Công nghệ nuôi và sản xuất giống tu hài

4 585 2
Công nghệ nuôi và sản xuất giống tu hài

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tu hài (Lutraria rhynchaena, Jonas 1844) là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, thịt thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. Tu hài lớn dài tới 12 cm, nặng tới 150 - 200 g/con. Do có giá trị kinh tế cao (giá tu hài tại Khánh Hòa từ 80.000 -100.000 đ/kg) và có nhu cầu tiêu thụ lớn, nguồn tu hài ở Khánh Hòa đang bị giảm sút nghiêm trọng.

Công nghệ nuôi sản xuất giống tu hài Nguồn: vietlinh.com.vn Tu hài (Lutraria rhynchaena, Jonas 1844) là động vật thân mềm hai mảnh vỏ, thịt thơm ngon có giá trị dinh dưỡng cao. Tu hài lớn dài tới 12 cm, nặng tới 150 - 200 g/con. Do có giá trị kinh tế cao (giá tu hài tại Khánh Hòa từ 80.000 - 100.000 đ/kg) có nhu cầu tiêu thụ lớn, nguồn tu hài ở Khánh Hòa đang bị giảm sút nghiêm trọng. Từ tháng 8/2006 đến 8/2008, ThS. Trần Trung Thành (Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III) đã thực hiện đề tài “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo nuôi thương phẩm tu hài” tại Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy sản III, xã Tân Thành (huyện Vạn Ninh), xã Ninh Ích (huyện Ninh Hòa), Công ty Thanh Trúc (xã Phước Đồng - Nha Trang) Trung tâm khuyến ngư Khánh Hòa. Sau 2 năm thực hiện, đề tài đã xây dựng được quy trình sản xuất giống nhân tạo tu hài đạt tỷ lệ sống 4 - 6% quy trình nuôi tu hài thương phẩm đạt tỷ lệ sống 30 - 40%. Kết quả cho thấy quy trình sản xuất ổn định, phù hợp với điều kiện tự nhiên của Khánh Hòa, có thể triển khai áp dụng trong toàn tỉnh. Do điều kiện thời tiết khí hậu nóng ấm quanh năm, có thể sản xuất giống tu hài quanh năm rút ngắn thời gian nuôi thương phẩm (một con trung bình dài 71,5 mm nặng 51g sau 12 tháng, trong khi ở Quảng Ninh Hải Phòng phải mất 15 - 17 tháng). Đây chính là lợi thế của Khánh Hòa các tỉnh miền Trung. Hiện nay ở Khánh Hòa Phú Yên đã có một số hộ dân đầu nuôi tu hài ở quy mô nhỏ. Quy trình sản xuất giống nhân tạo Địa điểm: gần vùng biển; thuận lợi về điện, nước, phương tiện giao thông các dịch vụ sinh hoạt khác. Nguồn nước (ngọt, mặn): đầy đủ; trong, sạch (không bị ô nhiễm chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thuốc trừ sâu); không bị ảnh hưởng bởi mưa lũ (nước ngọt). Xây dựng trang bị: - Bể chứa 2 ngăn có tổng thể tích gấp 5 - 6 lần thể tích bể nuôi ấu trùng. - Bể lọc 1 m3, cao 1,2 m; thuận lợi cho việc dẫn nước. - Hệ thống ươm nuôi ấu trùng gồm 12 bể xi măng 2 m x 2 m x 1,2 m, chia thành 2 dãy. - Sáu bể xi măng nuôi ấu trùng sống đáy có kích thước 6 m x 2 m x 0,8 m, chia thành 2 dãy. - Bể nuôi tu hài bố mẹ được đặt cùng dãy với bể ươm ấu trùng, nhưng tách rời 1 m; lù đặt ở đáy, nghiêng về một phía; giữa lớp cát san hô có lưới ngăn. - Hệ thống nuôi thức ăn (tảo) gồm: phòng phân lập lưu giữ giống tảo có trang bị tủ sấy tiệt trùng, nồi hấp, buồng cấy, đèn cực tím, kính hiển vi, tủ lạnh, bếp điện, ống nghiệm, pipét, buồng đếm, hóa chất .; hệ thống nuôi tảo sinh khối gồm bể xi măng (0,5 - 1 - 2 - 3 m3) che bằng vật liệu nhẹ (tôn nhựa, lưới lan), thùng nhựa 100 lít; hệ thống khí cấp, thoát nước, xô, chậu, lưới, vợt, đá bọt, dây sục khí, cân .; hệ thống xử lý tia tử ngoại Ultraqua (nếu có điều kiện). Nuôi tu hài bố mẹ: tuyển chọn tu hài bố mẹ từ khai thác ngoài tự nhiên dựa vào các chỉ tiêu sau: dài trên 63 mm, nặng 80 - 100 g; khỏe mạnh, không bị thương tổn ở vỏ phần thịt; vòi siphon mập chắc thụt nhanh vào trong vỏ khi chạm nhẹ vào cơ thể, vỏ khép lại kín khi nhấc lên khỏi mặt nước, khi thả xuống nước nó nhanh chóng thò chân ra đào lỗ ẩn mình vào đáy. Sau khi lựa chọn, kích thích cho đẻ ngay, nếu không có hiện tượng phóng tinh trứng thì tiến hành nuôi vỗ phát dục trong bể xi măng 4 m3 với mật độ 15 con/m2. Cho ăn 2 lần/ngày (sáng, chiều); thức ăn chính là tảo đơn bào (như Nannochloropsis oculata, Chaetoceros muelleri, Ch. gracilis, Platymonas sp .) với mật độ 250.000 - 300.000 tb/ml. Hàng ngày làm siphon, cấp nước chảy tràn 1 - 2 giờ. Loại bỏ những con chết, sục khí liên tục 24/24 giờ. Kích thích sinh sản: rửa sạch tu hài bố mẹ bằng nước biển, đựng vào các rổ nhựa, để nơi thoáng mát, dưới ánh nắng yếu, kích thích khô 30 - 40 phút; cho vào bể đẻ, cấp nước bằng dòng chảy nhẹ sục khí đều. Dưới tác động thay đổi nhiệt độ dòng chảy, tu hài bố mẹ bị kích thích, trứng tinh trùng được phóng ra thụ tinh trong nước. Nuôi ấu trùng nổi: trứng sau khi đẻ được lọc, san thưa chuyển vào các bể ươm (bể composit 1 - 2 m3 hoặc bể xi măng 4 - 5 m3) với các yếu tố môi trường thích hợp như nhiệt độ 28 - 300C, độ mặn 28 - 30%o. Mật độ ươm ấu trùng nổi là 3 con/ml (15 triệu con/bể 5 m3 ), thức ăn là tảo đơn bào (các ngày đầu cho tảo Nanno, sau đó thêm tảo khác); cho ăn 2 lần/ngày, với lượng tăng dần (từ 3.000 tb/ml lên 15.000 tb/ml); hàng ngày thay 1/3 thể tích nước trong bể; sau 2 ngày, lọc ấu trùng chuyển sang bể mới. Ươm nuôi ấu trùng sống đáy: xác định ấu trùng đã chuyển sang giai đoạn hậu Umbo để chuyển sang bể đã chuẩn bị chất đáy (cát trộn mảnh nhuyễn thể sàng qua lưới, dày 1,5 cm). Thức ăn vẫn là tảo đơn bào với mật độ 20.000 - 30.000 tb/ml, tăng dần đến 200.000 - 300.000 tb/ml. Mật độ nuôi là 1 con/ml (5 triệu ấu trùng/bể 5 m3). Lúc ấu trùng mới xuống đáy, hàng ngày thay 50% nước, sau đó thay bằng phương pháp chảy tràn 1 - 2 giờ. Thu hoạch vận chuyển: thu hoạch khi tu hài đạt 7 - 10 mm. Vận chuyển kín con giống bằng túi nylon (18 cm x 70 cm) có bơm khí oxy với mật độ 1.000 con/túi, ở nhiệt độ 18 - 200C. Quy trình nuôi tu hài thương phẩm Điều kiện - Vùng nuôi phải kín gió, giàu sinh vật phù du, có nguồn nước trong sạch, không bị ô nhiễm; nước lưu thông có độ sâu thấp nhất khi triều xuống phải đạt 0,7 - 1 m, không bị ảnh hưởng bởi nước ngọt khi mưa bão. - Vùng nuôi phải có đáy bằng phẳng, với cát, sỏi, mảnh nhuyễn thể; đảm bảo độ mặn 25 - 33%o, pH 7 - 8,5, độ trong 1,5 - 2 m. Mùa vụ: có thể nuôi quanh năm, ngoại trừ những ngày mưa bão lớn. Con giống: khỏe mạnh, không bị bệnh, không bị còi, không bị tổn thương phần mềm phần vỏ, đạt 7 - 10 mm. Trang bị: ghe máy, hệ thống lặn, rổ nhựa, lưới làm nắp đậy, dây cao su buộc nắp (săm xe máy cũ), cọc gỗ (cắm xung quanh khu vực nuôi). Kỹ thuật - Chuẩn bị dụng cụ: rổ nhựa miệng 60 cm, đáy 44 cm, cao 55 cm, được lót lưới bên trong để giữ cát. Trong 3 tháng đầu nắp đậy rổ bằng lưới 0,5 cm, sau đó dùng lưới 2 cm. Đổ cát, sỏi, mảnh nhuyễn thể dày 25 cm tiến hành thả giống. Mật độ nuôi: 33 con/rổ. - Chăm sóc, quản lý: đặt rổ trên nền đáy có độ sâu 1,5 - 3 m (đảm bảo cách mặt nước 0,7 - 1 m khi thủy triều thấp nhất), khoảng cách giữa hai hàng rổ là 1 m, giữa 2 rổ là 0,2 m. Hàng tháng làm vệ sinh lồng, mở nắp lưới giũ sạch bùn hàu bám vào diệt cua trong rổ. Nếu cát trong rổ có màu đen (bùn nhiều) thì thay cát. - Thu hoạch: khi tu hài đạt kích cỡ thương phẩm (? 50 g). Để giữ rổ không bị hư (dùng cho các vụ sau), nên thu hoạch khi thủy triều xuống thao tác nhẹ nhàng. Tu hài để càng lớn, giá bán càng cao. . cứu nuôi trồng thủy sản III) đã thực hiện đề tài “Hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống nhân tạo và nuôi thương phẩm tu hài tại Viện nghiên cứu nuôi. Công nghệ nuôi và sản xuất giống tu hài Nguồn: vietlinh.com.vn Tu hài (Lutraria rhynchaena, Jonas 1844) là động

Ngày đăng: 21/08/2013, 08:04

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan