách mạng Việt Nam Cách nhìn nhận, đánh giá về nông dân của Hồ Chí Minh hết sức sâu sắc, tinh tế Người không dừng lại ở thái độ chính trị mà còn nghiên cứu tâm lý, bản chất, tập quán người nông dân làm nông nghiệp trong cộng đồng nông thôn Một là, hình thành và phát triển vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đến năm 2015, triển khai các dự án, đề án quy hoạch tổng thể vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn cả nước và quy hoạch chung vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các địa phương; Bước đầu hình thành một số vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số địa phương có lợi thế, trước mắt là các vùng sản xuất lúa thâm canh, lúa chất lượng (đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng), vùng sản xuất rau an toàn, hoa (đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Đông Nam bộ), vùng trồng cây ăn quả: Cam quýt, nhãn, vải, bưởi, thanh long (đồng bằng sông Cửu Long, đồng bằng sông Hồng, Trung du - miền núi phía Bắc), vùng trồng cây công nghiệp: Chè, cà phê, tiêu, điều (Trung du - miền núi phía Bắc, Tây Nguyên, Đông Nam bộ); vùng nuôi trồng thủy, hải sản (miền núi phía Bắc, Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long) Giai đoạn 2016 – 2020, triển khai các nhiệm vụ trình diễn, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp và sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận hoặc trong quy hoạch được phê duyệt; Đẩy mạnh hình thành và phát triển các vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các địa phương; chú trọng các vùng sản xuất tập trung một hay một vài loại sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế cao, mở rộng sang các vùng có các sản phẩm về chăn nuôi, lâm nghiệp Hai là, phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đến năm 2015, hình thành và công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số tỉnh có lợi thế về một số lĩnh vực đã có công nghệ cao, như: Trồng hoa, trồng rau trong nhà lưới; sản xuất cây giống, con giống quy mô công nghiệp; chăn nuôi bò, lợn, gia cầm quy mô công nghiệp; nuôi thâm canh thuỷ sản; sản xuất phân bón, chế phẩm sinh học quy mô công nghiệp; Triển khai các dự án thử nghiệm, trình diễn và ứng dụng các giống mới, các quy trình công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp có năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế cao, bảo đảm an toàn tại một số doanh nghiệp nông nghiệp và doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được công nhận Giai đoạn 2016 – 2020, đẩy mạnh phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trên tất cả các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp tại các tỉnh; từng bước mở rộng quy mô và hoạt động của các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; khuyến khích phát triển các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng và khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; Đẩy mạnh triển khai các dự án hỗ trợ nghiên cứu ứng dụng, thử nghiệm, trình diễn các công nghệ mới, công nghệ nhập và sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Ba là, xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Đến năm 2015, triển khai các dự án, đề án quy hoạch tổng thể và quy hoạch chung khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái khác nhau Thành lập và đầu tư xây dựng khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại một số vùng sinh thái nông nghiệp có lợi thế, như: Đồng bằng sông Hồng, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên, Đông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long Triển khai một số dự án hỗ trợ trình diễn, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp tại các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được thành lập Giai đoạn 2016 – 2020, tiếp tục thành lập và đầu tư xây dựng các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại các vùng sinh thái nông nghiệp theo quy hoạch tổng thể được phê duyệt Đẩy mạnh triển khai các dự án hỗ trợ hoạt động nghiên cứu ứng dụng, trình diễn, đào tạo, sản xuất sản phẩm nông nghiệp tại các khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Triển khai các dự án hỗ trợ thúc đẩy thu hút nguồn đầu tư trong và ngoài nước vào khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tính đến năm 2016, về cơ bản chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo Quyết định số 1895/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ đã cơ bản đạt được thành công về sản lượng, năng suất cao trong lĩnh vực nông nghiệp: Năng suất lúa cả năm phân theo địa phương giai đoạn năm 2012 – 2016 (Đ.Vị: tạ/ha) Đồng bằng sông Hồng 2012 2013 2014 2015 Sơ bộ 2016 60,4 58,9 60,2 60,6 60,1 Trung du và miền núi phía Bắc 48,2 47,4 48,5 48,8 49,6 Bắc Trung Bộ và Duyên hải miền Trung 54,4 53,6 56,6 56,2 56,6 Đồng bằng sông Cửu Long 58,1 57,6 59,4 59,5 56,4 Nguồn: Tổng cục Thống kê – tại https://www.gso.gov.vn/default.aspx?tabid=717 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NÔNG DÂN VÀ ĐỘI NGŨ CÁC NGHỆ NHÂN, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1 Học hỏi kinh nghiệp của các nước có nền nông nghiệp hiện đại: Ở Nhật Bản, sau khi cải cách ruộng đất người nông dân có ruộng cày và các tư liệu sản xuất khác, các chính sách thúc đẩy sản xuất phát triển được áp dụng nhằm tiếp sức cho đối tượng nông dân này và họ đã thực sự trở thành một tầng lớp xã hội quan trọng trong xã hội Để khuyến khích nông dân đầu tư sản xuất kinh doanh, Nhật Bản đánh thuế nông nghiệp theo hạng đất và ổn định hàng chục năm, giá nông sản duy trì ở mức cao, giá vật tư được giữ thấp Tầng lớp nông dân nhỏ cạnh tranh thành công trên thị trường là nhờ kinh tế hợp tác rất phát triển Gần 100% nông dân ở Nhật Bản là hội viên nông hội và xã viên HTX Hệ thống HTX và nông hội được tổ chức theo nguyên tắc hoàn toàn tự nguyện, bình đắng và dân chủ ra quyết định Các cấp quản lý có trách nhiệm thực hiện đúng nhiệm vụ được nông dân uỷ thác, bảo vệ và phản ánh quyền lợi của nhân dân Trên cơ sở là tổ chức thực sự của dân, vì dân và do dân, HTX và nông hội được nhà nước hỗ trợ và trao cho các quyền hết sức quan trọng, quyết định vận mệnh sống còn của sản xuất và đời sống nông dân HTX là kênh tiêu thụ nông sản chính cho phần lốn nông sản, cung ứng vật tư, máy móc thiết bị, tín dụng, bảo hiểm rủi ro, khuyến nông Từ năm 1990, HTX còn mở rộng hoạt động ra các lĩnh vực phúc lợi xã hội như y tế, giáo dục, văn hóa, cải thiện điều kiện sống, du lịch, tư vấn nông nghiệp và đặc biệt là thương mại Ở nước phát triền như Nhật Bản hiện nay, tỷ lệ dân nông thôn chỉ còn gần 5% dân số, nhưng chế độ đảm bảo số phiếu bầu theo địa bàn bầu cử (không căn cứ theo tỷ lệ dân cư) cho phép một lá phiếu nông thôn có giá trị bằng 3 lá phiếu thành thị trong bầu cử Hạ nghị viện, 6 lá phiếu vối bầu cử thượng nghị viện Vì vậy các quyết định quan trọng về đầu tư kết cấu hạ tầng, chính sách thương mại, đều không thể coi nhẹ quyền lợi của cư dân nông thôn Đó là lý do vì sao chính sách của quốc gia này rất cứng rắn trong những vấn đề liên quan đến tự do hóa thương mại trong nông nghiệp Ở châu Âu, người nông dân hiện chú trọng áp dụng công nghệ mới trong sản xuất nông nghiệp.Nghiên cứu của Agrinautes-Agrisurfeurs 2015 cho thấy trong năm 2015, có 98% nông dân Pháp sử dụng Internet để phục vụ công việc nhà nông (tối thiểu 1 lần/tuần), như cập nhật thông tin thời tiết, tình hình sản xuất nông nghiệp, sự biến động của thị trường nông sản, thực hiện các giao dịch ngân hàng qua mạng, hay khai thác thông tin cần thiết qua mạng Trong khi đó, châu Âu đặc biệt khuyến khích xu hướng áp dụng công nghệ cao trong nông nghiệp với chương trình Chính sách nông nghiệp chung (PAC).Theo số liệu mới đây, có tới 9/10 nông dân sử dụng Internet để điền đơn xin trợ giúp của PAC Tuy nhiên, so với người làm nông bên kia bờ Đại Tây Dương (Mỹ, Canada), việc ứng dụng Internet tại châu Âu còn hạn chế, đắt đỏ và chưa thực sự phổ cập.Ngoài ra, các nguyên nhân như hạ tầng cơ sở kém, độ tuổi nông dân tại Lục địa già khá cao (chỉ có 6% nông dân châu Âu ở độ tuổi dưới 35) dẫn tới hạn chế khả năng ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Ứng dụng công nghệ mới, công nghệ kỹ thuật số trong sản xuất chính là tương lai phát triển của nông nghiệp châu Âu Trong tương lai, châu Âu cần phát triển hạ tầng kỹ thuật số, khi mà nhiều thanh niên bày tỏ họ sẵn sàng làm công việc nhà nông, nhưng không phải với điều kiện như những năm 90 của thế kỷ trước.Từ nay đến 2020, Liên minh châu Âu (EU) hy vọng toàn bộ các gia đình châu Âu được kết nối Internet với tốc độ đường truyền tối thiểu là 30 MB/giây Ngoài ra, vấn đề đào tạo nông dân tiếp cận các công cụ kỹ thuật số nhằm phục vụ hiện đại hóa các trang trại, tạo thêm việc làm và thành lập mới các doanh nghiệp tại khu vực nông thôn, cũng đang được lưu tâm 3.2 Giải pháp của Chính phủ Một là, kinh phí thực hiện Chương trìnhphát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được huy động từ các nguồn vốn: Nguồn vốn ngân sách nhà nước, nguồn vốn sự nghiệp tập trung hỗ trợ thực hiện các nhiệm vụ, đề án, dự án tạo ra, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp; hỗ trợ hình thành và phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, hoạt động thông tin, tuyên truyền; quản lý Chương trình;Nguồn vốn đầu tư phát triển hỗ trợ xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Nguồn vốn của doanh nghiệp, chủ yếu để thực hiện các nhiệm vụ sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật để đổi mới công nghệ, đào tạo đội ngũ cán bộ, nâng cao trình độ quản lý trong doanh nghiệp, áp dụng hệ thống quản lý tiên tiến tại doanh nghiệp Và các nguồn vốn khác theo quy định Hai là, phát triển thị trường, dịch vụ hỗ trợ hoạt động công nghệ cao trong nông nghiệp Hình thành sàn giao dịch công nghệ cao trong nông nghiệp và phát triển các loại hình dịch vụ môi giới, tư vấn, đánh giá, đầu tư, pháp lý, tài chính, bảo hiểm, sở hữu trí tuệ và các dịch vụ khác nhằm thúc đẩy hoạt động công nghệ cao, tiêu thụ, sử dụng sản phẩm công nghệ cao trong nông nghiệp; Xây dựng cơ sở dữ liệu về công nghệ cao trong nông nghiệp; tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân tiếp cận, sử dụng, trao đổi thông tin về công nghệ cao trong nông nghiệp; tổ chức, tham gia chợ, hội chợ, triển lãm công nghệ cao trong nông nghiệp quy mô quốc gia, quốc tế; Tăng cường thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu trên các phương tiện thông tin đại chúng và internet để cho mọi người dân có thể tiếp cận được các công nghệ cao, các kết quả ứng dụng công nghệ cao, các mô hình phát triển công nghệ cao và các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Ba là, hợp tác quốc tế Tổ chức và thực hiện các đề án, dự án hợp tác song phương và đa phương, đặc biệt là với các nước có nền nông nghiệp tiên tiến về nghiên cứu, phát triển, ứng dụng và chuyển giao công nghệ cao trong nông nghiệp; Trao đổi chuyên gia, người làm công tác nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp của các tổ chức, doanh nghiệp Việt Nam với các tổ chức, doanh nghiệp công nghệ cao nước ngoài; Tạo điều kiện thuận lợi về mặt thủ tục pháp lý cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam tham gia các chương trình, dự án hợp tác quốc tế, hội, hiệp hội quốc tế và tổ chức khác về phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp Bốn là, cơ chế, chính sách ưu đãi, khuyến khích và phù hợp Chính sách hỗ trợ hoạt động tạo ra công nghệ cao, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp Tổ chức, cá nhân nghiên cứu tạo ra công nghệ cao, phát triển và ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp, sản xuất sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ cao nhất theo quy định Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với hoạt động đầu tư trang thiết bị cho phòng thí nghiệm, cơ sở nghiên cứu phục vụ hoạt động phát triển công nghệ cao trong nông nghiệp theo các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt; nhập khẩu một số công nghệ cao, máy móc, thiết bị công nghệ cao trong nông nghiệp trong nước chưa tạo ra được để thực hiện một số dự án ứng dụng và trình diễn công nghệ cao được cấp có thẩm quyền phê duyệt Chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định của Luật công nghệ cao được hưởng chính sách hỗ trợ phát triển theo quy định của Nhà nước và các ưu đãi khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định theo thẩm quyền Chính sách hỗ trợ đối với khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được Nhà nước ưu đãi, hỗ trợ cao nhất theo quy định của Luật công nghệ cao và các quy định pháp luật có liên quan Doanh nghiệp hoạt động trong khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng các chính sách ưu đãi như đối với các doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Chính sách hỗ trợ đối với vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được hưởng mức ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật về đất đai đối với đất sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các cơ sở dịch vụ phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao trong vùng Vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao được cấp có thẩm quyền công nhận, được hỗ trợ tối đa đến 70% kinh phí ngân sách nhà nước để xây dựng hạ tầng kỹ thuật (hệ thống giao thông, hệ thống thủy lợi tưới tiêu và xử lý chất thải) trong vùng theo các dự án đầu tư được cấp có thẩm quyền phê duyệt và hưởng các ưu đãi khác do Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quy định theo thẩm quyền Chính sách thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp Xây dựng và thực hiện chính sách đãi ngộ đặc biệt để thu hút, sử dụng nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp ở trong nước và nước ngoài thực hiện hoạt động phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao theo quy định tại Khoản 1 Điều 29 của Luật công nghệ cao và các quy định pháp luật có liên quan [14] 3.3 Ý kiến, đề xuất về xây dựng nông thôn mới: Cần nâng cao chất lượng khám chữa bệnh và thái độ phục vụ bệnh nhân của cán bộ nhân viên y tế tuyến huyện Các trạm y tế xã chưa đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân Cần đầu tư trang thiết bị y tế cho các trạm y tế, nâng cấp phòng khám Bên cạnh đó, nâng cao chất lượng liên kết dịch vụ phục vụ sản xuất nông nghiệp, xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý, quảng bá một số sản phẩm đặc sản, thế mạnh của nông nghiệp của huyện như gạo nếp cái hoa vàng, hành, tỏi Về môi trường, các phòng tài nguyên cấp huyện cần chủ động hợp tác với cấp Sở vừa phát triển nông nghiệp, vừa bảo vệ môi trường Ví dụ tránh sử dụng thuốc trừ sâu bừa bãi, gây năng suất kém, ô nhiễm môi trường đất Các lò mổ gia súc tư nhân cần phải quản lý chặt chẽ về vệ sinh an toàn, xử lý nước thải Cán bộ cấp xã, cấp huyện cần thực hiện đúng chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về xây dựng nông thôn mới Sẵn sàng khai trừ các cán bộ, Đảng viên tha hóa, biến chất, gây nhũng nhiễu nhân dân, không hoàn thành chủ trương, mục tiêu đề ra KẾT LUẬN Việt Nam ta vẫn còn là một nước nông nghiệp, giai cấp nông dân vẫn là giai cấp chiếm số lượng lớn trong xã hội Vì vậy, để tiến hành xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội cần phải quan tâm chú trọng đến phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân để tạo động lực mạnh mẽ cho nông nghiệp, nông thôn, nông dân VN phát triển toàn diện và bền vững trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trong thời kì mới, các cấp hội sẽ tiếp tục phát huy vai trò đoàn kết, tập hợp nông dân, tiếp tục triển khai có hiệu quả các chương trình, đề án đã đề ra, đi sâu đi sát cơ sở, tháo gỡ các khó khăn, rào cản; xây dựng đội ngũ cán bộ có đủ năng lực, trình độ, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới Để phát huy vai trò chủ thể của nông dân trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ, trang bị kiến thức cho nông dân, tạo điều kiện để nông dân phát huy vai trò làm chủ của mình Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tỉ lệ lao động làm nông nghiệp sẽ ít đi, nhưng năng suất lao động, của cải làm ra, đóng góp cho xã hội ngày càng nhiều lên, đó là bài toán cần có lời giải, bằng những giải pháp hữu hiệu TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG: 1 Tô Mạnh Cường (2009), Quan niệm của V.I.Lênin về vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội chủ nghĩa, Tạp chí Triết học, số 6 (217) 2 Lê Duẩn (1976), Giai cấp công nhân Việt Nam và liên minh công nông, Nxb Sự thật, Hà Nội 3 TS Nguyễn Tiến Dũng, Đào tạo nghề cho nông dân trong thời kỳ hội nhập quốc tế 4 Đảng Cộng sản Việt Nam (1996), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội (http://www.dangcongsan.vn/tu-lieu-van-kien/tu-lieu-ve-dang/sach-chinh-tri/books310520153565356/index-51052015342295610.html) 5 V.I.Lênin (2006) Toàn tập, t.11 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006 6 V.I.Lênin (2006) Toàn tập, t.38 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 7 V.I.Lênin (2006) Toàn tập, t.43 Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 8 Nhà báo Phương Ly, bài: Vấn đề đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở Việt Nam hiện nay (http://huongnghiepvietnam.vn/vn/tin-tuc/thi-truong-viec-lam/van-de-dao-tao-nghecho-lao-dong-nong-thon-o-viet-nam-hien-nay/124/1) 9 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t.2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 10 Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t.7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 11.Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t.10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 12.ThS Hoàng Văn Phai (2011), “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn ở nước ta hiện nay: Vấn đề cần quan tâm”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo số 3/2011 13 TS Đỗ Thanh Phương (2015), Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong xây dựng nông thôn mới(http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1176-vandung-tu-tuong-cua-vilenin-va-ho-chi-minh-ve-nong-nghiep-nong-dan-va-nong-thontrong-xay-dung-nong-thon-moi.html) 14 Quyết định số 1895/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ(http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban? class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=164967) 15 Ths Vũ Minh Thành& Ths Bùi Lệ Quyên (2017), Nguồn lực con người trong cách mạng Xã hội chủ nghĩa 16 Nhà báo Duy Tân, bài: Nông dân hưởng lợi nhờ ứng dụng công nghệ caohttps://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/nong-dan-huong-loi-nho-ungdung-cong-nghe-cao-3723764.html 17 PGS, TS LÊ VĂN YÊN (2017), Quan điểm của Đảng về vấn đề nông dân trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Báo Điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam ... ngành học Vì vậy, xin chọn đề tài ? ?Xây dựng đội ngũ nơng dân giàu kinh nghiệm, có khả ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, đại đội ngũ nghệ nhân, đáp ứng yêu cầu nghiệp đổi giai đoạn nay? ??... ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NÔNG DÂN VÀ ĐỘI NGŨ CÁC NGHỆ NHÂN, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 3.1 Học hỏi kinh nghiệp nước có nơng nghiệp đại: Ở Nhật... NGHỆ NHÂN, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 2.1 Thực trạng đội ngũ nông dân đội ngũ nghệ nhân Việt Nam 2.1.1 Thành tựu Nông dân nước ta chiếm gần 70% dân số khoảng 50%

Ngày đăng: 19/03/2019, 23:11

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • B – NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1: QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ NGHĨA MÁC-LÊNIN

  • VỀ VẤN ĐỀ NÔNG DÂN

    • 1.1 Quan niệm của V.I.Lênin về những đặc điểm cơ bản của nông dân

    • 1.2. Quan điểm của V.I.Lênin về vai trò của nông dân trong cách mạng xã hội xã hội chủ nghĩa

    • 1.3. Tư tưởng của Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề nông dân và một số quan điểm về nghệ nhân:

    •  

    • CHƯƠNG 2: XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NÔNG DÂN VÀ ĐỘI NGŨ CÁC NGHỆ NHÂN, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

      • 2.1 Thực trạng đội ngũ nông dân và đội ngũ các nghệ nhân Việt Nam hiện nay

        • 2.1.1 Thành tựu

        • 2.1.2 Hạn chế

        • 2.2.Xây dựng đội ngũ nông dân và nghệ nhân giàu kinh nghiệm, có khả năng ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, hiện đại

          • 2.2.1 Chính sách ưu đãi cho ngành nông nghiệp công nghệ cao

          • 2.2.2Đào tạo nghề và tác phong công nghiệp cho nông dân và nghệ nhân

          • 2.2.3 Từ nông dân, nghệ nhân thành công nhân nông nghiệp, nghệ nhân công nghiệp

          • CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ GIẢI PHÁP VỀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ NÔNG DÂN VÀ ĐỘI NGŨ CÁC NGHỆ NHÂN, ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CỦA SỰ NGHIỆP ĐỔI MỚI TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY

            • 3.1 Học hỏi kinh nghiệp của các nước có nền nông nghiệp hiện đại:

            • 3.2 Giải pháp của Chính phủ

            • 3.3 Ý kiến, đề xuất về xây dựng nông thôn mới:

            • KẾT LUẬN

            • TÀI LIỆU THAM KHẢO VÀ SỬ DỤNG:

              • 13. TS Đỗ Thanh Phương (2015), Vận dụng tư tưởng của V.I.Lênin và Hồ Chí Minh về nông nghiệp, nông dân và nông thôn trong xây dựng nông thôn mới(http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/1176-van-dung-tu-tuong-cua-vilenin-va-ho-chi-minh-ve-nong-nghiep-nong-dan-va-nong-thon-trong-xay-dung-nong-thon-moi.html)

              • 14. Quyết định số 1895/QĐ - TTg của Thủ tướng Chính phủ(http://vanban.chinhphu.vn/portal/page/portal/chinhphu/hethongvanban?class_id=2&_page=1&mode=detail&document_id=164967)

              • 16. Nhà báo Duy Tân, bài: Nông dân hưởng lợi nhờ ứng dụng công nghệ caohttps://vnexpress.net/tin-tuc/khoa-hoc/trong-nuoc/nong-dan-huong-loi-nho-ung-dung-cong-nghe-cao-3723764.html

              • 17. PGS, TS. LÊ VĂN YÊN (2017), Quan điểm của Đảng về vấn đề nông dân trong tiến trình cách mạng Việt Nam, Báo Điện tử của Đảng Cộng sản Việt Nam

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan