Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh lớp 9

168 301 0
Xây dựng hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho học sinh lớp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LƯU THỊ LAN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 9 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM LƯU THỊ LAN XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO LẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHO HỌC SINH LỚP 9 Ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Văn - Tiếng Việt Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy Các nội dung nghiên cứu, kết quả trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố dưới bất kỳ hình thức nào Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về nghiên cứu của mình Tác giả luận văn Lưu Thị Lan i LỜI CẢM ƠN Trong quá trình học tập và nghiên cứu, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của các Thầy Cô giáo và Ban Giám hiệu Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý Thầy Cô và cô giáo PGS.TS Nguyễn Thị Thu Thủy đã hướng dẫn em hoàn thành luận văn tốt nghiệp Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh; các thầy cô trong Ban Giám hiệu và các đồng nghiệp Trường THCS Cao Đức, Trường THCS Vạn Ninh, tỉnh Bắc Ninh đã giúp đỡ nhiệt tình, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình nghiên cứu đề tài Em cũng xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, bạn bè đã tận tình giúp đỡ, động viên tác giả hoàn thành khóa học và luận văn Xin trân trọng cảm ơn! Thái Nguyên, ngày 05 tháng 11 năm 2018 Tác giả luận văn Lưu Thị Lan ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii MỤC LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ v MỞ ĐẦU 1 1 Lí do chọn đề tài 1 2 Lịch sử vấn đề 2 3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4 5 Phương pháp nghiên cứu 4 6 Giả thuyết khoa học của đề tài 5 7 Cấu trúc đề tài 5 NỘI DUNG 6 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 6 1.1 Cơ sở lí luận 6 1.1.1 Văn bản nghị luận 6 1.1.2 Các năng lực tạo lập văn bản nghị luận 9 1.1.3 Bài tập và hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9 12 1.1.4 Đặc điểm năng lực nhận thức của HS lớp 9 14 1.2 Cơ sở thực tiễn 15 1.2.1 Nội dung các bài học về văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn lớp9 15 1.2.2 Hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận trong SGK Ngữ văn lớp 9 và tài liệu tham khảo 19 1.2.3 Thực trạng dạy và học phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9 24 Tiểu kết 28 iii Chương 2 ĐỀ XUẤT XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC TẠO VĂN BẢN NGHỊ LUẬN CHO HS LỚP 9 29 2.1 Nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập 29 2.1.1 Phù hợp với mục tiêu của môn học 29 2.1.2 Đảm bảo tính hệ thống, tính đa dạng và phong phú 29 2.1.3 Phù hợp với thực tiễn dạy học ở THCS, phù hợp với đặc điểm HS THCS 29 2.1.4 Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS 30 2.2 Phân loại bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9 30 2.3 Đề xuất hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn nghị luận cho HS lớp 9 32 2.3.1 Bài tập tìm hiểu đề 32 2.3.2 Bài tập tìm ý 39 2.3.3 Bài tập lập dàn ý 56 2.3.4 Bài tập dựng đoạn 76 2.3.5 Đọc lại và sửa chữa 81 2.4 Phương hướng vận dụng hệ thống bài tập phát triển năng lực tạo lập văn bản nghị luận cho HS lớp 9 THCS 87 2.4.1 Vận dụng trong bài đọc - hiểu văn bản 87 2.4.2 Vận dụng trong các bài học lí thuyết về văn bản nghị luận 90 2.4.3 Vận dụng trong các tiết thực hành làm văn 93 2.4.4 Vận dụng trong kiểm tra đánh giá 94 2.4.5 Vận dụng trong việc hỗ trợ HS tự học ở nhà 99 Tiểu kết 104 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 105 3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 105 3.2 Đối tượng, thời gian và địa bàn thực nghiệm 105 3.3 Nội dung thực nghiệm 106 3.4 Hình thức thực nghiệm 106 3.5 Kết quả thực nghiệm 107 iv 3.5.1 Kết quả thực nghiệm thăm dò 107 3.5.2 Kết quả thực nghiệm dạy học 108 3.6 Kết luận chung về thực nghiệm 111 3.6.1 Về thực nghiệm thăm dò 111 3.6.2 Về thực nghiệm dạy học 111 Tiểu kết 112 KẾT LUẬN 113 TÀI LIỆU THAM KHẢO 114 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT STT TỪ, NGỮ VIẾT TẮT TỪ, NGỮ ĐẦY ĐỦ 1 GD-ĐT Giáo dục đào tạo 2 GV Giáo viên 3 HS Học sinh 4 NDDH Nội dung dạy học 5 NL Nghị luận 6 PTNL Phát triển năng lực 7 SBT Sách bài tập 8 SGK Sách giáo khoa 9 SGV Sách giáo viên 10 THCS Trung học cơ sở iv DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng: Bảng 2.1 Khảo sát các lỗi HS hay mắc phải trong bài làm văn nghị luận 82 Bảng 3.1 Kết quả bài tập: Tìm hiểu đề 107 Bảng 3.2 Kết quả bài tập: Tìm ý .107 Bảng 3.3 Kết quả các bài tập: Dựng đoạn 108 Bảng 3.4 Kết quả bài tập: Lập dàn ý 108 Bảng 3.5 Kết quả kiểm tra ở các lớp thực nghiệm với các lớp đối chứng .109 Bảng 3.6 Kết quả điểm bài làm văn ở các lớp thực nghiệm và các lớp đối chứng 110 Biểu đồ: Biểu đồ 3.1 So sánh kết quả kiểm tra của lớp thực nghiệm với lớp đối chứng 109 Biểu đồ 3.2 So sánh kết quả bài làm văn của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng .110 v MỞ ĐẦU 1 Lí do chọn đề tài 1.1 Thành tựu khoa học và công nghệ đổi mới rất nhanh chóng Nhà trường phổ thông không chỉ trang bị cho HS những kiến thức đã có của nhân loại mà còn bồi dưỡng, hình thành ở HS tính năng động, tư duy sáng tạo và năng lực thực tiễn Bắt kịp xu hướng phát triển của xã hội, Luật Giáo dục năm 2005 nhấn mạnh sự cần thiết phải đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực, hướng vào ph át triển năng lực cho người học, trong đó năng lực áp dụng thực hành, tư duy sáng tạo quan trọng nhất 1.2 Văn nghị luận là một loại văn trong đó người nói, người viết đứng trên một quan điểm nào đó và dựa vào sự hiểu biết nhất định của mình về xã hội, chính trị, đời sống, văn học, khoa học dùng lí lẽ và dẫn chứng, dùng ngôn ngữ trực tiếp để trình bày lập luận, phân tích, giảng giải, so sánh, phê phán nhằm giải quyết một vấn đề xã hội, đời sống, tư tưởng, văn học, làm cho người đọc người nghe hiểu, có nhận thức đúng đắn và hành động đúng đắn Văn nghị luận ngày càng có vai trò quan trọng đối với HS, khi nó chiếm phần lớn trong cấu trúc đề thi vào lớp 10 và kì thi trung học phổ thông quốc gia Hơn nữa học sinh THCS là đối tượng bước đầu tiếp xúc và dần hình thành kiến thức và những kĩ năng làm văn nghị luận nên việc xây dựng hệ thống bài tập làm văn nghị luận là cần thiết để củng cố kiến thức và phát triển năng lực làm văn nghị luận cho HS Văn nghị luận là sản phẩm của tư duy logic, giúp cho phát triển tư duy, nhận thức trừu tượng, lí tính, khoa học trước một vấn đề đặt ra trong cuộc sống Làm văn nghị luận là rèn luyện tư duy bằng ngôn ngữ, cách trình bày vấn đề, cách diễn đạt chính xác, cách dùng từ đúng chỗ, cách thuyết phục người khác Do đó làm văn nghị luận rất cần thiết cho mọi người, đặc biệt trong xã hội ngày nay càng quan trọng đối với HS để khẳng định mình, để hội nhập trở thành một công dân toàn cầu Hệ thống bài tập góp phần giúp HS củng cố hình thành các kĩ năng, năng lực làm văn nghị luận 1.3 Hiện nay chưa có một hệ thống bài tập giúp các em hình thành từng năng lực tạo lập văn bản nghị luận ở Ngữ văn 9 Hệ thống bài tập trong sách giáo khoa chưa đủ đáp ứng nhu cầu luyện tập của HS để có thể thành thạo các năng lực làm văn nghị luận Các bài tập nguồn bên ngoài chưa chú trọng việc phát triển từng năng lực, mà hầu hết tập trung làm một bài văn nghị luận hoàn chỉnh Như vậy rất khó khăn cho HS THCS bước đầu làm quen với văn nghị luận, cách tạo lập một bài văn nghị luận Hệ thống bài tập phát triển năng năng lực tạo lập văn bản nghị luận ở THCS sẽ giúp HS phát triển từng năng lực làm văn như: tìm hiểu đề, tìm ý, lập dàn ý, dựng đoạn văn nghị luận và cách viết Có hệ thống bài tập thực hành sẽ phát huy được tính tích cực chủ động của HS, phù hợp với quan điểm dạy học mới hiện nay 1 - H/s tiến hành viết MB G/v theo dõi sửa chữa * ND: Cảm xúc ban đầu trước cảnh đất trời sang thu - Cảm xúc được gợi lên từ hương vịhương ổi; Gió se; sương- chùng chình * NT: Nhân hoá; từ ngữ gợi tả *Dàn bài chung: + MB: Giới thiệu bài thơ và khổ thơ đầu + TB: Phân tích những cảm nhận về mùa thu thông qua biện pháp nghệ thuật Nhận xét đánh giá thành công của tác giả + KB: Nêu giá trị của khổ thơ IV CỦNG CỐ - HD HS HỌC Ở NHÀ *Củng cố: Dàn bài bài nghị luận về đoạn thơ, bài thơ là gì? *HD: Học bài Chuẩn bị bài Mây và sóng Phụ lục 4: GIÁO ÁN THỰC NGHIỆM Giáo án 1: Tiết 114 - Bài 22: CÁCH LÀM BÀI VĂN NGHỊ LUẬN VỀ MỘT VẤN ĐỀ TƯ TƯỞNG, ĐẠO LÍ A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1/ Kiến thức - Giúp học sinh rèn kĩ năng tìm hiểu đề,viết bài đọc, sửa, xây dựng dàn ý, chuẩn bị kĩ năng làm văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí 2/ Kĩ năng: Rèn kĩ năng làm bài văn nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lý 3/ Thái độ:Có ý thức trong các bài viết Tập Làm Văn B/ Trọng tâm: Cách làm C/ Chuẩn bị: GV: Soạn GA+ TLTK + Phương pháp vấn đáp, dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, người học biết tự đánh giá mình và đánh giá người khác HS: Đọc SGK+ Chuẩn bị bài D/ Hoạt động dạy - học: 1/ Kiểm tra bài cũ (6p): + Thế nào là nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí? + Về nội dung, hình thức bài văn phải đạt những yêu cầu gì? 2/ Giới thiệu bài (1p): 3/ Bài mới (34p): Hoạt động của GV- HS Tg Nội dung 9p I/ Đề bài nghị luận về một vấn đề tư tưởng, đạo lí: 1/ Đọc các đề văn: SGK HS đọc các đề văn SGK 2/ Nhận xét: Gv sử dụng phương pháp vấn đáp * Giống nhau: ? Các đề bài trên có điểm gì giống - Các đề đều nghị luận về vấn đề thuộc nhau và khác nhau? lĩnh vực tư tưởng, đạo lí * Khác nhau: ? Chỉ ra những chỗ khác nhau giữa - Đề 1, đề 3, đề 10: Là những đề có các đề văn trên? mệnh lệnh: Suy nghĩ, bàn luận về 1 vấn đề tư tưởng, đạo lý - Đề còn lại: Là các đề mở, không có mệnh lệnh: Đề chỉ nêu một tư tưởng, đạo lý đã ngầm ý đòi hỏi ở người viết lấy tư tưởng, đạo lý đó là nhan đề để viết bài nghị luận Hoạt động của GV- HS ? Dựa vào một số đề đã phân tích, em hãy ra một số đề văn tương tự? Tg Nội dung 25p II/ Cách làm bài văn nghị luận về một Gv sử dụng phương pháp dạy học vấn đề tư tưởng, đạo lí: theo chuẩn kiến thức kĩ năng, người 1/ Đề bài: Suy nghĩ về đạo lý “Uống học biết tự đánh giá mình và đánh nước nhớ nguồn” giá người khác 2/ Các bước làm bài * Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý HS đọc đề bài SGK a/ Tìm hiểu đề: - Thể loại: Nghị luận ? Đề bài thuộc thể loại gì? - Nội dung: Suy nghĩ về đạo lý “uống ? ND của đề bài đề cập đến đạo lý nước nhớ nguồn” gì? - Yêu cầu: Trình bày suy nghĩ về đạo lý ? Xác định yêu cầu của đề bài? đó b/ Tìm ý: - Giải thích câu tục ngữ(nghĩa đen, nghĩa bóng) GV HD HS tìm ý + Nghĩa đen: ?Em hiểu nghĩa đen của câu tục ngữ như thế nào? ?Nghĩa bóng của câu tục ngữ? ? Em hiểu nước có nghĩa là gì? ?Nguồn có nghĩa là gì? Nguồn hiểu theo nghĩa rộng có nghĩa là gì? ? Nhớ nguồn là gì? ? Từ đó rút ra đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là gì? + Nghĩa bóng: - Nước: Là mọi thành quả mà con người được hưởng thụ từ các giá trị đời sống vật chất đến giá trị về tinh thần - Nguồn: Là người làm ra thành quả, là lịch sử, là truyền thống sáng tạo, bảo vệ thành quả Hiểu theo nghĩa rộng nguồn là tổ tiên, là dân tộc, là gia đình… - Nhớ nguồn: Là lương tâm, là trách nhiệm đối với nguồn, là sự biết ơn, gìn giữ nối tiếp sáng tạo, là không vong ơn bội nghĩa, là học nguồn để sáng tạo - Đạo lý “uống nước nhớ nguồn” là đạo lý mà con người hưởng thụ thành quả phải nhớ đến người làm ra thành quả - Đạo lý đó là sức mạnh tinh thần gìn giữ các giá trị vật chất, tinh thần của dân tộc, là một nguyên tắc làm người của Hoạt động của GV- HS ? Đạo lý đó có giá trị tinh thần như thế nào? Hs đọc phần lập dàn ý SGK ?Bố cục bài văn nghị luận về vấn đề tư tưởng đạo lý gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? Gọi Hs đọc SGK Gv cho học sinh luyện tập viết bài theo từng phần: mở bài, một phần thần bài hoặc kết bài ? Vậy để làm tốt bài văn cần phải chú ý điều gì? Tg Nội dung dân tộc Việt Nam * Bước 2: Lập dàn ý: SGK a/ Mở bài: Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lý cần bàn luận b/ Thân bài: + Giải thích, chứng minh nội dung vấn đề tư tưởng cần bàn luận: + Nhận định, đánh giá vấn đề tư tưởng, đạo lý đó trong bối cảnh của cuộc sống riêng, chung c/ Kết luận: Tổng kết nêu nhận thức mới, tỏ ý khuyên bảo, hoặc tỏ ý hành động * Bước 3: Viết bài * Bước 4: Đọc lại bài và sửa chữa - Cần vận dụng các phép lập luận như: Phân tích, giải thích, chứng minh, tổng hợp… - Chọn các góc độ riêng để giải thích, đánh giá 3/ Kết luận: Ghi nhớ SGK Hs đọc ghi nhớ SGK Gv chốt kiến thức 4/ Củng cố - Luyện tập(3p): GV hệ thống bài giảng 5/ Hướng dẫn tự học ở nhà(1p): Học bài + Làm bài tập+ Chuẩn bị tiếp bài Bài tập về nhà: Em hãy tìm ý cho đề bài sau: “Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ” em có suy nghĩ như thế nào về ý kiến đó Gợi ý: * Ý 1: Giải thích tư tưởng, đạo lí cần bàn luận + Ý kiến trên đề cập đến ba yếu tố góp phần làm hỏng một con người “Hỏng” ở đây không chỉ là hư hạu về thể xác mà còn làm tổn hại đến tâm hồn, đạo đức con người + Thứ làm hỏng con người đầu tiên là rượu Rượu gây nhiều tác hại cho con người về nhiều mặt, cả thể xác lẫn tinh thần Nếu rượu gây hại nhiều hơn ở phương diện thể chất thì tính kiêu ngạo và sự giận dữ phá hủy mạnh mẽ nhân tính con người Những tổn hại do chúng gây ra thật nghiêm trọng không kém rượu Tính kiêu ngạo và sự giận dữ nếu tồn tại trong một con người nó sẽ là kẻ thù nguy hiểm của cuộc sống yên bình, hạnh phúc, thậm chí còn gây những bi kịch thương tâm * Ý 2: Phân tích, bình luận - Ý kiến trên hoàn toàn đúng đắn, không phải ngẫu nhiên mà con người ta nói đến ba yếu tố làm hỏng một con người là rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ Rượ, tính kiêu ngạo và sự giận dữ cùng tồn tại trong một con người có thể hủy hoại hoàn toàn con người và gây tai họa cho người xung quanh Chúng làm cho con người tê liệt, kiệt quệ về thể xác sau đó phá hủy trì tuệ, sự sáng suốt vốn có của con người, làm cho cuộc sống và các mối quan hệ của con người xấu đi - Có những thứ khác cũng làm hỏng con người như cờ bạc, ma túy, mại dâm Nếu con người không có nhận thức đúng đắn thì dù chỉ một trong số các thứ đó cũng gây hại cho con người Vậy nên tất cả các thói xấu ấy đều bị lên án * Ý 3: Kinh nghiệm rút ra và bài học nhận thức - Mỗi con người phải có nhận thức đầy đủ và hãy nói không với rượu, với tính kiêu ngạo, sự tức giận và những thói xấu trong cuộc sống Bản thân mỗi người phải có bản lĩnh vững vàng - Hãy cùng cộng đồng xã hội có trách nhiệm tuyên truyền, giáo dục bằng mọi hình thức để loại trừ, tiêu diệt tận gốc những thứ làm “hỏng” con người nhằm góp phần đem lại cuộc sống tốt đẹp, văn minh Giáo án 2: Ngày dạy: Tiết 125 - Bài 24: CÁCH LÀM BÀI NGHỊ LUẬN VỀ MỘT BÀI THƠ, ĐOẠN THƠ A/ Mục tiêu cần đạt: Giúp HS: 1 Kiến thức: - Cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ 2 Kĩ năng: - Có kĩ năng vận dụng các thao tác phân tích, bình luận, chứng minh, so sánh… để làm bài văn nghị luận văn học 3 Thái độ: - Ý thức vận dụng vào viết bài số 3 và Đọc - hiểu các tác phẩm thơ trong Ngữ văn 12 B/ Trọng tâm: Cách làm C/ Chuẩn bị: GV: Soạn GA + Máy chiếu + Phương pháp nêu vấn đề, dạy học theo chuẩn kiến thức kĩ năng, người học biết tự đánh giá mình và đánh giá người khác HS: Đọc SGK + Chuẩn bị bài D/ Hoạt động dạy - hoc: 1/ Kiểm tra bài cũ (6p): - Thế nào là nghị luận về bài thơ, đoạn thơ? - Về nội dung, hình thức bài văn cần đạt những yêu cầu gì? 2/ Giới thiệu bài (1p): 3/ Bài mới (35p): Hoạt động của GV- HS Tg Nội dung 25p A/ Bài học: 5p I/ Đề bài nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: 1/ Đọc các đề văn: SGK Gv trình chiếu ví dụ HS đọc 2/ Nhận xét: ? Các đề bài trên có cấu tạo như thế - Có đề có mệnh lệnh, có đề không có nào? mệnh lệnh * Yêu cầu: Phân tích, cảm nghĩ, cảm ?Yêu cầu của đề thể hiện ở những từ nhận… (đề bài đã định hướng cho người ngữ nào? viết) + Đề bài không có mệnh lệnh, yêu cầu người viết phải tự xác định khi viết bài(đề 4, đề 7) Gv chép đề bài lên bảng Hs đọc đề bài ? Đề bài thuộc thể loại gì? ? ND của đề bài đề cập đến đạo lý gì? ? Xác định yêu cầu của đề bài? GV HD HS tìm ý ?Tình cảm nào là nổi bật nhất trong bài thơ? ?Tình yêu quê hương được gửi gắm qua việc miêu tả cảnh đoàn thuyền ra khơi đánh cá, cảnh lao động trên biển, cảnh trở về… như thế nào? ? Đặc biệt tình yêu quê hương của nhà thơ được thể hiện sâu đậm như thế nào khi tác giả nhớ về những gì là đặc trưng nhất của quê hương? Hs đọc phần lập dàn ý SGK ? Bố cục bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ gồm mấy phần? Nhiệm vụ của từng phần? 20p II/ Cách làm bài văn nghị luận về một đoạn thơ, bài thơ: 1/ Đề bài: Phân tích tình yêu quê hương trong bài thơ “Quê hương” của Tế Hanh? 2/ Các bước làm bài * Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý a/ Tìm hiểu đề: - Thể loại: Nghị luận về một bài thơ - Nội dung: Biểu hiện của tình yêu quê hương trong bài thơ - Yêu cầu: Phân tích b/ Tìm ý: - Khái quát chung về tình yêu quê hương tha thiết, trong sáng, lãng mạn… của bài thơ - Quê hương trong cảnh đoàn thuyền ra khơi: Sự trẻ trung, giàu sức sống, khí thế lao động,… - Cảnh lao động trên biển: Hăng say, khí thế lao động khẩn trương… - Cảnh trở về: Sự đông vui tấp nập,no đủ, bình yên… - Nỗi nhớ của nhà thơ về những cái đặc trưng của quê hương: Vẻ đẹp con người, sức mạnh của con người, mùi đặc trưng của quê hương… * Bước 2: Lập dàn bài a/ Mở bài: Giới thiệu bài thơ, đoạn thơ và bước đầu nêu nhận xét, đánh giá, cảm nhận của mình b/ Thân bài: + Lần lượt trình bày những suy nghĩ đánh giá về nội dung và nghệ thuật của bài thơ, đoạn thơ c/ Kết luận: Khái quát giá trị, ý nghĩa của bài thơ, đoạn thơ * Bước 3: Viết bài 10p * Bước 4: Đọc lại bài và sửa chữa Bài 1: Gọi Hs đọc SGK Gv cho học sinh luyện tập viết bài theo từng phần: mở bài, một phần thần bài hoặc kết bài Hs đọc văn bản: Quê hương trong tình thương, nỗi nhớ Hs đọc đề bài Gv hướng dẫn HS làm Bài 2: Bài tập mở rộng Em hãy lập dàn ý cho đề văn sau: “Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung Bốn bề bát ngát xa trông, Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia Bẽ bàng mây sớm đèn khuya, Nửa tình, nửa cảnh như chia tấm lòng Tưởng người dưới nguyệt chén đồng Tin sương luống những rày trông mai chờ Bên trời góc bể bơ vơ, Tấm son gột rửa bao giờ cho phai Xót người tựa cửa hôm mai, Quạt nồng ấp lạnh những ai đó giờ? Sân Lai cách mấy nắng mưa Có khi gốc tử đã vừa người ôm”… (Trích Kiều ở lầu Ngưng Bích Truyện Kiều Nguyễn Du) Phân tích đoạn thơ trên để thấy được tình cảm thiết tha, sâu 3/ Kế t luậ n: Gh i nh ớ SG K B / L u y ệ n t ậ p : B à i 1 : * T ì m ý : - Nội dung, cảm xúc khổ thơ: Cảm nhận về sự giao mùa từ hạ sang thu + H ư ơ n g v ị : => Hình ảnh, ngôn từ đặc sắc, cảm nhận tinh tế, hình ảnh giàu sức biểu cảm h ư ơ n g B à i ổ i + K h ô n g g i a n : G i ó s e l ạ n h + Hình ảnh: sương chùng chình qua ngõ 2 : G ợ i ý đ á p á n : a M ở b à i : - Giới thiệu về tác giả, tác phẩm, đoạn t r í c h - Nắm bắt, khái quát được vấn đề nghị luận: Đoạn thơ giúp chúng ta thấy được tình cảm thiết tha, sâu nặng của nàng Kiều với người thân Từ hình ảnh nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ, em suy nghĩ đúng đắn hơn về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam b T h â n b à i : - Nêu được vị trí của đoạn trích: là một đoạn thơ điển hình trong Truyện Kiều, diễn tả cuộc sống của Thúy Kiều trong thời gian bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích - Đây là một đoạn thơ điển hình trong nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân vật của Nguyễn Du, diễn tả nhiều cung bậc tình cảm khác nhau của Kiều Đó là nỗi cô đơn, buồn tủi, là tấm lòng thủy chung, nặng của nàng Kiều với người thân Từ hình ảnh nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ, em có suy nghĩ gì về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam hiếu thảo của Kiều dành cho Kim Trọng và cha mẹ Chiều sâu tâm trạng của Kiều bộc lộ qua những lời thơ Nguyễn Du như chính tiếng lòng của nàng - Khái quát không gian sống của Kiều Đó là một không gian hoang vắng, bao la và xa lạ Thiên nhiên rộng lớn càng tô đậm sự cô đơn lạnh lẽo của Kiều Ngoài “tấm trăng” mà Kiều coi như là người tri kỉ, còn lại “vẻ non xa” và “cát vàng cồn nọ, bụi hồng dặm kia” chỉ làm cho nàng càng cảm thấy trơ trọi, cô đơn và khao khát hơi ấm người thân, gia đình hơn - Tô đậm chiều sâu tình cảm của nhân vật Trong cảnh “bẽ bàng” thương tâm của số phận, Kiều cảm nhận được từ trong nội tâm của mình ngọn lửa tình yêu sưởi ấm cảnh cô đơn Và nàng “chia tấm lòng” mình, hướng lòng mình về người thân, hình dung những người thân yêu đang đêm ngày mong ngóng: - Là nỗi lo lắng người yêu “tin sương luống những rày trông mai chờ” Kiều hình dung cảnh người yêu nóng lòng chờ tin mình, tấm lòng son của nàng giành cho Kim Trọng không thể nguôi ngoai, phai nhạt, có lẽ chỉ có trời xanh và nàng hiểu thấu + Là niềm xót xa vì cha mẹ “tựa của hôm mai” mong đợi Kiều đau lòng nghĩ đến cảnh cha mẹ già nua thiếu người chăm sóc, xót xa vì không được làm vui lòng mẹ cha - Trong hoàn cảnh cô đơn, lẻ loi Kiều không nghĩ cho riêng mình mà chỉ thương cho người khác Điều đó thể hiện đức hy sinh và tấm lòng vị tha, nhân hậu của nàng - Về nghệ thuật, Nguyễn Du đã sử dụng bút pháp tương phản, đối lập: không gian bao la rợn ngợp - sự lẻ loi, đơn độc của nhân vật Tác giả dùng từ ngữ ước lệ, sử dụng điển tích (tin sương, dưới nguyệt chén đồng, sân Lai ) làm tăng vẻ trang trọng gợi tâm đức ven toàn của người tình, người con; cách đặc tả tâm trạng độc đáo (tấm trăng, bẽ bàng ) Ông còn thể hiện một tài năng bậc thầy trong việc diễn tả tâm trạng Kiều bằng các hình thức tả cảnh ngụ tình (tập trung ở đoạn sau khi tả nỗi buồn của Thúy Kiều) - Từ hình ảnh nhân vật Thúy Kiều trong đoạn thơ, chúng ta có suy nghĩ sâu sắc hơn về vẻ đẹp tâm hồn của người phụ nữ Việt Nam: + Trong xã hội phong kiến hà khắc, những người phụ nữ vẫn sáng lên vẻ đẹp của lòng thủy chung, hiếu thảo: “Mà em vẫn giữ tấm lòng son” + Những năm đất nước có chiến tranh, họ luôn đảm đang việc nhà, việc nước, sống nhân hậu, thủy chung (dẫn chứng thơ văn, câu nói của Bác Hồ…) + Ở thời kì xây dựng đất nước, những người phụ nữ không ngừng học tập, sáng tạo, cống hiến trên mọi lĩnh vực, giữ gìn nét đẹp, bản sắc văn hóa Việt Nam + Chúng ta có quyền tự hào về vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam, không ngừng học tập, rèn luyện trở thành người công dân tốt… c Kết bài: - Đánh giá chung giá trị đoạn trích, khẳng định tình cảm cao quý, vị tha rất đáng trân trọng của Kiều cùng tấm lòng đồng cảm, chia sẻ của thi hào Nguyễn Du 4/ Củng cố - Luyện tập(2p ): + GV hệ thống bài giảng 5/ Hướng dẫn tự học ở nhà(1p): HS về nhà học bài + Làm bài tập Soạn bài “Mây và sóng” ... trạng hệ thống tập phát triển lực tạo lập văn nghị luận cho HS lớp BẢNG HỆ THỐNG BÀI TẬP PTNL TẠO LẬP VĂN BẢN NGHỊ LUẬN TRONG CHƯƠNG TRÌNH SGK NGỮ VĂN STT BÀI HỌC NỘI DUNG BÀI TẬP GHI CHÚ Nghị luận. .. tập phát triển lực tạo lập văn nghị luận cho HS lớp Yêu cầu hệ thống tập phát triển lực tạo lập văn nghị luận cho HS lớp THCS đảm bảo nguyên tắc chung việc xây dựng hệ thống tập dạy học Ngữ văn. .. dung học văn nghị luận SGK Ngữ văn lớp9 15 1.2.2 Hệ thống tập phát triển lực tạo lập văn nghị luận SGK Ngữ văn lớp tài liệu tham khảo 19 1.2.3 Thực trạng dạy học phát triển lực tạo lập văn

Ngày đăng: 08/03/2019, 10:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan