MỘT số BIỆN PHÁP CHỐNG xói mòn TRÊN đất dốc

5 2.5K 12
MỘT số BIỆN PHÁP CHỐNG xói mòn TRÊN đất dốc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Phước theo thống kê còn là khoảng 680.000 ha. Với địa hình tỉnh chủ yếu là đất đồi dốc, hàng năm với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 đã cuốn trôi rất nhiều lớp đất mặt mầu mỡ. Vì vậy trong quá trình canh tác bà con nên chú ý để bảo vệ được nguồn tài nguyên đất quý giá. Có nhiều hệ thống canh tác chống xói mòn và bảo vệ đất mà bà con có thể thực hiện lồng ghép trong quá trình phát hoang, làm đất cũng như chăm sóc, thu hoạch: Canh tác theo đường đồng mức: Canh tác theo đường đồng mức là nguyên tắc xuyên suốt mọi hoạt động sử dụng đất dốc, cần tuân thủ từ khai hoang, cày bừa đến trồng trọt, chăm sóc.

MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG XÓI MÒN TRÊN ĐẤT DỐC Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Phước theo thống kê còn là khoảng 680.000 ha. Với địa hình tỉnh chủ yếu là đất đồi dốc, hàng năm với mùa mưa kéo dài từ tháng 5 đến tháng 11 đã cuốn trôi rất nhiều lớp đất mặt mầu mỡ. Vì vậy trong quá trình canh tác bà con nên chú ý để bảo vệ được nguồn tài nguyên đất quý giá. Có nhiều hệ thống canh tác chống xói mòn và bảo vệ đất mà bà con có thể thực hiện lồng ghép trong quá trình phát hoang, làm đất cũng như chăm sóc, thu hoạch: Canh tác theo đường đồng mức: Canh tác theo đường đồng mức là nguyên tắc xuyên suốt mọi hoạt động sử dụng đất dốc, cần tuân thủ từ khai hoang, cày bừa đến trồng trọt, chăm sóc. Tuy nhiên trong thực tế đôi lúc nguyên tắc này không thực hiện được do những nguyên nhân khách quan khác, vì thế trong những trường hợp này cần phải sử dụng các biện pháp công trình. Trồng trong rãnh: Một số cây như chè, mía, dứa… được trồng mới theo rãnh là biện pháp chống xói mòn rất hiệu quả. Trồng trong hố: Biện pháp này cần được vận dụng triệt để khi trồng mới cây lâu năm như: Cà phê, cao su, điều, cam, vải, nhãn… Với mật độ từ 200 – 1000 hố/1ha đã tạo ra những hố giữ đất, giữ ẩm, chống xói mòn rất có hiệu quả. Nếu kết hợp với việc đưa đất trong hố lên để đắp bờ thì hiệu quả bảo vệ đất chống xói mòn sẽ tăng lên đáng kể. Tạo bồn: Một số cây lâu năm mật độ thưa (điều, cây ăn quả…) cần được tạo bồn. Bồn là bờ nhỏ dạng vành khăn bao quanh gốc ứng với mép tán cây, được tạo ra khi chăm sóc, làm cỏ, bón phân. Chất lượng đất trong phạm vi bồn cao hơn hẳn đất ngoài bồn. Phủ đất: Tác nhân quan trọng gây xói mòn là năng lượng xâm kích hạt mưa chứ không phải chỉ là động năng dòng chảy. Hơn hẳn các biện pháp công trình hay mương bờ, việc phủ đất bằng cây xanh hay phụ phẩm sau thu hoạch (rơm, dạ, cỏ…) có tác dụng ngăn chặn cả giọt mưa trực tiếp và dòng chảy phát sinh trên mặt đất, làm giảm đáng kể xói mòn và tăng độ ẩm đất. Năm 2009, Trung tâm Khuyến nông – Khuyến ngư tỉnh đang trồng thử nghiệm cây lạc dại trong vườn điều. Mô hình này, vừa có tác dụng phủ đất trong vườn cây, vừa có tác dụng tăng cường lượng phân đạm trong đất do cây lạc cố định được để giảm lượng phân bón. Dự kiến kết quả mô hình không chỉ đem lại hiệu quả tích cực cho môi trường đất mà còn đem lại hiệu quả về mặt kinh tế. Nếu thử nghiệm thành công, mô hình sẽ được nhân rộng trong những năm tiếp theo. Ngoài ra, giữa hai hàng cao su hiện nay, người dân đã biết trồng cỏ Kuzu, đây vừa là loại cây phân xanh, vừa có tác dụng chống xói mòn cho đất. Tủ gốc: Dùng các loại rơm rạ, cây phân xanh, rác đã ủ mục,… tủ xung quanh gốc. Đất quanh gốc là phạm vi hoạt động quan trọng của hệ rễ. Tủ gốc là biện pháp chống xâm kích trực tiếp của hạt mưa và dòng chảy từ tán cây, giữ cho nhiệt độ, ẩm độ ổn định. Khi vật liệu hạn chế thì cần ưu tiên phủ đất quanh gốc. Vật liệu hữu cơ tủ gốc đem lại lượng dinh dưỡng bổ sung cho cây và giữ gìn phân khoáng bón vào gốc. Xới xáo, làm cỏ: Biện pháp này nếu làm theo đường đồng mức sẽ có tác dụng giữ đất, tránh tạo ra rãnh khơi đầu cho dòng chảy phát sinh. Công việc này cần tránh làm vào thời kỳ mưa to, nếu không sẽ làm xói mòn trầm trọng thêm. Sắp xếp cơ cấu cây trồng: Xét về mặt bảo vệ đất thì nguyên tắc chung là bố trí sao cho vụ mưa cây trồng hiện diện liên tục trên mặt đất thông qua trồng xen, trồng gối… phối hợp với cây dài ngày và ngắn ngày. Lịch gieo trồng, thu hoạch: Liên quan trực tiếp của hai công đoạn này đến xói mòn là việc cày vỡ và thu hoạch cây có củ. Gieo trồng đương nhiên phải làm vào vụ mưa, còn làm đất (nhất là cày vỡ) thì cần phải tiến hành sớm ngay đầu vụ khi chưa có mưa lớn. Các trận mưa dông đầu mùa có sức xâm kích rất lớn nên cày lật đất lúc đó sẽ rất tai hại. Nên tránh đào bới đất thu hoạch củ vào thời kỳ có lượng mưa nhiều. Biện pháp sinh học: Biện pháp sinh học có thể và cần phải áp dụng trên tất cả các loại độ dốc. Khi khai hoang phải chừa lại chỏm rừng trên đỉnh đồi. Đối với đồi trọc phải trồng rừng trên đỉnh. Diện tích sản xuất cần được chia ra thành các khoảnh bằng các đai cây rừng chính và các khoảnh nhỏ hơn bằng các đai phụ, các đai rừng này ngoài tác dụng bảo vệ đất chống xói mòn còn có tác dụng che chắn gió. Hiện nay, nhiều lô cao su quốc doanh đã được bảo vệ bởi vành đai các cây chắn gió xung quanh như một số cây lấy gỗ lâu năm như xà cừ, . Theo kinh nghiệm thì khoảng cách giữa các đai cây chắn gió lớn gấp 15 – 20 lần chiều cao cây làm đai là thích hợp. Trong nội bộ mỗi khu đất cây trồng được trồng theo đường đồng mức, các băng cây chắn (cây phân xanh, thức ăn gia súc hoặc cây trồng ngăn được xói mòn) cũng cần phải được thiết lập. . MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỐNG XÓI MÒN TRÊN ĐẤT DỐC Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của tỉnh Bình Phước theo. phải sử dụng các biện pháp công trình. Trồng trong rãnh: Một số cây như chè, mía, dứa… được trồng mới theo rãnh là biện pháp chống xói mòn rất hiệu quả.

Ngày đăng: 21/08/2013, 13:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan