Tình hình quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam

38 498 0
Tình hình quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

luận văn, khóa luận, đề tài, chuyên đề, thạc sĩ, tiến sĩ

Tình hình quản ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam Trang Mục lục 1 Danh mục bảng và danh mục hình .2 Danh mục từ ngữ viết tắt 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU .3 1.1. Tên đề tài 3 1.2. Cơ sở hình thành đề tài .3 1.3. Mục tiêu nghiên cứu .3 1.4. Phạm vi nghiên cứu 3 1.5. Phương pháp nghiên cứu 3 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu .4 CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGOẠI HỐIVIỆT NAM .5 2.1. Thực tế tỷ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam hiện nay 5ty 2.2. Điều hành tỷ giá linh hoạt như thế nào 5 CHƯƠNG 3: CƠ SỞ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU .7 3.1. Cơ sở thuyết 7 3.1.1. Các khái niệm liên quan tỷ giá hối đoái và quản ngoại hối 7 3.1.2. Chính sách quản ngoại hốiViệt Nam 9 3.1.3. Các tiêu chí đo lường tỷ giá hối đoái 10 3.2. Mô hình nghiên cứu 11 CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .13 4.1. Thiết kế nghiên cứu 13 4.2. Qui trình nghiên cứu .13 4.3. Tiến độ thực hiện 15 CHƯƠNG 5: TÌNH HÌNH QUẢN NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM16 5.1. Đánh giá các chính sách quản ngoại hối từ 2005 – 2009 16 5.1.1. Mô tả chính sách quản ngoại hối trong thời gian qua .16 5.1.2. Nhận định sự tác động của chính sách tỷ giá lên thị trường ngoại hối 20 5.1.3. Thực trạng sự tác động của chính sách lên thị trường ngoại hối 21 5.2. Mối quan hệ giữa tỷ giá và các chính sách quản ngoại hối .23 5.3. Ảnh hưởng của tỷ giá đối với cán cân xuất – nhập khẩu .24 5.4. Tỷ giá hối đoái và cung – cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối 25 CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN CHUNG .27 TÀI LIỆU THAM KHẢO .28 SVTH: Huỳnh Ngọc Tiếm Lớp: DH8NH1 Trang 1 Tình hình quản ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam DANH MỤC BẢNG Trang Bảng 4.1: Qui trình các bước thực hiện .13 Bảng 4.2: Phương pháp phân tích và đối tượng phân tích 13 Bảng 4.3: Bảng tiến độ thực hiện .15 Bảng 5.1: Các chính sách quản ngoại hối ban hành từ năm 2005 – 2009 18 Bảng 5.2: Bảng thống kê tỷ giá giao dịch USD/VND trên thị trường 21 Bảng 5.3: Thống kê tình hình xuất – nhập khẩu Việt Nam .24 Bảng 5.4: Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu Việt Nam .26 DANH MỤC HÌNH Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu .11 Hình 4.2: Qui trình nghiên cứu 14 Hình 5.1: Biểu đồ biến động tỷ giá 18 DANH MỤC TỪ NGỮ VIẾT TẮT NHNN: Ngân hàng Nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại TTTD: Thị trường tự do TGM: Tỷ giá mua TGB: Tỷ giá bán TT: Thông tư QĐ: Quyết định USD: United State of Dollar VND: Việt Nam Đồng SVTH: Huỳnh Ngọc Tiếm Lớp: DH8NH1 Trang 2 Tình hình quản ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1. Tên đề tài Tình hình quản ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam. 1.2. Cơ sở hình thành đề tài Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới trong những năm gần đây đã làm cho nền kinh tế của những quốc gia phát triển lâm vào tình trạng suy thoái, không ổn định. Những cường quốc lớn như: Mỹ, Đức, Trung Quốc,…là những quốc gia bị ảnh hưởng nhiều nhất trong cuộc khủng hoảng lần này. Trên thị trường hối đoái, tỷ giá hối đoái liên tục thay đổi do tác động của các chính sách mà chính phủ Mỹ ban hành nhằm điều chỉnh vĩ mô nền kinh tế. Ở Việt Nam, do bị ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính từ đầu năm 2007 nên tình hình nền kinh tế có nhiều biến động làm cho cơ chế tỷ giá có nhiều thay đổi, cụ thể là vào ngày 01/02/2005 tỷ giá USD/VND là 15.758 đồng nhưng đến ngày 31/12/2008 thì tỷ giá này đã tăng lên 16.977 đồng. Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tỷ giá trên thị trường ngoại hối là do nhiều yếu tố tác động mang lại: mức chênh lệch lạm phát giữa hai quốc gia, mức chênh lệch lãi suất giữa các nước, những dự đoán về tỷ giá hối đoái trong tương lai, tình trạng cán cân thanh toán quốc tế hay sự can thiệp của chính phủ và các nhân tố khác .Mặt khác ở Việt Nam, thị trường thanh toán mua bán xuất nhập khẩu chủ yếu bằng USD nên sự thay đổi tỷ giá hối đoái liên tục và không ổn định sẽ mang lại những khó khăn nhất định trong việc chi trả, thanh toán xuất nhập khẩu. Chính từ những yếu tố này, để làm rõ nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi tỷ giá trong thị trường ngoại hối và những chính sách quản ngoại hối mà chính phủ Việt Nam ban hành tác động lên thị trường ngoại hốiViệt Nam như thế nào? Những chính sách này có hiệu quả không? Ban hành với mục đích gì? Và khi nào nên có một chính sách mới? Nhận thấy được tầm quan trọng của tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế Việt Nam và xuất phát từ những câu hỏi trên cũng như là sự mong muốn làm rõ các chính sách quản ngoại hối mà chính phủ ban hành nên tôi chọn đề tài: “Tình hình quản ngoại hối của Ngân hàng nhà nước Việt Nam”. Nhằm đưa ra các nhận định đúng đắn, khách quan hơn về sự biến động tỷ giá trong thị trường ngoại hối Việt Nam. 1.3. Mục tiêu nghiên cứu  Mô tả chính sách quản ngoại hối mà chính phủ Việt Nam ban hành và đang áp dụng.  Xem xét sự tác động của các chính sách quản ngoại hối mà chính phủ Việt Nam ban hành và đang áp dụng lên thị trường ngoại hối Việt Nam.  Đánh giá sự biến động của tỷ giá hối đoái trên thị trường ngoại hối Việt Nam thông qua các chính sách mà chính phủ Việt Nam ban hành và đang áp dụng. 1.4. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu các chính sách quản ngoại hốiNgân hàng nước Việt Nam ban hành từ năm 2005 đến 2009 và chỉ xem xét ảnh hưởng của chính sách này lên tỷ giá giữa USD và VND trong khuôn khổ quản của Chính phủ Việt Nam. 1.5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp thu thập dữ liệu: Số liệu và tài liệu được cập nhập từ Internet. Phương pháp nghiên cứu: Đề tài được thực hiện theo hai phương pháp: phương pháp nghiên cứu mô tả và khảo cứu cơ sở thuyết bao gồm thuyết thuần và thuyết của các SVTH: Huỳnh Ngọc Tiếm Lớp: DH8NH1 Trang 3 Tình hình quản ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam đề tài nghiên cứu trước. Đề tài được thực hiện thông qua hai bước – nghiên cứu sơ bộ và nghiên cứu chính thức. Nghiên cứu sơ bộ được thực hiện theo phương pháp định tính. Nghiên cứu lần này chủ yếu là vì mục đích tìm hiểu các chính sách của chính phủ và sự thay đổi tỷ giá giữa USD và VND qua các thời kỳ để từ đó thấy được mối quan hệ giữa chính sách quản ngoại hối của Chính phủ và tỷ giá hối đoái. Kết quả của nghiên cứu lần này là nhằm mục đích giúp cho tác giả nắm bắt được những thông tin, kiến thức mới và quan trọng hơn là hiểu rõ hơn các chính sách quản ngoại hối của chính phủ để thực hiện tiếp bước nghiên cứu chính thức, nghiên cứu sâu hơn các vấn đề đặt ra. Nghiên cứu chính thức được thực hiện dựa vào phương pháp định tính và định lượng, khảo cứu các thuyết đã có sẵn và nêu ra các quan điểm riêng mà tôi rút ra được từ đề tài nghiên cứu này. 1.6. Ý nghĩa nghiên cứu Kết quả nghiên cứu sẽ cho thấy mối quan hệ giữa chính sách chính phủ và tỷ giá hối đoái trong nền kinh tế có tác động như thế nào với nhau, giúp ngân hàng nhà nước có thông tin thêm từ đó có những chính sách phù hợp hơn giúp thị trường ngoại hối Việt Nam được ổn định, ngày càng phát triển. SVTH: Huỳnh Ngọc Tiếm Lớp: DH8NH1 Trang 4 Tình hình quản ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam CHƯƠNG 2: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TÌNH HÌNH NGOẠI HỐIVIỆT NAM 2.1. Thực tế tỷ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam hiện nay Thị trường hối đoái Việt Nam đã tồn tại từ rất lâu nhưng chỉ thực sự sôi động từ sau khi Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa, gia nhập vào nền kinh tế thị trường (năm 1986). Từ khi có chiến lược phát triển kinh tế mới, dựa vào các “bạn hàng” nước ngoài, nhu cầu trao đổi ngoại tệ trở nên “nóng bỏng” trên thị trường xuất nhập khẩu làm cho tỷ giá hối đoái liên tục thay đổi do cung – cầu không ổn định. Theo Trần Thanh Hải, 21/11/2005. Nói đến Tỷ giá hối đoái trên thị trường Việt Nam hiện nay về thực chất và chủ yếu là nói đến tỷ giá giữa VND và USD với tư cách là mối quan hệ cơ bản dẫn dắt và xuyên suốt các tương quan giữa VND với các đồng tiền khác trong “rổ” tiền tệ của thế giới mà Việt Namquan hệ kinh tế trên thực tế… Đây là một thực tế lịch sử, được quy định bởi nhiều do có tính lịch sử, mà trước hết là do sự phổ biến của đồng USD trên thế giới với sự bao quát tới trên 2/3-3/4 tổng giao dịch kinh tế-tiền tệ trên thế giới trong suốt nửa thế kỷ qua (nguồn: thống kê tài chính của IMF). Ở Việt Nam, sự phổ biến của đồng USD cũng ở mức cao như vậy, thậm chí còn có phần cao hơn do các giao dịch ngoại thương và kiều hối của Việt Nam chủ yếu thực hiện thông qua đồng tiền này. Có lúc tưởng chừng thị trường ngoại hối Việt Nam sẽ bị “Đô la hóa” bởi sự lớn mạnh và phổ biến của Đồng Việt Nam. Trong việc thanh toán xuất nhập khẩu các doanh nghiệp thường coi đồng USD như một loại đồng tiền chung, thống nhất trong hoạt động xuất nhập khẩu. Chính các yếu tố đó đó đã góp phần đưa đồng USD vào trạng thái “nóng” làm tỷ giá “bấp bênh” không ổn định trên thị trường ngoại hối. Điều hành linh hoạt nhằm giữ ổn định tỷ giá VND với USD là mục tiêu và cũng là phương châm hành xử khá nhất quán của chính sách tiền tệ ở nước ta suốt nhiều thập kỷ qua. Và đây cũng là căn nguyên giải thích cho những động thái chủ yếu về tỷ giá của Việt Nam với tất cả tính hai mặt của nó mà chúng ta đã và đang cảm nhận thấy trong thực tế. Đồng thời, cần nhấn mạnh rằng, những điều chỉnh chính sách tỷ giá trong thời gian gần đây cho thấy ngân hàng nhà nước đang cố gắng thu hẹp chênh lệch tỷ giá trên thị trường chính thức và tỷ giá trên thị trường tự do, từ đó góp phần cân bằng cung-cầu và giảm bớt các hoạt động găm giữ và đầu cơ ngoai tệ trong nền kinh tế. Đây là những điều chỉnh cần thiết và đúng hướng, đáp ứng cả nhu cầu thực tế trong quản nhà nước và kinh doanh của doanh nghiệp, lẫn phù hợp các nguyên tắc về thuyết tiền tệ. 2.2. Điều hành tỷ giá linh hoạt như thế nào? Linh hoạt tỷ giá, hay thực hiện chế độ tỷ giá linh hoạt có sự quản vĩ mô của nhà nước, ngày càng trở thành phương châm hành xử phổ biến trong chính sách tỷ giá của nhiều nước trên thế giới hiện nay. Vì vậy, không có do gì mà Việt Nam nằm ngoài xu hướng chung này của thế giới trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tuy nhiên, sự linh hoạt cần được “Việt Nam hoá” cả về nghĩa đen, lẫn nghĩa bóng, rộng và hẹp, trước mắt và lâu dài của khái niệm khá “mờ và mở” này. Theo Trần Thanh Hải, 21/11/2005. Cần hiểu sự linh hoạt tỷ giá không có nghĩa là sự thay đổi quay quắt đến chóng mặt của tỷ giá chính thức theo các quyết định chủ quantínhhội hoặc vì lợi ích cục SVTH: Huỳnh Ngọc Tiếm Lớp: DH8NH1 Trang 5 Tình hình quản ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam bộ nào đó,lại càng không có nghĩa là có thể biến động ngược chiều với các xu hướng tỷ giá chung của các đồng tiền chủ chốt trên thế giới. Linh hoạt còn có nghĩa là không nên chỉ có sự biến động tỷ giá tăng hoặc giảm theo một chiều, chỉ có lên hoặc chỉ có xuống, tạo ra những kỳ vọng đầu cơ cao. Đồng thời, cũng không có nghĩa là phải ngay lập tức điều chỉnh tỷ giá chính thức thả nổi cứng nhắc như toán học theo đúng tốc độ tăng hay giảm của một hoặc một số đồng tiền dù là rất quan trọng nào đó trên thế giới. Sự linh hoạt của chính sách tỷ giá còn được thể hiện ở sự linh hoạt trong lựa chọn mục tiêu của chính sách tỷ giá. Không thể thoả mãn cùng lúc nhiều mục tiêu cho chính sách tỷ giá trong cùng một thời điểm, nhưng cũng không thể kéo dài mãi một chính sách tỷ giá chỉ phục vụ cho một mục tiêu nhất định dù là quan trọng trong bối cảnh nào đó, bất chấp những điều kiện khách quan đã thay đổi. Chẳng hạn, mục tiêu giảm nghĩa vụ nợ nhờ duy trì chính sách tỷ giá thấp, tức định giá cao đồng bản tệ, có thể là cần thiết trong thời điểm đến hạn thanh toán nợ, nhưng nếu kéo dài quá lâu suốt cả năm hoặc nhiều năm chính sách này sẽ gây hại cho mục tiêu dài hạn hơn là sự cân bằng cán cân thương mại và đẩy mạnh xuất khẩu thu ngoại tệ, thúc đẩy tái cơ cấu nền kinh tế, trong đó có ngành xuất khẩu… Hơn nữa, bản thân mục tiêu giữ ổn định hệ thống tiền tệ cũng sẽ không thể đạt được hoặc chỉ mang tính hình thức, nếu duy trì khiên cưỡng sự ổn định của tỷ giá chính thức bất chấp những cơ sở kinh tế khách quan bảo đảm của nó đã thay đổi. Đặc biệt, mục tiêu giữ ổn định tỷ giá về hình thức này cũng sẽ tự động mất đi ý nghĩa tích cực nếu các mục tiêu khác bị tổn thương nặng nề, như tạo nguồn thu ngoại tệ tập trung, tăng dự trữ quốc gia, chống đầu cơ ngoại tệ và chống nạn ngoại tệ hoá; hoặc tạo ra những hệ quả đắt đỏ hơn so với mục tiêu giảm gánh nặng nợ được đặt ra ban đầu. Linh hoạt tỷ giá còn bảo đảm phải có sự đồng bộ giữa tỷ giá với lãi suất vả cả biên độ tỷ giá, cũng như với các chính sách tài chính khác (theo nghĩa rộng) tránh sự triệt tiêu lấn nhau giữa các công cụ chính sách này, nhất là chính sách tỷ giá và lãi suất, cũng như giữa chính sách tỷ giá với công cụ tài chính khác. Đồng thời, còn cần “căn” tỷ giá chính thức phụ thuộc vào độ “dày hay mỏng” của dự trữ quốc gia, vào các mục tiêu chính sách cơ bản và vào thực tế dòng tiền chảy trên thị trường, nhất là dòng ngoại tệ ra-vào qua biên giới. Cần lưu ý rằng, linh hoạt tỷ giá không hề mâu thuẫn với yêu cầu về tính minh bạch và có thể dự báo được của chính sách tỷ giá. Nói cách khác, xu hướng tỷ giá cần bám sát các động thái và tương quan tiền tệ và thị trường trong nước và quốc tế, tránh thị trường chảy theo một hướng, còn chính sách tỷ giá lái theo một nẻo, làm mất tính ổn định khách quan của chính sách tỷ giá, làm giảm hiệu quả và cả uy tín chính phủ trong điều hành tỷ giá, gây thêm những rủi ro chính sách cho các doanh nghiệp, đồng thời làm xấu môi trường và sức cạnh tranh của nền kinh tế. SVTH: Huỳnh Ngọc Tiếm Lớp: DH8NH1 Trang 6 Tình hình quản ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam CHƯƠNG 3: CƠ SỞ THUYẾT – MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU 3.1. Cơ sở thuyết 3.1.1 Các khái niệm liên quan đến tỷ giá hối đoái và quản ngoại hối.  Khái niệm tỷ giá hối đoái Tỷ giá hối đoái (gọi tắt là tỷ giá) là sự so sánh về mặt giá cả giữa hai đồng tiền của hai nước khác nhau. Cũng có thể gọi tỷ giá hối đoái là giá của một đồng tiền này tính bằng giá của một đồng tiền khác.  Các loại tỷ giá hối đoái  Tỷ giá hối đoái chính thức và tỷ giá hối đoái song song Tỷ giá hối đoái có thể được quy định bởi thị trường trong chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi, và được gọi là tỷ giá thị trường. Tỷ giá hối đoái cũng có thể được quy định bởi các cơ quan hữu trách trong chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Ở nhiều nước, cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách cùng tham gia quy định tỷ giá hối đoái. Tỷ giá hối đoái khi đổi tại ngân hàng thương mại và quầy giao dịch ngoại hối phục vụ khách hàng lẻ thường chênh lệch so với tỷ giá công bố có thể vì một trong hai do sau: đã được tính gộp cả phí dịch vụ; có hai tỷ giá đồng thời, một tỷ giá hối đoái chính thức (có thể do cơ quan hữu trách qui định, hoặc do cả thị trường lẫn cơ quan hữu trách quy định) và một tỷ giá không chính thức (còn gọi là tỷ giá hối đoái song song hay tỷ giá chợ đen) do thị trường quyết định. Ở Việt Nam, ngay cả tỷ giá hối đoái chính thức cũng có vài loại: tỷ giá bình quân liên ngân hàng, tỷ giá tính thuế xuất nhập khẩu, tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại, và tỷ giá hạch toán. Tỷ giá mua vào và bán ra ngoại tệ niêm yết tại một số ngân hàng để phục vụ khách đổi tiền là tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại có tính thêm phí dịch vụ. Còn tỷ giá đổi tiền tại các cửa hàng kinh doanh vàng bạc ngoại tệ của tư nhân hay khi đổi tiền trong nhân dân chính là tỷ giá hối đoái song song  Tỷ giá hối đoái danh nghĩa va tỷ giá hối đoái thực Tỷ giá hối đoái danh nghĩa : là mức giá thị trường của một đồng tiền này tính bằng đồng tiền khác vào một thời điểm nhất định. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa không xét đến tương quan giá cả, tương quan lạm phát và các nhân tố khác giữa hai nước. Tỷ giá hối đoái thực tế :là tỷ giá phản ánh sức mua tương quan của hai đồng tiền,phản ánh trong tỷ giá. Tỷ giá hối đoái thực tế có xét đến tương quan giá cả, tương quan tỷ lệ lạm phát giữa hai nước. Quan hệ giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện qua cách tính sau: TG tt = TG dn *P nn /P nd = TG dn *LF nn /LF nd Trong đó: TG tt : Tỷ giá hối đoái thực tế TG dn : Tỷ giá hối đoái danh nghĩa P nn : Giá nước ngoài SVTH: Huỳnh Ngọc Tiếm Lớp: DH8NH1 Trang 7 Tình hình quản ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam P nd : Giá nội địa LF nn : Tỷ lệ lạm phát nước ngoài LF nd : Tỷ lệ lạm phát trong nước  Tỷ giá hối đoái song phương và tỷ giá hối đoái hiệu lực Tỷ giá hối đoái giữa hai đồng tiền được gọi là tỷ giá hối đoái song phương. Tỷ giá hối đoái hiệu lực là tỷ lệ trao đổi giữa một đồng tiền X với nhiều đồng tiền khác cùng lúc (thông thường là đồng tiền của các bạn hàng thương mại lớn). Tỷ giá này được tính dựa trên giá trị bình quân gia quyền của các tỷ giá song phương giữa đồng tiền X với từng đồng tiền kia. Tỷ giá hối đoái hiệu lực cũng có loại danh nghĩa và loại thực tế.  Các nhân tố ảnh hưởng tỷ giá hối đoái  Mức chênh lệch lạm phát giữa các quốc gia.  Mức độ tăng hay giảm thu nhập quốc dân giữa các nước  Mức chênh lệch lãi suất giữa các nước.  Những dự đoán về tỷ giá hối đoái.  Tình trạng cán cân thanh toán quốc tế.  Sự can thiệp của chính phủ. • Can thiệp vào thương mại quốc tế. • Can thiệp vào đầu tư quốc tế. • Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối.  Các nhân tố khác:Khủng hoảng kinh tế, xã hội, đình công,thiên tai . Trên đây là các nhân tố tác động đến tỷ giá hối đoái, mỗi nhân tố có mức độ tác động khác nhau lên tỷ giá hối đoái. Nhưng nhìn chung, tất cả chúng đều bằng một cách trực tiếp hoặc gián tiếp tác động lên thị trường ngoại hối làm thay đổi tỷ giá hối đoái trong ngắn hạn hoặc dài hạn. Song, đối với phạm vi bài nghiên cứu này chỉ xem xét sự tác động của các chính sách quản ngoại hối mà chính phủ đã ban hành và đang áp dụng tại Việt Nam có tác động đến thị trường ngoại hối như thế nào?  Các khái niệm về quản ngoại hốiNgoại hối là gì? Ngoại hối là một khái niệm dùng để chỉ các phương tiện có giá trị dùng để thanh toán giữa các quốc gia. Tùy theo quan niệm của luật quản ngoại hối của mỗi nước mà khái niệm ngoại hối có thể là không giống nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, ngoại hối gồm có 5 loại: - Ngoại tệ: tiền của nước khác lưu thông trong một nước. Ngoại tệ bao gồm: ngoại tệ tiền mặt và ngoại tệ tín dụng. - Các phương tiện thanh toán quốc tế được ghi bằng ngoại tệ: hối phiếu, lệnh phiếu, séc, thư chuyển tiền, điện chuyển tiền, thẻ tín dụng, thư tín dụng ngân hàng, là những chứng từ chi trả phát sinh từ quan hệ tín dụng, thể hiện một số tiền nhất định, được lưu thông dễ dàng từ người này sang người khác. SVTH: Huỳnh Ngọc Tiếm Lớp: DH8NH1 Trang 8 Tình hình quản ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam - Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác. - Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối, thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. - Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử dụng trong thanh toán quốc tế. Phần lớn các phương tiện thanh toán này hình thành trên cơ sở của sự phát triển tín dụng thương mại và tín dụng ngân hàng. Các phương tiện này không có giá trị nội tại của nó, mà nó chỉ là dấu hiệu của tiền tệ.  Thị trường ngoại hối là gì? Thị trường trong kinh tế học được hiểu chung là nơi có các hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ giữa vô số những người bán và người mua có quan hệ cạnh tranh với nhau, bất kể là ở địa điểm nào, thời gian nào. Thị trường trong kinh tế học được chia thành ba loại: thị trường hàng hóa - dịch vụ, thị trường lao động, và thị trường tiền tệ. Tóm lại, thị trường ngoại hối là nơi có các hoạt động mua bán ngoại tệ tuân theo luật pháp Việt Nam. Ở Việt Nam tồn tại hai loại thị trường hối đoái: • Thị trường chính thức: Hoạt động tuân theo luật pháp Việt Nam, thể hiện đầy đủ thông tin của thị trường, trao đổi ngoại tệ được thực hiện thông qua hệ thống ngân hàng. • Thị trường không chính thức (thị trường chợ đen): Tuy loại hình hoạt động này không được chính phủ chấp nhận do không tuân thủ theo luật pháp Việt Nam nhưng thị trường không chính thức cũng đã mang lại nhiều tác động tích cực cho thị trường ngoại hối Việt Nam, giảm thiểu gánh nặng cho thị trường chính thức và cung cấp một lớn ngoại tệ cho thị trường ngoại hốinước ta. 3.1.2. Chính sách quản ngoại hốiViệt Nam  Khái niệm về chế độ tỷ giá hối đoái. Chế độ tỷ giá hối đoái là cách thức một đất nước quản đồng tiền của mình liên quan đến các đồng tiền nước ngoàiquản thị trường ngoại hối. Chế độ tỷ giá hối đoái ở mỗi nước và mỗi thời kỳ có thể khác nhau, song về cơ bản là chế độ tỷ giá "thả nổi" theo đó thị trường quy định những biến động của tỷ giá hối đoái, hoặc ngược lại hoàn toàn là chế độ tỷ giá hối đoái "cố định" theo đó nhà nước sẽ can thiệp để tỷ giá hối đoái giữa đồng tiền của nước mình với đồng tiền nước khác không đổi hoặc là một chế độ nằm giữa hai giải pháp góc đó.  Các chế độ tỷ giá hối đoái.  Tỷ giá thả nổi Chế độ tỷ giá thả nổi hay còn gọi là chế độ tỷ giá linh hoạt là một chế độ trong đó giá trị của một đồng tiền được phép dao động trên thị trường ngoại hối. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi được gọi là đồng tiền thả nổi. Nói chung, các nhà kinh tế đều cho rằng, trong phần lớn trường hợp, chế độ tỷ giá thả nổi tốt hơn chế độ tỷ giá cố định bởi vì tỷ giá thả nổi nhạy với thị trường ngoại hối. Điều này cho SVTH: Huỳnh Ngọc Tiếm Lớp: DH8NH1 Trang 9 Tình hình quản ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam phép làm dịu tác động của các cú sốc và chu kỳ kinh doanh nước ngoài. Thêm vào đó, nó không bóp méo các hoạt động kinh tế.  Tỷ giá cố định Tỷ giá hối đoái cố định, đôi khi còn được gọi là tỷ giá hối đoái neo, là một kiểu chế độ tỷ giá hối đoái trong đó giá trị của một đồng tiền được gắn với giá trị của một đồng tiền khác hay với một rổ các đồng tiền khác, hay với một thước đo giá trị khác, như vàng chẳng hạn. Khi giá trị tham khảo tăng hoặc giảm, thì giá trị của đồng tiền neo vào cũng tăng hoặc giảm. Đồng tiền sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định gọi là đồng tiền cố định. Tỷ giá hối đoái cố định là một lựa chọn chế độ tỷ giá ngược hoàn toàn với tỷ giá hối đoái thả nổi. Mặc dù việc thực hiện chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi sẽ hạn chế khả năng của chính phủ trong vận hành một chính sách tiền tệ nội địa độc lập nhằm duy trì ổn định kinh tế trong nước, song trong thực tế, nhiều chính phủ vẫn thích chế độ tỷ giá hối đoái cố định bởi nó tạo ra sự ổn định. Trong lịch sử, từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai đã từng tồn tại hệ thống Bretton Woods cho phép Tây Âu và Nhật Bản có được tỷ giá cố định so với dollar Mỹ cho đến tận năm 1970. Gần đây, Trung Quốc, Hong Kong và Malaysia đã rất thành công trong việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định để giữ ổn định kinh tế trong nước. Đồng Euro hiện nay cũng có thể được xem là một chế độ tỷ giá hối đoái cố định giữa các quốc gia châu Âu tham gia. Nhiều quan điểm cho rằng tỷ giá hối đoái cố định quá cứng nhắc nên che mất những thông tin cần thiết cho thị trường hoạt động đúng hướng. Đó là vì đồng tiền không còn thể hiện giá trị thị trường thực của chúng. Sự che đậy thông tin nào tạo ra tính không chắc chắn, kích thích các kẻ đầu cơ "tấn công" các đồng tiền cố định và nhiều nước sẽ mất sạch cả dự trữ ngoại hối khi cố gắng bảo vệ đồng tiền của mình chứ không chịu để nó mất giá. Thái Lan trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á là một trường hợp như vậy.  Thả nổi có điều tiết Chế độ tỷ giá thả nổi có điều tiết là một chế độ tỷ giá hối đoái nằm giữa hai chế độ thả nổi và cố định. Mặc dù thuyết nói chế độ tỷ giá hối đoái thả nổi tốt hơn, nhưng trong thực tế không có một đồng tiền nào được thả nổi hoàn toàn, vì nó quá bất ổn định. Tuy chế độ tỷ giá hối đoái cố định tạo ra sự ổn định, song việc thực hiện các biện pháp chính sách nhằm giữ cho tỷ giá hối đoái cố định tương đối khó khăn và tốn kém, và trên hết là chế độ này làm cho chính sách tiền tệ trở nên vô hiệu lực. Chính vì thế, chỉ một số ít đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá hối đoái cố định. Hầu hết các đồng tiền trên thế giới sử dụng chế độ tỷ giá thả nổi, nhưng chính phủ sẽ can thiệp để tỷ giá không hoàn toàn phản ứng theo thị trường. Từ khi nền kinh tế Việt Nam gia nhập vào nền kinh tế thị trường, kinh tế có bước phát triển mới, thị trường hối đoái ngày càng sôi động. Chính phủ cũng đã ban hành nhiều chính sách quản ngoại hối nhằm tạo điều kiện cho thị trường hối đoái phát triển đa dạng, phong phú và ổn định hơn. Sự phát triển năng động của thị trường ngoại hối Việt Nam đòi hỏi phải có một chế độ tỷ giá hối đoái phù hợp mang lại hiệu quả cao không ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường ngoại hốiViệt Nam. Hiện nay, chính phủ đang quản thị trường ngoại hối bằng chính sách tỷ giá thả nổi có điều tiết, chính sách này được áp dụng trên thị trường ngoại hối Việt Nam từ năm 1997. 3.1.3. Các tiêu chí đo lường tỷ giá hối đoái  Cán cân xuất nhập khẩu Cán cân xuất - nhập khẩu là thang đo giá trị hàng hóa xuất, nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định. Nếu giá trị hàng hóa nhập vào lớn hơn giá trị hàng hóa xuất ra thị trường nước ngoài sẽ dẫn đến tình trạng nhập siêu gây ra tình trạng thâm hụt ngân sách nhà nước. Nguyên nhân của tình trạng nhập siêu là do đồng nội tệ (VND) mất giá so với dồng ngoại tệ SVTH: Huỳnh Ngọc Tiếm Lớp: DH8NH1 Trang 10 . DH8NH1 Trang 15 Tình hình quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam CHƯƠNG 5: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 5.1. Tổng. trường ngoại hối. SVTH: Huỳnh Ngọc Tiếm Lớp: DH8NH1 Trang 17 Tình hình quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước Việt Nam Thị trường ngoại hối Việt Nam hoạt

Ngày đăng: 22/08/2013, 22:20

Hình ảnh liên quan

Hình 3.1: Mô hình nghiên cứu - Tình hình quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam

Hình 3.1.

Mô hình nghiên cứu Xem tại trang 12 của tài liệu.
Bảng 4.3: Bảng tiến độ thực hiện - Tình hình quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam

Bảng 4.3.

Bảng tiến độ thực hiện Xem tại trang 15 của tài liệu.
CHƯƠNG 5: TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM - Tình hình quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam

5.

TÌNH HÌNH QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM Xem tại trang 16 của tài liệu.
Bảng 5.2: Thống kê tỷ giá giao dịch USD/VND trên thị trường của NHTM - Tình hình quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam

Bảng 5.2.

Thống kê tỷ giá giao dịch USD/VND trên thị trường của NHTM Xem tại trang 21 của tài liệu.
Bảng 5.3: Thống kê tình hình xuất – nhập khẩu Việt Nam - Tình hình quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam

Bảng 5.3.

Thống kê tình hình xuất – nhập khẩu Việt Nam Xem tại trang 24 của tài liệu.
Bảng 5.4: Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu Việt Nam - Tình hình quản lý ngoại hối của ngân hàng nhà nước việt nam

Bảng 5.4.

Tổng kim ngạch xuất – nhập khẩu Việt Nam Xem tại trang 26 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan