PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH lợi NHUẬN CÔNG TY ANGIMEX

20 357 1
PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH lợi NHUẬN CÔNG TY ANGIMEX

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------- BÙI THỊ PHÚ QUÍ PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CÔNG TY ANGIMEX Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 Long Xuyên, tháng 5 năm 2010 NĂM HỌC: 2010 – 2011 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ QUẢN TRỊ KINH DOANH ------------- CHUYÊN ĐỀ NĂM 3 PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CÔNG TY ANGIMEX Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG GVHD: LƯU THỊ THÁI TÂM SVTH: BÙI THỊ PHÚ QUÍ LỚP: DH8NH MSSV: DNH073324 Long Xuyên, tháng 5 năm 2010 NĂM HỌC: 2010 – 2011 Phân tích tình hình lợi nhuận công ty Angimex GVHD:Lưu Thị Thái Tâm MỤC LỤC SVTH: Bùi Thị Phú Quí – MSSV: DNH073324 Trang Phân tích tình hình lợi nhuận công ty Angimex GVHD:Lưu Thị Thái Tâm DANH MỤC BẢNG Bảng 4.1: Bảng so sánh kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm .16 Bảng 4.2. Bảng so sánh các nhân tố với doanh thu thuần .20 Bảng 4.3. Bảng tỉ suất lợi nhuận/doanh thu thuần qua các năm 26 Bảng 4.4: Bảng tỉ suất lợi nhuận/giá vốn qua các năm 27 Bảng 4.5: Bảng tổng chi phí 27 Bảng 4.6: Bảng tỉ suất lợi nhuận/tổng chi phí 27 DANH MỤC BIỂU ĐỒ - SƠ ĐỒ Hình 3.5.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức công ty 11 Biểu đồ 4.1: Biểu đồ Doanh thu – Chi Phí – Lợi nhuận qua các năm(2007-2009) 17 SVTH: Bùi Thị Phú Quí – MSSV: DNH073324 Trang Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Angimex GVHD: Lưu Thị Thái Tâm CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU 1.1 Cơ sở hình thành đề tài Trong nền kinh tế thị trường, yếu tố cạnh tranh được đặc biệt chú ý. Các doanh nghiệp với nhiều hình thức sở hữu khác nhau cạnh tranh khốc liệt với nhau để giành chỗ đứng trên thị trường và cùng nhau đạt đến một mục tiêu là lợi nhuận. Lợi nhuận là đòn bẩy kinh tế, là yếu tố cơ bản quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Lợi nhuận ròng luôn là động cơ để các doanh nghiệp đề ra chiến lược phát triển cho mục tiêu phấn đấu của công ty mình. Mặt khác, lợi nhuận được tạo ra là kết quả tổng hợp của nhiều nhân tố, đó là sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố đầu vào, là sản phẩm của sự tìm tòi, sáng tạo và mạo hiểm. Nó đòi hỏi ở mỗi nhà kinh doanh những kỹ năng toàn diện khả năng tư duy nhạy bén và sự năng động. Vì thế nghiên cứu về lợi nhuận giúp cho những người có tham vọng về kinh doanh và quản lý . bước đầu tìm hiểu về thực tiễn để có cái nhìn toàn diện hơn trong công việc kinh doanh sau này. Làm thế nào để một doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và có các biện pháp tăng lợi nhuận? Đó là một vấn đề bức bách và có tính thời sự cho bất kỳ ai muốn đi vào lĩnh vực kinh tế. Các công ty muốn đứng vững được trên thương trường phải biết linh hoạt, phải thường xuyên phân tích, đánh giá lại hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mình, về vấn đề sử dụng, khai thác các tiềm năng, các ngành hàng có ưu thế nhằm tìm ra những biện pháp, chiến lược phát triển cho sản phẩm tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty và đảm bảo mục tiêu đề ra. Xuất phát từ thực tế đó, đề tài: "Phân tích tình hình lợi nhuận công ty Angimex” là cơ sở giúp công ty đề ra những chiến lược thích hợp để tận dụng nguồn lực, tối thiểu hoá chi phí, tối đa hóa lợi nhuận và giá trị doanh nghiệp. 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Phân tích sự thay đổi lợi nhuận qua các hình thức hoạt động kinh doanh, yếu tố chi phí liên quan và các chỉ số lợi nhuận để đánh giá tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Bên cạnh đó, tìm ra các loại chi phí và nguyên nhân ảnh hưởng lớn đến sự sụt giảm lợi nhuận nhằm đưa ra các giải pháp hữu hiệu nâng cao lợi nhuận của công ty Angimex. 1.3 Đối tượng - Phạm vi nghiên cứu Đối tượng: lợi nhuận và các yếu tố chi phí, hoạt động kinh doanh ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty. Phạm vi: đi sâu vào phân tích biến động lợi nhuận công ty Angimex qua 3 năm 2007, 2008 và 2009. 1.4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập số liệu: o Số liệu sơ cấp: Tìm hiểu thực tế về công ty, thu thập số liệu thực tế hoạt động kinh doanh. o Số liệu thứ cấp: thông qua sổ sách kế toán và các bảng báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ 2007, 2008 và 2009. o Tham khảo một số sách về chuyên ngành tài chính. SVTH: Bùi Thị Phú Quí – MSSV: DNH073324 Trang Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Angimex GVHD: Lưu Thị Thái Tâm o Tham khảo sách, báo, trang web: www.angimex.com.vn Phương pháp nghiên cứu:  Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh tuyệt đối: so sánh hoạt động qua các năm 2007, 2008 và năm 2009 để thấy được sự biến động lợi nhuận Phương pháp so sánh số tương đối: để thấy được mối quan hệ tỉ lệ giữa mức đạt được của 3 năm.  Phương pháp thay thế liên hoàn: xem xét mối quan hệ của từng nhân tố đến lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để thấy được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gồm có: khối lượng sản phẩm tiêu thụ; giá bán sản phẩm; giá vốn hàng bán; chi phí tài chính, chi phí quản lí doanh nghiệp và chi phí thuế TNDN.  Phương pháp tỉ suất lợi nhuận: xem xét mối quan hệ giữa lợi nhuận với các nhân tố: doanh thu, giá vốn. 1.5 Ý nghĩa của việc nghiên cứu Việc nghiên cứu đề tài sẽ mang lại lợi ích thiết thực cho bản thân về việc nâng cao hiểu biết về lĩnh vực hoạt động sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ. Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thị trường, phân tích các nhân tố ảnh hưởng và xu hướng tác động của từng nhân tố đến lợi nhuận, giúp doanh nghiệp đánh giá đầy đủ, chính xác mọi hoạt động của mình, đề ra các quyết định đầu tư, phát triển đúng đắn và nâng cao hiệu quả kinh doanh. Làm tài liệu tham khảo cho công ty và những bạn sinh viên thực tập sau này. SVTH: Bùi Thị Phú Quí – MSSV: DNH073324 Trang Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Angimex GVHD: Lưu Thị Thái Tâm CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm về lợi nhuận: Theo sách phân tích hoạt động kinh doanh của GVC.Nguyễn Thị Mỵ 1 , thì lợi nhuận được định nghĩa như sau: Lợi nhuận của doanh nghiệp là một khoản tiền dôi ra giữa tổng thu và tổng chi trong hoạt động của doanh nghiệp. Trong quá trình sản xuất kinh doanh cuả doanh nghiệp bộ phận lợi nhuận chiếm tỷ trọng lớn và quyết định sự tồn tại và phát triển bền vững lâu dài của một doanh nghiệp. Dựa vào công thức: LN sau thuế = DT – GV + LN T/C + LN K – Z BH – Z QL - t Trong đó: LN: Lợi nhuận kinh doanh sau thuế DT: Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ GV: Trị giá vốn về hàng bán LN T/C : Lợi nhuận tài chính (LN T/C = Thu nhập từ hoạt động tài chính – Chi phí hoạt động tài chính) LN K: Lợi nhuận khác (LN K = Thu nhập khác – Chi phí khác) Z BH : Chi phí bán hàng Z QL: Chi phí quản lý doanh nghiệp t: Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp 2.2. Phân loại lợi nhuận 2 2.2.1. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh Lợi nhuận bán hàng và cung cấp dịch vụ. Đây là khoảng chênh lệch giữa doanh thu thuần bán hàng và cung cấp dịch vụ trừ đi giá thành toàn bộ sản phẩm. Trong bất kỳ doanh nghiệp nào, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh là bộ phận chủ yếu quyết định toàn bộ lợi nhuận của doanh nghiệp. 2.2.2. Lợi nhuận từ hoạt động tài chính Lợi nhuận hoạt động tài chính là số thu lớn hơn của các hoạt động tài chính, bao gồm các hoạt động thuê tài sản, mua, bán trái phiếu, chứng khoán, mua bán ngoại tệ lãi tiền gởi ngân hàng thuộc vốn kinh doanh, lãi cho vay thuộc các nguồn vốn và quỹ, lãi cổ phần và lãi do góp vốn liên doanh, hoàn nhập số dư khoản dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán ngắn hạn, dài hạn. 1 Nguyễn Thị Mỵ. 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh (LT,BT). Tp Hồ Chí Minh.NXB thống kê. Trang 248 2 Nguyễn Thị Mỵ. 2005. Phân tích hoạt động kinh doanh (LT,BT). Tp Hồ Chí Minh.NXB thống kê. Trang 247 SVTH: Bùi Thị Phú Quí – MSSV: DNH073324 Trang Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Angimex GVHD: Lưu Thị Thái Tâm 2.2.3. Lợi nhuận khác Là khoản thu nhập khác lớn hơn các chi phí khác, bao gồm các khoản phải trả không có chủ nợ, thu hồi lại các khoản nợ khó đòi đã được duyệt bỏ các khoản vật tư, tài sản thừa sau khi bù trừ hao hụt, mất mát các vật tư cùng loại, chênh lệch thanh lý, nhượng bán tài sản, các khoản lợi tức các năm trước phát hiện năm nay; số dư hoàn nhập các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phải thu khó đòi, khoản tiền lương trích bảo hành sản phẩm còn thừa khi hết hạn bảo hành. 2.3. Ý nghĩa của lợi nhuận: Đối với xã hội: Lợi nhuận trong sản xuất kinh doanh quyết định tái sản xuất, tạo công ăn việc làm, tăng thu nhập và tiêu dùng xã hội, từ đó đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế. Đối với doanh nghiệp: Lợi nhuận quyết định sự tồn vong khẳng định khả năng cạnh tranh, bản lĩnh của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường. Dùng để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ngoài ra lợi nhuận là nguồn hình thành nên thu nhập của ngân sách nhà nước thông qua việc thu thuế, vì mức thu thuế dựa trên mức lợi nhuận của doanh nghiệp đạt được. 2.4. Phương pháp so sánh: Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu kỳ thực hiện (phân tích) bằng cách dựa trên việc so sánh với chỉ tiêu kỳ kế hoạch(chỉ tiêu gốc) giúp ta đánh giá mức độ biến động so với mục tiêu đề ra. - So sánh bằng số tuyệt đối: Là hiệu số của hai chỉ tiêu: chỉ tiêu kỳ thực hiện (phân tích) và chỉ tiêu kỳ kế hoạch (kỳ gốc) nhằm phản ánh sự chênh lệch về quy mô hay khối lượng các chỉ tiêu so sánh. - So sánh bằng số tương đối: Là tỉ lệ phần trăm (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỉ lệ của số chênh lệch tuyệt đối so với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng. 2.5. Phương pháp thay thế liên hoàn 3 : Phương pháp thay thế liên hoàn được sử dụng để xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố cá biệt đến một hiện tượng, một quá trình hoạt động kinh doanh. Phương pháp thay thế liên hoàn là tiến hành lần lượt thay thế từng nhân tố theo một trình tự nhất định. Nhân tố nào được thay thế nó sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố đó đến chỉ tiêu phân tích.Để đánh giá (xác định) mức độ ảnh hưởng của bất kỳ nhân tố nào đến chỉ tiêu kết quả (phân tích) cần phải tính 2 đại lượng giả định của chỉ tiêu phân tích đó (phép thế). Trong phép thế thứ nhất nhân tố nào xem xét ảnh hưởng tới nó thì lấy số liệu kỳ phân tích(thực hiện). Trong phép thế thứ hai lấy số liệu kỳ gốc (kế hoạch). Mức độ các nhân tố còn lại của hai phép thế phụ thuộc vào thứ tự đánh giá ảnh hưởng của chúng đến chỉ tiêu phân tích. Những nhân tố mà ảnh hưởng của chúng xác định trước nhân tố nghiên cứu thì lấy số liệu phân tích(thực hiện). Còn các nhân tố mà ảnh hưởng của chúng xác định sau nhân tố nghiên cứu thì lấy số liệu gốc (kế hoạch). Hiệu của phép thế thứ nhất với phép thế thứ hai là mức độ ảnh hưởng của nhân tố đến chỉ tiêu phân tích. Khi có hai nhân tố ảnh hưởng có 2 lần thay thế, ba nhân tố ảnh hưởng thì có 3 lần thay thế…tổng quát có n nhân tố thì có n lần thay thế và phải tính (n-1) phép thế. 2.5.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi nhuận gồm có: SVTH: Bùi Thị Phú Quí – MSSV: DNH073324 Trang Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Angimex GVHD: Lưu Thị Thái Tâm o Do công ty kinh doanh nhiều mặt hàng và đa dạng sản phẩm nên không xem xét nhân tố khối lượng sản phẩm, thay vào đó chúng ta sử dụng doanh thu. o Giá vốn hàng bán: cũng bao gồm giá cả hàng hóa, khối lượng hàng hóa và kết cấu hàng hóa. Các nhân tố này ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận kinh doanh. o Chi phí tài chính, quản lý doanh nghiệp và chi phí bán hàng ảnh hưởng ngược chiều với lợi nhuận của công ty. o Chi phí thuế TNDN. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để phân tích mức ảnh hưởng các nhân tố đến tình hình lợi nhuận: Lần lượt thay thế số năm trước bằng năm nay của các nhân tố theo trình tự: doanh thu bán hàng, giá vốn hàng bán, lãi gộp, chi phí tài chính và quản lý doanh nghiệp, chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Mỗi lần thay thế tính lại lợi nhuận và so với lợi nhuận đã tính ở bước trước sẽ xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố vừa thay thế. Tổng quát phương pháp phân tích: Giả sử kỳ gốc là k, kỳ phân tích là p,ta có: Lợi nhuận năm nay: LN p = ∑ = n i 1 Q pi P pi – ( ∑ = n i 1 Q pi Z pi + Z TCp + Z QLp + Z BHp + Z Tp Lợi nhuận năm trước: LN k = ∑ = n i 1 Q ki P ki – ( ∑ = n i 1 Q ki Z ki + Z TCk +Z QLk + Z BHp + Z Tk ) LN: Lợi nhuận về tiêu thụ sản phẩm Q: Khối lượng sản phẩm tiêu thụ P: Giá bán Z: Giá thành sản xuất (hoặc giá vốn hàng bán) Z TC : Chi phí tài chính Z BH : Chi phí bán hàng Z QL : Chi phí quản lí doanh nghiệp Z T : Chi phí thuế TNDN Đối tượng phân tích: ∆LN = LN p - LN k Mức độ ảnh hưởng các nhân tố: Thay thế lần 1: thay thế doanh thu hoạt động tài chính năm trước bằng năm sau, nhằm xác định sự thay đổi của lợi nhuận. LN TC = LNp – LNk Doanh thu hoạt động tài chính tăng lằm tăng lợi nhuận. SVTH: Bùi Thị Phú Quí – MSSV: DNH073324 Trang Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Angimex GVHD: Lưu Thị Thái Tâm Thay thế lần 2: thay giá thành sản xuất (hoặc giá vốn hàng bán) năm trước bằng năm nay. Mục đích của việc này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá thành. Lợi nhuận trong trường hợp này (kí hiệu là LN k2 ) LN k2 = ∑ = n i 1 Q pi P ki – ( ∑ = n i 1 Q pi Z pi + Z TCk + Z QLk + Z BHk + Z Tk ) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá thành đến lợi nhuận (kí hiệu là LN Z ) LN Z = – ( ∑ = n i 1 Q pi Z pi - ∑ = n i 1 Q pi Z ki ) Kết luận: Nếu giá thành năm nay lớn hơn giá thành năm trước thì lợi nhuận giảm và ngược lại. Thay thế lần 3: thay chi phí tài chính năm trước bằng năm nay. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính đến lợi nhuận. Lợi nhuận trong trường hợp này (kí hiệu là LN k3 ) LN k3 = ∑ = n i 1 Q pi P ki – ( ∑ = n i 1 Q pi Z pi + Z TCp + Z QLk + Z BHk + Z Tk ) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí tài chính đến lợi nhuận (kí hiệu là LN ZTC ) LN ZTC = LN k3 - LN k2 LN ZTC = - ( Z TCp - Z TCk ) Kết luận: Chi phí tài chính tăng so với năm trước thì lợi nhuận giảm và ngược lại. Thay thế lần 4: thay chi phí quản lí năm trước bằng năm nay. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lí đến lợi nhuận. Lợi nhuận trong trường hợp này (kí hiệu là LN k4 ) LN k4 = ∑ = n i 1 Q pi P ki – ( ∑ = n i 1 Q pi Z pi + Z TCp + Z QLp + Z BHk + Z Tk ) Mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí quản lý đến lợi nhuận (kí hiệu là LN ZQL ) LN ZQL = LN k4 - LN k3 LN ZQL = - ( LN ZQLp - LN ZQLk ) Kết luận: Chi phí quản lý tăng thì lợi nhuận giảm và ngược lại. Thay thế lần 5: thay chi phí bán hàng năm trước bằng năm nay. Mục đích của việc thay thế này nhằm xác định mức độ ảnh hưởng của nhân tố chi phí bán hàng đến lợi nhuận. Lợi nhuận trong trường hợp này (kí hiệu là LN k5 ) LN k5 = ∑ = n i 1 Q pi P ki – ( ∑ = n i 1 Q pi Z pi + Z TCp + Z QLp + Z BHp + Z Tk ) SVTH: Bùi Thị Phú Quí – MSSV: DNH073324 Trang . Phân tích tình hình lợi nhuận của công ty Angimex GVHD: Lưu Thị Thái Tâm Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CÔNG TY ANGIMEX 4.1. Phân tích tình hình. 2011 Phân tích tình hình lợi nhuận công ty Angimex GVHD:Lưu Thị Thái Tâm MỤC LỤC SVTH: Bùi Thị Phú Quí – MSSV: DNH073324 Trang Phân tích tình hình lợi nhuận

Ngày đăng: 22/08/2013, 22:58

Hình ảnh liên quan

Chương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CÔNG TY ANGIMEX - PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH lợi NHUẬN CÔNG TY ANGIMEX

h.

ương 4: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH LỢI NHUẬN CÔNG TY ANGIMEX Xem tại trang 20 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan