Quy trình nuôi tôm sú bằng vi sinh

5 1.5K 4
Quy trình nuôi tôm sú bằng vi sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Hiện nay vấn đề nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp (CN-BCN) đối với tỉnh Bạc Liêu nói riêng và với tất cả những vùng nuôi tôm CN-BCN trên cả nước nói chung đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Bà con nuôi tôm vừa phải đối đầu với sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tràn lan, chất lượng tôm giống, vừa phải lo lắng trước sự biến động quá cao của giá cả đầu vào như: thuốc, thức ăn, dầu…

Quy trình nuôi tôm bằng vi sinh Nguồn: vietlinh.com.vn NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP - BÁN CÔNG NGHIỆP THEO QUY TRÌNH SINH HỌC Hiện nay vấn đề nuôi tôm công nghiệp và bán công nghiệp (CN-BCN) đối với tỉnh Bạc Liêu nói riêng và với tất cả những vùng nuôi tôm CN-BCN trên cả nước nói chung đã và đang gặp rất nhiều khó khăn, thử thách. Bà con nuôi tôm vừa phải đối đầu với sự ô nhiễm môi trường, dịch bệnh tràn lan, chất lượng tôm giống, vừa phải lo lắng trước sự biến động quá cao của giá cả đầu vào như: thuốc, thức ăn, dầu… Bên cạnh đó giá bán sản phẩm tôm của bà con lại ngày càng mất giá do ảnh hưởng của sự khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước những khó khăn trên thì bà con nuôi tôm phải áp dụng cho mình một biện pháp nuôi mới để giảm được chi phí đầu tư cho một vụ nuôi tôm nhằm tăng lợi nhuận. Bằng những kinh nghiệm thực tế qua việc quản lý rất nhiều vùng nuôi tôm trong tỉnh tôi sẽ trao đổi với bà con quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học ở mật độ thưa nhằm để cho bà con hạn chế được vốn đầu tư, dễ dàng trong khâu quản lý, rủi ro thấp nhưng lợi nhuận lại cao. Mô hình nuôi vi sinh với mật độ thưa là cơ sở để xuất bán được tôm sạch, kích cỡ lớn nên đủ điều kiện cạnh tranh trong xu thế ngày nay đa số các nước nuôi tôm CN-BCN đều thiên về thẻ chân trắng. I- CHUẨN BỊ AO NUÔI - Vét nạo bùn ra ngoài, phơi ao 7 – 15 ngày, sau đó lấy nước vào ngâm 1 – 2 ngày rồi tháo cạn lặp lại 2 – 3 lần - Tiến hành kiểm tra pH đất để bón vôi cho phù hợp. Thường vôi được sử dụng là CaO, CaCO3 với liều lượng 100 – 150kg/1.000m2. - Phơi ao đến nứt nẽ chân chim để loại bỏ mầm bệnh còn tồn tại trong ao qua các vụ nuôi trước. - Phải diệt giáp xác tận gốc bằng cách trộn thuốc diệt cua, còng với cơm nguội bỏ vô từng hang của chúng (hạn chế pha nước tạt hiệu quả sẽ không cao), rào lưới quanh ao cao 0.5m để ngăn giáp xác từ bên ngoài vào ao nuôi. - Nếu có được diện tích đất sản xuất nhiều thì nên có 3 ao lắng. Ta cấp nước vào hệ thống ao lắng liên hoàn (ao lắng phù sa đến ao lắng có nuôi cá dữ như: cá chẽm, cá heo…để diệt giáp xác rồi mới đến ao lắng chính, sau đó mới cấp nước qua túi lọc vào ao nuôi. Lưu ý nước qua mỗi ao lắng đều phải được lấy qua túi lọc. Tuy nhiên nếu diện tích đất ít ta vẫn có thể sử dụng một ao lắng. - Cấp nước vào ao nuôi sau 4-7 ngày thì dùng Iodine diệt khuẩn với liều lượng 1lít/1.500m3 - 2 ngày sau dùng EDTA để phân giải với liều lượng 2-3kg/1.000m3. - Dùng vôi (CaCO3 và Dolomite) để điều chỉnh độ kiềm, pH nước, dùng phân DAP hoặc N:P:K (1-3 kg/1.000m2) và cám mịn ngâm chua kết hợp với dùng vi sinh cấy xuống ao để gây màu nước. - Sau 7 ngày lấy mẫu nước đi xét nghiệm khuẩn Vibrio, khuẩn phát sáng. Khi kết quả xét nghiệm nước tốt thì tiến hành chọn giống thả nuôi. II- CHỌN GIỐNG - Tôm giống phải đạt cỡ (1,3-1,5 cm), sau khi chọn lọc bằng cảm quan, sốc các yếu tố môi trường đạt rồi thì tiếp tục mang mẫu tôm đi xét nghiệm các bệnh đốm trắng, đầu vàng và MBV bằng phương pháp PCR hoặc mô học (nên chọn tôm được đẻ ở lần 1 hoặc lần 2). - Mật độ thả 10 con/m2. - Tôm giống phải được thuần nhiệt độ, độ mặn và pH phù hợp với nước của ao nuôi. - Thả tôm trên gió, nhiệt độ nước thích hợp nhất để thả tôm là 26-28 oC. III- CHĂM SÓC VÀ QUẢN LÝ 1.Quản lý các yếu tố môi trường: - Quản lý oxy: trong vấn đề nuôi tôm CN-BCN thì oxy là một trong những yếu tố vô cùng quan trọng vậy phải tăng cường quạt đúng vào những thời gian quy định để đảm bảo oxy hòa tan trong nước luôn >4ppm. Nếu có điều kiện thì nên kết hợp quạt với máy cải tiến superchar để thổi khí oxy. - Quản lý pH: pH thuận lợi nằm trong khoảng 7,5-8,5. Nếu pH biến động thì điều chỉnh bằng cách dùng vôi để điều chỉnh độ kiềm trong khoảng 70-120ppm và độ trong khoảng 25-40cm. - Cần lưu ý khi tảo tàn đột ngột, nhiệt độ tăng cao, tôm lột xác đồng loạt thì nên tăng cường chạy quạt, giảm thức ăn và dùng vôi để ổn định môi trường nước. Có thể quản lý tảo tốt nhất bằng cách dùng vôi kết hợp với vi sinh (liều lượng và thời điểm xử lý tùy vào độ trong và pH của nước ao mà xác định cụ thể). - Lấy nước kiểm tra môi trường: phải lấy nước ở tầng đáy để kiểm tra. - Quản lý nhiệt độ: trong ngày quá nóng hay quá lạnh đều ảnh hưởng đến khả năng bắt mồi của tôm vậy phải tăng cường chạy quạt để tránh phân tầng nhiệt độ kết hợp với giảm thức ăn. Có thể dùng nhiệt kế thủy ngân để đo nhiệt độ nước ở tầng đáy bằng cách cột dây vào và đưa xuống đáy ao. - Quản lý độ kiềm: độ kiềm của ao nuôi được điều chỉnh bằng CaCO3 và Dolomite bằng cách đánh trực tiếp xuống ao 7-10 ngày/lần, dùng liều 25kg/1.000m3. Lưu ý khi mưa kéo dài có thể thay đổi thời gian và liều lượng đánh xuống ao nuôi.(Cần kiểm tra chất lượng vôi trước khi dùng trong ao nuôi). 2.Quản lý vi sinh vật trong ao: - Định kỳ nên mang mẫu nước đi xét nghiệm tảo và vi khuẩn trong ao để làm cơ sở cho việc sử dụng vi sinh. Nhờ xét nghiệm mẫu nước ta còn có thể biết được vi sinh đang sử dụng có hiệu quả hay không hiện nay trên thị trường có rất nhiều sản phẩm vi sinh giả. - Trong 2 tháng đầu nên cấy vi sinh khoảng 10-15 ngày/lần. Cách sử dụng vi sinh hiệu quả là phải biết nhìn màu nước để biết cách xử dụng liều lượng và có thể rút ngắn thời gian xử lý để có hiệu quả nhất. 3. Quản lý thức ăn – Các vitamin và khoáng chất: - Thức ăn tôm phải được mua của các công ty có uy tín. Không nhận các bao thức ăn bị rách, độ ẩm cao, bị mốc, đặc biệt cách đơn giản để nhận biết thức ăn kém chất lượng là bao thức ăn đó có bụi nhiều và ít mùi thức ăn đặc trưng. - Trong vấn đề nuôi tôm khâu cho ăn là khâu quan trọng nhất bởi nó ảnh hưởng đến rất nhiều yếu tố: môi trường, chi phí đầu tư và cả thành công hay thất bại của vụ nuôi chúng ta đã biết khi thức ăn dư thì môi trường đáy ao sẽ bị ô nhiễm, điều đó kéo theo sự phát triển quá ngưỡng cho phép của vi sinh vật đáy, kéo theo sự bùng phát của tảo và cho đến giai đoạn khi tảo tàn thì môi trường sẽ biến động mạnh gây sốc cho tôm nên rất dễ phát bệnh cho tôm trong ao nuôi. Chính vậy chúng ta phải cho tôm ăn theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhưng phải điều chỉnh tăng hoặc giảm theo chu kỳ lột vỏ, theo môi trường nước và đặc biệt là theo sức khỏe tôm. Phải điều chỉnh thời gian thăm nhá và lượng thức ăn bỏ vào nhá hợp lý theo từng thời điểm môi trường và theo trọng lượng thân. - Những năm đầu khi mới nuôi tôm CN-BCN thì tôm nuôi chỉ cần cho ăn thức ăn công nghiệp bình thường, nuôi ở mật độ cao (khoảng 30 con/m2) mà không cần có bất kỳ sự phối trộn nào vậy mà chỉ sau khoảng 4 tháng nuôi thì tôm cũng có thể đạt được khoảng 30 con/kg. Nhưng những năm gần đây do môi trường ngày càng ô nhiễm, dịch bệnh gia tăng, chất lượng con giống và thức ăn ngày càng kém hiệu quả nên thời gian nuôi có khi lên đến 6 tháng vẫn có thể không được 30 con/kg. Chính lẽ đó mà người nuôi tôm trong thời điểm hiện tại bắt buộc phải tìm ra cách làm sao để nâng cao sức đề kháng cho tôm, thúc đẩy tôm mau phát triển và việc phối trộn thêm các vitamin, khoáng chất vào thức ăn là giải pháp hiệu quả nhất cho đến thời điểm hiện nay. Nhưng quan trọng là chúng ta phải biết xử dụng loại nào có hiệu quả và phải biết cách làm sao để giảm thiểu chi phí. Sau đây sẽ là một trong những vitamin và khoáng chất thường được dùng và có hiệu quả: + Vitamin C: có công dụng tăng sức đề kháng cho tôm, hạn chế tôm bị sốc dẫn đến cong thân, cần được bổ sung 1-2 lần/ngày. Liều lượng theo hướng dẫn của sản phẩm, nếu thấy tôm hơi yếu có hiện tượng cong thân có thể dùng liều gấp đôi. + Men tiêu hóa: Có tác dụng giúp tôm hấp thụ tốt thức ăn, tạo hệ vi sinh đường ruột giúp tôm phòng ngừa bệnh phân trắng. Liều dùng 2lần/ngày.(3- 5g/kg thức ăn). + Các chế phẩm ly trích từ thảo dược: giúp tôm giải độc gan. Liều dùng: 1 lần/ngày. Cũng có thể dùng định kỳ 10 ngày/tháng cho ăn liên tục 3-5 ngày/lần. + Tỏi tươi xay nhuyễn: tỏi có tính năng kháng khuẩn nên khi ta lấy nước tỏi tươi cho tôm ăn thì ngăn ngừa khuẩn trong thức ăn và đặc biệt là cho đường ruột tôm rất tốt, hạn chế bệnh phân trắng. + Mật ong: dùng để áo thức ăn thay cho dầu mực, vừa có giá trị dinh dưỡng, vừa giúp tôm tiêu hóa tốt thức ăn. . Quy trình nuôi tôm sú bằng vi sinh Nguồn: vietlinh.com.vn NUÔI TÔM CÔNG NGHIỆP - BÁN CÔNG NGHIỆP THEO QUY TRÌNH SINH HỌC Hiện nay vấn đề nuôi tôm công. kinh nghiệm thực tế qua vi c quản lý rất nhiều vùng nuôi tôm trong tỉnh tôi sẽ trao đổi với bà con quy trình nuôi tôm bằng chế phẩm sinh học ở mật độ thưa

Ngày đăng: 21/08/2013, 13:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan