Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc

1 116 0
Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc? Năm 1979, tôi vào làm việc cho một công ty cầu đường của nhà nước. Năm 2004 công ty đã cổ phần hóa và nhà nước còn 21% vốn điều lệ. Năm 2008, công ty bố trí tôi làm việc khác không đúng với ngành nghề đào tạo nên tôi đã làm đơn xin đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) và bảo lưu bảo hiểm xã hội (BHXH) để xin việc làm nơi khác. HĐLĐ của tôi là hợp đồng không thời hạn. Trong quyết định cho nghỉ việc của công ty, về khoản tính lương tháng để làm cơ sở tính trợ cấp nghỉ việc, công ty áp dụng cách tính lương bình quân của 5 năm liền kề trước thời điểm ra quyết định nghỉ việc chứ không phải cách tính bình quân của 6 tháng liền kề như tinh thần của Điều 15 Nghị định 1142002NĐCP mà trong nhiều mục tư vấn cho bạn đọc quý báo đã nêu. Với cách tính của công ty tôi và cách tính của Điều 15 NĐ 1142002, số tiền trợ cấp cho người lao động nghỉ việc bị chênh lệch rất nhiều, và điều bất lợi nghiêng về phía người lao động. Vậy kính xin quý báo cho biết cách tính nào là đúng? Nếu cách tính của công ty tôi không đúng, để bảo vệ quyền lợi của mình, tôi phải làm những gì? Trả lời có tính chất tham khảo Điều 15 Nghị định 1142002NĐCP ngày 31122002 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về tiền lương quy định: “Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bồi thường do đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo HĐLĐ, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có). Bên cạnh đó, mục III khoản 3 Thông tư 212003TTBLĐTBXH ngày 2292003 của Bộ Lao động Thương binh Xã hội cũng nêu rõ “Tiền lương làm căn cứ tính trợ cấp thôi việc là tiền lương bình quân của 6 tháng liền kề trước khi chấm dứt HĐLĐ, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ và phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) quy định tại Điều 15 của Nghị định số 442003NĐCP ngày 31122002 của Chính phủ”. Điểm d khoản 3 Mục III Thông tư 212003TTBLĐTBXH cũng có hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp của bạn. Theo đó, công ty sẽ phải tính trợ cấp thôi việc bằng tổng số tiền của 2 cách tính như sau: Tiền lương bình quân 6 tháng trước khi cổ phần hóa (năm 2004) nhân với ½ số năm bạn đã làm việc trước khi công ty cổ phần hóa. Tiền lương bình quân 6 tháng liền kề trước khi nghỉ việc nhân với ½ số năm bạn đã làm việc kể từ khi công ty cổ phần hóa (năm 2004) cho đến thời điểm bạn chấm dứt HĐLĐ. Nếu công ty tính trợ cấp thôi việc theo mức bình quân tiền lương của 5 năm cuối trước khi bạn nghỉ việc là hoàn toàn trái với quy định của pháp luật lao động hiện hành. Do đó, để đòi lại quyền và lợi ích hợp pháp của bạn, bạn có thể khởi kiện công ty ra Tòa án cấp nhân dân cấp huyện nơi công ty đóng trụ sở để yêu cầu công ty trả trợ cấp thôi việc cho bạn theo đúng quy định của pháp luật. Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU

Tiền lương làm cứ tính trợ cấp việc? Năm 1979, vào làm việc cho công ty cầu đường nhà nước Năm 2004 công ty cổ phần hóa nhà nước 21% vốn điều lệ Năm 2008, cơng ty bố trí tơi làm việc khác không với ngành nghề đào tạo nên làm đơn xin đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) bảo lưu bảo hiểm xã hội (BHXH) để xin việc làm nơi khác HĐLĐ hợp đồng không thời hạn Trong định cho nghỉ việc cơng ty, khoản tính lương tháng để làm sở tính trợ cấp nghỉ việc, cơng ty áp dụng cách tính lương bình qn năm liền kề trước thời điểm định nghỉ việc khơng phải cách tính bình qn tháng liền kề tinh thần Điều 15 Nghị định 114/2002/NĐCP mà nhiều mục tư vấn cho bạn đọc q báo nêu Với cách tính cơng ty tơi cách tính Điều 15 NĐ 114/2002, số tiền trợ cấp cho người lao động nghỉ việc bị chênh lệch nhiều, điều bất lợi nghiêng phía người lao động Vậy kính xin quý báo cho biết cách tính đúng? Nếu cách tính công ty không đúng, để bảo vệ quyền lợi mình, tơi phải làm gì? Trả lời có tính chất tham khảo Điều 15 Nghị định 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành số điều Bộ luật Lao động tiền lương quy định: “Tiền lương làm tính chế độ trợ cấp thơi việc, trợ cấp việc làm, bồi thường đơn phương chấm dứt HĐLĐ trái pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp tiền lương theo HĐLĐ, tính bình qn tháng liền kề trước việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) Bên cạnh đó, mục III khoản Thơng tư 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22-9-2003 Bộ Lao động Thương binh & Xã hội cũng nêu rõ “Tiền lương làm tính trợ cấp thơi việc tiền lương bình quân tháng liền kề trước chấm dứt HĐLĐ, bao gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có) quy định Điều 15 Nghị định số 44/2003/NĐ-CP ngày 31-12-2002 Chính phủ” Điểm d khoản Mục III Thơng tư 21/2003/TT-BLĐTBXH cũng có hướng dẫn cụ thể trường hợp bạn Theo đó, cơng ty sẽ phải tính trợ cấp thơi việc bằng tổng số tiền cách tính sau: - Tiền lương bình qn tháng trước cổ phần hóa (năm 2004) nhân với ½ số năm bạn làm việc trước cơng ty cổ phần hóa - Tiền lương bình quân tháng liền kề trước nghỉ việc nhân với ½ số năm bạn làm việc kể từ cơng ty cổ phần hóa (năm 2004) thời điểm bạn chấm dứt HĐLĐ Nếu công ty tính trợ cấp thơi việc theo mức bình qn tiền lương năm cuối trước bạn nghỉ việc hoàn toàn trái với quy định pháp luật lao động hành Do đó, để đòi lại quyền lợi ích hợp pháp bạn, bạn khởi kiện cơng ty Tòa án cấp nhân dân cấp huyện nơi cơng ty đóng trụ sở để u cầu công ty trả trợ cấp việc cho bạn theo quy định pháp luật Luật sư NGUYỄN VĂN HẬU

Ngày đăng: 22/02/2019, 20:32

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan