Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung quảng bình

150 256 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp
Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thạc sĩ, tiến sĩ, chuyên đề, luận văn, khóa luận, đề tài

PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế là xu hướng đang diễn ra mạnh mẽ ở nhiều quốc gia và khu vực. Nền kinh tế Việt Nam cũng đang đứng trước những thách thức và vận hội lớn. Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế của Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa hàng đầu, là trọng tâm của chiến lược phát triển. Nâng cao năng lực cạnh tranh là một nội dung quan trọng, góp phần thực hiện thành công mục tiêu CNH,HĐH đất nước. Chính vì vậy, nâng cao hiệu quả kinh doanh là vấn đề sống còn đối với các doanh nghiệp. Công ty cao su Việt Trung - Quảng Bìnhdoanh nghiệp Nhà nước với ngành nghề kinh doanh chính là trồng, khai thác và chế biến mủ cao su. Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh các ngành nghề khác: Sản xuất hàng gỗ nội thất, khách sạn. Sau gần 50 năm xây dựng và phát triển Công ty vẫn giữ vững ngành nghề truyền thống là kinh doanh cao su, xác định cao su vẫn là sản phẩm chủ yếu cho dù hiện nay Công ty đang kinh doanh nhiều loại sản phẩm khác nhau, bởi cao su đã, đang và sẽ là sinh kế của bao thế hệ công nhân của Công ty. Vì vậy nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại Công ty có ý nghĩa không chỉ về mặt kinh tế mà còn có ý nghĩa to lớn về mặt xã hội. Trãi qua nhiều bước thăng trầm, trong những năm gần đây hiệu quả kinh doanh cao su của Công ty được nâng lên rõ rệt. Vấn đề đặt ra là làm thế nào để sự phát triển của Công ty được bền vững? hiệu quả kinh doanhnăng lực cạnh tranh của Công ty được nâng cao? Được tiếp cận kiến thức kinh tế từ trường Đại học kinh tế Huế và quá trình tìm hiểu tại Công ty cao su Việt Trung, tôi chọn đề tài: “Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại Công ty cao su Việt Trung - Quảng Bình” làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu + Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. + Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động kinh doanh cao su tại Công ty cao su Việt Trung. + Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại Công ty cao su Việt Trung. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các vấn đề liên quan đến hiệu quả kinh doanh của Công ty cao su Việt Trung trên lĩnh vực kinh doanh chính: KD sản phẩm cao su. - Phạm vi nghiên cứu + Phạm vi về nội dung: Công ty cao su Việt Trungdoanh nghiệp kinh doanh các lĩnh vực: Kinh doanh cao su, kinh doanh đồ gỗ nội thất, kinh doanh khách sạn. Do điều kiện về thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hiệu quả kinh doanh cao su của Công ty. + Phạm vi về thời gian: Phân tích đánh giá thực trạng hiệu quả kinh doanh cao su qua 3 năm 2005-2007 của Công ty. Luận văn được áp dụng đến giai đoạn 2010-2020. + Phạm vi về không gian: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi địa bàn hoạt động của Công ty ở tỉnh Quảng Bình, một số địa phương có sản xuất kinh doanh cao su ở trong nước. 4. Kết quả dự kiến của đề tài a/ Về mặt khoa học: Luận văn thể hiện sự đúc kết, tổng hợp các vấn đề có tính tổng quát chung về hiệu quả kinh doanh của các đơn vị kinh doanh cao su. 2 b/Về mặt thực tiễn: Luận văn đưa ra được một số giải pháp, đề xuất được một số cách thức tổ chức sản xuất, chế biến, tiêu thụ cao su tối ưu nhất nhằm không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh từ đó nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty trên thị trường cao su trong điều kiện kinh tế hội nhập. 5. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận và thực tiễn về kinh doanh cao suhiệu quả kinh doanh cao su. Chương 2: Đặc điểm địa bàn nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, thực trạng hiệu quả kinh doanh cao su tại Công ty cao su Việt Trung. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại Công ty cao su Việt TrungQuảng Bình. 3 CHƯƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ KINH DOANH CAO SUHIỆU QUẢ KINH DOANH CAO SU 1.1. CÂY CAO SU VÀ ĐẶC ĐIỂM KINH DOANH CAO SU 1.1.1. Vị trí, vai trò, ý nghĩa kinh tế của sản xuất cao su Qua quá trình sử dụng, cao su đã đi vào nhiều lĩnh vực hoạt động và đời sống của con người với vai trò và ý nghĩa to lớn như sau : Thứ nhất: Cao su thiên nhiên là nguyên liệu được sử dụng rộng rãi trong mọi hoạt động của con người, người ta đã dùng cao su để chế ra nhiều mặt hàng khác nhau. Thứ hai: Cao su đem lại thu nhập cao và ổn định cho người sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp. Bởi vì cây cao su là cây công nghiệp lâu năm có thể điều tiết mức thu nhập cho cả thời kỳ kinh doanh dài. Thứ ba: Cao su là nguồn xuất khẩu quan trọng . Thứ tư: Phát triển cây cao su sẽ giải quyết công ăn việc làm cho người lao động và phân bố lại dân cư . Thứ năm: Cây cao su góp phần cải tạo môi sinh, môi trường . 1.1.2. Đặc điểm của hoạt động kinh doanh cao su 1.1.2.1. Đặc điểm sinh trưởng phát triển của cây cao su Từ những đặc điểm sinh vật học của cây cao su mà nó yêu cầu có những điều kiện sinh thái nhất định. Cây cao su phát triển tốt ở Địa điểm xích đạo hoặc nhiệt đới gần xích đạo, nóng và ẩm, từ vĩ tuyến 13 0 Bắc đến vĩ tuyến 13 0 Nam. Tuy vậy, cây cao su vẫn có thể sống ở vĩ tuyến cao hơn ở phía nam (như cao nguyên Mato greso của Braxin là 16 0 vĩ tuyến Nam), hoặc về phía Bắc (như ở Trung Quốc từ 18 0 đến 24 0 vĩ tuyến Bắc). 4 Để trồng cao sunăng suất và hiệu quả kinh tế cao cần có các điều kiện tự nhiên dưới đây: Điều kiện địa hình : - Độ dốc: Đất trồng cao su bằng phẳng hay dốc <5 0 là tốt nhất. Đất có độ dốc từ 5 0 -9 0 trồng được cao su nhưng phải trồng theo đường đồng mức và phải có công trình chống xói mòn . Điều kiện đất: Điều kiện đất ảnh hưởng đến tốc độ sinh trưởng, năng suất và tuổi thọ của cây cao su. Điều kiện đất còn ảnh hưởng nhiều đến chất lượng sản phẩm mủ cao su sản xuất sau này. - Độ sâu tầng đất: vì rể trụ của cây cao su ăn sâu nên tầng đất trồng trọt càng sâu càng tốt - Lý tính của đất: Đất trồng cao su cần có thành phần cơ giới trung bình đến nhẹ, tơi xốp thoát nước . - Hoá tính đất: Hàm lượng chất hữu cơ đạt 2,6 trọng lượng đất khô là tốt vì vậy đất đỏ Bazan ở rừng mới khai hoang rất thích hợp với cây cao su. Điều kiện thời tiết - khí hậu: - Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình năm là 25-27 0 C là tốt nhất, dưới 20 0 C hoặc trên 30 0 C sự quang hợp của cây bị giảm . - Lượng mưa: Tối thiểu phải đạt trên 1.500mm/năm và yêu cầu phân bố đều trong năm - Độ ẩm không khí 80-85% là thích hợp nhất - Nắng 2.000-2.500 giờ một năm là tốt nhất, tối thiểu cũng phải đạt 1.600 giờ /năm - Gió: thân và cành cao su giòn, dễ gảy. Tốc độ gió trung bình trên 3m/s thì cần có biện pháp trồng đai rừng phòng hộ. 1.1.2.2. Đặc điểm chu kỳ cho sản phẩm của cây cao su Cao su là cây công nghiệp dài ngày, sau 7-8 năm của thời kỳ kiến thiết 5 cơ bản, cây cao su sẽ chuyển sang thời kỳ khai thác mủ và chu kỳ kinh tế kéo dài 30-40 năm, tuy nhiên hiện nay áp dụng công nghệ sinh học mới sẽ cho giống, các biện pháp kỹ thuật rút ngắn chu kỳ kinh doanh xuống 20-25 năm. Năng suất cây cao su phụ thuộc rất lớn vào mức độ thâm canh của thời kỳ kiến thiết cơ bản. Do vậy việc trồng và chăm sóc cây cao su thời kỳ kiến thiết cơ bản đúng quy trình kỹ thuật là yếu tố hết sức quan trọng để mang lại hiệu quả kinh tế cho cao su kinh doanh sau này. 1.1.2.3. Đặc điểm thị trường và giá cả Quá trình sản xuất cao suquá trình sản xuất hàng hoá. Do vậy thị trường có vai trò quan trọng đối với quá trình sản xuất cao su. Thị trường thông qua bốn chức năng của nó (thừa nhận, thực hiện, điều tiết và thông tin) đã tác động một cách khách quan tới quá trình sản xuất cao su. Sản xuất cao su thiên nhiên được thực hiện ở các nước đang phát triển nhưng lại được tiêu thụ ở các nước công nghiệp phát triển. Vì vậy hiệu quả kinh doanh cao su ở nước ta phụ thuộc rất nhiều đến việc tiêu thụ cao su ở các nước phát triển, giá cả cao su phụ thuộc vào giá cả thị trường thế giới. Tuy vậy các nước trồng cao su cũng đang cố gắng phát triển ngành công nghiệp chế biến cao su của mình nên thị trường nội địa cũng rất quan trọng. 1.2. LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.2.1. Hiệu quả kinh doanh Kinh doanh là việc thực hiện một hoặc một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư sản xuất đến tiêu thụ hoặc thực hiện dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lời. Trong nền kinh tế thị trường, mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp chính là hiệu quả kinh doanh vì đó là điều kiện để doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển. 6 Để làm rõ khái niệm hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp, ta tiến hành xem xét các quan điểm khác nhau về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp được các nhà kinh tế học đưa ra: - Quan niệm của nhà kinh tế học người Anh Adam Smith cho rằng: ”Hiệu quả là kết quả đạt được trong hoạt động kinh doanh, là doanh thu tiêu thụ hàng hoá”. Quan điểm này khó giải thích kết quả kinh doanh có thể tăng do tăng chi phí mở rộng các nguồn sản xuất, Nếu cùng một kết quả có hai mức chi phí khác nhau thì theo quan điểm này chúng cùng có hiệu quả. Quan điểm này phản ánh tư tưởng trọng thương. - Quan điểm thứ hai cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là quan hệ tỷ lệ giữa phần tăng thêm của kết quả và phần tăng chi phí. Quan điểm này đã biểu hiện được quan niệm so sánh tương đối giữa kết quả đạt được và chi phí tiêu hao. Theo quan niệm này thì hiệu quả kinh doanh chỉ được xét tới phần kết quả bổ sung với phần chi phí bổ sung mà không xem xét sự vận động của tổng thể gồm có cả yếu tố sẵn có và yếu tố tăng thêm. - Quan niệm thứ ba cho rằng: Hiệu quả kinh doanhhiệu số giữa kết quả và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó. So với các quan niệm trên thì quan niệm này có ưu điểm hơn đó là đã xem xét hiệu quả kinh doanh trong sự vận động của tổng thể các yếu tố. Quan niệm này đã gắn kết được hiệu quả với chi phí, coi hiệu quả kinh doanhsự phản ánh trình độ sử dụng chi phí của doanh nghiệp. Tuy nhiên, quan niệm này vẫn chưa biểu hiện được tương quan về lượng và chất giữa kết quả và chi phí. - Quan niệm thứ tư cho rằng: Hiệu quả kinh doanh là đại lượng biểu hiện mối tương quan giữa kết quả thu được và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Với quan niệm này mối quan hệ giữa kết quả và chi phí biểu hiện một cách chặt chẽ hơn. Mối quan hệ giữa kết quả và chi phí thể hiện bằng giá trị tuyệt đối là lợi nhuận, được đo bằng hiệu số giữa kết quả và chi phí, Tuy 7 nhiên lợi nhuận chỉ biểu hiện độ lớn tuyệt đối mà chưa nói lên được để thu được một đồng kết quả phải bỏ ra bao nhiêu chi phí. Do đó mối tương quan được thể hiện thông qua quan hệ tỷ lệ giữa kết quả và chi phí. Xét về mặt định lượng, định nghĩa này phản ánh toàn diện hơn. Mặt khác xét về mặt định tính kết quả cũng có thể phản ánh thông qua những chi tiêu tài chính khác mà chi phí bỏ ra để đạt được. - Quan niệm thứ năm cho rằng: Nếu đứng trên góc độ từng yếu tố riêng rẽ để xem xét thì hiệu quả là thể hiện trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố đó trong quá trình sản xuất. Quan điểm này ra đời và phát triển cùng với sự ra đời và phát triển của nền sản xuất cơ giới hoá, nó phân chia quá trình kinh doanh thành những yếu tố, những công đoạn và hiệu quả được xem xét cho từng yếu tố. Tuy nhiên hiệu quả của từng yếu tố đạt được không có nghĩa là hiệu quả kinh doanh cũng đạt được, nó chỉ đạt được khi có sự thống nhất, có tính hệ thống và đồng bộ giữa các bộ phận, các yếu tố. Từ những quan niệm trên, hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạm trù kinh tế biểu hiện tập trung của sự phát triển kinh tế theo chiều sâu, phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực trong quá trình kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp. Nó phản ánh mối quan hệ giữa kết quả thu được so với chi phí đã bỏ ra để đạt được kết quả đó trong cùng thời kỳ. Hiệu quả kinh doanh là vấn đề quan trọng của kinh tế học và đã được trình bày rất khoa học, súc tích, chính xác trong nhiều công trình khoa học, giáo trình như: kinh tế vĩ mô, kinh tế và tổ chức sản xuất trong doanh nghiệp Luận văn coi đó là nền tảng, xuất phát quan điểm để nghiên cứu bản chất của hiệu quả kinh doanh . Hiệu quả kinh doanh là một phạm trù kinh tế phản ánh quan hệ so sánh giữa kết quả trực tiếp và gián tiếp mà các chủ thể kinh tế thu được với các chi 8 phí trực tiếp và gián tiếp mà chủ thể kinh tế phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Hiệu quả kinh doanh phản ánh mối quan hệ mật thiết giữa kết quả thực hiện những mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị, xã hội. Về mặt định lượng, hiệu quả kinh doanh được đo lường bằng một hệ thống các chỉ tiêu. Nhằm thoả mãn nhu cầu ngày càng tăng của xã hội đòi hỏi việc khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và có hiệu quả. Như vậy, bản chất của hiệu quả kinh doanhnâng cao năng suất lao động xã hội và tiết kiệm lao động xã hội, đóng góp vào sự phát triển của doanh nghiệp nói riêng và của xã hội nói chung. Yêu cầu của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là phải đạt kết quả tối đa với chi phí tối thiểu. Nói một cách tổng quát, hiệu quả kinh doanh là phạm trù phản ánh trình độ và năng lực của quản lý, đảm bảo thực hiện có kết quả cao những nhiệm vụ kinh tế - xã hội đặt ra với chi phí thấp nhất. Hiệu quả kinh doanh cần được hiểu một cách toàn diện trên cả hai mặt định lượng và định tính. - Về mặt định lượng: Hiệu quả kinh doanh biểu hiện ở mối tương quan giữa kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Xét về tổng lượng, người ta chỉ thu được hiệu quả kinh doanh khi nào kết quả lớn hơn chi phí, chi phí này càng nhỏ thì hiệu quả kinh doanh càng cao và ngược lại. - Về mặt định tính: Hiệu quả kinh doanh phản ánh trình độ và khả năng sử dụng các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh, sự kết hợp giữa chúng trong việc giải quyết những yêu cầu và mục tiêu kinh tế với những yêu cầu và mục tiêu chính trị, xã hội. Cần phân biệt sự khác nhau và mối quan hệ giữa hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh. Về hình thức hiệu quả kinh doanh luôn là một phạm trù so sánh thể hiện mối tương quan giữa cái đã bỏ ra và cái thu được, còn kết 9 quả kinh doanh chỉ là yếu tố và là phương tiện để tính toán và phân tích hiệu quả. Vấn đề nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là việc thực hiện hàng loạt các biện pháp có hệ thống, có tổ chức, có tính đồng bộ và có tính liên tục tại doanh nghiệp nhằm đạt mục tiêu cuối cùng đó là hiệu quả cao. Hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp bao gồm rất nhiều khâu với các mối liên hệ, tác động qua lại mang tính chất quyết định và hỗ trợ cùng nhau thực hiện mục tiêu tổng thể của hoạt động kinh doanh. Nâng cao hoạt động của tất cả các khâu trong kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tổ chức điều hành hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào. 1.2.2. Nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một tất yếu khách quan Trong nền kinh tế thị trường, việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là một đòi hỏi tất yếu khách quan của nền kinh tế nói chung và đối với mỗi doanh nghiệp nói riêng, bởi các lý do sau: Xuất phát từ sự khan hiếm của các nguồn lực làm cho điều kiện phát triển sản xuất theo chiều rộng bị hạn chế do đó phát triển theo chiều sâu là một tất yếu khách quan. Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một hướng phát triển kinh tế theo chiều sâu, nhằm sử dụng các nguồn lực một cách tiết kiệm và hiệu quả. Để có thể thực hiện quá trình tái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp phải đảm bảo thu được kết quả đủ bù đắp chi phí và có lợi nhuận. Đối với các doanh nghiệp thì hiệu quả kinh doanh xét về số tuyệt đối chính là lợi nhuận, do đó việc nâng cao hiệu quả kinh doanh là cơ sở để giảm chi phí, tăng lợi nhuận. Thị trường càng phát triển thì sự cạnh tranh của các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt, để có thể tồn tại và phát triển trong môi trường cạnh tranh như 10 . cao su tại Công ty cao su Việt Trung. Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại Công ty cao su Việt Trung – Quảng Bình. 3 CHƯƠNG. Các doanh nghiệp Nhà nước trong ngành cao su ở tỉnh Quảng Bình Tỉnh Quảng Bình có 2 doanh nghiệp quốc doanh sản xuất kinh doanh cao su: Công ty cao su Việt

Ngày đăng: 22/08/2013, 23:10

Hình ảnh liên quan

Bảng 1.1 Diện tích và sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 1.1.

Diện tích và sản lượng cao su thiên nhiên trên thế giới Xem tại trang 15 của tài liệu.
Bảng 1.3 Diện tích và sản lượng cao su của tỉnh Quảng Bình qua các năm - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 1.3.

Diện tích và sản lượng cao su của tỉnh Quảng Bình qua các năm Xem tại trang 18 của tài liệu.
Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến tại mô hình 2.1 được quy định bởi: - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

ch.

ức bộ máy quản lý của Công ty được tổ chức theo mô hình trực tuyến tại mô hình 2.1 được quy định bởi: Xem tại trang 42 của tài liệu.
Bảng 2.1 Cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh cao su của Công ty qua 3 năm 2005-2007 - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.1.

Cơ cấu và sự biến động vốn kinh doanh cao su của Công ty qua 3 năm 2005-2007 Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 2.2 Tình hình lao động trong kinh doanh cao su của công ty qua 3 năm 2005-2007 - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.2.

Tình hình lao động trong kinh doanh cao su của công ty qua 3 năm 2005-2007 Xem tại trang 48 của tài liệu.
Bảng 2.3 Tình hình biến động các loại chi phí kinh doanh cao su của Công ty qua 3 năm 2005-2007 ST - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.3.

Tình hình biến động các loại chi phí kinh doanh cao su của Công ty qua 3 năm 2005-2007 ST Xem tại trang 50 của tài liệu.
Bảng 2.4 Số mẫu điều tra CN nhận khoán theo các tiêu thức phân tổ - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.4.

Số mẫu điều tra CN nhận khoán theo các tiêu thức phân tổ Xem tại trang 56 của tài liệu.
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2005-2007 - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.5..

Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty qua 3 năm 2005-2007 Xem tại trang 59 của tài liệu.
Bảng 2.6 Hiệu quả kinh doanh cao su của Công ty qua 3 năm 2005-2007 - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.6.

Hiệu quả kinh doanh cao su của Công ty qua 3 năm 2005-2007 Xem tại trang 62 của tài liệu.
Bảng 2.7 Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty qua 3 năm 2005-2007 - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.7.

Hiệu quả sử dụng lao động của Công ty qua 3 năm 2005-2007 Xem tại trang 65 của tài liệu.
vào độ tuổi cây để phân ra các loại vườn cây, ngoài ra còn tuỳ tình hình cụ thể trên từng lô: địa chất, địa hình (độ dốc), khả năng thực tế cho sản phẩm của vườn cây và khả năng đảm nhận của công nhân để tiến hành giao khoán. - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

v.

ào độ tuổi cây để phân ra các loại vườn cây, ngoài ra còn tuỳ tình hình cụ thể trên từng lô: địa chất, địa hình (độ dốc), khả năng thực tế cho sản phẩm của vườn cây và khả năng đảm nhận của công nhân để tiến hành giao khoán Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 2.9 Tình hình khoán diện tích cao su theo từng loại của Công ty  qua 3 năm 2005-2007 - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.9.

Tình hình khoán diện tích cao su theo từng loại của Công ty qua 3 năm 2005-2007 Xem tại trang 69 của tài liệu.
Bảng 2.10 So sánh hiệu quả cao su khai thác theo độ tuổi cây tính bình quân 1 ha - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.10.

So sánh hiệu quả cao su khai thác theo độ tuổi cây tính bình quân 1 ha Xem tại trang 70 của tài liệu.
Tình hình đơn giá khoán của Công ty qua 3 năm được thể hiện ở bảng 2.11. Đó là đơn giá cơ sở theo độ tuổi cây từ đó tuỳ tình hình cụ thể của từng lô mà có đơn giá khoán thực tế - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

nh.

hình đơn giá khoán của Công ty qua 3 năm được thể hiện ở bảng 2.11. Đó là đơn giá cơ sở theo độ tuổi cây từ đó tuỳ tình hình cụ thể của từng lô mà có đơn giá khoán thực tế Xem tại trang 73 của tài liệu.
Bảng câu hỏi điều tra ý kiến CN nhận khoán về đơn giá khoán của Công ty được xây dựng với 3 cấp độ:  - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng c.

âu hỏi điều tra ý kiến CN nhận khoán về đơn giá khoán của Công ty được xây dựng với 3 cấp độ: Xem tại trang 74 của tài liệu.
Bảng 2.13.Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su KTCB về đơn giá khoán của Công ty theo các tiêu thức phân tổ - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.13..

Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su KTCB về đơn giá khoán của Công ty theo các tiêu thức phân tổ Xem tại trang 76 của tài liệu.
Bảng 2.14 Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su khai thác về đơn giá khoán của Công ty theo các tiêu thức phân tổ - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.14.

Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su khai thác về đơn giá khoán của Công ty theo các tiêu thức phân tổ Xem tại trang 77 của tài liệu.
1 Đảm bảo đủ số lượng 5,9 52,9 41,2 100 - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

1.

Đảm bảo đủ số lượng 5,9 52,9 41,2 100 Xem tại trang 80 của tài liệu.
Bảng 2.19 Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su khai thác về các tiêu chí phục vụ của nhân viên thu mua mủ của Công ty  - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.19.

Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su khai thác về các tiêu chí phục vụ của nhân viên thu mua mủ của Công ty Xem tại trang 83 của tài liệu.
Bảng 2.20 Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su khai thác theo các tiêu thức phân tổ về các tiêu chí phục vụ của nhân viên thu mua mủ của - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.20.

Ý kiến đánh giá của CN nhận khoán cao su khai thác theo các tiêu thức phân tổ về các tiêu chí phục vụ của nhân viên thu mua mủ của Xem tại trang 84 của tài liệu.
Bảng 2.21. Hiệu quả kinh doanh cao su tại Công ty cao su Việt Trung (Tính theo dòng thời gian cho cao su đầu tư  năm 1994: 70 ha)                                - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.21..

Hiệu quả kinh doanh cao su tại Công ty cao su Việt Trung (Tính theo dòng thời gian cho cao su đầu tư năm 1994: 70 ha) Xem tại trang 87 của tài liệu.
TT Chỉ tiêu ĐVT hình Mô - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

h.

ỉ tiêu ĐVT hình Mô Xem tại trang 89 của tài liệu.
Bảng 2.22 So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất theo các mô hình sản xuất cao su giai đoan mủ nước chưa qua chế biến - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.22.

So sánh kết quả và hiệu quả sản xuất theo các mô hình sản xuất cao su giai đoan mủ nước chưa qua chế biến Xem tại trang 89 của tài liệu.
Bảng 2.24 Ý kiến lãnh đạo Công ty về chính sách quản lý vườn cây - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.24.

Ý kiến lãnh đạo Công ty về chính sách quản lý vườn cây Xem tại trang 93 của tài liệu.
Bảng 2.25 Một số khách hàng chủ yếu và giá cả tại các thị trường của Công ty qua 3 năm (2005-2007) - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng 2.25.

Một số khách hàng chủ yếu và giá cả tại các thị trường của Công ty qua 3 năm (2005-2007) Xem tại trang 99 của tài liệu.
7.Tình hình vốn sản xuất hàng năm: - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

7..

Tình hình vốn sản xuất hàng năm: Xem tại trang 127 của tài liệu.
BẢNG ĐIỀU TRA HỘ TIỂU ĐIỀN - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình
BẢNG ĐIỀU TRA HỘ TIỂU ĐIỀN Xem tại trang 127 của tài liệu.
11. Hình thức tiêu thụ sản phẩm (Đơn vị tính :1.000 đ) - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

11..

Hình thức tiêu thụ sản phẩm (Đơn vị tính :1.000 đ) Xem tại trang 128 của tài liệu.
10. Tình hình các khoản đóng góp cho Nhà nước và địa phương - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

10..

Tình hình các khoản đóng góp cho Nhà nước và địa phương Xem tại trang 128 của tài liệu.
Bảng tính giá trị hiện tại ròng của đầu tư cao su năm 1994 - Nâng cao hiệu quả kinh doanh cao su tại công ty cao su việt trung   quảng bình

Bảng t.

ính giá trị hiện tại ròng của đầu tư cao su năm 1994 Xem tại trang 140 của tài liệu.

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan