PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG vốn của NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL PHÒNG GIAO DỊCH ô môn

30 265 0
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG vốn của NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL PHÒNG GIAO DỊCH ô môn

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QTKD ~~~~~~*~~~~~~ PHẠM THỊ KIM NGÂN PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL PHÒNG GIAO DỊCH Ô MÔN Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp Chuyên đề năm 3 Long xuyên, tháng 5 năm 2010 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA KINH TẾ - QTKD ~~~~~~*~~~~~~ Chuyên đề năm 3 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN NHÀ ĐBSCL PHÒNG GIAO DỊCH Ô MÔN Chuyên ngành: Tài Chính Doanh Nghiệp GVHD: TRẦN MINH HIẾU SVTH: PHẠM THỊ KIM NGÂN Lớp: DH8TC MSSV: DTC073512 Long xuyên, tháng 5 năm 2010 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn đến tất cả thầy cô của trường Đại Học An Giang, đặc biệt là các thầy cô Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh đã trang bị kiến thức để em thực hiện chuyên đề. Và xin cảm ơn giảng viên hướng dẫn thầy Trần Minh Hiếu đã nhiệt tình hướng dẫn và quan tâm giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện chuyên đề này. Xin chân thành cảm ơn đến ban lãnh đạo của MHB Ô Môn đã cho em những số liệu cần thiết để em hoàn thành chuyên đề này, cùng sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình của các cô chú phòng kế toán ngân hàng trong việc thu thập thông tin, số liệu liên quan đến chuyên đề. Xin chân thành cảm ơn sâu sắc và lời chúc sức khoẻ đến mọi người. Long Xuyên, tháng 5 năm 2010 SVTH: Phạm Thị Kim Ngân PHẦN TÓM TẮT Phân tích hoạt động huy động vốn sẽ giúp ta thấy được tình hình nguồn vốn hiện tại cũng như những thành tựu và khó khăn của ngân hàng, để từ đó phát huy những lợi thế và khắc phục những hạn chế trong hoạt động huy động vốn, nhằm tạo tiền đề vững chắc cho hoạt động của ngân hàng trên con đường kinh doanh sắp tới. Do đó, việc phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng qua từng giai đoạn là hết sức cần thiết. Bằng phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối và tương đối nguồn vốn huy động qua các năm, đề tài cho ta cái nhìn tổng quát về tình hình nguồn vốn huy động, những nguyên nhân, kết quả đạt được của MHB Ô Môn. Từ kết quả thu được qua việc phân tích đề tài, mà ta đưa ra những giải pháp và một số ý kiến đóng góp theo sự hiểu biết, với hy vọng nó sẽ đóng góp được phần nào trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn của ngân hàng hiện tại và tương lai. MỤC LỤC Trang ~~~~~~*~~~~~~ .1 1 .1 ~~~~~~*~~~~~~ .2 .2 .2 DANH MỤC CÁC HÌNH  Trang Hình 3.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Phòng giao dịch MHB Ô Môn . Error: Reference source not found Hình 3.2: Biểu đồ kết quả kinh doanh của MHB Ô Môn Error: Reference source not found Hình 4.1: Biểu đồ cơ cấu nguồn vốn của MHB Ô Môn . Error: Reference source not found Hình 4.2: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn của MHB Ô Môn năm 2007 Error: Reference source not found Hình 4.3: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn của MHB Ô Môn năm 2008 Error: Reference source not found Hình 4.4: Biểu đồ cơ cấu huy động vốn của MHB Ô Môn năm 2009 Error: Reference source not found DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG  Trang Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của MHB Ô Môn Error: Reference source not found Bảng 4.1: Cơ cấu nguồn vốn của MHB Ô Môn Error: Reference source not found Bảng 4.2: Tình hình huy động vốn của MHB Ô Môn Error: Reference source not found Bảng 4.3: Kết cấu tiền gửi cá nhân, hộ gia đình trong vốn huy động Error: Reference source not found Bảng 4.4: Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động . Error: Reference source not found DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  Từ viết tắt Giải thích CKH Có kỳ hạn ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long KKH Không kỳ hạn MHB Mekong Housing Bank NHTM Ngân hàng thương mại TCKT Tổ chức kinh tế TNV Tổng nguồn vốn TVHĐ Tổng vốn huy động TW Trung ương VHĐCKH Vốn huy động có kỳ hạn VHĐKKH Vốn huy động không kỳ hạn VND Việt Nam đồng Chương 1: Giới thiệu CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Cơ sở hình thành đề tài: Với nền kinh tế hội nhập như hiện nay ngoài các ngành kinh tế chủ chốt thì hoạt động ngân hàng thương mại cũng góp phần quan trọng cho sự phát triển của đất nước. Đó là nơi giao dịch trực tiếp với các công ty, xí nghiệp, tổ chức kinh tế, cá nhân… thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng, với chức năng chính của mình là trung gian tín dụng, và trung gian thanh toán trong thị trường tài chính. Hoạt động của ngân hàng thương mại không những mang tính chất kinh doanh mà còn góp phần điều tiết nền kinh tế bằng các hình thức huy động vốn và kinh doanh nguồn vốn dưới hình thức cho vay, phân bổ vốn hợp lý giữa các thành phần kinh tế, và là cầu nối cho sự phát triển thương mại quốc tế. Vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu, chiếm tỷ trọng lớn của ngân hàng thương mại vì ngoài phần vốn tự có phải trang bị cho cơ sở hạ tầng, máy móc, thiết bị là rất lớn thì vốn huy động là nguồn vốn không thể thiếu cho việc kinh doanh của ngân hàng. Vì vậy, huy động vốn càng có ý nghĩa đối với ngân hàng để mở rộng nhiều hình thức cho vay, tăng cường vốn cho nền kinh tế cũng như mang lại nhiều lợi nhuận cho ngân hàng. Nhưng trong thực tế, việc huy động vốn gặp không ít khó khăn, khi các ngân hàng thương mại hoạt động ngày càng nhiều, cạnh tranh ngày càng gay gắt với nhiều chương trình khuyến mãi, cùng các hình thức huy động vốn đa dạng và phong phú. Điều này, làm cho công tác huy động vốn của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long nói chung, và phòng giao dịch của ngân hàng Ô Môn nói riêng gặp nhiều trở ngại. Mặc dù ngân hàng luôn mở rộng nhiều hình thức huy động vốn, không ngừng cải tiến công nghệ và nâng cao chất lượng phục vụ. Do đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “ Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long phòng giao dịch Ô Môn” trong giai đoạn 2007 – 2009, để thấy được hiện trạng huy động vốn của ngân hàng và tìm ra giải pháp khắc phục nhằm nâng cao vốn huy động. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Phân tích hoạt động huy động vốn của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long phòng giao dịch Ô Môn năm 2007 – 2009. 1.3. Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu chỉ tập trung vào lĩnh vực huy động vốn của ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long phòng giao dịch Ô Môn, với loại tiền gửi tiết kiệm của tổ chức kinh tế, cá nhân và hộ gia đình là VNĐ giai đoạn 2007 – 2009. 1.4. Phương pháp nghiên cứu: - Thu thập số liệu về tình hình huy động vốn trong giai đoạn 2007 – 2009 từ ngân hàng Phát triển nhà đồng bằng sông Cửu Long phòng giao dịch Ô Môn. - Thu thập thông tin từ những tài liệu, giáo trình về kinh tế có liên quan đến huy động vốn. - Dùng phương pháp so sánh số liệu tuyệt đối, tương đối theo thời gian. PHẠM THỊ KIM NGÂN Trang 1 MSSV: DTC073512 Chương 2: Cơ sở lý thuyết CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 2.1. Khái niệm về ngân hàng thương mại: Ngân hàng thương mại là tổ chức tín dụng thể hiện nhiệm vụ cơ bản nhất của ngân hàng đó là huy động vốn và cho vay vốn. Ngân hàng thương mại là cầu nối giữa các cá nhân và tổ chức, hút vốn từ nơi nhàn rỗi và bơm vào nơi khan thiếu. Hoạt động của ngân hàng thương mại nhằm mục đích kinh doanh một hàng hóa đặc biệt đó là "vốn- tiền", trả lãi suất huy động vốn thấp hơn lãi suất cho vay vốn, và phần chênh lệch lãi suất đó chính là lợi nhuận của ngân hàng thương mại Hoạt động của ngân hàng thương mại phục vụ cho mọi nhu cầu về vốn của mọi tầng lớp dân chúng, loại hình doanh nghiệp và các tổ chức khác trong xã hội. ( 1 ) 2.2. Chức năng của ngân hàng thương mại: 2.2.1. Trung gian tín dụng Chức năng trung gian tín dụng là chức năng quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. Vì ngân hàng thương mại là nơi trực tiếp giao dịch với công chúng, để thực hiện nghiệp vụ huy động vốn từ những người thừa vốn và cho vay đối với những người có nhu cầu về vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ đó, ngân hàng vừa đóng vai trò là người đi vay vừa đóng vai trò là người cho vay từ khách hàng. 2.2.2. Trung gian thanh toán Ngân hàng đóng vai trò là người thanh toán hộ theo yêu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp, hay cá nhân có tài khoản tiền gửi trong ngân hàng. Thông qua những phương tiện thanh toán như: séc, thẻ thanh toán, thẻ tín dụng, hoạt động thu chi hộ… Nhờ hoạt động này mà việc thanh toán giữa các tổ chức kinh doanh trở nên đơn giản và nhanh chóng. 2.2.3. Tạo tiền Chức năng tạo tiền được thực hiện thông qua chức năng tín dụng và chức năng thanh toán của ngân hàng thương mại. Không phải chỉ có ngân hàng nhà nước mới có khả năng tạo tiền từ việc in và phát hành tiền, mà ngân hàng thương mại cũng có khả năng tạo tiền từ việc huy động vốn, và cho những tổ chức, cá nhân vay để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh, thanh toán của họ. Vì vậy, mà lượng tiền luôn được luân chuyển trong nền kinh tế và có khả năng tạo ra những lượng tiền mới từ các hoạt động đó. 2.3. Nghiệp vụ nguồn vốn trong ngân hàng thương mại 2.3.1. Vốn tự có ( 2 ) Vốn tự có là vốn ban đầu của chủ sở hữu. Ngân hàng phải có một số vốn tự có này để làm điều kiện ban đầu cho sự nghiệp kinh doanh của mình. Nguồn vốn tự có thường chiếm tỷ trọng nhỏ (không quá 10%) trong tổng số vốn của Ngân hàng Thương mại. Vốn tự có gồm: Vốn điều lệ: Là số vốn được ghi trong điều lệ hoạt động của ngân hàng thương mại. Vốn điều lệ của ngân hàng do các chủ sở hữu đóng góp. Vốn điều lệ phụ thuộc vào hình thức sở hữu 1 www.saga.vn/dictview.aspx 2 Lê Thị Mận. 2005. Tiền Tệ Ngân Hàng Và Thanh Toán Quốc Tế. TP Hồ Chí Minh: NXB tổng hợp PHẠM THỊ KIM NGÂN Trang 2 MSSV: DTC073512 Chương 2: Cơ sở lý thuyết của ngân hàng, nhưng nó phải lớn hơn hoặc bằng vốn pháp định. Trong quá trình hoạt động, ngân hàng có thể tăng vốn điều lệ của mình nhưng phải được sự đồng ý của ngân hàng Nhà nước. Các quỹ và lợi nhuận chưa phân phối: Quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ phát triển nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng, các quỹ khác. Các quỹ này được trích từ lợi nhuận ròng hàng năm để thành lập quỹ này, nhằm bổ sung vốn cho ngân hàng. 2.3.2. Vốn huy động 2.3.2.1. Khái niệm Vốn huy động là nguồn vốn ngân hàng có được thông qua các nghiệp vụ của ngân hàng, từ các khách hàng là các cá nhân hay các tổ chức kinh tế trong xã hội. Đây là nguồn vốn chiếm tỷ trong lớn trong tổng nguồn vốn của ngân hàng. Nhờ vào vốn huy động, ngân hàng có thể thực hiện các hoạt động khác như cấp tín dụng, cung cấp các dịch vụ khác cho nền kinh tế. Vì vậy, vốn huy động là nguồn vốn chủ yếu và quan trọng nhất của ngân hàng thương mại. ( 3 ) 2.3.2.2. Tầm quan trọng của huy động vốn: - Đối với ngân hàng thương mại: Bên cạnh nguồn vốn tự có của ngân hàng phải phục vụ cho việc đầu tư trang thiết bị, xây dựng cơ sở vật chất cho ngân hàng thì huy động vốn có vai trò quan trọng cho ngân hàng trong việc kinh doanh và phát triển. - Đối với khách hàng: Đây là nơi khách hàng có thể gửi những khoản tiền nhàn rỗi của mình với mục đích tiết kiệm, an toàn và sinh lợi nhuận từ khoản tiền gửi. 2.3.2.3. Các hình thức huy động vốn thông qua hình thức tiền gửi: - Tiền gửi thanh toán: Là hình thức huy động vốn của ngân hàng thương mại bằng cách mở cho khách hàng tài khoản gọi là tài khoản tiền gửi thanh toán. Đây là loại tiền gửi mà khách hàng có thể rút ra bất cứ lúc nào mà không cần phải khai báo trước cho ngân hàng. Mục đích của loại tiền gửi này nhằm đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi mua hàng hoá, dịch vụ, thanh toán nhanh chóng trong sản xuất kinh doanh, tiêu dùng…cho các cá nhân, tổ chức kinh tế. - Tiền gửi có kỳ hạn: Là loại tiền gửi mà chủ sở hữu chỉ có thể rút tiền theo thời hạn đã quy định trước. Khách hàng vẫn có thể rút trước thời hạn quy định nhưng với điều kiện được hưởng mức lãi suất thấp hơn mức lãi suất trả cho tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi định kỳ thường có nhiều loại khác nhau: một tháng, ba tháng, sáu tháng, chín tháng, một năm, hai năm… với các mức lãi suất tương ứng khác nhau. Khác với loại tiền gửi không kỳ hạn, đây là tiền nhàn rỗi, mang tính chất ổn định. Vì vậy, mục đích gửi tiền của tiền gửi có kỳ hạn là nhắm đến khẳ năng sinh lợi của tiền tệ. - Tiền gửi tiết kiệm: Loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi tiền vào ngân hàng thì được cấp một quyển sổ để quản lý tiền của mình gọi là sổ tiết kiệm. Hiện nay, tiền gửi tiết kiệm rất đa dạng và phong phú với nhiều loại khác nhau: tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm định kỳ, và các loại tiết kiệm khác. Với tiết kiệm không kỳ hạn, khách hàng có thể gửi những khoản tiền nhàn rỗi nhằm mục đích an toàn, sinh lợi, và có thể rút ra bất cứ thời điểm nào. Do ngân hàng không chủ động trước được thời gian chi trả, nên thường áp dụng mức lãi suất thấp cho loại tiền gửi này. Khác với tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, tiết kiệm định kỳ là một cam kết gửi tiền giữa ngân hàng và khách hàng trong một kỳ hạn nhất định. Mục tiêu quan trọng của 3 Nguyễn Minh Kiều. 2006. Nghiệp Vụ Ngân Hàng Thương Mại. NXB thống kê. PHẠM THỊ KIM NGÂN Trang 3 MSSV: DTC073512 . NGÂN Trang 10 MSSV: DTC073512 Chương 4: Phân tích hoạt động huy động vốn của MHB Ô Môn CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN. TRIỂN NHÀ ĐBSCL PHÒNG GIAO DỊCH Ô MÔN QUA 3 NĂM 2007-2009 4.1. Hoạt động huy động vốn 4.1.1. Tình hình nguồn vốn của Phòng giao dịch Ô Môn Nguồn vốn hoạt động

Ngày đăng: 22/08/2013, 22:33

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan