Đề ôn thi thử Hóa – Đại học 15

4 374 1
Đề ôn thi thử Hóa – Đại học 15

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

ĐỀ ÔN SỐ 15 Câu 1: cấu hình e nào sau nay của Mg 2+ (Z=12) A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 B. 1s 2 2s 2 2p 6 C. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 3p 4 D. Câu hình e khác Câu 2: Cho các chất Na(Z=11), Mg(Z=12), Al(Z=13), Si(Z=14). Trật tự sắp xếp các chất theo thứ tự tăng dần bkính ntử là: A. Al<Mg<Na<Si B. Mg<Al<Si<Na C. Na<Mg<Si<Al D. Na<Si<Al<Mg Câu 3: Nguyên tử X có cấu hình e là 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2 . Vị trí of X trong bảng tuần hoàn là: A. nhóm IIA, chu kì 3 B. nhóm IIIA, chu kì 2 C. nhóm IIIA, chu kì 2 D. nhóm IIIA, chu kì 3 Câu 4: tổng số e trong ion NO 3- là: A. 29 B. 32 C. 31 D. 30 Câu 5: Cho miếng giấy quỳ tím vào dd FeCl 3 màu của miếng giấy quỳ là: A. xanh B. đỏ C. tím D. ko màu Câu 6: Kết luận nào sau nay đúng về t/chất of ion HCO 3 - ? A. có tính axit B. có tính bazơ C. có cả tính axit và bazơ D. ko có tính axit và bazơ Câu 7: CThức đơn giản nhất của các hợp chất hữu cơ cho biết: A. thành phần định tính của các nguyên tố B. tỉ lệ về số lượng các nguyên tử trong phân tử C. số lượng nguyên tử của mỗi nguyên tố trong phân tử D. A và B đúng Câu 8: Tính chất hóa học đặc trưng nhất của các ankan là: A. pứ thế B. pứ cộng C. Pứ oxi hóa D. Pứ cháy Câu 9: có thể phân biệt muối amoni sunfat với các muối khác bằng cách cho tdụng với kiềm mạnh, đun nóng, vì sao?Vì có hiện tượng: A. chuyển từ ko màu thành đỏ B. thoát ra chất khí có màu nâu đỏ C. thoát ra chất khí ko màu, ko mùi D. thoát ra chất khí ko màu, mùi khai Câu 10: nh1om chức -NH 2 có tên gọi là: A. amino B. nitro C. amin D. nitrin Câu 11: thành phần chủ yếu của gang bao gồm: A. Fe và C B. Fe và Al C. Fe và Si D. Fe và Fe oxit Câu 12: Cho từ từ dd KOH vào dd AlCl 3 cho đến dư, htượng quan sát được là: A. Tạo kết tủa trắng B. Tạo khí ko màu C. Tạo kết tủa trắng sau đó tan D. ko có htượng Câu 13: cho a(mol) Fe vào dd chứa b(mol) AgNO 3 , a và b có giá trị như thế nào dung dịch thu được chỉ có Fe(NO 3 ) 3 ? A. b=2a B. b<2a C. b=3a D. b<3a Câu 14: chỉ dùng dd quỳ tím có thể nhận biết được bao nhiêu trong số các dd: NaOH, HCl, Na 2 CO 3 , Ba(OH) 2 , NH 4 Cl? A. 2 B. 3 C. 4 D. Tất cả Câu 15: Chỉ dùng 1 dd nào trong các dd sau nay để nhận biết 2 chất rắn Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 A. dd HCl B. dd H 2 SO 4 loãng C. dd HNO 3 loãng D. Cả A, B, C đều được Câu 16: Để tách riêng các chất khỏi hh Fe, Cu, Al can fải dùng các hoá chất nào sau nay?(ko kể các phương pháp vật lý) A. dd HCl và HNO 3 B. NaOH và HCl C. HCl và CuCl 2 D. H 2 O và H 2 SO 4 1 Câu 17: Dùng thuốc thou nào sau nay để nhận biết 2 lọ đựng khí ko màu chứa O 2 và hơi nước A. CuSO 4 khan B. H 2 SO 4 đặc C. dd KOH D. quỳ tím Câu 18: Có các dd NH 3 , NaOH và Ba(OH) 2 cùng nồng đô mol/l. giá trị pH of các dd này lần lượt là: A. a=b=c B. a>b>c C. a<b<c C. a>c>b Câu 19: Cho sơ đồ chuyển hoá NaOHà X à Y à NaCl. Mỗi mũi tên là 1 ptrình hoá học. X, Y lần lượt là: A. Na 2 O và Na 2 CO 3 B. NaHCO 3 và Na 2 CO 3 C Na 2 CO 3 và CO 2 D. Cả B, C đúng Câu 20: trong các pứ hoá học sau, pứ nào sai? A. 3CO + Fe 2 CO 3 → 3CO 2 + 2Fe B. C + CO 2 → 2CO C. 3CO + Al 2 O 3 → 2Al + 3CO 2 D. 2CO + O 2 → 2CO 2 Câu 21: Cho pứ: Fe + H 2 O à FeO + H 2 . Điều kiện của pứ là: A. t=570 0 C B. t>570 0 C C. t<570 0 C D. B, C đúng Câu 22: Cho 1 hạt Zn vào dd H 2 SO 4 loãng, thêm vào đó vài giọt dd CuSO 4 . Bản chất của hiện tượng này là gì? A. ăn mòn kim loại B. ăn mòn điện hoá học C. pứ hoá học D. sự trộn lẫn các dd Câu 23: Cho từ từ bột Fe vào 50ml dd CuSO 4 0.2M, khuấy nhẹ cho tới khi dd mất màu xanh. Lượng mạt Fe đã dùng là: A. 5.6g B. 0.056g C. 0.56g D. 1.2g Câu 24: So sánh bán kính nguyên tử của Fe, Co, Fe 2+ , Fe 3+ . Sắp xếp theo thứ tự bán kính tăng dần A. Fe < Fe 2+ < Fe 3+ < Co B. Fe 2+ < Fe 3+ < Fe < Co C. Fe 3 + < Fe 2+ < Co < Fe D. Co < Fe < Fe 2+ < Fe 3+ Câu 25: Sắp xếp dung dịch các muối sau đây: Fe SO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , KNO 3 và Na 2 CO 3 theo thứ tự độ pH tăng dần, các dung dịch muối này có cùng nồng độ mol. A. Fe SO 4 < Fe 2 (SO 4 ) 3 < KNO 3 < Na 2 CO 3 B. Na 2 CO 3 < KNO 3 < Fe SO 4 < Fe 2 (SO 4 ) 3 C. Fe 2 (SO 4 ) 3 < Fe SO 4 < KNO 3 < Na 2 CO 3 D. KNO 3 < Na 2 CO 3 < Fe SO 4 < Fe 2 (SO4) 3 Câu 26: Để điều chế Fe(NO 3 ) 2 có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau: A. Fe + HNO 3 B. Fe(OH) 2 + HNO 3 C. Ba(NO 3 ) 2 + FeSO 4 D. FeO + NO 2 Câu 27: Để điều chế muối FeCl 2 , ta có thể dùng: A. Fe + Cl 2 → FeCl 2 B. 2FeCl 3 + Fe → 3FeCl 2 C. FeO + Cl 2 → FeCl 2 + 1 / 2 O 2 D. Fe + NaCl → FeCl 2 + 2Na Câu 28: Để phân biệt Fe kim loại, FeO, Fe 2 O 3 và Fe 3 O 4 ta có thể dùng: A. dung dịch H 2 SO 4 , dung dịch NaOH B. dung dịch H 2 SO 4 , dung dịch KMnO 4 C. dung dịch H 2 SO4, dung dịch NH 4 OH D. dung dịch NaOH, dung dịch NH 4 OH Câu 29: Trong 3 oxit FeO, Fe 2 O 3 , Fe 3 O 4 chất nào có tác dụng với HNO 3 cho ra khí: A. chỉ có FeO B. chỉ có Fe 3 O 4 C. FeO và Fe 3 O 4 D. chỉ có Fe 2 O 3 Câu 30: Để điều chế Fe trong công nghiệp người ta có thể dùng phương pháp nào trong các phương pháp sau: A. điện phân dung dịch FeCl 2 B. khử Fe 2 O 3 bằng Al C. khử Fe 2 O 3 bằng CO ở nhiệt độ cao D. Mg + FeCl 2 cho ra MgCl 2 + Fe Câu 31: Trong 2 chất FeSO 4 , Fe 2 (SO 4 ) 3 , chất nào phản ứng được với dung dịch KI, dung dịch KMnO 4 ở môi trường axit? A. FeSO 4 với dung dịch KMnO 4 ; Fe 2 (SO 4 ) 3 với KI B. FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 đều tác dụng với KMnO 4 C. FeSO 4 và Fe 2 (SO 4 ) 3 đều tác dụng với KI D. FeSO 4 với KI và Fe 2 (SO 4 ) 3 với KMnO 4 2 Câu 32: Nung 16,8 g Fe trong một bình kín chứa hơi nước (lấy dư). Phản ứng hoàn toàn cho ra một chất rắn A (oxit Fe) có khối lượng lớn hơn khối lượng của Fe ban đầu 38.1%. Xác định công thức của oxit Fe và thể tích H2 tạo ra (đktc). A. Fe 2 O 3 ; 4,48 l B. FeO; 6,72 l C. Fe 3 O 4 ; 8,96 l D.Fe 2 O 3 ; 6,72 l Câu 33: Nung 24 g một hỗn hợp Fe 2 O 3 và CuO trong một luồng khí H 2 dư. Phản ứng hoàn toàn. Cho hỗn hợp khí tạo thành trong phản ứng đi qua 1 bình đựng H 2 SO 4 đặc. Khối lượng của bình này tăng lên 7,2 g. Tính khối lượng Fe và Cu thu được sau phản ứng. A. 5,6 g Fe và 3,2 g Cu B. 11,2 g Fe và 6,4 g Cu C. 5,6 g Fe và 6,4 g Cu D. 11,2 g Fe và 3,2 g Cu Câu 34: Cho 1 đinh sắt vào 1 lít dung dịch chứa Cu(NO 3 ) 2 0,2 M và AgNO 3 0,12 M. sau khi phản ứng kết thúc được một dung dịch A với màu xanh đã phai một phần và mot65 chất rắn B có khối lượng lớn hơn khối lượng của đinh sắt ban đầu là 10,4 g. Tính khối lượng của cây đinh sắt ban đầu A. 11,2 g B. 5,6 g C.16,8 g D. 8,96 g Câu 35: Một kim loại M bị oxi hóa cho ra 1 oxit duy nhất M x O y , với M chiếm 70% theo khối lượng của oxit. Xác định M và công thức của oxit. A. Fe, Fe 2 O 3 B. Mn, MnO 2 C. Fe, FeO D. Mg, MgO Câu 36: Tính thể tích dung dịch FeSO 4 0,5 M cần thiết để phản ứng vừa đủ với 100 ml dung dịch chứa KMnO 4 0,2 M và K 2 Cr 2 O 7 0,1 M ở môi trường axit A. 0,16 l B. 0,32 l C. 0,08 l D. 0,64 l Câu 37: Một hỗn hợp X gồm Fe 2 O 3 , FeO và MgO có khối lượng là 4,24 g trong đó có 1,2 g MgO. Khi cho X phản ứng với CO dư (phản ứng hoàn toàn), ta được chất rắn A và hỗn hợp CO và CO 2 . Hỗn hợp này khi qua nước vôi trong cho ra 5 g kết tủa. Xác định khối lượng Fe 2 O 3 , FeO trong hỗn hợp X. A. 0,8 g Fe 2 O 3 ; 1,44 g FeO B. 1,6 g Fe 2 O 3 ; 1,44 g FeO C. 1,6 g Fe 2 O 3 ; 0,72 g FeO D. 0,8 g Fe 2 O 3 ; 0,72 g FeO Câu 38: Tính thể tích dung dịch HNO 3 5M cần thiết để oxi hóa hết 16 g quặng pirit trong đó có 75% pirit sắt nguyên chất (phần còn lại là tạp chất trơ) biết rằng phản ứng cho ra muối sunfat sắt và khí duy nhất là NO và có 80% HNO 3 phản ứng A. 0,5 l B. 0,25 l C. 0,2 l D.0,125 l Câu 39: Khử 39,2 g một hỗn hợp A gồm Fe 2 O 3 và FeO bằng khí CO thu được hỗn hợp B gồm FeO và Fe. B tan vừa đủ trong 2,5 l dung dịch H 2 SO 4 0,2 M cho ra 4,48 l khí (đktc). Tính khối lượng Fe 2 O 3 và khối lượng FeO trong hỗn hợp A. A. 32 g Fe 2 O 3 và 7,2 g FeO B. 16 g Fe 2 O 3 và 23,2 g FeO C. 18 g Fe 2 O 3 và 21,2 g FeO D. 20 g Fe 2 O 3 và 19,2 g FeO Câu 40: Dựa trên bán kính nguyên tử và Z của Fe, Co, Ni, so sánh độ âm điện của 3 kim loại này (sắp theo thứ tự độ âm điện tăng dần) A. Ni < Co < Fe B. Fe < Ni < Co C. Fe < Co < Ni D. Co < Ni < Fe Câu 41: Trong 3 chất Fe, Fe 2+ , Fe 3+ , chất nào chỉ có tính khử, chất nào chỉ có tính oxi hóa? Cho kết quả theo thứ tự trên. A. Fe 2+ , Fe 3+ B. Fe, Fe 3+ C. Fe 3 +, Fe 2+ D. Fe,Fe 2+ Câu 42: Trong dung dịch 4 muối: KNO 3 , Na 2 CO 3 , Al 2 (SO 4 ) 3 , FeCl 3 , dung dịch nào bị thủy phân tạo ra kết tủa và dung dịch có tính axit? A. Al 2 (SO 4 ) 3 , FeCl 3 B. chỉ có Al 2 (SO 4 ) 3 C. Na 2 CO 3 , KNO 3 D. chỉ có FeCl 3 Câu 43: Cho dung dịch các muối: Ba(NO 3 ) 2 , K 2 CO 3 và Fe 2 (SO 4 ) 3 . Dung dịch nào làm giấy quỳ hóa đỏ, tím, xanh. Cho kết quả theo thứ tự trên. A. Ba(NO 3 ) 2 ; K 2 CO 3 ; Fe 2 (SO 4 ) 3 B. Fe 2 (SO 4 ) 3 ; Ba(NO 3 ) 2 ; K 2 CO 3 C. K 2 CO 3 ; Ba(NO 3 ) 2 ; Fe 2 (SO 4 ) 3 D. K 2 CO 3 ; Fe 2 (SO 4 ) 3 ; Ba(NO 3 ) 2 Câu 44: Để có được ion Fe 3+ , ta có thể dùng phản ứng nào trong các phản ứng sau: 3 1/ Fe + dung dịch HCl 2/ Fe + dung dịch HNO 3 3/ Fe + Cl 2 4/ Fe 2+ + dung dịch KI A.chỉ có 2 B. 2, 3 C.1, 4 D. chỉ có 3 Câu 45: Để điều chế Fe(NO 3 ) 2 ta có thể dùng phản ứng: A. Fe + HNO 3 B. dung dịch Fe(NO 3 ) 3 + Fe C. FeO + HNO 3 D. FeS + HNO 3 Câu 46: Để điều chế FeO ta có thể dùng phản ứng: A. Fe + (1/2)O 2 → FeO B. Fe 2 O 3 + CO à 2FeO + CO 2 C. FeSO 4 o t → FeO + SO 2 + (1/2)O 2 D. Fe 3 O 4 o t → 3FeO + 1 2 O 2 Câu 47: Cho m g Fe vào 1 bình có V x =8,96 l O2 (đktc). Nung cho đến khi phản ứng hoàn toàn, phản ứng cho ra 1 oxit duy nhất Fe x O y ; trong đó Fe chiếm 72,41% theo khối lượng. Khi trở về 0 o C thì áp suất trong bình là 0,5 atm. Xác định công thức của oxit Fe x O y và khối lượng m của Fe đã dùng. A. Fe 3 O 4 ; 16,8 g B. Fe 3 O 4 ; 11,2 g C. Fe 2 O 3 ; 16,8 g D. Fe 3 O 4 ; 5,6 g Câu 48: Cho m g Fe vào 100 ml dung dịch chứa Cu(NO 3 ) 2 0,1 M và AgNO 3 0,2 M. Sau khi phản ứng kết thúc, thu được dung dịch chứa 2 ion kim loại và được 1 chất rắn có khối lượng bằng m + 1,6 g. Tính m. A. 0,28 g B. 2,8 g C. 0,56 g D. 0,92 g Câu 49: Cho m g Fe vào dung dịch HNO 3 (lấy dư) ta được hỗn hợp X gồm 2 khí NO và NO 2 có Vx=8,96 l (đktc) và tỉ khối đối với O 2 bằng 1,3125. Xác định % NO và NO 2 theo thể tích trong hỗn hợp và khối lượng m của Fe đã dùng. A. 50% NO; 50% NO 2 ; 5,6 g B. 25% NO;75% NO 2 ; 11,2 g C. 75% NO; 25% NO 2 ; 0,56 g D. 50% NO; 50% NO 2 ; 0,56 g Câu 50: Khử hết m g Fe 3 O 4 bằng khí CO thu được hỗn hợp A gồm FeO và Fe. A tan vừa đủ trong 0,3 lít dung dịch H 2 SO 4 1M cho ra 4,48 l khí (đktc). Tính m (khối lượng Fe 3 O 4 ) đã dùng và thể tích CO (đktc) đã phản ứng với Fe 3 O 4 . A. 11,6 g; 3,36 l CO B. 23,2 g; 4,48 l CO C. 23,2 g; 6,72 l CO D. 5,8 g; 6,72 l CO 4 . ĐỀ ÔN SỐ 15 Câu 1: cấu hình e nào sau nay của Mg 2+ (Z=12) A. 1s 2 2s 2 2p 6 3s 2. oxit. Xác định M và công thức của oxit. A. Fe, Fe 2 O 3 B. Mn, MnO 2 C. Fe, FeO D. Mg, MgO Câu 36: Tính thể tích dung dịch FeSO 4 0,5 M cần thi t để phản ứng

Ngày đăng: 20/08/2013, 17:10

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan