Giáo án địa 9 :Bài 9 đến 11

11 1.2K 1
Giáo án địa 9 :Bài 9 đến 11

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Tiết 9, 10 Bài 9: SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ LÂM NGHIỆP, THỦY SẢN I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Qua bài này học sinh cần nắm được: - Nước ta có nhiều loại rừng, có nhiều tác dụng trong đời sống - sản xuất, sự phát triển và phân bố của ngành lâm nghiệp, song tài nguyên đang bị cạn kiệt cần được bảo vệ. - Nước ta có nhiều điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên thuận lợi để phát triển khai thác và nuôi trồng thủy sản nhưng môi trường vùng ven biển nhiều nơi bị suy thoái, nguồn lợi thủy sản giảm nhanh cần phải cải tạo. 2.Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng: - Xác định trên BĐ các loại rừng, các ngư trường trọng điểm của nước ta. - Kĩ năng xử lí bảng số liệu và nhận xét, kĩ năng vẽ biểu đồ đường. - Phân tích mối quan hệ nhân quả giữa phát triển lâm nghiệp, thủy sản với tài nguyên MT. 3. Về thái độ: Giáo dục cho HS ý thức bảo vệ rừng và nguồn lợi thủy sản. II. Thiết bị dạy học: - Bản đồ lâm nghiệp và thủy sản Việt Nam. Biểu đồ sản lượng thủy sản VN năm 1990-2002. III. Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2.Kiểm tra bài: Nhận xét và giải thích các vùng trồng lúa ở nước ta? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. HĐ1: GV treo bảng độ che phủ rừng % và bình quân rừng ha/ người của nước ta từ 1945-2005: Năm 1945 1975 1985 1990 2002 2005 Độ che p % 43 28,6 23,6 27,8 35,8 37 Ha/người 0,57 0,31 0,14 0,12 0,14 0,15 Qua bảng số liệu, em có nhận xét gì về hiện trạng rừng của nước ta? Vì sao tài nguyên rừng nước ta lại bị suy giảm? GV treo bản đồ lên bảng, tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thời gian 5 phút: Nhóm 1: T ừ bảng 9.1, cho biết cơ cấu các loại rừng ở nước ta và tác dụng của chúng? Tại sao chúng ta phải vừa khai thác, vừa đi đôi với bảo vệ rừng? Nhóm 2: Xác định trên BĐ các vùng phân bố rừng chủ yếu? Việc đầu tư trồng rừng đem lại những lợi ích gì? Nhóm 3: Xác định trên BĐ 4 ngư trường trọng điểm của nước ta? Nêu một số khó khăn do thiên nhiên gây ra đối với nghề khai thác và nuôi trồng thủy sản? Nhóm 4: Hãy so sánh số liệu bảng 9.2 để rút ra nhận xét về sự phát triển của ngành thủy sản? Vì sao sản lượng nuôi trồng còn chiếm tỉ lệ nhỏ? Xác định trên BĐ một số vườn quốc gia? Tỉnh BR-VT có vườn quốc gia nào? I. Lâm nghiệp 1. Tài nguyên rừng HS suy nghĩ, trả lời các câu hỏi. - Độ che phủ rừng của nước ta còn thấp 37% (năm 2005). Các nhóm tiến hành thảo luận. Nhóm 1 cử đại diện báo cáo, các nhóm khác theo dõi, nhận xét… HS lên bảng xác định trên bản đồ. 23 GVTK:Rừng phòng hộ chiếm DT lớn nhất 46,6%, phân bố ở vùng núi cao, ven biển: chống thiên tai, bảo vệ MT(Lũ lụt, xói mòn, cát bay ). Rừng sản xuất chiếm 40,9%, Phân bố ở vùng núi thấp và TB. Rừng đặc dụng chiếm 12,5%, phân bố rải rác vùng núi, đảo( vườn quốc gia), phát triển ngành du lịch. Bình quân rừng tính /đầu người của VN thấp(0,15 ha/ người). GV kết luận: GV: Cơ cấu ngành lâm nghiệp có 3 hoạt động: Khai thác gỗ và lâm sản; chế biến gỗ và lâm sản; trồng rừng và bảo vệ rừng. Hiện nay hoạt động trồng rừng được coi trọng, diện tích rừng đã tăng lên nhưng chất lượng rừng vẫn tiếp tục giảm sút. GV kết luận: HĐ2: GV treo biểu đồ sản lượng thủy sản nước ta năm 1990-2002, điều hành các nhóm báo cáo kết quả: Nêu một số nguyên nhân làm suy giảm nguồn lợi thủy sản ở nước ta? GV kết luận: GVTK: Từ năm 1990-2002, SL thủy sản khai thác và nuôi trồng tăng liên tục, trong đó SLKT tăng 1074,1 - Rừng phòng hộ: Góp phần hạn chế thiên tai, bảo vệ môi trường. - Rừng sản xuất: Cung cấp nguyên liệu cho CN, dân dụng, xuất khẩu. - Rừng đặc dụng: Bảo vệ hệ sinh thái và các giống loài quý hiếm, phát triển du lịch. 2. Sự phát triển và phân bố ngành lâm nghiệp Nhóm 2 cử đại diện báo cáo, các nhóm khác theo dõi, nhận xét. - Khai thác hơn 2,5 triệu m 3 / năm ở khu vực rừng sản xuất. - CN chế biến lâm sản phát triển gắn với các vùng nguyên liệu. - Phải khai thác hợp lí, có kế hoạch trồng mới và bảo vệ rừng. Phấn đấu năm 2010 trồng mới 5 triệu ha rừng đưa độ che phủ lên 45%. II. Ngành thủy sản 1. Nguồn lợi thủy sản. Nhóm 3 cử đại diện lên bảng báo cáo, kết hợp chỉ bản đồ. HS suy nghĩ trả lời câu hỏi. a. Thuận lợi: - Có 4 ngư trường trọng điểm. - Có nhiều diện tích mặt nước để phát triển nuôi trồng thủy sản. b. Khó khăn: - Về tự nhiên: có nhiều thiên tai. - Về KT-XH: thiếu vốn, giá nhiên liệu tăng cao, môi trường suy thoái. 2. Sự phát triển và phân bố ngành thủy sản. Nhóm 4 cử đại diện báo cáo. 24 nghìn tấn (tăng gấp 2,47 lần). SLN trồng tăng 682,7 nghìn tấn( tăng gấp 5,21 lần). Vì sao cần chú trọng PT nghề nuôi trồng thủy sản? Trắc nghiệm: SL T sản nuôi trồng tăng nhanh do: a. Đáp ứng nhu cầu của thị trường. b. Chính sách khuyến ngư của nhà nước. c. Mở rộng DT mặt nước nuôi trồng, nhất là các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. d . Tất cả các ý trên . Phát triển nghề nuôi trồng thủy sản ở nước ta góp phần: a. Bổ sung thêm nguồn lợi thủy sản tự nhiên có nguy cơ cạn kiệt. b. Khai thác được tiềm năng to lớn của đất nước. c. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. d. Tạo việc làm và tăng thu nhập cho nông dân. e. Tất cả các ý trên. GV kết luận: HS chọn đáp án đúng nhất của câu. HS chọn đáp án đúng nhất của câu. - Phát triển nhanh do thị trường mở rộng. - Sản lượng khai thác tăng khá nhanh, các tỉnh khai thác nhiều: Kiên Giang, Cà Mau, BR-VT, Bình Thuận - Sản lượng nuôi trồng gần đây phát triển nhanh, phục vụ cho xuất khẩu: Các tỉnh nuôi nhiều: Cà Mau, An Giang, Bến Tre. 4. Củng cố: 1. Xác định trên BĐ các vùng phân bố rừng chủ yếu và 4 ngư trường trọng điểm của nước ta? 2. Trắc nghiệm: Học sinh chọn đáp án đúng nhất của các câu sau:  Điều kiện thuận lợi cơ bản để phát triển ngành lâm nghiệp và thủy sản ở nước ta là: a. Có 3/4 diện tích lãnh thổ là đồi núi, có đường bờ biển dài. b. Có khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm. c. Có vùng biển rộng lớn.  Nguyên nhân cơ bản nhất làm diện tích rừng của nước ta bị thu hẹp nhanh chóng là do: a. Chiến tranh kéo dài và tàn phá. b. Đốt rừng làm nương rẫy. c. Nạn khai thác rừng bừa bãi. 5. Dặn dò: Về nhà học bài và làm bài tập sau: Năm Tổng số Chia ra Khai thác Nuôi trồng 1990 890,6 728,5 162,1 1994 1465 1120,9 344,1 1998 1782 1357,0 425,0 2005 3432,8 1995,4 1437,4 Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng TS nước ta thời kì 1990 – 2005 và nêu nhận xét? Xem và chuẩn bị bài 10 để tiết sau thực hành, đem theo máy tính, thước đo độ và com pa . 25 Tiết 11 Bài 10: THỰC HÀNH: VẼ VÀ PHÂN TÍCH BIỂU ĐỒ VỀ SỰ THAY ĐỔI CƠ CẤU DIỆN TÍCH GIEO TRỒNG PHÂN THEO CÁC LOẠI CÂY, SỰ TĂNG TRƯỞNG ĐÀN GIA SÚC, GIA CẦM. I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Qua bài này giúp HS củng cố và bổ sung thêm lí thuyết đã học về ngành trồng trọt và chăn nuôi của nước ta. 2.Về kĩ năng: Rèn luyện cho HS các kĩ năng xử lí bảng số liệu từ nghìn ha sang %. Kĩ năng vẽ biểu đồ hình tròn, nhận xét và giải thích . II. Thiết bị dạy học: Máy tính, com pa, thước đo độ, phấn màu. III. Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2.Kiểm tra bài: Xác định trên BĐ 4 ngư trường trọng điểm của nước ta? Vì sao hiện nay nước ta cần phải cải tiến các phương tiện đánh bắt hải sản ? 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. HĐ1: GV cho HS bảng số liệu và hỏi Để làm được bài 1, chúng ta tiến hành các bước như thế nào? Bước 1: Xử lí số liệu từ nghìn ha sang %, sau đó đổi ra độ để vẽ. Bước 2: Tiến hành vẽ biểu đồ cơ cấu theo quy tắc là bắt đầu vẽ từ tia 12 giờ, thuận theo chiều quay kim đồng hồ. Vẽ xong dùng 3 kí hiệu phân biệt, có chú giải và ghi tên biểu đồ ở phía dưới. Bước 3: Nêu nhận xét về sự thay đổi quy mô diện tích và tỉ trọng diện tích các nhóm cây. HĐ2: Cho HS tiến hành vẽ, giáo viên gọi 3 HS lên bảng thực hành vẽ. GV: Cho HS dưới lớp nhận xét bài làm của 3 bạn trên bảng, sau đó GV đánh giá và chấm điểm. GV kết luận: GV hướng dẫn và gợi ý phần nhận xét cho HS hiểu. 1. Bài 1: Bảng 10.1 Diện tích gieo trồng phân theo nhóm cây(nghìn ha) a. Vẽ biểu đồ: 1HS vẽ số liệu năm 1990, 1 HS vẽ số liệu năm 2002, 1 HS nhận xét sự thay đổi quy mô và tỉ trọng. Số HS còn lại vẽ 2 BĐ vào vở. b. Nhận xét: Từ năm 1990- 2002: - Cây lương thực có diện tích gieo trồng tăng 1845,7 nghìn ha nhưng tỉ trọng giảm là 6,8%. - Cây CN diện tích gieo trồng tăng 1138 nghìn ha, tỉ trọng tăng 4,9%. - Các cây khác DT gieo trồng tăng 807,7 nghìn ha, tỉ trọng tăng 1,9%. 2. Bài 2: bảng 10.2. - Đàn lợn, gia cầm tăng do nhu cầu về thịt, trứng tăng. Đàn trâu, bò giảm do cơ giới hóa trong NN. 4. Củng cố: Học sinh tiến hành làm BT 2.ở bảng 10.2 5. Dặn dò: Về nhà hoàn thành xong bài tập 2. Chuẩn bị bài 11 để tiết sau học, xem kĩ các sơ đồ và các câu hỏi ở trong bài, đem theo Át lát địa lí Việt Nam để học. 26 Tiết 12 Bài 11: CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN VÀ PHÂN BỐ CÔNG NGHIỆP I. Mục tiêu bài học: 1.Về kiến thức: Qua bài này giúp HS hiểu được: - Nước ta có nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, tạo điều kiện để phát triển một nền CN có cơ cấu đa ngành và phát triển các ngành CN trọng điểm. - Vai trò của các nhân tố tự nhiên và các nhân tố KT-XH đối với sự phát triển và phân bố CN ở nước ta. Sự cần thiết phải bảo vệ và sử dụng tài nguyên thiên nhiên hợp lí để PTCN. 2.Về kĩ năng: Nhận xét nguồn tài nguyên khoáng sản trên bản đồ khoáng sản VN II. Thiết bị dạy học: - Bản đồ khoáng sản Việt Nam. III. Tiến trình bài dạy: 1.Ổn định lớp: Sĩ số……Vắng……Có phép…… 2.Kiểm tra bài: Kiểm tra vở bài tập một số học sinh trong việc làm bài tập 2/ 38. 3. Bài mới: Giáo viên giới thiệu bài học: HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ. HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ. HĐ1: GV đưa ra sơ đồ ráp để HS suy nghĩ, điền tiếp: Nhiên liệu . Cơ sở PTCN Khoáng sản: Kim loại . Phi kim loại . NTTN VLXD Thủy năng:…. Tài nguyên thiên nhiên:… GV: Tài nguyên thiên nhiên rất quan trọng nhưng không phải là nhân tố quyết định sự phát triển và phân bố CN. Dựa vào BĐ khoáng sảnVN và kiến thức đã học, nhận xét ảnh hưởng phân bố tài nguyên KS tới phân bố một số ngành CN trọng điểm: Than có nhiều ở đâu? Dầu mỏ và khí đốt ? Quặng sắt ? GV kết luận: HĐ2 : Tổ chức cho HS thảo luận nhóm, thời gian 5 phút Nhóm 1: Dân cư và lao động đã ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố CN như thế nào? Nhóm 2: Cho biết cơ sở VC-KT trong CN và cơ sở I. Các nhân tố tự nhiên. HS lên bảng điền tiếp vào sơ đồ cho hoàn thiện. 1 học sinh đọc thuật ngữ Công nghiệp trọng điểm / 153. HS suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - Tài nguyên thiên nhiên nước ta đa dạng là cơ sở phát triển cơ cấu công nghiệp đa ngành. - Các nguồn tài nguyên có trữ lượng lớn là cơ sở để phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm. - Sự phân bố tài nguyên trên lãnh thổ tạo các thế mạnh khác nhau của các vùng. II. Các nhân tố kinh tế - xã hội. 27 hạ tầng ảnh hưởng đến sự PT và phân bố CN ? Nhóm 3: Việc cải thiện hệ thống đường giao thông có ý nghĩa như thế nào với phát triển CN? Nhóm 4: Thị trường có ý nghĩa như thế nào đối với phát triển công nghiệp? GV kết luận: GVTK: Hiện nay về nông nghiệp cả nước có 5300 công trình thủy lợi, về công nghiệp có 2821 xí nghiệp, mạng lưới GTVT lan tỏa khắp nơi. Kể 1 số tuyến đường giao thông mới được đầu tư phát triển hoặc nâng cấp, phục vụ sự nghiệp CN hóa? GV kết luận: GV: Thị trường có tác dụng định hướng sản xuất CN, ảnh hưởng đến cơ cấu ngành và phân bố công nghiệp. GV kết luận: Các nhóm tiến hành thảo luận. 1. Dân cư và lao động. Nhóm 1 cử đại đứng lên báo cáo… - Là thị trường trong nước quan trọng. - Thuận lợi phát triển các ngành cần lao động rẻ, lao động lành nghề và thu hút đầu tư nước ngoài. 2. Cơ sở vật chất – Kĩ thuật trong công nghiệp và cơ sở hạ tầng. Nhóm 2, nhóm 3 lần lượt báo cáo. - Có nhiều trình độ công nghệ, chưa đồng bộ. - Phân bố tập trung ở một số vùng. - Cơ sở hạ tầng đang được nâng cấp. 3. Chính sách phát triển CN. - Chính sách CN hóa và đầu tư. - Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần và các chính sách khác. 4. Thị trường. Nhóm 4 cử đại diện đứng lên báo cáo - Thị trường trong nước bị sự cạnh tranh bởi hàng ngoại nhập. - Sức ép cạnh tranh trên thị trường xuất khẩu. 4. Củng cố: 1. Học sinh lên bảng làm bài tập 1/ 41. Các yếu tố đầu vào: Nguyên- nhiên liệu, năng lượng, lao động, cơ sở vật chất - kĩ thuật. Các nhân tố đầu ra: Chính sách, thị trường trong và ngoài nước. 2. Hãy phân tích ý nghĩa của việc phát triển nông, lâm, ngư nghiệp, đối với ngành CN chế biến lương thực thực phẩm? - Là cơ sở cung cấp nguyên liệu, đảm bảo cho sự phát triển của ngành CN chế biến LTTP. 3. Trắc nghiệm: Học sinh chọn đáp án đúng nhất của câu sau: Các nhân tố KT – XH có ảnh hưởng như thế nào đến sự phát triển và phân bố công nghiệp: a. Đóng vai trò quyết định. b. Đóng vai trò khá quan trọng. c. Ảnh hưởng tới tốc độ phát triển các ngành công nghiệp. 5. Dặn dò: Về nhà làm bài tập 1, 2. Chuẩn bị bài 12 để tiết sau học, lưu ý xem kĩ H 12.1 và câu hỏi. Lược đồ H 12.2, H 12.3 và các câu hỏi trong bài. 28 29 30 31 32 . trồng 199 0 890 ,6 728,5 162,1 199 4 1465 112 0 ,9 344,1 199 8 1782 1357,0 425,0 2005 3432,8 199 5,4 1437,4 Vẽ biểu đồ thể hiện sản lượng TS nước ta thời kì 199 0. phủ rừng % và bình quân rừng ha/ người của nước ta từ 194 5-2005: Năm 194 5 197 5 198 5 199 0 2002 2005 Độ che p % 43 28,6 23,6 27,8 35,8 37 Ha/người 0,57 0,31

Ngày đăng: 21/08/2013, 06:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan