HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006 2010

115 503 2
HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ

PHẦN MỞ ĐẦU 1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI Nước ta trong qua trình thực hiện đường lối đổi mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, hội nhập kinh tế khu vực và thế giới. Thực tế thế giới và trong quá trình đổi mới của nước ta chỉ ra rằng, muốn thực hiện nền kinh tế thị trường thắng lợi, cần phải xây dựng các chiến lược kinh tế vĩ mô và vi mô tốt. Vấn đề đặt ra rằng, từng ngành, Tập đoàn, từng Công ty, từng Doanh nghiệp phải có những chiến lược kinh doanh đủ mạnh, bền vững và có hiệu quả thì nền kinh tế mới phát triển bền vững, mới thực hiện hội nhập tốt. Căn cứ vào sản xuất và tiêu thụ xi măng trong các năm qua có tốc độ tăng bình quân là 13,4%, theo tốc độ tăng trưởng bình quân GDP 7%-7,5%, nhằm đáp ứng nhu cầu xi măng trong những năm tới. Chính phủ đã có quyết định phê duyệt quy hoạch điều chỉnh phát triển công nghệ xi măng Việt Nam đến năm 2010định hướng đến năm 2020. Xuất phát từ thực tế đó, chiến lược sản xuất kinh doanh tạo điều kiện cho các nhà quản lý hoạch định, nghiên cứu và đưa ra các chiến lược, chính sách kinh doanh thích hợp với nguồn lực của doanh nghiệp để có thể thành công trong kinh doanh và đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục bền vững. Ở nước ta, việc nghiên cứu các vấn đề lý luận và phương pháp luận của việc xây dựng chiến lược kinh doanh để áp dụng vào quản lý kinh doanh trong các doanh nghiệp là một vấn đề còn rất mới mẻ và khó khăn. Do đó, việc nghiên cứu các vấn đề để xây dựng một chiến lược kinh doanh của doanh 1 nghiệp và vận dụng cụ thể vào thực tế tại Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Long Thọ là một việc làm hết sức cần thiết cả về lý luận và thực tiễn. Tóm lại, với những điều kiện cần và đủ như đã nêu ở trên, việc nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty và từ đó thực hiện chiến lược kinh doanh là một biện pháp quan trọng hàng đầu để Công ty có thể nắm bắt kịp thời cơ kinh doanh, tranh thủ các lợi thế riêng có của mình để tăng trưởng và phát triển nhanh, làm chủ thị trường trong thời gian ngắn nhất. Và đây cũng là lý do tác giả quyết định chọn làm đề tài Luận văn của mình: “HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LONG THỌ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010”. 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU - Hệ thống hoá về lý luận nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty và đánh giá thực trạng công tác hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian qua. - Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty và đề ra các giải pháp để hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Long Thọ giai đoạn (2006-2010). 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tượng là công tác hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Long Thọ, để từ việc phân tích tình hình thực tế trên kết hợp với nghiên cứu các lý luận về quản trị chiến lược để đưa ra các giải pháp cho hoạt động hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty trong thời gian tới. 2 Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty từ năm 2000 đến 2005 và hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty từ năm 2006 đến năm 2010. 4. DỰ KIẾN NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công tác nghiên cứu và hoạch định chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp Phân tích, đánh giá một cách chính xác tình hình hoạch định chiến lược kinh doanh của Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Long Thọ trong thời gian qua. Đưa ra những quan điểm định hướng mới cho công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại Công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Long Thọ một cách có căn cứ khoa học nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và tốc độ phát triển của Công ty. 5. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu và kết luận, các nội dung chính của Luận văn được trình bày thông qua ba chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp. - Chương 2: Đặc điểm cơ bản của công ty nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu. - Chương 3: Tình hình hoạch định chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty. - Chương 4: Hoạch định chiến lược kinh doanh của công ty trong giai đoạn 20062010 và các giải pháp hổ trợ nhằm hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty cổ phần Long Thọ Huế giai đoạn 2006-2010. - Kế luận và kiến nghị: 3 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1.1. Quan điểm và định nghĩa chiến lược kinh doanh Thuật ngữ chiến lược có nguồn gốc từ nghệ thuật quân sự, trong lĩnh vực này chiến lược nói chung đã được coi như một nghệ thuật chỉ huy các phương tiện nhằm giành thắng lợi. Ngày nay, do xu hướng quốc tế hóa cùng với sự khan hiếm các nguồn tài nguyên ngày càng gia tăng, sự phát triển không ngừng của khoa học kỹ thuật, sự thay đổi nhu cầu tập quán tiêu dùng của xã hội … đã làm cho môi trường kinh doanh phức tạp và biến động thường xuyên. Lúc này, việc xây dựng và thực hiện chiến lược kinh doanh thật sự đã trở thành một nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển. Tuy nhiên, hiện nay vẫn tồn tại nhiều quan niệm khác nhau về chiến lược, có thể tập trung thành 3 nhóm chủ yếu sau: - Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật để giành thắng lợi trong cạnh tranh. - Chiến lược kinh doanh là một tập hợp các kế hoạch chiến lược làm nền tảng hướng dẫn các hoạt động của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu dài hạn đã định. - Quan điểm phổ biến hiện nay là kết hợp cả hai quan điểm trên “Chiến lược kinh doanh là nghệ thuật phối hợp các hoạt động và điều khiển chúng nhằm đạt tới mục tiêu dài hạn của doanh nghiệp. Tóm lại, ở phạm vi doanh nghiệp có thể hiểu chiến lược kinh doanh là tập hợp các mục tiêu và chính sách đặt ra trong một thời gian dài trên cơ sở khai thác tối đa các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được các mục tiêu phát triển. 4 1.1.2. Mục đích và vai trò của việc nghiên cứu hoạch định chiến lược kinh doanh Chiến lược kinh doanh được ví như là bánh lái của con tàu để nó vượt được trùng khơi về trúng đích khi mới khởi sự doanh nghiệp. Nó còn được ví như cơn gió giúp cho diều bay lên cao mãi. Trong cơ chế thị trường việc xây dựng, thực hiện chiến lược kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Vì thế, chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp phải hội đủ đồng thời các yếu tố sau: - Nơi mà doanh nghiệp cố gắng vươn tới trong dài hạn nhằm đảm bảo cho doanh nghiệp phát triển liên tục và vững chắc trong môi trường kinh doanh thường xuyên biến động - phương hướng. - Doanh nghiệp phải cạnh tranh trên thị trường nào và những loại hoạt động nào doanh nghiệp thực hiện trên thị trường đó - thị trường quy mô. - Doanh nghiệp sẽ làm thế nào để hoạt động tốt hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên những thị trường đó - lợi thế. - Những nguồn lực nào cần phải có để có thể cạnh tranh được như: kỹ năng, tài sản, tài chính, các mối quan hệ, năng lực kỹ thuật, trang thiết bị - các nguồn lực. - Những nhân tố từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp - môi trường. - Những giá trị và kỳ vọng nào mà những người có quyền hành trong và ngoài doanh nghiệp cần - các nhà góp vốn. Vai trò của chiến lược kinh doanh đối với doanh nghiệp được thể hiện trên các khía cạnh sau: 5 - Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nhận rõ mục đích, hướng đi của mình trong tương lai, làm kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Chiến lược kinh doanh giúp cho doanh nghiệp nắm bắt và tận dụng các cơ hội kinh doanh, đồng thời có biện pháp chủ động đối phó những nguy cơ và mối đe doạ trên thương trường kinh doanh. - Chiến lược kinh doanh góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực tăng cường vị thế của doanh nghiệp bảo đảm cho doanh nghiệp phát triển liên tục và bền vững. - Chiến lược kinh doanh tạo ra các căn cứ vững chắc cho doanh nghiệp đề ra cách quyết định phù hợp với sự biến động của thị trường. 1.1.3. Phân loại chiến lược kinh doanh Các chiến lược kinh doanh thường rất đa dạng và phức tạp. Doanh nghiệp cần phải chọn những chiến lược phù hợp với nguồn lực hiện tại của mình để có thế triển khai đạt được kết quả mình mong muốn. Mỗi doanh nghiệp do môi trường tác động khác nhau, tính chất hoạt động SX-KD cũng khác nhau trong từng thời kỳ, nên cũng sẽ có những phương án chiến lược kinh doanh khác nhau. Tùy theo mục tiêu của mình mà doanh nghiệp có thể chọn một hay phối hợp các loại chiến lược tổng quát chủ yếu sau: 1.1.3.1. Chiến lược tăng trưởng tập trung Chiến lược này dựa trên cơ sở tập trung mọi nguồn lực của doanh nghiệp vào các hoạt động sở trường và truyền thống để phát triển các sản phẩm hiện có trên những thị trường hiện có bằng cách tăng cường chuyên môn hóa sản xuất, đổi mới công nghệ, phát triển thị phần và gia tăng doanh số, lợi nhuận. Chiến lược tăng trưởng tập trung được triển khai theo 3 hướng chiến lược cụ thể sau: • Chiến lược thâm nhập thị trường 6 Chiến lược phát triển thị trường • Chiến lược phát triển sản phẩm 1.1.3.2. Chiến lược phát triển hội nhập Chiến lược này dựa trên cơ sở thiết lập và mở rộng mối quan hệ liên kết với các trung gian và đối thủ cạnh tranh trong một số lĩnh vực nhất định. Thường được triển khai theo 3 hướng sau: - Chiến lược hội nhập phía trên (ngược chiều): tìm kiếm sự tăng trưởng bằng cách thâm nhập và thu hút những người nhà cung cấp (các yếu tố đầu vào của doanh nghiệp) để tăng doanh số, lợi nhuận và kiểm soát thị trường cung ứng nguyên vật liệu. - Chiến lược hội nhập bên dưới (thuận chiều): tìm kiếm sự tăng trưởng trên cơ sở thâm nhập và thu hút những trung gian phân phối và tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp. - Chiến lược hội nhập ngang: hướng đến sự liên kết và thu hút các đối thủ cạnh tranh nhằm phân chia thị phần và kiểm soát thị trường kinh daonh của mình. 1.1.3.3. Chiến lược phát triển đa dạng hóa Chiến lược tăng trưởng dựa trên sự thay đổi một cách cơ bản về công nghệ, sản phẩm, lĩnh vực kinh doanh nhằm tạo lập những cặp sản phẩm - thị trường mới cho doanh nghiệp. Có thể đa dạng hóa theo các hướng sau: - Đa dạng hóa đồng tâm: dựa trên cơ sở đầu tư và phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới hướng đến khách hàng, thị trường mới. Nhưng những sản phẩm mới, dịch vụ mới có sự liên hệ mật thiết với công nghệ sản xuất các sản phẩm, dịch vụ hiện có và hệ thống marketing hiện tại của doanh nghiệp. - Đa dạng hóa ngang: dựa trên cơ sở đầu tư và phát triển những sản phẩm, dịch vụ mới hoàn toàn khác với những sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp về công nghệ sản xuất, mục đích sử dụng nhưng vẫn cùng lĩnh vực kinh doanh và hệ thống phân phối, marketing hiện có của doanh nghiệp. 7 - Đa dạng hóa hỗn hợp: dựa trên sự đổi mới và mở rộng hàng loạt những sản phẩm, dịch vụ mới hoàn toàn khác biệt với những sản phẩm, dịch vụ hiện có của doanh nghiệp về công nghệ sản xuất, lĩnh vực kinh doanh, đối tượng khách hàng với một hệ thống các chương trình phân phối, định giá, quảng cáo, khuyến mãi hoàn toàn đổi mới. Chiến lược này thường được sử dụng nhằm tăng quy mô và thị phần nhanh chóng, khắc phục những khiếm khuyết và có thể vượt ra khỏi bế tắc hiện tại. Tuy nhiên, nó đòi hỏi chi phí lớn, nhiều rủi ro vì có sự đổi mới rất cơ bản trong sản xuất và quản lý tiêu thụ sản phẩm. 1.1.3.4. Một số chiến lược khác Chiến lược liên doanh liên kết: thực hiện trên cơ sở thỏa thuận sát nhập một số doanh nghiệp nhỏ để thành lập một doanh nghiệp mới có quy mô lớn hơn cùng khai thác thị trường. Chiến lược thu hẹp hoạt động kinh doanh: tiến hành tổ chức lại hoạt động kinh doanh trên cơ sở cắt giảm chi phí và tài sản nhằm cứu vãn tình thế bế tắc, tập trung hơn cho việc củng cố những năng lực đặc biệt cơ bản của doanh nghiệp. Tùy theo mức độ thu hẹp mà doanh nghiệp lựa chọn các chiến lược cụ thể như: cắt giảm chi phí hiện tại, rút bớt đầu tư, loại bỏ một số lĩnh vực kém hiệu quả, thanh lý tài sản, thu hoạch và chuyển hướng đầu tư. 1.2. QUẢN TRỊ CHIẾN LƯỢC KINH DOANH 1.2.1. Khái niệm quản trị chiến lược kinh doanh Có nhiều định nghĩ về quản lý chiến lược có thể áp dụng được: Quản lý chiến lược là quá trình quản lý việc theo đuổi chức năng nhiệm vụ của mọt tổ chức trong khi quản lý mối quan hệ của tổ chức đó đối với môi trường của nó. Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và hành động của quản lý quyết định sự thành công lâu dài của công ty. Quản lý chiến lược là tập hợp các quyết định và biện pháp hành động dẫn đến việc hoạch định và thực hiện các chiến lược nhằm đạt được mục tiêu của tổ chức. Qua đó ta có thể định nghĩa chung nhất về Quản lý chiến lược là: 8 Quản trị chiến lựơc là quá trình nghiên cứu các môi trường hiện tại, tương lai, hoạch định các mục tiêu của tổ chức. Đề ra, thực hiện, và kiển tra việc thực hiện các quyết định nhằm đạt mục tiêu trong môi trường hiện tại và tương lai. - Hình thành được chiến lược kinh doanh là lợi thế cạnh tranh - Chiến lược kinh doanhsản phẩm của sự sáng tạo phức tạp - Chiến lược kinh doanh là sự kết hợp hài hoà của: R1: Ripeness (chọn đúng điểm dừng), R2: reality (khả năng thực thi chiến lược), R3: Resources: khai thác tiềm năng - Mục đích của chiến lược là tìm kiếm cơ hội Hình 1: Chu kỳ khép kín của chiến lược Hình 2: Hình thành chiến lược 9 Hình thành, phân tích và chọn lựa Kiểm tra và thích nghi chiến lược Triển khai chiến lược Các điểm mạnh, yếu của cty Chiến lược Các giá trị cá nhân của nhà quản trị Các mong đợi xã hội Cơ hội và đe dọa của môi trường Nội bộ Bên ngoài Kết hợp Kết hợp Quản trị chiến lược theo nghĩa rộng nhất, quản trị chiến lược là quá trình thực hiện “các quyết định chiến lược” – đó là các quyết định trả lời được những câu hỏi phía trên. Trên thực tế, quá trình quản trị chiến lược hoàn chỉnh bao gồm 3 phần được mô tả trong biểu đồ sau: ` Hình 3: Quá trình quản trị chiến lược Quản trị chiến lược có thể được định nghĩa như là một nghệ thuật và khoa học thiết lập, thực hiện và đánh giá các quyết định liên quan nhiều chức năng cho phép một tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra. Cụ thể, quản trị chiến lược tập trung vào việc hợp nhất việc quản trị, tiếp thị, tài chính kế toán, sản xuất, nghiên cứu phát triển, và hệ thống thông tin các lĩnh vực kinh doanh để đạt được thành công của tổ chức. 1.2.2. Các lợi ích và hạn chế trong quản trị chiến lược kinh doanh Lợi ích của quản trị chiến lược: - Cho doanh nghiệp thấy rõ mục đích và hướng đi của mình. - Biết tập trung nguồn lực vào những hoạt động then chốt và chính yếu để tạo động lực phát triển chung. - Doanh nghiệp luôn đặt trong một môi trường kinh doanh đầy biến động và thách thức. Phương cách dùng quản lý chiến lược giúp nhà quản trị 10 . định chọn làm đề tài Luận văn của mình: “HOẠCH ĐỊNH CHIẾN LƯỢC KINH DOANH TẠI CÔNG TY SẢN XUẤT KINH DOANH VẬT LIỆU XÂY DỰNG LONG THỌ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010 .. pháp để hoàn thiện công tác hoạch định chiến lược kinh doanh tại công ty sản xuất kinh doanh vật liệu xây dựng Long Thọ giai đoạn (2006- 2010) . 3. ĐỐI TƯỢNG

Ngày đăng: 22/08/2013, 22:24

Hình ảnh liên quan

- Hình thành được chiến lược kinh doanh là lợi thế cạnh tranh - Chiến lược kinh doanh là sản phẩm của sự sáng tạo phức tạp  - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Hình th.

ành được chiến lược kinh doanh là lợi thế cạnh tranh - Chiến lược kinh doanh là sản phẩm của sự sáng tạo phức tạp Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 1: Chu kỳ khép kín của chiến lược - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Hình 1.

Chu kỳ khép kín của chiến lược Xem tại trang 9 của tài liệu.
` Hình 3: Quá trình quản trị chiến lược - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Hình 3.

Quá trình quản trị chiến lược Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 4. Các giai đoạn của quá trình chiến lược - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Hình 4..

Các giai đoạn của quá trình chiến lược Xem tại trang 11 của tài liệu.
• Giai đoạn hình thành chiến lược (hoạch định chiến lược) •Giai đoạn thực thi chiến lược - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

iai.

đoạn hình thành chiến lược (hoạch định chiến lược) •Giai đoạn thực thi chiến lược Xem tại trang 12 của tài liệu.
Hình 6: Môi trường kinh doanh 1.3.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp  - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Hình 6.

Môi trường kinh doanh 1.3.3.1. Phân tích môi trường vĩ mô của doanh nghiệp Xem tại trang 17 của tài liệu.
Hình 8: Bộ máy quản lý của công ty - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Hình 8.

Bộ máy quản lý của công ty Xem tại trang 33 của tài liệu.
Bảng 1: SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ KẾT CẤU LAO ĐỘNG - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Bảng 1.

SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG VÀ KẾT CẤU LAO ĐỘNG Xem tại trang 34 của tài liệu.
Hình 9: Quy trình sản xuất Xi măng - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Hình 9.

Quy trình sản xuất Xi măng Xem tại trang 36 của tài liệu.
(Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm) - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

gu.

ồn số liệu: Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty qua các năm) Xem tại trang 39 của tài liệu.
Bảng 4: TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Bảng 4.

TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KINH TẾ CHỦ YẾU Xem tại trang 40 của tài liệu.
Hình 10: Hoạt động phân phối - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Hình 10.

Hoạt động phân phối Xem tại trang 44 của tài liệu.
(Nguồn số liệu: Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty) - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

gu.

ồn số liệu: Báo cáo tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty) Xem tại trang 46 của tài liệu.
Bảng 8: GIÁ CÁC LOẠI XI MĂNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TẠI CÁC VÙNG - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Bảng 8.

GIÁ CÁC LOẠI XI MĂNG TRÊN THỊ TRƯỜNG TẠI CÁC VÙNG Xem tại trang 47 của tài liệu.
Hình 11: Các đối thủ cạnh tranh - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Hình 11.

Các đối thủ cạnh tranh Xem tại trang 71 của tài liệu.
Bảng 10: Tổng hợp môi trường vĩ mô - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Bảng 10.

Tổng hợp môi trường vĩ mô Xem tại trang 75 của tài liệu.
4.2.4.Phân tích tình hình tài chính của Công ty - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

4.2.4..

Phân tích tình hình tài chính của Công ty Xem tại trang 81 của tài liệu.
Phân tích tình hình sử dụng các nguồn lực bên trong của công ty trong thời gian qua, chúng ta cần xác định điểm mạnh, điểm yếu  quan trọng của  công ty cần phải chú ý khắc phục và đính hướng hoạt động sx kd trong thời  gian tới và có giải pháp kịp thời để - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

h.

ân tích tình hình sử dụng các nguồn lực bên trong của công ty trong thời gian qua, chúng ta cần xác định điểm mạnh, điểm yếu quan trọng của công ty cần phải chú ý khắc phục và đính hướng hoạt động sx kd trong thời gian tới và có giải pháp kịp thời để Xem tại trang 85 của tài liệu.
Bảng 14: Nhu cầu và kế hoạch huy động sản lượng các nhà máy xi măng - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Bảng 14.

Nhu cầu và kế hoạch huy động sản lượng các nhà máy xi măng Xem tại trang 88 của tài liệu.
Bảng 15: Dự báo về nhu cầu xi măng trong nước - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Bảng 15.

Dự báo về nhu cầu xi măng trong nước Xem tại trang 89 của tài liệu.
Hình 12: Tình hình tiêu thụ trong các năm qua - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Hình 12.

Tình hình tiêu thụ trong các năm qua Xem tại trang 90 của tài liệu.
Bảng 21: Đánh giá và lựa chọn chiến lược kinh doanh của Công ty - HOẠCH ĐỊNH CHIẾN lược KINH DOANH tại CÔNG TY sản XUẤT KINH DOANH vật LIỆU xây DỰNG LONG THỌ GIAI đoạn 2006   2010

Bảng 21.

Đánh giá và lựa chọn chiến lược kinh doanh của Công ty Xem tại trang 99 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan