Bài học thấm thía trong Kinh doanh

2 510 2
Bài học thấm thía trong Kinh doanh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Bài học Kinh doanh,đúc rút từ thực tế

Bài học xưa thấm thía trong kinh doanh Tại sao chúng ta bắt được cá, khi cá bơi lội nhanh hơn chúng ta? Câu trả lời là do chúng ta biết được qui luật tự nhiên của cá. Cũng thế, sở dĩ chúng ta bị bắt là do thị trường biết rõ qui luật tự nhiên của chúng ta. Vào những năm 60 của thế kỷ trước, ở đường Bà Triệu (Quy Nhơn) có một Sư kê được mọi người kính trọng là "Thầy già". Thầy quê Hải Dương, trước dạy học (chữ Hán), khi đi đá gà Thầy mặc áo dài khăn đóng, ăn trầu. Thầy không nuôi nhiều gà, chừng 5, 6 con cả trống mái, chung quanh Thầy lúc nào cũng có cả chục người , vừa Sư kê, vừa đệ tử. Mấy mươi năm sau, một trong những người ngồi hóng chuyện ngày xưa, mới hiểu được "Tâm ý" của Thầy khi dặn dò: "Thầy chỉ mong con xác định lòng mình 2 điều": 1. Nếu Đá gà với mục đích kiếm tiền, thì chỉ cần biết cách coi người. Con nên nhớ: "Người biết cầm gà, biết cáp độ" đáng sợ hơn "con gà". 2. Nếu muốn Đá gà ở cảnh giới cao hơn, thì phải coi Gà nòi là một đạo. "Đạo Gà nòi" cũng chính là "Đạo của Tự nhiên": Khi nào con nhìn ra được qui luật tự nhiên của con gà, thì con sẽ nhìn ra được lẽ thắng bại của con gà. Bài học thứ nhất, tôi chứng nghiệm được ngay khi còn ở quê nhà. Riêng bài học thứ hai phải mất hơn 30 năm, trải qua nhiều bài học khác nhau trong đời, mới đạt được chỗ thấy của Thầy: "Đạo của Tự nhiên: Thấy núi là núi, thấy nước là nước". Bao nhiêu năm qua, một cách thầm lặng, tôi cố sức đi tìm "Quy luật tự nhiên" của con người là gì, mà mọi người khi đã bước chân vào Thị trường đều phải thua? Market maker dùng cách gì để có thể bẫy được đám đông như thế? Tại sao mỗi khi đứng ngoài hoặc làm demo trade thấy thắng dễ dàng, nhưng hễ trade thật: Mỗi khi Buy/Sell (Mua/Bán) rồi thị trường đều đi nghịch lại, nhưng đến chỗ đặt Stoploss (Cắt lỗ) thì lại đổi chiều, làm như có người đứng sau lưng để quan sát hành động của chúng ta vậy ? Cả ngày vật vờ, ngày ăn không ngon, đêm ngủ không yên, nhiều đêm giật mình mồ hôi ra ướt áo. Câu hỏi tưởng chừng đơn giản: Tại sao chúng ta bắt được cá, khi cá bơi lội nhanh hơn chúng ta? Câu trả lời là do chúng ta biết được qui luật tự nhiên của cá. Cũng thế, sở dĩ chúng ta bị bắt là do thị trường biết rõ qui luật tự nhiên của chúng ta. Ngày mới vào Thị trường Vàng&Ngoại tệ: Chỉ biết thấy thấp BUY lên, thấy cao SELL xuống. Vậy mà lại có thể thắng được chút đỉnh, nghĩ chắc vài năm có thể đến gần Bill Gates. Càng vào sâu, học hỏi được nhiều từ tài liệu, sách vở…cảm kích bởi biết bao lời dạy khôn ngoan của các bậc Thiện tri thức dày dạn kinh nghiệm. Gần như 24h mỗi ngày đều đắm chìm trong suy luận, dự đoán… Nghiên cứu Charts, News, comments… phân tích, tổng hợp Foundation, Technical. Từ đó mới hiểu ra chân lý trading: "Cao không phải là cao đơn thuần SELL xuống được. Ngược lại, thấp không phải là thấp đơn thuần BUY lên ngay". Càng thâu thập nhiều dữ kiện, càng trở nên mơ hồ: Không biết lúc nào để BUY lên, lúc nào phải SELL xuống. Tâm trạng luôn hoang mang, bất ổn. Lúc nào nào cũng bị dằn vặt, hối hận vì những điều đã làm hay không làm. Đến một ngày như người bừng tỉnh khỏi cơn mê: Té ra tất cả diễn biến đều là tấn tuồng của "huyễn mộng, bào ảnh" của "Lưới bắt cá: Tạo cá để bắt". Nay một mình đạt chỗ tịch tĩnh y nhiên, bổn lai diện mục: "Mỗi ngày ta đến đây : Tâm dửng dưng đối cảnh. Lòng không chờ đợi gì. Chỉ đơn giản không để bị lừa: "Mua ở chỗ thấp" "Bán ở chỗ cao". Bắt cá thì phải dùng lưới. Lưới phải đủ lớn để cá quẫy mà không bị rách, Chỉ có vậy !" Nay bài học đã được ghi lại tặng người hữu duyên. Chúc các bạn may mắn! ( Michael Pham ) Phân tích hay Theo tôi thì anh Michael Phạm đã nói ra quy luật đó rồi, chẳng qua anh ấy hơi úp úp mở mở để người nào muốn thụ hưởng cái kinh nghiệm của anh ấy cũng phải mất chút công sức mà suy nghĩ. Theo tôi hiểu thì anh Michael nói thế này: các bạn cứ phân tích hết biểu đồ này, chỉ số kinh tế kia, . càng làm cho các bạn rối tinh rối mù. Phương pháp phức tạp quá dẫn đến khó áp dụng thì không hiệu quả bằng phương pháp đơn giản nhưng dễ áp dụng hơn. Đầu tư nói chung, chứng khoán hay vàng rồi ngoại tệ nói riêng chung quy cũng là nghệ thuật quản lí rủi ro. Bạn quản lí rủi ro bằng cách nào: đó là mua khi thị trường xuống nhiều và bán khi thị trường lên vừa phải. Ví dụ khi thị trường đã xuống 30% giá trị, bạn mua vào lúc đó, rủi thị trường có xuống nữa thì bạn có thể mất thêm 10% giá trị, nhưng thị trường lúc đó mất tới 40%, xác suất để thị trường tăng trở lại là rất cao. Hơn thế nữa, nếu như lúc đó bạn dự đoán thị trường vẫn còn xấu thì cũng dễ dàng cắt lỗ vì thị trường lúc nào cũng có lòng tham nổi lên. Bán khi thị trường lên vừa phải, ví dụ 20% để thoát ra trước mọi người và xoay vòng vốn vào mục tiêu khác. Tôi là một người kém cỏi trên thị trường chứng khoán nên hiểu sao chia sẻ như vậy. Anh Michael Phạm ơi, đây có phải là quy luật tự nhiên mà anh đề cập không? Đây là cách đầu tư mà trong thời hạn đủ dài có thể giúp bạn có một số vốn vừa phải mà không phải mạo hiểm nhiều. Có thể bạn phải bỏ qua một vài cơ hội và không tối đa hóa lợi nhuận được, nhưng bạn lại được cái có hệ số an toàn cao. Thật tình tôi rất làm hứng thú với bài viết của anh, mong muốn có một cơ hội được uống cafe với anh dù chỉ một lần. . Bài học xưa thấm thía trong kinh doanh Tại sao chúng ta bắt được cá, khi cá bơi lội nhanh hơn chúng. lúc nào cũng có cả chục người , vừa Sư kê, vừa đệ tử. Mấy mươi năm sau, một trong những người ngồi hóng chuyện ngày xưa, mới hiểu được "Tâm ý"

Ngày đăng: 23/08/2013, 19:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan